SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung ở lớp 10B4 trường THPT Như Thanh

SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung ở lớp 10B4 trường THPT Như Thanh

Gia đình, nhà trường, xã hội là ba môi trường trực tiếp tác động đến quá trình hình thành nhân cách ở mỗi học sinh. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT, môi trường nhà trường mang tính định hướng và ảnh hưởng quan trọng nhất tới đạo đức của mỗi học sinh. Vì vậy giáo dục nhà trường không chỉ ở trí tuệ mà còn cả đạo đức. Trong đó việc bồi đắp trí tuệ cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả các giáo viên bộ môn, song việc tu dưỡng đạo đức lại phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi giáo viên khi nhận công tác chủ nhiệm đều băn khoăn tìm hướng đi riêng sao cho tập thể thật đoàn kết, vững mạnh. Do đó đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là yêu cầu bức thiết đối với những giáo viên khi được nhà trường giao phó nhiệm vụ này. Tuy nhiên, khó khăn là các giáo viên được phân công công tác chủ nhiệm đều là kiêm nhiệm và số tiết quy định thường rất ít trong tuần. Trong khi giáo viên phải đứng lớp và phụ trách sổ sách nhiều ít có thời gian để toàn tâm với nhiêm vụ được giao.

 Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách mỗi hoc sinh sau này. Tuy nhiên xã hội ngày một phát triển, nhiều gia đình không đặt mục tiêu giáo dục con cái lên hàng đầu mà ưu tiên hơn cho việc làm kinh tế và giao hết nhiệm vụ giáo dục cho nhà trường. Trong khi lứa tuổi học sinh THPT đang có những thay đổi lớn về tâm sinh lí, nếu không được quan tâm, động viên kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những vấn nạn ngoài tầm kiểm soát của chúng ta như sa đà vào yêu đương chểnh mảng học hành, vào tệ nạn xã hội, bạo lực học đường.gây hậu quả khôn lường. Khi đó thông thường chúng ta giải quyết hậu quả bằng cách kỉ luật học sinh tùy theo mức độ vi phạm mà cao nhất là buộc thôi học. Theo tôi nghĩ " pháp trị" đương nhiên là cần thết song đối với lứa tuổi các em THPT dùng " đức trị" là cách nên áp dụng trước hết. Việc giáo dục học sinh để các em tự nhận thức quan trọng hơn rất nhiều so với việc bị ép buộc vào một khôn khổ nào đó. Nhiệm vụ này giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ là người trực tiếp thực hiện.

 Trước thực tế đó bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lâu năm tôi thiết nghĩ việc làm đầu tiên là phải hình thành ở mỗi học sinh ý thức coi tập thể lớp như chính gia đình của mình. Vì vậy với kinh nghiệm hơn mười năm làm công tác chủ nhiệm tôi lựa chọn đề tài " Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung ở lớp 10B4 trường THPT Như Thanh" để nghiên cứu.

 

doc 19 trang thuychi01 5612
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung ở lớp 10B4 trường THPT Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
	Gia đình, nhà trường, xã hội là ba môi trường trực tiếp tác động đến quá trình hình thành nhân cách ở mỗi học sinh. Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT, môi trường nhà trường mang tính định hướng và ảnh hưởng quan trọng nhất tới đạo đức của mỗi học sinh. Vì vậy giáo dục nhà trường không chỉ ở trí tuệ mà còn cả đạo đức. Trong đó việc bồi đắp trí tuệ cho học sinh là nhiệm vụ của tất cả các giáo viên bộ môn, song việc tu dưỡng đạo đức lại phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Mỗi giáo viên khi nhận công tác chủ nhiệm đều băn khoăn tìm hướng đi riêng sao cho tập thể thật đoàn kết, vững mạnh. Do đó đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là yêu cầu bức thiết đối với những giáo viên khi được nhà trường giao phó nhiệm vụ này. Tuy nhiên, khó khăn là các giáo viên được phân công công tác chủ nhiệm đều là kiêm nhiệm và số tiết quy định thường rất ít trong tuần. Trong khi giáo viên phải đứng lớp và phụ trách sổ sách nhiều ít có thời gian để toàn tâm với nhiêm vụ được giao.
	Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi đứa trẻ, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách mỗi hoc sinh sau này. Tuy nhiên xã hội ngày một phát triển, nhiều gia đình không đặt mục tiêu giáo dục con cái lên hàng đầu mà ưu tiên hơn cho việc làm kinh tế và giao hết nhiệm vụ giáo dục cho nhà trường. Trong khi lứa tuổi học sinh THPT đang có những thay đổi lớn về tâm sinh lí, nếu không được quan tâm, động viên kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những vấn nạn ngoài tầm kiểm soát của chúng ta như sa đà vào yêu đương chểnh mảng học hành, vào tệ nạn xã hội, bạo lực học đường...gây hậu quả khôn lường. Khi đó thông thường chúng ta giải quyết hậu quả bằng cách kỉ luật học sinh tùy theo mức độ vi phạm mà cao nhất là buộc thôi học. Theo tôi nghĩ " pháp trị" đương nhiên là cần thết song đối với lứa tuổi các em THPT dùng " đức trị" là cách nên áp dụng trước hết. Việc giáo dục học sinh để các em tự nhận thức quan trọng hơn rất nhiều so với việc bị ép buộc vào một khôn khổ nào đó. Nhiệm vụ này giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ là người trực tiếp thực hiện.
	Trước thực tế đó bản thân là một giáo viên chủ nhiệm lâu năm tôi thiết nghĩ việc làm đầu tiên là phải hình thành ở mỗi học sinh ý thức coi tập thể lớp như chính gia đình của mình. Vì vậy với kinh nghiệm hơn mười năm làm công tác chủ nhiệm tôi lựa chọn đề tài " Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung ở lớp 10B4 trường THPT Như Thanh" để nghiên cứu. 
	Đây là SKKN bản thân tôi đúc rút trong thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp hơn mười năm qua. Tôi hi vọng đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có ích cho những giáo viên đã, đang và sẽ làm công tác chủ nhiệm lớp như tôi.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng việc kiêm nhiệm công tác GVCN của giáo viên trường THPT Như Thanh theo định hướng xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung.
- Nêu ra một số giải pháp đã được thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp 10B4 trường THPT Như Thanh.
1.3. Đố tượng nghiên cứu
	Với phạm vi SKKN "Một số kinh nghiệm xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm đoàn kết, nhân ái, bao dung ở lớp 10B4 Trường THPT Như Thanh" . Đối tượng mà tôi nghiên cứu là một số giải pháp để xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung ở trường THPT Như Thanh.
	Đối tượng mà tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh lớp 10B4 Trường THPT Như Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	 Để thực hiện và hoàn thành SKKN này, tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như sau:
 - Tìm hiểu thực trạng rèn luyện đạo đức và kĩ năng sống của hs trường THPT Như Thanh trong năm học 2018-2019.
- Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp về đổi mới công tác chủ nhiệm theo hướng tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh.
- Học hỏi kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm trên các kênh trực tuyến của những giáo viên có uy tín.
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí lứa tuổi học sinh THPT.
- Tìm hiểu các tài liệu về cách hòa mình làm người bạn thân thiện của học sinh THPT.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
- Đưa ra một số giải pháp kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp hiện nay ở trường THPT theo hình thức hướng học sinh đoàn kết, nhân ái, bao dung và có cách ứng xử văn minh.
- Định hướng cho học sinh về trí, đức, thể, mĩ đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi và năng lực.
