SKKN Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan lớp 10B4 trường THCS & THPT Như Thanh năm học 2018 - 2019

SKKN Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan lớp 10B4 trường THCS & THPT Như Thanh năm học 2018 - 2019

Trong thời đại ngày nay, để quá trình hội nhập có hiệu quả hơn với nền kinh tế thế giới, nước ta rất cần có những công dân có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, ý thức trách nhiệm cao theo cách nói quen thuộc là công dân toàn cầu. Làm được việc này cần có sự chung tay của toàn ngành giáo dục, đặc biệt là các nhà trường phổ thông trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm.

 Nhiều năm qua, về kinh tế nước ta gặt hái nhiều thành công nhưng về văn hoá xã hội có nhiều vấn đề nổi cộm. Ở các trường học dư luận lo lắng về tình trạng văn hoá học đường xuống cấp. Một bộ phận không nhỏ học sinh lười học tập, thiếu trui rèn, đua đòi, ăn chơi, có biểu hiện sa sút về đạo đức, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học của các nhà trường. Trong quá trình đổi mới và hội nhập, xã hội càng phát triển kéo theo nhiều giá trị đạo đức của con người cũng thay đổi. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cùng với sự du nhập của nhiều nền văn hóa mới thì trong trường học hiện tượng “học sinh chưa ngoan”, vẫn còn nhiều. Chính vì vậy, công tác chủ nhiệm của người giáo viên trong nhà trường cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục“học sinh chưa ngoan”. Bởi học sinh chưa ngoan là những nhân tố, những lực cản ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lớp, của trường. Đây cũng là đối tượng gây ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và rèn luyện của lớp, của trường. Sâu xa hơn, nếu một “học sinh chưa ngoan” không được giáo dục thì sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Hơn nữa, theo quy luật lây lan của tâm lí, nếu một “học sinh chưa ngoan” không được giáo dục, uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng, kéo theo những học sinh khác. Cần khẳng định rằng, nếu chúng ta giáo dục được một “học sinh chưa ngoan” thành công thì chúng ta đã góp phần làm nên thành công của công tác giáo dục nói chung; chúng ta cũng đã cung cấp cho gia đình, cho xã hội sản phẩm giáo dục của mình là một người con ngoan, một công dân tốt cho xã hội sau này.

 

doc 18 trang thuychi01 4480
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan lớp 10B4 trường THCS & THPT Như Thanh năm học 2018 - 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ..2
1.1 Lí do chọn đề tài .2
2.2. Mục đích nghiên cứu .3
1.3 Đối tượng nghiên cứu..4
1.4 Phương pháp nghiên cứu 4
2. NỘI DUNG ..4
2.1 Cơ sở lí luận 4
2.2 Thực trạng của vấn đề 5
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề ..6
2.3.1 Giải pháp 1: Kể chuyện tấm gương đạo đức của Bác Hồ ..6
2.3.2 Giải pháp 2: Giải pháp lập kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan 8
2.3.3 Giải pháp 3: Tìm hiểu ý kiến từ học sinh qua phiếu ..8
2.3.4 Giải pháp 4: Nhóm biện pháp dùng tình cảm để giáo dục ...9
2.3.5 Giải pháp 5: Tổ chức ngoại khoá tại lớp cho học sinh .11
2.4 Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường .15
2.4.1 Đối với hoạt động giáo dục ...15
2.4.2. Với bản thân .15
2.4.3 Với đồng nghiệp và nhà trường 15
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16
3.1 Kết luận 16
3.2 Kiến nghị .16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .17
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN..18
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, để quá trình hội nhập có hiệu quả hơn với nền kinh tế thế giới, nước ta rất cần có những công dân có trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, ý thức trách nhiệm cao theo cách nói quen thuộc là công dân toàn cầu. Làm được việc này cần có sự chung tay của toàn ngành giáo dục, đặc biệt là các nhà trường phổ thông trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm. 
