SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” cho học sinh khối 10 ở trường THPT Bá Thước 3

SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” cho học sinh khối 10 ở trường THPT Bá Thước 3

Giáo dục quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP - AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP - AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP - AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Chính vì tầm quan trọng như trên trong những năm qua công tác GDQP - AN cho học sinh ở các trường THPT đã được sự quan tâm đầu tư thoả đáng của nhiều ban nghành đặc biệt là Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau như khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh. nên chất lượng môn học chưa cao.

 

doc 15 trang thuychi01 8470
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” cho học sinh khối 10 ở trường THPT Bá Thước 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY BÀI “TRUYỀN THỐNG ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM” CHO HỌC SINH KHỐI 10 Ở TRƯỜNG THPT BÁ THƯỚC 3
 Người thực hiện: Lê Văn Sâm
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường THPT Bá Thước 3
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quốc phòng-An ninh
	THANH HÓA NĂM 2016	
MỤC LỤC
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:	
Giáo dục quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Việc GDQP - AN cho học sinh là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ta và kỹ năng quân sự để sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang khi cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. GDQP - AN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự, chuẩn bị nhân lực và đào tạo nhân tài cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường, góp phần hình thành nhân cách con người mới XHCN. Mặt khác, GDQP - AN còn trang bị kiến thức, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Chính vì tầm quan trọng như trên trong những năm qua công tác GDQP - AN cho học sinh ở các trường THPT đã được sự quan tâm đầu tư thoả đáng của nhiều ban nghành đặc biệt là Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa. Tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau như khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh.... nên chất lượng môn học chưa cao.
	Chính vì vậy để góp phần tăng cường hơn nữa chất lượng môn học tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” cho học sinh khối 10 ở trường THPT Bá Thước 3. Hi vọng sẽ góp phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng môn học tạo hứng thú cho học sinh trong học tập.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Khắc phục những hạn chế và tồn tại dẫn đến hiệu quả chưa cao trong giảng dạy môn học GDQP - AN nói chung và bài học: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam nói riêng. Đưa ra những phương pháp và tổ chức hữu hiệu nhất của bài giảng. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chuyển tải về kiến thức, kỹ năng. Giúp học sinh nắm chắc và thực hiện cũng như vận dụng tốt trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh khối 10 trường THPT Bá Thước 3.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Phương pháp này nhằm nghiên cứu các văn bản của Bộ, Sở GD&ĐT Thanh Hóa cũng như kế hoạch triển khai công tác thực hiện giảng dạy môn học GDQP - AN của Ban giám hiệu nhà trường.
- Nghiên cứu phân phối chương trình, số tiết qui định của bài giảng đó. Xây dựng giáo án và phương pháp, tổ chức bài giảng.
2. Phương pháp quan sát:
- Tôi sử dụng phương pháp này đánh giá cơ sở vật chất, kiểm tra thực địa hiện có để từ đó xây dựng giáo án, kế hoạch bài giảng sao cho phù hợp.
3. Phương pháp thực nghiệm:
- Nhằm mục đích đưa ra các nhân tố mới cần nghiên cứu vào thực tiễn bài giảng sao cho thật sinh động, gây hứng thú đến cho người học. Qua thực nghiệm làm sáng tỏ nhiệm vụ nghiên cứu.
B - PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở lý luận:
1.1. Vị trí: 
- Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân, là môn học chính khóa trong trương trình giáo dục của cấp THPT.
- Môn GDQP - AN góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và niềm tự hào dân tộc của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố Quốc phòng toàn dân, An ninh nhân dân.
1.2. Mục tiêu:
- Về kiến thức: Có những hiểu biết ban đầu về nền Quốc phòng toàn dân - An ninh nhân dân, về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha. Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kĩ thuật, chiến thuật, một số loại vũ khí bộ binh, lựu đạn.
- Về kĩ năng: Có kĩ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ, kỹ thuật chiến thuật bộ binh, biết sử dụng súng Tiểu liên AK hoặc súng Trường CKC, lựu đạn, thực hành bắn mục tiêu cố định ban ngày. Làm được động tác từng người trong chiến đấu, có khả năng tự bảo vệ mình.
