SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 - Cách tiếp cận bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn khi ôn tập chủ đề phân bào

SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 - Cách tiếp cận bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn khi ôn tập chủ đề phân bào

 Thực hiện Nghị quyết trung ương số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới từ mục tiêu chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; Từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; Từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực ; Từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; Từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình ; Từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường viêc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chiếm lĩnh, xây dựng tri thức mới [1].

 Hưởng ứng Nghị quyết đó, trong quá trình giảng dạy bản thân luôn trăn trở đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh học thông qua tổ chức các hoạt động học, giúp học sinh tự ôn tập, khám phá những kiến thức, vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết tình huống mới hoặc vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.

 Hơn nữa hiện nay hình thức thi THPT Quốc gia chủ yếu là trắc nghiệm, nhất là dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn ngày càng nhiều, học sinh lớp 10 mới vào nếu các em không được hướng dẫn cách học chắc rằng sẽ gặp khó khăn trong quá trình học cũng như kiểm tra và thi. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh xây dựng các chủ đề với các bài tập dưới hình thức tự luận theo mạch kiến thức, mức độ nhận thức khác nhau nhằm hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh, sau đó thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo mạch logic với mong muốn gây hứng thú học tập bộ môn, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo đồng thời kiểm tra đánh giá khả năng tự học của học sinh, không những thế mà còn giúp học sinh lớp 10 tiếp cận hình thức thi trắc nghiệm nhất là dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đây chính là những lí do để bản thân chọn đề tài nghiên cứu.

 Tôi xin chia sẻ một sáng kiến nhỏ của bản thân tới đồng nghiệp trong quá trình ôn thi HSG, THPT Quốc Gia đó là “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10 - CÁCH TIẾP CẬN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN KHI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHÂN BÀO” .

 