	Nhiều năm qua, về kinh tế nước ta gặt hái nhiều thành công nhưng về văn hoá xã hội có nhiều vấn đề nổi cộm. Ở các trường học dư luận lo lắng về tình trạng văn hoá học đường xuống cấp. Một bộ phận không nhỏ học sinh lười học tập, thiếu trui rèn, đua đòi, ăn chơi, có biểu hiện sa sút về đạo đức, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học của các nhà trường. Trong quá trình đổi mới và hội nhập, xã hội càng phát triển kéo theo nhiều giá trị đạo đức của con người cũng thay đổi. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cùng với sự du nhập của nhiều nền văn hóa mới thì trong trường học hiện tượng “học sinh chưa ngoan”, vẫn còn nhiều. Chính vì vậy, công tác chủ nhiệm của người giáo viên trong nhà trường cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục“học sinh chưa ngoan”. Bởi học sinh chưa ngoan là những nhân tố, những lực cản ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lớp, của trường. Đây cũng là đối tượng gây ảnh hưởng không tốt đến việc học tập và rèn luyện của lớp, của trường. Sâu xa hơn, nếu một “học sinh chưa ngoan” không được giáo dục thì sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Hơn nữa, theo quy luật lây lan của tâm lí, nếu một “học sinh chưa ngoan” không được giáo dục, uốn nắn kịp thời sẽ ảnh hưởng, kéo theo những học sinh khác. Cần khẳng định rằng, nếu chúng ta giáo dục được một “học sinh chưa ngoan” thành công thì chúng ta đã góp phần làm nên thành công của công tác giáo dục nói chung; chúng ta cũng đã cung cấp cho gia đình, cho xã hội sản phẩm giáo dục của mình là một người con ngoan, một công dân tốt cho xã hội sau này.
	Trường THCS&THPT Như Thanh nơi tôi đang công tác nằm ở phía bắc huyện Như Thanh, phía nam huyện Triệu Sơn của tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa bàn khó khăn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Vùng tuyển của trường có 5 xã thì 4 xã thuộc diện vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (vùng 135). Trường mới thành lập được gần 5 năm, cơ sở vật chất cho việc dạy và học còn nhiều thiếu thốn, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học của tập thể thầy và trò nhà trường. Địa bàn vùng tuyển tới trên 80% là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, thông tin xã hội hạn chế rất khó khăn trong việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. Học sinh có mức học khá trở lên ít dự thi vào trường mà chủ yếu lựa chọn những môi trường học tập tốt hơn. Số học sinh tuyển vào trường phần đông chỉ đạt mức tránh điểm liệt nên sức học yếu, tâm lí bi quan, dễ đầu hàng trước những bài học khó. Số đông các em ngại suy nghĩ, tìm tòi nên kết quả học tập, rèn luyện không cao. Vài năm gần đây số học sinh chưa ngoan chiếm một tỉ lệ lớn.
	Cũng gần 5 năm qua, lần đầu tôi được Ban giám hiệu tin tưởng giao cho công tác chủ nhiệm lớp 10B4 - lớp có số học sinh điểm đầu vào thấp nhất khối năm học 2018-2019. Nửa đầu học kỳ I trong số 25 học sinh chậm tiến bộ nhất trong trường thì lớp 10B4 chiếm 7 em. Từng dạy lâu năm ở trường THPT Như Thanh trước đây, tôi cũng thu được khá nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh yếu kém đạo đức. Áp dụng kinh nghiệm ấy cho môi trường mới khó thu được thành công bởi địa bàn dân cư, chất lượng sống và môi trường học tập rất khác. Tôi nhận thấy mình cần có một phương pháp làm việc mới, đặc biệt sự nỗ lực, nhiệt tình gần gũi học trò, học tập thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp, trao đổi với phụ huynh Rất nhiều biện pháp để tập thể lớp dần tiến bộ. Số học sinh chưa ngoan, khó bảo từ xấp xỉ nửa lớp ban đầu đến nay (tháng 5/2019) đối tượng nói trên chỉ còn 2 em. Từ chỗ lớp luôn xếp về nề nếp thứ 22 (trường có 22 lớp) đến đầu tháng 3/2019 lớp luôn trong tốp đầu. Những cái nhìn lo lắng, thiếu thiện cảm vê lớp 10B4 trước đây càng về cuối năm được thay bằng cái nhìn thiện cảm hơn từ sự tiến bộ của tập thể cũng như từng thành viên của lớp. Từ thành công ban đầu, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) với đề tài: “Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan lớp 10B4 trường THCS&THPT Như Thanh năm học 2018-2019”. Với SKKN này, tôi muốn góp chút kinh nghiệm nhỏ trong việc giáo dục những học sinh chưa ngoan, chậm tiến bộ ở một địa bàn vùng khó của huyện Như Thanh nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung. Hi vọng kinh nghiệm nhỏ này sẽ góp phần tích cực vào phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Với việc chọn đề tài “Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan lớp 10B4 trường THCS&THPT Như Thanh năm học 2018-2019”, tôi muốn làm rõ hơn trước đồng nghiệp của mình công việc hàng ngày của người làm công tác chủ nhiệm ở một địa bàn dân trí thấp, điều kiện đầu tư cho học tập của số đông gia đình không cao. Đề tài này cũng giúp đồng nghiệp của tôi hiểu hơn: trong hai nhân vật chính ở trường là Thầy và Trò thì lớp học là nơi Thầy và Trò cùng tương tác để thấu hiểu và tạo lập ra những nhận biết để cùng trưởng thành từ đó làm tròn nhiệm vụ: thầy dạy tốt, trò học tốt. 