- Rèn luyện cho học sinh khả năng độc lập trong suy nghĩ, trong học tập và các kĩ năng mềm trong cuộc sống.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
	Căn cứ vào lí luận dạy học của ngành giáo dục, chúng ta có thể khẳng định kết quả học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của học sinh ở nhà trường THPT là quá trình lao động sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ của cả người dạy và người học. Cụ thể để đáp ứng ba mục tiêu cơ bản: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. Quá trình giáo dục học sinh để phát triển toàn diện nói chung ở trường THPT phụ thuộc rất nhiều vào công tác chủ nhiệm lớp. Có nhiều phương pháp và cách thức tổ chức khác nhau ở mỗi giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm. Song cần phải xác định rằng môi trường lớp học và nhà trường cũng giống như gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đời sống tâm hồn và hình thành nhân cách cho mỗi học sinh. Cùng với việc luyện tài phải là quá trình rèn đức để học sinh có thể phát triển toàn diện nhất. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp chủ nhiệm theo hướng xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung là yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên khi làm công tác chủ nhiệm lớp.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
	Trong thời buổi hội nhập các nền văn hóa của các nước và nhất là thời đại 4.0 công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng dạng bùng nổ và nhiễu loạn thông tin, việc định hướng và giáo dục phát triển nhân cách ở mỗi học sinh là vấn đề khó khăn cần sự chung tay của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên gánh nặng lại chủ yếu đặt trên vai của người giáo viên. Song phần lớn giáo viên làm chủ nhiệm đều là công tác kiêm nhiệm và trong môi trường giáo dục chuyên sâu giảng viên chỉ chú trọng các môn chuyên ngành ít tính đến thực tiễn tình huống sư phạm. Giáo viên khi chủ nhiệm đều là tự mình lần tìm lối đi riêng. Trong số đó có nhiều người thành công nhưng cũng không ít người tạm bị coi là thất bại. Thể hiện ở việc tập thể không đoàn kết, học sinh thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp, thậm chí còn vi phạm pháp luật.
	Trước thực tế rất nhiều các vụ bạo lực học đường xảy ra ở mức báo động, cả bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần gây hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc mà thủ phạm và nạn nhân đều là những người bạn đồng môn. Để phòng tránh và ngăn chặn trước tình trạng dễ bị kích động, mất kiểm soát hành vi của bản thân ở mỗi học sinh, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan trọng. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người hiểu trò và tâm huyết với nghề. 
	Mỗi giáo viên khi bắt đầu nhận công tác chủ nhiệm đều có giai đoạn khó khăn ban đầu nhất định. Hoặc là chưa có kinh nghiệm, tuổi đời, tuổi nghề chưa cao hoặc cũng có thể vì khoảng cách thầy trò và tuổi tác chênh lệch khá xa giữa các thế hệ chính là rào cản khiến việc nắm bắt tâm tư tình cảm của học sinh là rất khó. Kinh nghiệm có được là từ trải nghiệm thực tế tiếp xúc gần gũi với học sinh, hòa mình cùng lứa tuổi các em. Chính vì vậy giáo viên không nên quá cứng nhắc trong các biện pháp giáo dục. Mềm dẻo nhưng linh hoạt và cương quyết là yêu cầu bắt buộc khi muốn thành công trong công tác chủ nhiệm.
	Trong sự tiến bộ không ngừng của xã hội hiện đại mối quan hệ thầy trò cũng có những thay đổi nhất định. Không còn là khoảng cách khá xa giữa thầy trò bởi theo thời đại xu thế giao tiếp cởi mở giáo viên và học sinh có thể thẳng thắn trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm của bản thân. Nhưng không vì thế mà mất đi sự tôn kính của trò với thầy cũng như sự tôn trọng của người thầy với học sinh của mình. Để xây dựng mối quan hệ tương tác lành mạnh giữa thầy và trò giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng là người định hướng cho học sinh cách giao tiếp, ứng xử phù hợp.
