SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hạ Trung-Huyện Bá Thước

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hạ Trung-Huyện Bá Thước

 Chúng ta biết rằng, hoạt động vui chơi luôn là hoạt động chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Đặc biệt là ở trường mầm non trong bất kỳ hoạt động nào cũng đều kết hợp trò chơi nhằm mục đích ôn luyện và củng cố kiến thức cho trẻ. Thông qua các trò chơi hàng ngày, trẻ được rèn luyện các mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, các hình thức tổ chức mọi hoạt động của trẻ luôn đặt dưới dạng trò chơi.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này của trẻ, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian một việc làm vô cùng cần thiết. Đối với trẻ, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích. Nó làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ của trẻ sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho trẻ. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi cảm xúc thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt góp phần xây dựng nhân cách, mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

 

doc 16 trang thuychi01 8691
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Hạ Trung-Huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
 1.1. Lí do chọn đề tài
 Chúng ta biết rằng, hoạt động vui chơi luôn là hoạt động chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học”. Trò chơi là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Đặc biệt là ở trường mầm non trong bất kỳ hoạt động nào cũng đều kết hợp trò chơi nhằm mục đích ôn luyện và củng cố kiến thức cho trẻ. Thông qua các trò chơi hàng ngày, trẻ được rèn luyện các mặt: Đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, các hình thức tổ chức mọi hoạt động của trẻ luôn đặt dưới dạng trò chơi. 
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này của trẻ, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian một việc làm vô cùng cần thiết. Đối với trẻ, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích. Nó làm cho thế giới xung quanh trẻ đẹp hơn và rộng mở, tuổi thơ của trẻ sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho trẻ. Các trò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà còn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi cảm xúc thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của tình bạn và đặc biệt góp phần xây dựng nhân cách, mang đậm nét văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ. 
Sự xuất hiện của các trò chơi hiện đại khiến trò chơi dân gian truyền thống ngày bị mai một không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc trò chơi dân gian không còn sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ hiện nay. Vấn đề là cần tạo ra không gian để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các trò chơi dân gian truyền thống. Chính vì thế, việc giúp các cháu hiểu về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm hết sức cần thiết. Song làm thế nào để tổ chức các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, tạo được hứng thú, lôi cuốn hấp dẫn trẻ, giúp trẻ được quay về cội nguồn bản sắc dân tộc là một điều mà tôi luôn băn khoăn suy nghĩ. 
Là một giáo viên được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp 5- 6 tuổi, trước thực trạng hiện nay tôi luôn suy nghỉ trong đầu mình phải làm sao đây để tìm ra những giải pháp, cách làm hay để tổ chức tốt các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất. Từ những thực tế của lớp mình phụ trách tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hạ Trung-Huyện Bá Thước” 
 Ghi chú : Mục 2.1 tác giả tham khảo TL “ Giáo trình giáo dục học mầm non nhà xuất bản đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hoà.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nhằm giúp giáo viên sử dụng các trò chơi dân gian và tổ chức linh hoạt trong các hoạt động hằng ngày của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non.
Nâng cao hiệu quả việc tổ chức các trò chơi dân gian giúp cho trẻ hiểu rõ hơn về trò chơi dân gian cũng như tạo được sự hứng thú, sự đoàn kết và tích cực tham gia hoạt động của trẻ.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
- Lớp: Lá A2
- Trường mầm non Hạ Trung. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 * Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
 Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết của đề tài như: 	
 	 Các loại sách, báo, intenet nói về hoạt động tổ chức trò chơi dân gian trong trường mầm non. Chương trình hoạt động vui chơi lớp Mẫu giáo 5- 6 tuổi.
* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Quan sát và ghi chép hoạt động của trẻ kết hợp trao đổi để tìm hiểu hứng thú, thái độ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ chơi của trẻ trong khi chơi trò chơi dân gian.
- Quan sát và ghi chép quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ của giáo viên để có cơ sở đánh giá thực trạng về công tác tổ chức trò chơi dân gian trong hoạt động vui chơi trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường Mầm non Hạ Trung.
- Sử dụng phiếu điều tra trẻ về nhận thức, thái độ tham gia hoạt động trò chơi dân gian và sự hiểu biết ý nghĩa, vai trò của trò chơi dân gian trong hoạt động vui chơi. 