- Về thái độ: Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của học sinh tham gia vào các hoạt động, về công tác Quốc phòng - An ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, góp phần hình thành lối sống có ý thức tổ chức kỉ luật của thế hệ trẻ học sinh.
- Hệ thống kiến thức trong chương trình môn học được cấu trúc theo hệ thống hình bậc thang từ thấp đến cao luôn có sự kế thừa và phát triển những kiến thức và kỹ năng ở lớp dưới, là tiền đề để nhận thức tốt hơn những kiến thức và kỹ năng ở lớp trên. Mặc dù ở trong mạch nội dung kiến thức và thực hành đều có tính độc lập tương đối song tổ hợp của mỗi lớp sẽ tạo cho học sinh một mảng kiến thức tương đối cơ bản về Quốc phòng - An ninh.
- Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh ở cấp THPT trong giai hiện nay cần coi trọng việc giáo dục nhận thức về Quốc phòng - An ninh cho học sinh giáo dục lịch sử, truyền thống của dân tộc gắn với lịch sử, truyền thống của địa phương, gắn liền với phần thực hành các kĩ năng quân sự, an ninh và tổ chức hội thao Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo quy định
2. Cơ sở pháp lý:
- Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục tăng cường GDQP - AN trong ngành giáo dục ban hành ngày 04/07/2007 số 57/2007/CT - BGDĐT.
- Tăng cường GDQP - AN ra ngày 31/03/2010 số 417/CT-TTG.
- Dựa trên các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc thực hiện nhiệm vụ GDQP - AN năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và kế hoạch tổ chức dạy rải môn học GDQP - AN và xác định đây là môn học chính khóa.
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu, sân bãi cho môn học đáp ứng theo yêu cầu của môn học.
- Môn học luôn đòi hỏi có sức khỏe, thể lực tốt, tính kiên trì. Đối với học sinh nhà trường cơ bản 100% học sinh có sức khỏe tốt chính vì vậy đáp ứng khá tốt yêu cầu của môn học.
- Bản thân tôi là giáo viên chuyên trách và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Bộ giáo dục đào tạo và Sở giáo dục đào tạo tổ chức hàng năm. Chính vì vậy ít nhiều có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn học GDQP - AN.
- Đồng nghiệp trong tổ luôn hòa đồng có tinh thần tương trợ, trao đổi lẫn nhau trong công tác chuyên môn cũng như công tác tổ chức và phương pháp giảng dạy.
2. Khó khăn:
2. 1. Đối với giáo viên:
Cả trường chỉ có một giáo viên bộ môn GDQP - AN nên việc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Giáo viên phải tự lực cánh sinh rất nhiều trong việc nghiên cứu phương pháp, hình thức để đạt hiệu quả trong giảng dạy. Một khó khăn nữa của giáo viên là tài liệu tham khảo, trang thiết bị đồ dùng dạy học cũng còn hạn chế, kinh nghiệm thì còn khiêm tốn mà những bài viết, những chuyên đề về vấn đề này còn quá ít ỏi.
2.2. Đối với học sinh:
Hầu hêt các em học sinh đều là con em bố mẹ làm nông, gia đình khó khăn nên còn thiếu sự tự tin và tính chủ động. Việc tự học còn rất hạn chế, ngoài giờ học các em phải phụ giúp gia đình làm việc. Các em phải đến trường trong điều kiên địa hình khó khăn, vất vả, nhà xa lại phải đi qua nhiều đèo, dốc, chất lượng đầu vào của các em và nhà trường rất thấp. 
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Xây dựng bài giảng khoa học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm:
- Bài soạn thể hiện rõ tiến trình hoạt động của giáo viên và học sinh, dự kiến sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung, đối tượng học sinh.
- Xác định rõ mục tiêu đạt được của bài học (mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ). Nội dung bài dạy đầy đủ, chính xác, khoa học, lôgic, xác định rõ kiến thức trọng tâm, đảm bảo 04 mức độ phân hóa kiến thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao), liên hệ kiến thức với thực tiễn, nêu rõ sản phẩm cần đạt của mỗi nhiệm vụ học tập.
- Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu (bao gồm cả đồ dùng dạy học tự làm, băng, đĩa và ứng dụng công nghệ thông tin) đầy đủ (đối với trường chưa có đầy đủ trang thiết bị dạy học thì giáo viên phải tự làm một số đồ dùng dạy học), phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học.
- Giáo viên xây dựng được hệ thống câu hỏi/bài tập có tính phân hóa (theo 04 mức độ phân hóa kiến thức nêu trên) phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh, tạo cho học sinh tích cực hóa hoạt động tư duy sáng tạo trong học tập và vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Sử dụng các câu hỏi gợi mở hướng người học phải suy nghĩ làm việc tích cực:
Đây là bài nội dung kiến thức khá phong phú liên quan nhiều đến bộ môn lịch sử và truyền thống của dân tộc nếu như phương pháp giảng dạy trước đây giáo viên chỉ đơn thuần là đọc cho học sinh chép các sự kiện lịch sử chính thì chắc chắn sẽ không tạo hứng thú cho học sinh học tập theo tôi với những bài này nên làm thế nào phát huy tính hoạt động tích cực của học sinh bằng cách.
Ví dụ:
Câu hỏi 1: Từ những sự kiện lịch sử sau hãy làm rõ nội dung của giai đoạn lịch sử đó?
- Học sinh trả lời sẽ rút ra được nội dung giai đoạn này đó là “Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên”.
Sự kiện lịch sử
Nội Dung
- Văn hoá Đông Sơn.
- Nước Văn Lang - Vua Hùng.
- Thục Phán.
- Chống Tần - Triệu Đà.
- Mị Châu - Trọng Thuỷ.
- Năm 179 TCN.
- Sự hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Cuộc đấu tranh chống Ngoại xâm của dân tộc, bài học về sự cảnh giác trước hoạ xâm lăng, 179 TCN dân tộc ta bị phong kiến Phương Bắc đô hộ 1000 năm (Thời kì Bắc Thuộc).
Câu hỏi 2: Từ những cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII hãy rút ra những nét đặc sắc về Nghệ thuật quân sự?
Sự kiện lịch sử
Nội Dung
- Kháng chiến chống Tống
- Cuộc kháng chiến chông quân Mông - Nguyên.
- Cuộc kháng chiến chông quân Minh.
- Cuộc kháng chiến chông quân Xiêm - Thanh.
- Chủ động đánh trước, phá kế hoạch của địch; lấy chỗ mạnh của ta đánh vào chỗ yếu của địch; lấy yếu chống mạnh hay đánh bất ngờ, lấy ít địch nhiều dùng mai phục; rút lui chiến lược, bảo toàn lực lượng tạo thế và lực cho phản công đánh đòn quyết định tiêu diệt địch.
3. Vận dụng kiến thức liên môn để giúp học sinh dễ nhớ, dễ tiếp thu bài:
Kiến thức Quốc phòng, An ninh mang tính nội dung chính trị, trừu tượng là chính học sinh tếp thu bài rất khó dẫn đến chán nản dẫn đến không ưa thích môn học.
Để làm sinh động thêm nội bài dạy giáo viên có thể vận dụng thêm kiến thức một số môn học như Lịch sử, Văn học, hay trích dẫn một số quan niệm, một số câu nói nổi tiếng của các vị anh hùng dân tộc.
Ví Dụ: 
- Khi nói về cuộc chiến chống quân Triệu Đà giáo viên nói thêm về mối tình Mị Châu - Trọng Thuỷ Em rút ra bài học gì? (Bài học về sự cảnh giác)
“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để lên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu”
	 	Tố Hữu.
- Khi nói về cuộc chiến chống quân Tống có thể dẫn chứng về bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt: 
- Khi giảng về hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ với những chiến thắng vang dội như Điện Biên Phủ, đai thắng Mùa xuân 1975, sự chiến đấu hi sinh anh dũng của quân và dân ta, tôi trích dẫn một số câu của nhà thơ Tó Hữu:
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Trí không mòn!..."