	Để xây dựng thế hệ học sinh trong thời hội nhập theo ba mục tiêu: giáo dục, giáo dưỡng và phát triển bản thân, xây dựng tập thể lớp đoàn kết, nhân ái, bao dung buộc tôi phải luôn tìm tòi, đổi mới phương pháp giáo dục để phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh THPT. Điều này sẽ trang bị cho các em một số kĩ năng cần thiết trước khi bước ra cuộc sống bên ngoài xã hội.
2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xây dựng đội ngũ cán sự lớp có tính tổ chức kỉ luật cao
	Ta phải hiểu rằng không thể có ngay số em học sinh có năng lực làm cán bộ lớp. Ban cán sự phải là những người năng động, sôi nổi, sáng tạo và hoà đồng với các bạn trong lớp.Các em luôn ý thức trách nhiệm của mình, có kế hoạch làm việc khoa học, sắp xếp thời gian biểu hợp lý trong kiểm tra các hoạt động của lớp theo chức năng của mình. 
	 Muốn xây dựng lớp tự quản, đầu tiên phải lựa chọn, bồi dưỡng được lớp trưởng xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp, có phong cách chỉ huy và giao tiếp tốt, cùng một ban cán sự lớp, tổ gương mẫu có khả năng tổ chức và quan trọng nhất là có tinh thần trách nhiệm cao.
-Lớp trưởng: 
+Phụ trách chung các hoạt động và lên kế hoạch tuần, tháng cho lớp. 
+Theo dõi sự làm việc của các cán sự khác cũng như các bạn trong lớp. 
+Báo cáo những vi phạm về học tập và nề nếp của lớp mỗi tuần. 
+Tự điều hành và quản lí các buổi sinh hoạt tập thể. 
-Lớp phó học tập: chịu trách nhiệm chung về mảng học tập và theo dõi tình hình học tập, thi đua giữa các tổ, nhóm trong lớp.
-Lớp phó lao động - kỉ luật: theo dõi việc thực hiện nội quy của trường, lớp của các bạn, phân công lao động khi có phiếu điều lao động của Ban lao động và giáo viên chủ nhiệm giao. Thường xuyên cập nhật những vi phạm của các thành viên trong lớp tại ban thi đua nề nếp để chấn chỉnh kịp thời. 
-Lớp phó văn thể mỹ: đảm nhận những hoạt động văn nghệ của lớp, trường. 
-Bốn tổ trưởng của 4 tổ có nhiệm vụ theo dõi về việc học tập và thực hiện nội quy nề nếp của từng thành viên trong tổ mình, phân công trực cụ thể hằng ngày. 
	Ban cán sự phải biết tạo lập một kế hoạch thường xuyên, phù hợp cho lớp. 
2.3.2.Tổ chức thăm gia đình học sinh chia theo khu vực và địa bàn xã từ đó thấu hiểu sẻ chia và yêu thương.
	Địa bàn huyện miền núi Như Thanh gồm 16 xã và 1 thị trấn, trường THPT Như thanh đóng tại thị trấn Bến Sung. Huyện có 2 trường cấp 3 và 1 trường cấp 2-3 nên học sinh 16 xã và thị trấn chia đều cho 3 trường. Trường THPT Như Thanh chủ yếu có lượng học sinh từ 8 xã lân cận thị trấn tham gia học tập, trong số đó lớp 10B4 có số học sinh tổng cộng 43 em cư trú rải rác trên cả 8 xã, thị trấn. Cụ thể ở Hải Long 2 hs, Yên thọ 3 hs, Xuân Phúc 3 hs, Xuân Khang 3 hs, Phúc Đường 4 hs, Mậu Lâm 6 hs, Bến Sung 10 hs, Phú Nhuận 12 hs. Căn cứ vào số học sinh chia theo địa bàn cư trú đó giáo viên chủ nhiệm chủ động lập kế hoạch thăm gia đình học sinh. Thời gian cụ thể trong 8 tuần đầu năm học vào sáng chủ nhật hàng tuần của tháng 9,10 năm học 2019. Thành phần gồm giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp. Mỗi tuần sẽ bố trí đi 1 xã thăm các gia đình hs để hiểu rõ hoàn cảnh gia đình qua đó nắm bắt tâm tư tình cảm học sinh. Qua 12 năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy môi trường gia đình ảnh hưởng rất lớn tới hầu hết học sinh. Nắm bắt được tâm lí đó tôi cho rằng mình không thể thành công trong công tác chủ nhiệm nếu không hiểu hoàn cảnh gia đình các em, hiểu điều kiện, tâm tư và hoài bão ở học sinh. Vì vậy khi được phân công chủ nhiệm ban đầu và quan trọng là phải đi đến để hiểu các em. Phần lớn học sinh lớp 10B4 đều là con em nông thôn nên hoàn cảnh vất vả, ngoài giờ học các em còn phải tham gia lao động cùng gia đình. Là giáo viên chủ nhiệm tôi có trao đổi với phụ huynh nên tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình học tập để thay đổi cuộc đời các em sau này. Đa số phụ huynh đồng tình với ý kiến của cô. Trong đợt đi thực tế đó tôi thấy có 3 trường hợp học sinh bố mẹ đi làm ăn xa và li hôn nên phải ở với ông bà, từ đó tôi cũng kịp thời động viên và các em cũng gần gũi, sẻ chia với cô nhiều hơn. Kết quả học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh cũng tiến bộ hơn qua mỗi kì. Công tác chủ nhiệm của tôi cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi không phải xử lí những học trò cá biệt. Tôi thiết nghĩ đó là do cô trò hiểu và sẻ chia hoàn cảnh với nhau một cách chân thành. 
Cô giáo chủ nhiệm và cán sự lớp thăm gia đình học sinh
2.3.3. Hướng học sinh tham gia hoạt động tình nguyện tập thể ở trường, lớp, địa phương để giáo dục ý thức làm việc chung.
	Đoàn trường THPT Như Thanh từ đầu năm học đã có kế hoạch hoạt động theo từng tháng cụ thể qua các chủ đề. Đối tượng tham gia là tất cả học sinh trong toàn trường và chia về các lớp cho giáo viên chủ nhiệm triển khai và hướng dẫn học sinh trong lớp tham gia phong trào. Căn cứ vào các chủ đề cụ thể giáo viên đã xây dựng ở trên tập thể lớp chia nhóm cho học sinh hoạt động sao cho tất cả học sinh đều được tham gia ít nhất là một chủ đề.
	Cụ thể kế hoạch hoạt động tập thể cho lớp 10B4 theo từng tháng trong năm học 2018-2019 như sau:
2.3.3.1. Tháng 9 : An toàn giao thông
Trong tiết sinh hoạt tuần đầu tiên của tháng 9 giáo viên tổ chức trò chơi tìm hiểu về luật an toàn giao thông cho hs. Ban đầu là các câu hỏi về tình huống tham gia giao thông. 
Ví dụ: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 19 và để chúc mừng thi đỗ đại học,  chị Thúy được bố mua tặng một chiếc xe máy Atila có dung tích xilanh là 111 cm3 để đi học. Trong trường hợp này, để được tham gia giao thông an toàn đúng quy định của pháp luật thì chị Thúy cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Trong trường hợp này, để được điều khiển xe máy đi học chị Thúy phải đáp ứng các điều kiện của người điều khiển xe cơ giới khi tham gia giao thông quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008, cụ thể như sau: “Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”
Theo đó, chị Thúy muốn tham gia giao thông phải đáp ứng hai điều kiện:
-      Thứ nhất là về độ tuổi và sức khỏe;
-      Thứ hai là phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Đối với điều kiện về độ tuổi và sức khỏe của người lái xe
Chị Thúy là người đủ 18 tuổi do đó theo Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”. Như vậy, về độ tuổi chị Thúy đã bảo đảm các điều kiện để sử dụng xe Atila có dung tích xi-lanh là 110 cm3.
