SKKN Phương pháp dạy học theo góc trong bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng cho học sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

SKKN Phương pháp dạy học theo góc trong bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng cho học sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

 Để đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội hập quốc tế Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu:

 “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” .

 Với quan điểm đó, học sinh không chỉ phát huy được tính tích cực mà còn phát hiện năng khiếu bản thân, nâng cao kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đồng thời giúp giáo viên vật lí khẳng định môn vật lí không hề khô khan mà có nhiều điều lí thú.

 Để giúp học sinh hứng thú, tích cực học tập và tạo hấp dẫn trong hoạt động học, tôi đã tham khảo và vận dụng phương pháp học với một số kĩ thuật dạy- học tích cực vào bài giảng và phù hợp với đối tượng học sinh, đó là lí do tôi chọn đề tài:” Phương pháp dạy học theo góc trong bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng cho học sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ” .

 

doc 14 trang thuychi01 16824
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp dạy học theo góc trong bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng cho học sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................14
I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
 Để đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội hập quốc tế Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu:
 “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
.
	Với quan điểm đó, học sinh không chỉ phát huy được tính tích cực mà còn phát hiện năng khiếu bản thân, nâng cao kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đồng thời giúp giáo viên vật lí khẳng định môn vật lí không hề khô khan mà có nhiều điều lí thú.
 Để giúp học sinh hứng thú, tích cực học tập và tạo hấp dẫn trong hoạt động học, tôi đã tham khảo và vận dụng phương pháp học với một số kĩ thuật dạy- học tích cực vào bài giảng và phù hợp với đối tượng học sinh, đó là lí do tôi chọn đề tài:” Phương pháp dạy học theo góc trong bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng cho học sinh lớp 10 ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa ” .
2. Mục đích nghiên cứu
Phương pháp dạy học theo góc với một số kĩ thuật dạy học tích cực vào bài nội năng và sự biến thiên nội năng nhằm phát huy tính tích cực, rèn luyện một số kỹ năng, phát huy năng lực tự học cho học sinh.
3. Phạm vi nghiên cứu 
 Bài Nội năng và sự biến thiên nội năng trong sách Vật lí lớp 10 cho đối tượng học sinh trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
 	- Nghiên cứu các tài liệu về “ Phương pháp dạy học tích cực”.
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. 
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá bài làm và kết quả của học sinh để từ đó rút ra tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
1.1. Phương pháp dạy học theo góc Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.1.1. Học theo góc là gì? 
Học theo góc còn được gọi là “ trạm học tập” hay “ trung tâm học tập” là một phương pháp dạy học theo đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
Mục đích là để học sinh được thực hành, khám phá và trải nghiệm qua mỗi hoạt động. Dạy học theo góc đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. Dạy học theo góc kích thích học sinh tích cực học thông qua hoạt động. Là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể.
Ví dụ: 4 góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách học khác nhau và sử dụng các phương tiện/đồ dùng học tập khác nhau. 
Làm thí nghiệm
(Trải nghiệm)
Xem băng
(Quan sát)
Áp dụng
(Áp dụng)
Đọc tài liệu
(Phân tích)
1.1.2. Ưu điểm và hạn chế
 a). Ưu điểm 
- Học sinh được học tập theo các phong cách khác nhau, theo các dạng hoạt động khác nhau, do đó học sinh hiểu sâu, biết vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Học sinh được chọn góc theo sở thích và năng lực nên các em tương đối chủ động, độc lập trong việc thực hiện các nhiệm vụ. Do đó các em cảm thấy thấy thoải mái và hứng thú học tập hơn.
- Các nhiệm vụ và các hình thức học tập thay đổi tại các góc tạo cho học sinh có nhiều cơ hội khác nhau( thực hành, áp dụng, sáng tạo,) điều này tạo hứng thú tích cực cho học sinh.
- Đáp ứng được sự khác biệt của học sinh về sở thích, phong cách, trình độ và nhịp độ.
- Trong các hoạt động có sự tương tác cao giữa giáo viên với học sinh. Ngoài ra các em còn được tạo điều kiện để hỗ trợ, hợp tác với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
b). Hạn chế