doc 17 trang thuychi01 4810
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh lớp 10 - Cách tiếp cận bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn khi ôn tập chủ đề phân bào", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài. 
 Thực hiện Nghị quyết trung ương số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới từ mục tiêu chủ yếu là trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh; Từ nội dung nặng tính hàn lâm sang nội dung có tính thực tiễn cao; Từ phương pháp truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học tích cực ; Từ hình thức dạy học trên lớp là chủ yếu sang kết hợp đa dạng các hình thức dạy học trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường, trực tiếp và qua mạng; Từ hình thức đánh giá tổng kết là chủ yếu sang coi trọng đánh giá trên lớp và đánh giá quá trình ; Từ giáo viên đánh giá học sinh là chủ yếu sang tăng cường viêc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chiếm lĩnh, xây dựng tri thức mới [1].
 Hưởng ứng Nghị quyết đó, trong quá trình giảng dạy bản thân luôn trăn trở đổi mới phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh học thông qua tổ chức các hoạt động học, giúp học sinh tự ôn tập, khám phá những kiến thức, vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết tình huống mới hoặc vận dụng vào thực tiễn cuộc sống...
 Hơn nữa hiện nay hình thức thi THPT Quốc gia chủ yếu là trắc nghiệm, nhất là dạng trắc nghiệm có nhiều lựa chọn ngày càng nhiều, học sinh lớp 10 mới vào nếu các em không được hướng dẫn cách học chắc rằng sẽ gặp khó khăn trong quá trình học cũng như kiểm tra và thi. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã mạnh xây dựng các chủ đề với các bài tập dưới hình thức tự luận theo mạch kiến thức, mức độ nhận thức khác nhau nhằm hướng dẫn hoạt động tự học cho học sinh, sau đó thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo mạch logic với mong muốn gây hứng thú học tập bộ môn, học sinh học tập một cách chủ động, tích cực, sáng tạo đồng thời kiểm tra đánh giá khả năng tự học của học sinh, không những thế mà còn giúp học sinh lớp 10 tiếp cận hình thức thi trắc nghiệm nhất là dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đây chính là những lí do để bản thân chọn đề tài nghiên cứu. 
 Tôi xin chia sẻ một sáng kiến nhỏ của bản thân tới đồng nghiệp trong quá trình ôn thi HSG, THPT Quốc Gia đó là “ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10 - CÁCH TIẾP CẬN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN KHI ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHÂN BÀO” . 
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Từ những lí do trên nên khi dạy ôn thi HSG, THPT Quốc Gia cho lớp 10 theo chủ đề, tôi đã hướng dẫn học sinh tự học bằng cách nghiên cứu các bài tập tự luận theo mạch kiến thức từ dễ đến khó dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo, sau đó kiểm tra đánh giá qua hệ thống dạng bài tập trắc nghiệm nhất là dạng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn nhằm hướng đến các mục đích sau:
- Ôn tập củng cố kiến thức liên quan đến chủ đề phân bào.
- Kích thích, lôi cuốn học sinh học tập bộ môn sinh học.
- Phát huy vai trò tích cực, chủ động trong học tập, đặc biệt là quá trình tự học của học sinh.
- Hướng học sinh hướng đến năng lực ứng dụng những kiến thức lí thuyết để vận dụng làm bài tập.
- Ôn tập, khắc sâu và mở rộng vốn kiến thức nền và rèn các kĩ năng nhất là kỉ năng làm bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
- Nâng cao chất lượng dạy và học sinh học
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Các câu hỏi, bài tập tự luận về các dạng kiến thức liên quan đến chủ đề phân bào. 
- Dạng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn thuộc chủ đề phân bào: Dựa trên các phương án trả lời đúng của bài tập tự luận để thiết kế.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Dựa vào kiến thức chương trình sinh học 10, 11, 12 và một số tài liệu tham khảo.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua phiếu thăm dò mức độ hứng thú học tập của học sinh, bài kiểm ra đánh giá các năng lực của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm đánh giá trắc nghiệm; PP thống kê, xử lý số liệu : Thu thập thông tin qua kiểm tra học sinh, thống kê, xử lí số liệu điểm kiểm tra kiến thức, kiểm tra khả năng tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Xuất phát từ ‎ý tưởng kích thích hứng thú học tập, học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo đồng thời vận dụng được những kiến thức để làm các bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn khi ôn tập chủ đề phân bào. Đề tài này được xây dựng dựa trên một số cơ sở sau: 
2.1.1. Học sinh đã được học về chủ đề phân bào trong các tiết dạy trên lớp – Sinh học 10 nâng cao:
* Bài 28: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
- Chu kì tế bào. 
- Giai đoạn chuẩn bị.
- Diễn biến quá trình nguyên phân.
- Ý nghĩa của nguyên phân.
* Bài 29: Giảm phân.
- Diễn biến giảm phân.
- Ý nghĩa của giảm phân.