Về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe.”. Đối với trường hợp chị Thúy là người hoàn toàn khỏe mạnh, không có khuyết tật gì thì chị Thúy hoàn toàn có đủ sức khỏe để tham gia giao thông.
Đối với điều kiện về giấy phép lái xe
 Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.
Trong trường hợp của chị Thúy, chị phải đăng ký thi lấy giấy phép lái xe hạng A1 hoặc các hạng cao hơn để có thể tham gia giao thông. Giấy phép lái xe này không có thời hạn và có giá trị sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và lãnh thổ của nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký cam kết công nhận giấy phép lái xe của nhau.
Kết quả lớp 10B4 trong suốt năm học không có học sinh vi phạm luật giao thông, các em đều chấp hành nghiêm chỉnh hơn nữa các em còn được trang bị kiến thức về luật an toàn giao thông để tuyên truyền cho bạn bè, người thân.
2.3.3.2. Tháng 10 - Vẽ tranh cổ động chống bạo lực học đường 
	 Lớp cử một nhóm bạn có năng khiếu vẽ tranh tham gia và nộp bài dự thi của tập thể về đoàn trường để chấm trao giải và chọn trưng bày tại văn phòng đoàn trường. Tập thể lớp 10B4 đã chọn nhóm học sinh có năng khiếu để các em tự hình thành ý tưởng và vẽ phác thảo. Thông qua đó tập thể lớp đoàn kết hơn đồng thời các em cũng nhận thức rõ vấn đề và kiên quyết tránh xa bạo lực, đồng thời tuyên truyền cho bạn bè trong trường và đưa ra giải pháp hợp lí nhằm giải quyết mâu thuẫn mà không phải dùng tới bạo lực. Thực tế cho thấy một năm học trôi qua tập thể lớp rất đoàn kết và không hề có bất cứ vụ bạo lực nào xảy ra.
2.3.3.3. Tháng 11 - Tri ân thầy cô
	Hưởng ứng phong trào thi đua nhân tháng tri ân thầy cô của Đoàn trường THPT Như Thanh, tập thể lớp tích cực thi đua ở nội dung Hoa điểm tốt và thi đua nề nếp. Trong lớp 4 tổ sẽ thi đua với nhau về 2 nội dung trên. Buổi sinh hoạt cuối tuần giáo viên sẽ nhận xét dựa vào báo cáo thực tế từ cán sự lớp. Giáo viên kịp thời uốn nắn biểu hiện sai trái, động viên tổ nhóm chậm tiến, ghi nhận sự tiến bộ của học sinh, khích lệ và khen thưởng nhóm có thành tích tốt vào cuối đợt thi đua. Nhờ vậy trong tháng thi đua tập thể đã giành giải nhì toàn trường về nề nếp và hoa điểm tốt. Qua đó, tôi nhận thấy học sinh tích cực hơn và có ý
thức xây dựng nền nếp kỉ cương tốt hơn.
2.3.3.4.Tháng 12 - Thanh niên nói không với tệ nạn xã hội 
	Vào đầu năm học mới Ban giám hiệu trường THPT Như Thanh yêu cầu giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh ký cam kết “bốn có” và “bốn không”. Trong đó “bốn có” là: Sống có lý tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh, góp phần xây dựng trường học không ma túy; trang bị kiến thức về phòng, chống ma túy và các kỹ năng cần thiết; tuyên truyền cho mọi người hiểu về tác hại của ma túy; tích cực tham gia phát hiện, tố giác các tụ điểm mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy thông qua hòm thư, các số điện thoại nóng. “bốn không” là: Không thử, tổ chức sử dụng ma túy dưới mọi hình thức; không mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy, trồng cây chứa chất ma túy (thuốc phiện, cần sa, cô ca...); không làm ngơ trước các biểu hiện của ma túy trong trường học và cộng đồng; không bỏ rơi, kỳ thị bạn bè, người mắc nghiện ma túy; người bị nhiễm H

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_lop_doan_ket_nhan_a.doc