- Nếu số lượng học sinh đông giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động ở các góc.
- Cần nhiều thời gian cho hoạt động học tập.
- Không phải bài học/nội dung nào cũng áp dụng được phương pháp học tập theo góc.
- Đòi hỏi giáo viên phải có kinh nghiệm tổ chức, quản lí, giám sát, cũng như đánh giá được kết quả học tập của học sinh.
 1.2. Một số kĩ thuật thực hiện
 1.2.1. Kĩ thuật “hợp tác nhóm” Tài liệu tập huấn Phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng năng lực ở trường phổ thông
 Là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổ chức và điều khiển của giáo viên, học sinh được chia thành nhiều nhóm nhỏ liên kết lại với nhau thành một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của các thành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Kĩ thuật “khăn trải bàn” https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Các kĩ thuật dạy học tích cực.
 Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm 
 1.2.3. Kĩ thuật “phòng tranh” https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Các kĩ thuật dạy học tích cực
 Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.
HS cả lớp đi xem "triển lãm" và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung.
Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu.
2. Thực trạng của hoạt động đổi mới phương pháp dạy học hiện nay 
 2.1. Những hạn chế của việc đổi mới phương pháp dạy – học
2.1.1. Đối với giáo viên
Có nhiều phương pháp dạy - học đòi hỏi nhiều thời gian tổ chức, soạn bài, do đó nhiều giáo viên ngại, sợ “cháy giáo án” nên chưa mạnh dạn áp dụng.
Cơ sở vật chất, thiêt bị, hạ tầng công nghệ thông tin . . còn thiếu nên việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện dạy học chưa được rộng rãi.
Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá chưa đạt hiệu quả cao.
Giáo viên dạy còn mang nặng quan điểm thi gì, học đó.
 2.1.2. Đối với học sinh
 - Nhiều học sinh chưa mạnh dạn, chủ động trong học tập.
 - Nhiều học sinh chưa phát hiện được khả năng, sở thích, năng lực của mình.
 - Sống trong khu công nghiệp đang phát triển nên vẫn còn những học sinh ý thức học chưa cao, còn ham chơi, chưa định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
 2.2. Giáo viên cần trang bị những gì ?
 - Có năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức và quản lí học sinh.
 - Nghiên cứu kĩ từng phương pháp, từng bài giảng để áp dụng cho phù hợp.
 - Tìm hiểu sở thích, khả năng của từng học sinh.
 - Tạo sự tin tưởng và rèn khả năng truyền cảm hứng cho học sinh.
3. Sử dụng phương pháp dạy học theo góc vào bài: Nội năng và sự biến thiên nội năng 
 Hoạt động 1: Hoạt động khởi động 
Hoạt động cả lớp : Trò chơi ô chữ
Trong hoạt động này học sinh có thể trao đổi, bàn luận với nhau.
1
2
3
4
5
6
7
Hàng ngang
Mọi vật hoạt động được nhờ có gì ?
Năng lượng do vật chuyển động mà có gọi là ?
Sự tăng lên hay giảm xuống còn được gọi là ?
Đây là hiệu ứng nóng lên của khí quyển và Trái đất do bức xạ Mặt trời ?
Năng lượng của một hệ có được do tương tác giữa các phần của hệ là ?
Tích của lực với quãng đường dịch chuyển mà nó gây ra gọi là ?
Ngành Vật lí nào nghiên cứu các hiện tượng nhiệt về mặt năng lượng và biến đổi năng lượng ?
Hàng dọc
 Dạng năng lượng bên trong của vật ?
 Giáo viên ghi nhận những hiểu biết của các em. Sau đó bổ sung và nêu mối liên hệ giữa từ hàng dọc với các từ hàng ngang; rồi đưa ra kết luận: “ Trong nhiệt động lực học, người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật là nội năng của vật” SGK vật lí 10-Lương Duyên Bình (tổng chủ biên kiêm chủ biên)-nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
.
 Nội năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
 Cần làm gì để thay đổi nội năng của vật ?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Tìm hiểu các cách làm thay đổi nội năng của vật
Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở các góc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng thiết bị dạy học
Chia nhóm theo tính cách , sở thích, năng lực học sinh.
Giới thiệu các 3 góc và các nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc .
Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc
Ngồi theo nhóm.
Quan sát và lắng nghe
Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo tổ
 giấy A0 
Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng, thiết bị dạy học
Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ ở các góc, mỗi góc trong thời gian 10’ rồi luân chuyển sang các góc khác theo vòng tròn nối tiếp.
Hướng dẫn các tổ thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm
Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập. Sử dụng kỹ thuật “khăn trải bàn”
Trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập, Sử dụng kĩ thuật “ phòng tranh”