(Trích - Hoan Hô chiến sĩ Điện Biên)
- Khi giảng về “Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện”, để học sinh hiểu rõ hơn về truyền thống này tôi dẫn chứng bằng các gương anh hùng của dân tộc: hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân... Trích dẫn những câu nói, quan niệm nổi tiếng của các anh hùng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của Nguyễn Trung Trực; “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù” của Lê Mã Lương.... 
Tuy nhiên quá trình giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải biết chọn lọc những tư liệu chọn lọc nhất để đưa vào bài giảng của mình tránh tình trạng tràn lan, không dạy theo kiểu thông sử dễ làm cho tiết học nhàm chán và học sinh không nắm được nội dung vì quá nhiều dẫn chứng.
4. Ứng dụng Công nghệ thông tin:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả rất nhiều trong việc tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp cận nội dung bài học. Từ chổ giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh qua sách giáo khoa đến nay nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin bài học trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Học sinh có thể khai thác thông tin trên mạng Internet để tìm hiểu trước kiến thức. Giáo viên lấy thông tin để làm cho bài dạy sinh động hơn.
Ví dụ: Khi giảng phần 3: Các cuộc chiến tranh giữ nước từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19.
	Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19 là thời phong kiến độc lập, nhân dân ta tiến hành xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên nhân dân ta cũng phải liên tục đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Để giúp học sinh hiểu rõ phần này, thấy được những chiến công lẫy lừng của cha ông ta tôi sử dụng bản đồ Địa lý với nguồn tài liệu từ mạng Internet kết hợp với trình chiếu để học sinh quan sát hình dung rõ hơn về các trận đánh:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 981
Bản đồ cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)
Bản đồ cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên (1287-1288)
5. Chiếu phim tư liệu:
Chúng ta biết một phần không thể thiếu khi giảng dạy các bài học về truyền thống và lịch sử đó là việc ghi nhớ và hiểu về các sự kiện lịch sử vốn rất phong phú với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử như dân tộc Việt Nam.
Có rất nhiều cách khác nhau như đọc sách báo, xem phim... nhưng để có thể phát huy được tính tự giác tham gia của tất cả các học sinh thì nên có những buổi chiếu phim tập thể tại trường. Theo tôi đó là một biện pháp trực quan nhất tác động đến nhận thức của học sinh vì theo triết học Mác - Lênin đã khẳng định “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng là con đường biện chứng của sự nhận thức hiện thực khách quan”.
Thực tế cho thấy dù người giáo viên có mô tả sự kiện lịch sử hấp dẫn đến đâu chăng nữa thì nhận thức của người học chỉ dừng lại ở mức hình dung sự kiện đó mà thôi chứ không thể có những biểu tượng về nó. Nhưng nếu như học sinh được xem trực tiếp nội dung của sự kiện đó thì hình ảnh đó sẽ khắc sâu trong học sinh.
	Ví Dụ: Khi giảng về Chiến dịch Điện Biên Phủ giáo viên kết hợp với chiếu phim về chiến dịch các đợt quân ta tấn công, câu chuyện về các tấm gương anh hùng như Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót.....chắc chắn sẽ thu hút được sự quan tâm rất lớn của học sinh.
6. Hướng dẫn học sinh viết chuyên đề:
Trong chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - An ninh nội dung rất đa dạng:
- Liên quan đến Địa lý có bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia, thường thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai.
- Liên quan đến Giáo Dục Công Dân có bài: Tác hại của Ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy.
- Liên quan đến Sinh học có bài: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và Băng bó vết thương, kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương.
- Liên quan đến lịch sử có các bài: Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam, Lịch sử và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.
- Liên quan đến hướng nghiệp như bài: hệ thống nhà trường quân đội, công an và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự, công.