Đề tài cũng là chỗ để tôi thể hiện những câu chuyện cảm động của tình thầy trò, những trải nghiệm trong nghề mà không sách vở nào có được. Đồng thời, xuất phát từ mục đích, ý nghĩa của nhà trường xã hội chủ nghĩa là đào tạo con người mới phát triển toàn diện; con người mới có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Mà muốn đào tạo nên những con người mới thì nhà trường phải là nơi trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người toàn diện nhất. Những con người đó là học sinh, đặc biệt là học sinh trung học - lứa tuổi rất nhạy cảm với mọi vấn đề trong xã hội, đặc biệt là lứa tuổi học sinh lớp 10. Bởi học sinh lớp 10 là lớp đầu cấp, các em còn nhiều vấn đề liên quan phức tạp, chưa định hình rõ các vấn đề trong đời sống xã hội. Khi bước qua lứa tuổi học sinh phổ thông, các em sẽ phải va chạm với bao vấn đề phức tạp của xã hội và không bao lâu nữa sẽ trở thành những chủ nhân tương lai thực sự của đất nước. Đối với các em, những năm học ở bậc học này là giai đoạn để các em hoàn thiện mọi mặt về nhân cách, đạo đức và tích lũy kiến thức khoa học, hình thành những chuẩn mực đạo đức xã hội, chuẩn bị hành trang để bước vào đời. Chính vì thế, trong công tác chủ nhiệm lớp, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp sẽ giúp cho những học sinh chưa ngoan trở thành những học sinh ngoan, có ý thức trách nhiệm học tập và lao động tốt ngay từ ban đầu sẽ giúp các em có hành trang vũng bước trong tương lai.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan lớp 10B4 trường THCS& THPT Như Thanh năm học 2018-2019.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong năm học, tôi đã sử dụng các phương pháp sau cho công tác giáo dục học sinh chưa ngoan:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp tìm hiểu.
- Phương pháp lập kế hoạch.
- Phương pháp tham mưu.
- Phương pháp nêu gương.
- Phương pháp trò chuyện.
- Phương pháp thuyết phục.
2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận 
Điều 23 - Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay là tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt là học sinh chưa ngoan được thể hiện nhiều trong Nghị quyết của Đảng, Luật Giáo dục và các văn bản khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
Theo các nhà nghiên cứu tâm lí học lứa tuổi thì học sinh phổ thông ở lứa tuổi lớp 10, các em có nhiều thay đổi lớn về tâm sinh lí. Các em đang ở giai đoạn chuyển giao giữa trẻ con và người lớn nên cần được vỗ về, chăm sóc và định hướng hành vi, suy nghĩ. Bản thân các em cũng chưa tự giải quyết mọi tình huống phức tạp diễn ra trong đời sống. Các em hay bắt chước, học theo, hay tự khẳng định mình, nên dễ có những hành vi, ứng xử bột phát, bất ngờ mà chính các em cũng chưa ý thức một cách đầy đủ hậu quả sẽ đến đâu. Các em thường có những hành vi bắt chước một cách thụ động với những người gần gũi mình và thường chọn cho mình một thần tượng, rồi sống theo thần tượng đó một cách hăm hở, vô thức Vì vậy, cần có một sự định hướng đúng đắn để điều chỉnh nếp nghĩ, hành vi, ứng xử của các em theo hướng tích cực một cách kịp thời để các em có thể thực hiện tốt các hoạt động chung theo chiều hướng tích cực và tiến bộ.