- Trao đổi với đồng nghiệp về việc tổ chức trò chơi dân gian nhằm thu thập thông tin để phát hiện thực trạng và làm sáng tỏ các thông tin thu nhận được từ phương pháp điều tra.
- Trò chuyện với trẻ trong quá trình chơi trò chơi dân gian để hiểu rõ thái độ chơi, kỹ năng chơi, kết quả chơi để làm cơ sở cho những đề xuất khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian.
* Phương pháp trải nghiệm: Cho trẻ được trải nghiệm thực hành qua các hoạt động chơi, từ đó ta có các biện pháp tốt hơn, phù hợp hơn.
2. Nội dung.
 2.1. Cơ sở lí luận. 
 Trò chơi dân gian là vốn quý của dân tộc đã gắn liền với đời sống lao động và các hội hè, đình đám của nhân dân. Trò chơi vừa thể hiện tính sáng tạo của người lao động vừa là giải trí sau những ngày lao động mệt nhọc, bày tỏ niềm vui mùa bội thu, hay chiến thắng thiên nhiên, Trò chơi đa dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp dẫn, vui tươi, hòa nhập, cởi mở trong cuộc sống.
Trò chơi dân gian chứa đựng những luật chơi, những quy tắc chơi đòi hỏi người chơi phải tôn trọng. Chính vì thế mà dù các trò chơi mang tính chất nào thì người tham gia vẫn tôn trọng luật chơi, đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho cuộc chơi đạt kết quả mong muốn. Vì mọi trò chơi đều mang tính ước lệ. Thậm chí các trò chơi còn mang tính ganh đua, nhưng bên thắng, bên thua đã được quy định sẵn nhằm thực hiện một nghi thức lễ nào đó.
Với ý nghĩa của trò chơi dân gian nên việc tìm hiểu các trò chơi dân gian truyền thống cần được đặt trong bối cảnh của hội làng. Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo, ý nghĩa thi tài, các trò chơi trong lễ hội còn có tác dụng giải thoát con người khỏi những ràng buộc của xã hội.
Trò chơi dân gian được xem là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Nó thường thể hiện là các hành vi bắt chước của trẻ nhỏ từ các hoạt động của người lớn hay là sự truyền dạy của người lớn cho trẻ nhỏ. Cứ thế các trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác như một di sản văn hóa dân tộc. Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác nhau của nhiều đối tượng người chơi như sôi nổi, điềm đạm hay trầm tĩnh. Mỗi trò chơi lại có một quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau khiến trẻ chơi suốt ngày mà không thấy chán.
Nét đặc biệt trò chơi dân gian của trẻ em việt nam là hầu hết các trò chơi gắn liền với các bài đồng dao. Đó là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm thanh được sử dụng trong khi chơi. Nó thường là những câu mà ý nghĩa không rõ ràng, tản mạn được ghép lại với nhau, không theo một lô gíc nào cả, nhưng chính vì thể mà trở nên hấp dẫn đối với trẻ em. Đồng dao thường mang tính chu kỳ, tức là lặp đi lặp lại mãi không bao giờ hết. Ngôn ngữ nhiều khi rất kỳ quặc, là những câu vui tai gây thêm hào hứng cho trẻ khi chơi.
Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản, dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò chơi có chung một mục đích là rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo, khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ, nhất là trẻ đang độ tuổi mầm non. 
Những trò chơi dân gian hồn nhiên hấp dẫn ngày nay đang bị mai một. Vì vậy chúng ta rất hiếm khi gặp hình ảnh các em tụm lại chơi trò chơi rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê ... ở thôn sóm, khu phố. Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những trẻ không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câu thành ngữ như: “Một đập ăn quan” ( Trò chơi Ô ăn quan). Bài đồng dao trò chơi “ Mèo đuổi chuột”, trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, “Thả đỉa ba ba”, “Bịt mắt bắt dê”... không được nhắc đến. 
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì việc tổ chức tốt các trò chơi dân gian trong trường mầm non là điều hết sức cần thiết, không những góp phần rèn luyện sức khỏe, kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc. Trò chơi dân gian là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho trẻ, tạo không khí vui tươi cởi mở, trẻ gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính hài hước dí dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi.
Ghi chú : Mục 2.1 tác giả tham khảo TL “ Trò chơi dân gian trẻ em nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tác giả Trần Hoà Bình, Bùi Lương Việt năm 2009.