Sách giáo khoa công vật lí 10.
Các hướng dẫn nhiệm vụ ở góc học tập
Bút dạ, băng dính, giấy A0
 GV có thể phân chia lớp học thành 3 góc: góc phân tích, góc trải nghiệm, góc áp dụng.
Góc trải nghiệm: Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết. Góc này phù hợp với những học sinh có cách học kiểu vận động mà hoạt động ưa thích là thực hiện các khám phá tích cực, tiến hành thí nghiệm chứng minh.
Mục tiêu: Học sinh biết cách làm thí nghiệm để thay đổi nội năng của vật. 
Nhiệm vụ: 
Nêu được các phương án làm thí nghiệm, và giải thích được sự thay đổi nội năng của vật.
Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các cách làm đó. Từ đó đưa ra tổng quát về các cách làm thay đổi nội năng của vật.
 Ghi kết luận thí nghiệm trên giấy A0 theo mẫu báo cáo, dán lên tường ở vị trí góc trải nghiệm.
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “TRẢI NGHIỆM” của tác giả
Tiến hành TN: Làm thí nghiệm để thay đổi nội năng của 1 đồng xu.
Nêu các phương án làm thí nghiệm.
Nhiệt độ của đồng xu thay đổi thế nào?
Nhiệt độ của đồng xu thay đổi thì nội năng của nó thay đổi thế nào? Vì sao?
Trong các cách làm thí nghiệm trên, chúng có điểm gì chung?
Trong các cách làm thí nghiệm này có sự chuyển hóa năng lượng không? Phân biệt công và nhiệt lượng. 
 Có mấy cách làm thay đổi nội năng của vật?
Góc phân tích: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới, kiến thức trọng tâm cần lĩnh hội. Góc này dành cho những học sinh có phong cách học kiểu đọc, viết tức là tiếp nhận thông tin dưới dạng chữ viết, văn bản.
 Mục tiêu: Từ việc nghiên cứu sách giáo khoa, học sinh rút ra kết luận về kiến thức mới.
 Nhiệm vụ:
 - Nghiên cứu sách giáo khoa thảo luận và rút ra kết luận về:
 + Chứng minh nội năng phụ thuộc và nhiệt độ và thể tích.
 + Hai cách làm thay đổi nội năng của vật.
 + Công thức tính nhiệt lượng và ý nghĩa của các đại lượng có trong công thức.
 - Thống nhất trong nhóm ghi nội dung vào phiếu học tập trên giấy A0, dán lên tường ở vị trí góc phân tích.
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “PHÂN TÍCH” của tác giả
1. Nội năng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Chứng minh ?
2. Để thay đổi nội năng của vật thì cần thay đổi năng lượng nào của vật? Từ đó đưa ra các cách làm thay đổi nội năng của vật.
3. Nêu sự khác nhau giữa thực hiện công và truyền nhiệt.
4. Kể tên những hình thức truyền nhiệt mà em biết.
5. Viết công thức tính nhiệt lượng mà chất rắn( hay chất lỏng) tỏa ra( hay thu vào).
Góc áp dụng: Học sinh đọc bảng trợ giúp sau rồi áp dụng giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn. Góc này dành cho học sinh đã làm chủ một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học trước khi đến lớp hoặc học sinh có phong cách vận động hoặc kiểu đọc/viết.
 Mục tiêu: Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của giáo viên (nội dung tóm tắt kiến thức của bài học) học sinh có thể áp dụng để giải bài tập.
 Nhiệm vụ:
 - Học sinh nghiên cứu (cá nhân) nội dung trong tờ phiếu hỗ trợ kiến thức.
 - Hoàn thành phiếu học tập vào giấy A4, thống nhất trong nhóm rồi viết kết quả trên giấy A0, dán lên tường ở vị trí góc áp dụng.
PHIẾU TRỢ GIÚP của tác giả
Hai cách làm thay đổi nội năng: Thực hiện công và truyền nhiệt.
Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng.
Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác, chỉ có sự truyền nội năng từ vật này sang vật khác.
Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng
 trong đó Q: nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào (J)
 m: khối lượng của vật (kg)
 c: nhiệt dung riêng của chất ( J/kg.K)
 : độ biến thiên nhiệt độ ( oC hoặc K)
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “ÁP DỤNG” của tác giả
Bài 1: Một hòn bi thép khối lượng 50g rơi từ độ cao 1,2m xuống một tấm đá và nảy lên được 1m. Tại sao nó không nảy lên đến độ cao ban đầu ? Tính lượng cơ năng đã bị mất đi ? Lấy g = 10 m/s2.
Bài 2: Thả một quả cầu bằng nhôm khối lượng 0,1kg được nung nóng tới nhiệt độ 135oC vào một cốc đựng nước ở 35oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 65oC. Tính khối lượng của nước trong cốc. Coi nhiệt lượng truyền cho cốc và môi trường bên ngoài là không đáng kể. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880 J/ kg.K và 4 200 J/kg.K.
Chú ý: 
Mỗi học sinh có thể tùy chọn và trải qua 2/4 góc hoặc 3/4 hoặc 4/4 góc (yêu cầu này phụ thuộc vào trình độ và tốc độ học của mỗi em).
Nhóm học sinh có học lực khá trở lên thuộc “nhóm linh hoạt” do các em tự chọn góc xuất phát và các góc luân chuyển theo vòng tròn liên tiếp phụ thuộc vào sở thích và phong cách và năng lực của mình.
Những học sinh yếu không thể tham gia nhiều nhóm, sẽ hoàn thành nhiệm vụ tại 1 nhóm và nhận kết quả từ các nhóm khác về tham khảo .