	Liên quan đến bài học này tôi đã hướng dẫn cho học sinh khối 10 tự nghiên cứu viết chuyên đề “Lịch sử, truyền thống của dân tộc và lực lượng vũ trang trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc”
Mỗi lớp chia thành 3 nhóm cụ thể (mỗi nhóm từ 10 - 15 học sinh tùy vào sĩ số của lớp). Nhóm trưởng sẽ phân công các thành viên khác trong nhóm thu thập thông tin, các em có thể lấy thông tin từ nhiều kênh khoác nhau: trên mạng, trên sách, báo, tạp chítrong nhóm chọn ra em nào giỏi vi tính nhất sẽ chịu trách nhiệm thiết kế chuyên đề, và mỗi em đều bắt buộc phải nêu ý kiến cá nhân về chuyên đề mà mình chọn, trong quá trình lấy thông tin các em sẽ chọn lọc thông tin cho phù hợp với chuyên đề và nhóm trưởng sẽ cùng các thành viên nhóm đưa ra ý kiến cuối cùng để làm bản phác thảo mẫu của chuyên đề và đưa cho giáo viên xem thử nội dung của chuyên đề, nếu giáo viên đồng ý các em sẽ hoàn thiện chuyên đề, cuối cùng chuyên đề được đóng thành cuốn (kèm theo đĩa CD nếu có). Giáo viên chấm điểm chuyên đề có thể lấy điểm 15 phút hoặc 1 tiết
Với việc viết chuyên đề đã giúp học sinh phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập. Làm cho “HỌC” là quá trình kiến tạo học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất. Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, dạy học sinh cách tìm ra chân lí. Chú trọng hình thành các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác).
Từ những việc nắm vững công nghệ thông tin, kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm tòi học hỏi và nghiên cứu chuyên đề của môn học, học sinh sẽ thấm nhuần bài học hơn bởi nguồn thông tin mà học sinh tìm tòi từ các trang web, báo chí và các mạng lưới thông tin khác  góp phần tạo cho nội dung chuyên đề càng phong phú hơn, thực tế hơn và sinh động hơn từ những cuốn chuyên đề học sinh tự làm, tự tìm tòi sáng tạo và dưới sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn nhưng không đi quá xa nội dung của bài học trong các chuyên đề mỗi em đều thể hiện, bày tỏ những ưu tư, cảm xúc, và những ý kiến chân thành được rút ra từ việc nhận thức sâu sắc trong quá trình viết chuyên đề. 
7. Tham quan thực tế
Hình thức tham quan thực tế là một phương pháp giáo dục trực quan giúp cung cấp cho học sinh những bằng chứng “Sống”.Việc này được triển khai cho những trường gần các di tích lịch sử, các đơn vị quân đội, các bảo tàng.... 
Vì vậy Nhà trường đã tổ chức cho học sinh tham quan và tham gia hội trại “Về nguồn” do Huyện đoàn tổ chức tại đây. Qua buổi tham quan học sinh tỏ ra rất thích thú, hào hứng và quan trọng hơn đã giúp học sinh hiểu rõ về lịch sử, truyền thống của địa phương.
 Tôi nghĩ đây là một biện pháp khá hay vì qua đó học sinh sẽ biết được rõ hơn về lịch sử của địa phương về quá trình đấu tranh giữ nước của cha ông ta.
	Tuy nhiên để làm tốt việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và chính quyền địa phương.
8. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình môn GDQP - AN và tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất - kỹ thuật, các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ công tác dạy và học môn giáo dục quốc phòng.
Bên cạnh những mặt tích cực của giáo trình, thì nội dung chương trình, giáo trình môn giáo dục quốc phòng an ninh nói riêng, cũng như của tất cả các bộ môn khác nói chung có phần thiên về các kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, nhiều khi nặng về quan điểm chính trị, đôi chỗ còn hạn chế về hàm lượng khoa học. Chính vì vậy, môn Giáo dục quốc phòng - An ninh còn chưa có sức thuyết phục cao đối với những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Các nội dung truyền tải đôi khi còn mang tính kinh viện, trích dẫn. 
Đổi mới nội dung, chương trình môn học giáo dục quốc phòng thời gian tới phải khắc phục được tối đa những hạn chế k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_giang_day_bai_truyen.doc