 2.2. Thực trạng:
2.2.1. Thuận lợi:
 Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi, với tổng số trẻ 25 cháu. Độ tuổi này dễ dàng tiếp thu lĩnh hội kiến thức và hứng thú tham gia trò chơi hơn các độ tuổi khác trong trường mầm non.
 Bản thân được nhà trường cho tham dự các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn của sở, của phòng giáo dục về chuyên đề phát triển vận động và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ trong trường Mầm non, từ đó tôi đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn các trò chơi dân gian. Mặt khác bản thân là người địa phương nên rất thuận lợi trong việc hiểu tiếng mẹ để trong quá trình giao tiếp với trẻ và tôi cũng biết một số trò chơi dân gian truyền thống được ông bà, bố mẹ truyền lại.
Với vai trò là người mẹ thứ hai của trẻ tôi luôn có tấm lòng ân cần, gần gũi trẻ và tôi thường xuyên nghiên cứu các tài liệu, sáng tạo nhiều cái mới trong công tác giảng dạy, có ý thức vươn lên, cố gắng rèn luyện bản thân trong mọi lĩnh vực, luôn có ý thức cố gắng rèn luyện về chuẩn mực đạo đức, nhân cách, hành vi để làm gương cho trẻ noi theo.
Ban giám hiệu trường Mầm non Hạ Trung luôn sát cánh cùng dìu dắc giáo viên nói chung, bản thân tôi nói riêng vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Luôn khuyến khích động viên giáo viên phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục. 
2.2.2. Khó khăn:
Số lượng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ Mầm non, nhiều trò chơi có luật chơi khó, cách chơi phức tạp, không thể áp dụng cho trẻ. Vì vậy nên việc lựa chọn cũng gặp nhiều khó khăn.
Việc tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên trong lớp chưa được thường xuyên, chỉ chú trọng đến hoạt động chính, cho nên cách tổ chức chưa biết cách thu hút, chưa lôi cuốn trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi.
Giáo viên chưa biết sử dụng các trò chơi dân gian ở thời điểm nào trong ngày là phù hợp để mang lại hiệu quả cao mà thu hút được sự chú ý của trẻ.
Đa số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với sự phát triển của trẻ. Mà chỉ cần con đến trường biết đọc, biết viết là được.
Trẻ đa số là người dân tộc nên trong việc giao tiếp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Trẻ trong cùng một độ tuổi, nhưng lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý chủ định khác nhau.  Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế, trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
Cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế như: Thiếu các tủ đựng đồ chơi và thiếu đồ chơi, phòng học chưa đủ diện tích so với quy định.
* Để có cơ sở cho việc nghiên cứu của mình, tôi tiến hành khảo sát tình hình của trẻ ở lớp tôi đầu năm với tổng số 25 trẻ. Qua khảo sát kết quả cho thấy như sau: 
 Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng các biện pháp.
Nội dung khảo sát
Kết quả thực trạng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ %
Trẻ yêu thích, hứng thú trò chơi dân gian
5
20%
5
20%
7
28%
8
32%
Trẻ hiểu biết về trò chơi dân gian
4
16%
5
20%
6
24%
10
40%
Trẻ mạnh dạn, tự tin khi tham gia trò chơi
6
24%
5
20%
8
32%
6
24%
Trẻ thể hiện tinh thần đoàn kết
7
28%
6
24%
7
28%
5
20%
Biết tự tổ chức trò chơi
3
12%
4
16%
7
28%
11
44%
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy thực trạng chung của lớp do tôi phụ trách, khả năng hoạt động của trẻ khi tham gia trò chơi dân gian còn hạn chế, phần đa các cháu chưa thật sự hứng thú khi chơi. Tỉ lệ trẻ hiểu biết về trò chơi dân gian rất ít chỉ chiếm 16%. Trẻ còn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin. Tinh thần đoàn kết khi chơi cũng chưa cao, một số trẻ còn nghịch nghợm khi đang thực hiện trò chơi. Số trẻ chưa biết tự tổ chức trò chơi đang còn chiếm 44%. Trước tình hình thực tế trên tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp tối ưu để áp dụng nhằm tích hợp các trò chơi dân gian vào các hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
 2.3. Các biện pháp thực hiện. 
2.3.1. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường Mầm non.