Lứa tuổi của học sinh THPT, nhất là khối 10 cũng là lứa tuổi rất nhạy cảm, rất thích được người khác quan tâm, thích nói ngọt, thích được chiều chuộng, đặc biệt là ở những học sinh chưa ngoan. Với các đối tượng này, việc giáo dục các em học sinh phải thực sự khéo léo: nếu xử phạt nghiêm khắc quá sẽ khiến các em thấy xấu hổ, mặc cảm với bạn bè dẫn đến tâm lí bị tổn thương và nhiều em dẫn đến chai lì. Vì thế, người giáo dục học sinh giáo cần phải gần gũi, quan tâm, giúp đỡ, thuyết phục các em bằng tình cảm chân thành của mình để giúp các em trở thành những học sinh ngoan. Vậy, để giáo dục học sinh chưa ngoan ta cần hiểu thế nào là  học sinh chưa ngoan và các biểu hiện của đối tượng học sinh này.
2.2 Thực trạng của vấn đề 
Trường THCS&THPT Như Thanh được thành lập tháng 8 năm 2014. Địa bàn trường đóng đại bộ phận dân cư làm ruộng, làm rừng. Theo thống kê từ 22 cuốn sổ cái từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019 thì 98,78% học sinh trong trường là con em gia đình làm ruộng, làm đồi rừng. Cũng theo thống kê 47% học sinh trong trường có bố mẹ hoặc bố, mẹ gửi con cho ông bà để đi làm ăn xa, lao đông xuất khẩu; nghĩa là ít có điều kiện gần gũi con cái đang tuổi trưởng thành. Khá nhiều học sinh rơi vào hoàn cảnh oái oăm: Bố mẹ bỏ nhau, mất bố, khuyết mẹ hoặc bố hay mẹ ốm đau, tật nguyền Khá nhiều học sinh không tha thiết đến trường.
Ngày 07/8/2018, tôi được ban giám hiệu thông báo nhận công tác chủ nhiệm lớp 10B4. Sáng 22/8/2018 tôi gặp lớp và nhận công việc lao động dọn vệ sinh. Công việc là phát cỏ, thầy chủ nhiệm đã cử dụng cụ mang theo, nhưng trong số 41 học sinh có 15 em đi tay không, 7 em vắng vô lí do. 4 em trốn lớp ra quán ăn gần trường. Buổi lao động phải muộn hơn gần 2 giờ mới xong công việc. Cả thầy và trò đều vất vả. Hai ngày sau tôi tìm hiểu thêm địa bàn học sinh trong lớp 10B4 gồm 8 xã, 3 xã ở huyện Triệu Sơn gồm: Triệu Thành, Hợp Thành, Hợp Tiến và 5 xã phía bắc huyện Như Thanh. Đây là địa bàn khó khăn của hai huyện. 
Từ ngày 07/8 đến 30/12/2018 lớp biến động 2 em: 1 em chuyển trường, 1 em chết vì tai nạn. Trong số 38 học sinh thì 28 em là người dân tộc thiểu số. Học sinh chưa ngoan trong lớp thường lặp đi lặp lại các hành vi: Nhuộm tóc, mặc quần rách đến trường, bỏ học, trốn tiết, đi học chậm, nói dối thầy cô, tục tĩu trước bạn bè, không đeo phù hiệu Trong học kì I con số này luôn dao động từ 12 đến 15 em.
Tình trạng không học bài cũ, không làm bài tập, thiếu sách, thiếu vở diễn ra hàng ngày. Đặc biệt xếp loại nề nếp trong trường 20 tuần đầu năm học lớp thường xuyên xếp cuối, thứ 22! Từ đầu năm học đến 15/12/2018, hội đồng kỉ luật nhà trường tiến hành 3 lần họp để kỉ luật học sinh; số lượt là 44 em thì lớp 10B4 chiếm 14 em! Nhiều phụ huynh chưa hoặc thiếu hợp tác kịp thời với giáo viên chủ nhiệm trong việc rèn luyện con em mình Chính thực trạng đó đã thôi thúc bản thân tôi tìm ra những giải pháp thiết thực và phù hợp nhất để giáo dục các em tiến bộ.
Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan cần bám sát vào mục tiêu giáo dục của chính bản thân người giáo viên chủ nhiệm. Qua một năm học tôi đã nắm bắt tâm tư tình cảm các em học sinh lớp 10B4. Từ việc sâu sát này, tôi đã dần giúp các em:
- Ngồi học trật tự trong 45 phút.