Hoạt động 3: Thu các kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc
 Giáo viên nhận xét quá trình hoạt động của lớp. Yêu cầu đại diện từng góc báo cáo kết quả ở cuối tiết học hoặc đầu tiết học sau. Sau đó giáo viên sẽ tổng kết lại những kiến thức trọng tâm cần nắm được.
Bài Tập về nhà: Giao bài tập về nhà cho học sinh và nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học sau.
4. Kết quả đã đạt được
Quá trình thực nghiệm và điều tra đánh giá trên đối tượng học sinh. Ban đầu tôi giới thiệu bài học ở các lớp khảo sát, sau đó phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh.
 Kết quả thu được qua việc thăm dò ý kiến 84 học sinh thuộc 2 lớp 10a2 và 10a4 năm học 2017-2018 được thể hiện qua bảng sau
TT
Nội dung câu hỏi
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
1
Phương pháp dạy học theo góc với các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung bài học và khả năng học tập của em?
0
20
64
2
Phương pháp này giúp em dễ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành vật lí ?
03
13
68
3
Phương pháp này mang lại kết quả đáng kể trong học tập ?
03
13
68
4
Phương pháp này giúp em phát hiện khả năng, sở thích bản thân trong học tập?
02
12
70
5
Phương pháp này cần thiết trong hoạt động dạy và học môn vật lí?
02
12
70
6
Em rất thích học với phương pháp dạy học theo góc với các kĩ thuật học tích cực vì nó đáp ứng được nhu cầu học tập của em
02
13
69
7
Em được tham gia các góc học tập phù hợp với năng lực, sở thích của mình.
03
13
68
8
Em thực sự hứng thú với phương pháp học tập này.
02
12
70
9
Phương tiện, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu vận dụng phương pháp
04
15
66
10
Em thích các thầy cô thường xuyên áp dụng phương pháp này trong giảng dạy bộ môn vật lí.
0
14
70
Kết quả và tỷ lệ 
21
137
682
2,5%
16,31%
81,19%
Một số hình ảnh hoạt động của hoc sinh trong tiết học
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
3.1. Kết luận
Với việc sử dụng phương pháp dạy học theo góc với các kĩ thuật dạy học tích cực tôi nhận thấy: Học sinh tích cực, tự giác, chủ động hơn, từ đó có thể hình thành và phát triển năng lực tự học, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy cho các em. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang được áp dụng cho tất cả các cấp học, các môn học.Do đó, tùy thuộc từng cấp học, từng bộ môn để chúng ta áp dụng đổi mới cho thích hợp. Riêng đối với môn vật lí phải tích cực đổi mới hơn nữa, vì có như vậy thì không làm cho học sinh cảm thấy nhàm chán, không còn thấy khó trong các giờ học
3.2. Đề xuất
3.2.1. Đối với bộ giáo dục và đào tạo
- Để việc giảng dạy theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học thì phải có lộ trình xây dựng chương trình phù hợp.
- Nên biên soạn những bài dạy có tính chất minh họa, có tài liệu minh họa chính thống để giáo viên thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm tư liệu.
3.2.2 Đối với sở giáo dục và đào tạo
- Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên với chương trình cụ thể và chuyên sâu.
- Nên công bố rộng rãi những sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy – học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có tính khả thi thông qua: Mạng internet, đóng thành các tập san, gửi trực tiếp về các trường...để giáo viên có thể trao đổi, vận dụng, học tập... thông qua các buổi họp hoặc dạy trực tiếp cho học sinh.
3.2.3. Đối với giáo viên
- Không ngừng học tập, trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy.
- Đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu, thiết kế bài giảng áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy thực tế đạt kết quả cao.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
Lê Thị Hồng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu tập huấn xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm ra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh - Bộ giáo dục và đào tạo.
[2] Sách giáo khoa môn vật lí 10- Lương Duyên Bình (chủ biên) – nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[3] Trang http:// Nguyễn Khánh Ngọc- dạy học tích cực- nguồn internet.
[4] Trang https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Các kĩ thuật dạy học tích cực- nguồn internet.
[5] Thiết kế bài giảng vật lí 10 tập 2 – Trần Thúy Hằng, Đào Thị Thu Thúy- Nhà xuất bản Hà Nội.
[6] Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học theo góc và kĩ thuật hợp tác nhóm trong dạy học hóa học- Nguyễn Văn Hải- Trường THPT Dương Quảng Hàm_ Hưng Yên.
[7] Tài liệu tập huấn Phương pháp và kỹ thuật dạy học định hướng năng lực ở trường phổ thông – Bộ giáo dục và đào tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_day_hoc_theo_goc_trong_bai_noi_nang_va_su_b.doc