Trò chơi dân gian vô cùng phong phú không chỉ nhiều về số lượng mà còn đa dạng về thể loại (Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, cướp cờ, ném vòng cổ chai, ô ăn quan, ném còn, thả đĩa ba ba, nhảy dây, kéo co, chi chi chành chành, xỉa cá mè, lộn cầu vồng, kéo cưa lừa xẻ, nảy bao bố, chọi trâu.... Không phải trò chơi nào trẻ cũng thực hiện dể dàng và phù hợp với trẻ. Vì vậy, trước khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, tôi phải nghiên cứu và tìm hiểu nội dung của trò chơi đó có phù hợp với lứa tuổi mầm non và trẻ có thể chơi được những trò chơi đó hay không nếu không kết quả sẽ phản tác dụng giáo dục. Để tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động học tập của trẻ tôi đã sử dụng các trò chơi gắn với nội dung bài dạy, đảm bảo yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm sinh lý của trẻ. Chính vì thế trò chơi phải được lựa chọn cho phù hợp với độ tuổi trẻ.Việc lựa chọn những trò chơi phù hợp sẽ giúp trẻ tích cực, kích thích trẻ hứng thú tham gia chơi, giúp trẻ phát triển mọi mặt. 
Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có khả năng nhận thức, sự chú ý có chủ định cao hơn so với trẻ ở các độ tuổi trước. Vì thế nên khi tổ chức các trò chơi cho trẻ tôi thường lựa chọn các trò chơi không quá dễ cũng không quá khó đối với trẻ. Đặc biệt chú ý đến việc lồng ghép vào ôn bài cũ và làm quen với các kiến thức mới qua đó giúp trẻ củng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ và vận động.
Ngoài việc lựa chọn các trò chơi có trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tôi đã sưu tầm thêm các trò chơi dân gian có ở địa phương và các dân tộc trên mọi miền thông qua việc tham gia và quan sát tìm hiểu các lễ hội đầu năm như lễ hội dâng hương Mái Đá Điều của xã nhà, lễ hội Mường Khô được tổ chức ớ lễ dâng hương Đền thờ Hà Công Thái xã Điền Trung - Bá Thước , hội làng, các ngày lế truyền thống... tham khảo các tài liệu có liên quan từ sách báo, truyền thông, internet...Từ những nguồn thông tin đó tôi sẽ chọn lọc kỹ lưỡng về độ chính xác, tính phổ thông và áp dụng vào tổ chức cho trẻ hoạt động có kết quả tốt.
2.3.2.Tạo môi trường chơi hấp dẫn và làm tốt công tác chuẩn bị trước khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian.
	Việc tạo không gian chơi rộng, an toàn, đẹp, phù hợp, thuận lợi sẽ thu hút trẻ tích cực tham gia vào trò chơi, tạo cơ hội cho trẻ có điều kiện thực hành hoạt động với đồ vật, đồ chơi. Bên cạnh đó giúp cho giáo viên có cơ hội làm việc với từng nhóm, từng cá nhân, đặc biệt giáo viên sẽ có nhiều thời gian để quan sát, đánh giá những kỹ năng chơi của trẻ trong khi chơi. Giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm chơi phù hợp với từng trò chơi.
	Đối với những trò chơi có số lượng trẻ tham gia chơi đông, tôi đã tận dụng khoảng không gian thoáng mát ở sân trường để tổ chức cho trẻ chơi, với những trò chơi tĩnh tôi tổ chức lồng ghép vào các hoạt động chung, hoạt động chiều để cho trẻ chơi trong lớp.
	Để trò chơi được thành công thì ngoài kiến thức cơ bản như nắm vững luật chơi, cách chơi, thuộc lời ca. Đối với một số trò chơi thì đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi cũng là cơ sở quyết định kết quả của trò chơi. Mỗi trò chơi có một hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng để khi tổ chức chơi cho trẻ.
	Ví dụ: Trò chơi: "Kéo co" thì đòi hỏi phải có một sợi dây thừng 6m, vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội. Trò chơi " Bịt mắt bắt dê" cần có hai cái khăn để bịt mắt người đi bắt dê. Hay trò chơi " Ném vòng cổ chai" thì đòi hỏi phải có 3 cái chai, 9 vòng tròn đường kính 10- 15 cm làm bằng tre.