- Giúp cho học sinh biết hỏi bản thân mình.
- Giúp các em biết phê bình cái sai của bạn, biết cách hỏi.
- Giúp các em thành tâm xin lỗi.
- Giúp các em rõ hơn nội dung câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
- Giúp các em nhận ra nhà trường chỉ cho các em chìa khoá để vào đời còn thành công hay không còn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực, rèn giũa của bản thân. 
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Giải pháp 1: Kể chuyện tấm gương đạo đức của Bác Hồ
Kể những câu chuyện về Bác Hồ, nhất là các câu chuyện cảm động giáo dục đạo đức là hoạt động có tính lan toả mạnh mẽ cho các em học sinh. Qua các câu chuyện kể này, học sinh có thể cảm nhận được sự xúc động, sâu sắc và ý nghĩa về Bác Hồ, bằng tình cảm thiêng liêng, sự ngưỡng mộ và lòng kính yêu của các em dành cho Bác, đem đến những thông điệp cuộc sống, những bài học nhân văn sâu sắc.
Trong quá trình kể chuyện ,yêu cầu giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước câu chuyện mà các em sẽ kể ở tiết học tới, trong bộ sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh” như: “Chuyện về bài thơ nổi tiếng Bác Hồ căn dặn thanh niên”; “Bác cảm hóa người khác”; truyện “Bác Hồ học ngoại ngữ”để thành công trong hoạt động này giáo viên cần định hướng cho lớp chọn những bạn có giọng kể hay, truyền cảm để tham gia kể chuyện.
Bắt đầu từ tháng 12/2018, hai tuần một lần, bằng giọng kể trầm bổng và kinh nghiệm sống, tôi kể những câu chuyện về Bác Hồ. Chuyện người bôn ba đi tìm đường cứu nước năm 1911 khi Người mới ngoài 20 tuổi. Tôi dọc thơ minh hoạ: “Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể/Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi/Những đất tự do, những trời nô lệ/Những con đường cách mạng đang tìm đi” Rồi chuyện trước khi đi xa, Người muốn nghe một khúc hát dân ca, Người muốn nghe một câu hò Huế, Bác muốn nghe làn điệu ví dặm quê nhà Những lần kể chuyện về Bác, cả lớp lặng đi. Nhìn mắt học trò tôi biết các em rất xúc động. Những lần kể chuyện Bác Hồ, tôi nhận thấy học sinh của mình nhận rõ hơn những hành vi chưa đúng của mình.
Ngoài ra, tập thể lớp cũng tham gia tích cực và có hiệu quả cuộc thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” do Đoàn trường phát động. Qua cuộc thi, tôi đã đnhj hưiớng cho các em cách kể chuyện và thi kể chuyện trong lớp để tìm ra gương mặt ưu tú nhất để chọn dự thi cấp trường. Qua cuộc thi cũng giúp cho các em có nhận thức tốt hơn về quá trình rèn luyện của mình để xây dựng lí tưởng, ước mơ, hoài bão của mình trong tương lai.
Dưới đây là một số hình ảnh học sinh lớp 10B4 tham gia cuộc thi:
Học sinh tham gia hội thi cấp trường
Học sinh thảo luận tại lớp
2.3.2 Giải pháp 2: Giải pháp lập kế hoạch và triển khai kế hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan
Bản thân người giáo viên chủ nhiệm cần tìm thời điểm thích hợp nhất để tâm sự, trao đổi và tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, với chi bộ Đảng, xin ý kiến của lãnh đạo nhà trường về phương pháp giáo dục học sinh chưa ngoan của mình, gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh  học sinh. Sau khi được sự ủng hộ của Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần xác định rõ:
- Mục đích, ý nghĩa và nội dung trách nhiệm của biện pháp giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan.
- Lập bảng theo dõi từng em tương ứng với từng tổ và địa chỉ cụ thể, liên hệ bằng điện thoại di động của người thân học sinh, có đánh giá nhận xét cụ thể theo tuần, tháng, học kỳ
-  Tìm sự đồng thuận, ủng hộ hết mình của ban giám hiệu, đoàn trường, ban giám thị, các giáo viên bộ môn, phụhuynh và các em học trong lớp, trong trường, đặc biệt là các em học sinh trong các tổ học tập, trong chi đoàn và các nhóm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Thu thập nhiều câu chuyện, mẩu chuyện, các gương điển hình của lớp, của trường và trên thông tin đại chúng để tuyền truyền cho các em.