	Tôi đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Hạt sỏi, cành cây, lá cây, thanh tre, nứa.....và những vật liệu phế thải như: Chai nhựa, vải vụn... để làm đồ dùng, đồ chơi. ngoài ra tôi cũng đã trao đổi với phụ huynh sưu tầm thêm những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để gom cho lớp, rồi tôi tạo ra những đồ dùng, đồ chơi an toàn và bền đẹp cho trẻ. 
	Dạy trẻ đọc thuộc lời ca với những trò chơi có lời đồng dao cũng là một trong những khâu hết sức quan trọng trong công tác chuẩn bị trước khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. Qua thực tế tôi thấy các bài đồng dao gắn với trò chơi khiến cho trò chơi vui vẻ và nhộn nhịp hơn. Khi tham gia chơi trẻ được ca hát nhảy múa, đối đáp qua đó vốn từ của trẻ được phát triển phong phú, ngôn ngữ mạch lạc. Chính vì vậy muốn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian có lời đồng dao, thì điều cần thiết trước hết phải cho trẻ đọc thuộc lời ca trước. Từ 
đó kích thích sự hứng thú và tích cực tham gia chơi của trẻ. 
 Ví dụ chơi " Lộn cầu vồng" thì trẻ đọc: 
 "Lộn cầu vồng Có chị mười ba
 Nước sông nước chảy Hai chị em ta
 Có cô mười bảy Ra lộn cầu vồng"
 Tôi thường tận dụng những khoảng thời gian vào các hoạt động chơi tự do, mọi lúc, mọi nơi để tập cho trẻ thuộc lời ca trước. tôi thường đọc cho trẻ nghe qua hai lần với giọng truyền cảm kết hợp với điệu bộ minh họa và đưa người theo nhịp điệu của bài đồng dao để kích thích trẻ muốn được đọc. Rồi tôi cho trẻ đọc theo cô nhiều lần đến khi thuộc lời ca. Vì vậy khi trẻ chơi không khí chơi rất sôi động, nhộn nhịp, trẻ hào hứng tham gia chơi rất nhiệt tình.
Trò chơi dân gian vốn dĩ không gò ép người chơi phải có dụng cụ, phương tiện chơi không phải hiện đại, khó tìm. Mà chính trò chơi dân gian khiến cho người chơi năng động, linh hoạt hơn trong khi trẻ chơi có đồ chơi phù hợp.
Ghi chú: Mục 2.3.2 tác giả tham khảo TL Tuyển chọn: Trò chơi , bài hát, thơ ca, truyện kể, câu đố - NXB giáo dục Việt Nam. 
2.3.3. Nắm vững các nguyên tắc khi thực hiện trò chơi dân gian.
* Giúp cho trẻ hiểu rõ yêu cầu luật, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với quá trình tổ chức, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đạo đức, ý thức cho trẻ.
Nội dung trò chơi giúp cho trẻ biết cần làm gì và giúp cho trẻ cần phải làm thế nào trong khi chơi. Từ đó trẻ sẽ thực hiện trò chơi đúng với nội dung, với cách thức hoạt động phù hợp. Vì vậy, trước khi chơi, giáo viên cần giải thích rõ ràng những yêu cầu cần đạt, nội dung và luật chơi, cách thức chơi để trẻ nắm rõ trước khi chơi. Bởi nếu không trẻ sẽ tiến hành chơi một cách tự phát, tùy tiện và không thu được kết quả mong muốn.
* Đảm bảo phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của trẻ trong quá trình tổ chức chơi.
Trong quá trình tổ chức trò chơi, tôi thường quan tâm đến các mức độ tham gia của trẻ từ thấp đến cao:
- Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
- Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, trẻ tự tổ chức trò chơi.
 * Đảm bảo tổ chức trò chơi theo nguyện vọng, sở thích, không gò ép trẻ. 
 Khi tổ chức các trò chơi tôi thường định hướng giúp trẻ tham gia một cách tự nhiên, không gò ép, không nên bắt trẻ rập khuôn theo một kiểu chơi. Tùy trình độ và khả năng của trẻ, luật chơi, cách chơi, đồ chơi có thể thay đổi làm cho trò chơi thêm hấp dẫn và hứng thú, trẻ được vui chơi thoải mái.
 * Đảm bảo luân phiên các trò chơi một cách hợp lý.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chưa thật bền vững. Do đó tôi không tổ chức 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_tro_choi_dan.doc