- Chủ động cho các em tham gia vào câu lạc bộ yêu thơ, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ và các hoạt động tích cực khác của nhà trường, nhất là của tuổi trẻ nhà trường pháp động.
- Triển khai kế hoạch đến từng tổ, tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể các em trong lớp quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
- Đưa ra ý kiến trước cuộc họp hội đồng, họp giao ban để tìm giải pháp và  sự thống nhất cao của tập thể.
2.3.3 Giải pháp 3: Tìm hiểu ý kiến từ học sinh qua phiếu 
Từ tháng 11 năm 2018 đến cuối năm học, mỗi tháng một lần tôi chuẩn bị sẵn giấy học sinh ghi tự do suy nghĩ của mình, không cần kí tên. Nội dung đại loại: 
- Những bạn nào hay làm mất trật tự trong lớp, thầy cô phải nhắc nhiều. Lỗi vi phạm thường thấy là gì?
- Bạn nào trong lớp hay thay đổi chỗ ngồi? Bạn nào thường không ghi bài, học uể oải?
- Thầy, cô nào dạy trong lớp các em thấy thân thiện nhất? 
Những ý kiến chân thành rất cá nhân của học sinh trong lớp giúp tôi khá nhiều trong việc uốn nắn những học sinh chưa hoặc chậm tiến bộ. Ý kiến của các em có thể có những biểu hiện chưa chuẩn mực hoặc có thể xảy ra chuyện nói xấu bạn bè. Chính vì thế, trong quá trình thu thập ý kiến và phân loại các nội dung, giáo viên chủ nhiệm cần phải tỉnh táo và khách quan mới có thể làm tốt được công việc của mình một cách hiệu quả và thiết thực góp phần đưa tập thể lớp đi lên.
Sau khi thu thập số liệu từ các phiếu thăm dò của học trò cũng như phân tích, sắp xếp thành các nhóm lỗi theo phiếu, giáo viên chủ nhiệm tổ chức thống kê theo từng học sinh để nhận diện những lỗi khác nhau của mỗi em. Từ đó, giáo viên có cơ sở để tổ chức sinh hoạt lớp, lấy ý kiến chung của các thành viên trong lớp để có biện pháp uốn nắn, giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh, thậm chí từng lỗi nhỏ của mỗi học sinh.
Việc lấy phiếu thăm dò cũng tạo tính khách quan, thuyết phục học sinh trong việc nhận lỗi của mình để sửa chữa; đồng thời, tạo tâm lí bình đẳng, công bằng đối với các em học sinh trong lớp học.
2.3.4 Giải pháp 4: Nhóm biện pháp dùng tình cảm để giáo dục
Tôi nhìn những “học sinh chưa ngoan” bằng ánh mắt yêu thương chứ không kì thị, phân biệt các em biết rằng thầy cô vẫn yêu thương mình. Người thầy cần giúp cho học sinh hiểu rằng “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Dù đã có lúc các em làm cho thầy cô buồn và thất vọng nhưng nếu các em biết sửa đổi, biết phục thiện thì thầy cô vẫn mở rộng cánh cửa yêu thương để đón nhận các em. Và một khi những học sinh này nhận ra mình được yêu thương thì các em sẽ hối cải, sửa chữa sai lầm để không phụ tấm lòng người thầy.
Bản thân chủ động  gặp gỡ, trao đổi với các em chưa ngoan để chỉ cho các em thấy những ưu khuyết điểm, những cái đúng, cái sai trong hành vi, thái độ của mình. Gợi mở để các em nói ra nguyên nhân, suy nghĩ của mình về những biểu hiện sai trái đó. Từ những điều tôi  nghe được từ học sinh sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn tâm tư tình cảm, suy nghĩ và cả tính cách của các em. Sau đó phân tích cho các em thấy rõ tác hại của những hành vi, thái độ chưa đúng của các em. Có thể nêu ra những tấm gương rất gần gũi với các em về sự thành công và thất bại trong cuộc sống do những việc làm của mình mang lại. Từ đó, thuyết phục các em từ bỏ những con đường mà mình đã từng sai phạm và tìm được hướng đi đúng đắn hơn cho bản thân.
Tôi luôn thể hiện cho học sinh thấy vai trò của mình đối với các em: vừa là người thầy giảng dạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_chua_ngo.doc
  • docBìa SKKN Thưc.doc