2.1.2. Đề tài dùng cho ôn thi HSG, ôn thi THPT quốc gia thực hiện tại lớp 10C1- Ban KHTN nên sẽ có những nội dung kiến thức được mở rộng trong chương trình sinh học 11, 12NC(một số địa chỉ được tích hợp)
- Sinh học 11: Sinh sản ở thực vật, động vật
- Sinh học 12: Đột biến (gen, số lượng NST)
 Tính quy luật của các hiện tượng di truyền.
2.1.3. Những chú ý khi sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, bài tập tự luận để hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu về vấn đề nghiên cứu. 
* Chú ý mạch kiến thức để thiết kế hệ thống bài tập, câu hỏi cho logic. 
* Chú ý đến mục tiêu cần hướng tới:
- Kiến thức: Dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng.
+ Sinh học 10: Chương 4 – Phân bào.
+ Sinh học 11: Chương 4- Sinh sản ở thực vật và động vật.
+ Sinh học 12: 
Chương 1- Biến dị và di truyền (Đột biến gen đột biến số lượng NST)
Chương 2- Tính quy luật của các hiện tượng di truyền.
- Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng giải quyết tình huống.
- Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường... 
- Các năng lực cần hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực vận dụng lí thuyết vào thực tiễn...
2.1.4. Những chú ý khi thiết kế câu hỏi, bài tập trắc nghiệm nói chung và dạng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn nói riêng.
- Thiết kế các câu trắc nghiệm dựa trên các bài tập tự luận đã giao về nhà – dựa trên các nguồn tài liệu như SGK sinh học 10,11,12; sách bài tập tuyển chọn của Nguyễn Mạnh Hùng; Internet...
- Kĩ thuật biên soạn câu trắc nghiệm [2].
+ Nhận biết: Nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức , kĩ năng đã học.
+ Thông hiểu: Diễn đat đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách riêng của mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giai thích, so sánh, áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết tình huống, vấn đề trong học tập.
+ Vận dụng : Kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống vấn đề đã học.
+Vận dụng cao: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để giải quyết tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống , vấn đề đã được hướng dẫn, đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống,vấn đề mới trong học tập cuộc sống.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Có thể khẳng định chủ đề phân bào là một trong những nội dung trọng tâm trong trương trình sinh 10 và đây như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chương trình sinh học THPT. Tuy nhiên kiến thức liên quan đến chủ đề này phân bố dải dác trong sinh học 11- chương 4 - Sinh sản; Sinh học 12- Bài 7- Đột biến SLNST... Ngay từ lớp 10 khi học chủ đề phân bào nếu học sinh không được hướng dẫn có hệ thống, lôgic sẽ gặp khó khăn trong việc trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới cũng như vận dụng kiến thức này để giải quyết các tình huống thực tiễn. Một trong những tình huống thực tế gặp phải là dạng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn, đây là dạng hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 10. Vì vậy thông qua đề tài này nhằm giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức chủ đề phân bào sinh học 10, mở rộng kiến thức nền và rèn các kĩ năng, đồng thời giúp học sinh tự tin hơn trong các kì thi HSG, thi THPT Quốc Gia.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giải pháp chung:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh-Hệ thống bài tập theo chủ đề dưới hình thức tự luận, yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu - thảo luận hoàn thành bài tập ở nhà.
Bước 2: Yêu cầu đại diện các trong nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp, các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
Bước 3: Giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh qua hệ thống bài tập trắc nghiệm.
- Cơ sở xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm đặc biệt là dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn dựa trên các bài tập tự luận đã giao về nhà, mỗi bài tập lớn gồm nhiều bài tập nhỏ đi từ dễ đến khó.
- Mục đích: 
+ Củng cố, khai thác, mở rộng và vận dụng kiến thức.
+ Kiểm tra việc tự học của học sinh.
+ Rèn các kỹ năng cho học sinh. 
+ Đánh giá năng lực của học sinh.
+ Giúp hs tiếp cận dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
+ Điều chỉnh PP dạy – học
2.3.2. Giải pháp cụ thể khi dạy chủ đề phân bào.
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ cho học sinh, yêu cầu các nhóm học sinh nghiên cứu - thảo luận hoàn thành bài tập ở nhà:
- Thời gian HS nghiên cứu hoàn thành:Khoảng 300 phút (tùy học sinh bố trí) 
- Tài liệu tham khảo: SKG sinh học 10, 11,12 (NC, CB),
- internet: Trường hoc kết nối ...
Bài tập: Chủ đề - Phân bào
Câu hỏi/bài tập 1 : Quan sát hình 1.1 ; 1.2- Chu kì tế bào, nghiên cứu SGK sinh học 10 - Trả lời các câu hỏi :
Hình1.1- Chu kì tế bào
Hình 1.2- Chu kì tế bào
Câu 1: Chu kì tế bào là gì? (Về thời gian, về quá trình, về giai đoạn)
Câu 2: Đặc điểm các pha của kì trung gian?
Câu 3: Tại sao tế bào khi tăng trưởng đến một mức nhất định thì tế bào lại phân chia?
Câu 4: Hậu quả gì xảy ra khi tế bào đã thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào? Cho ví dụ? 
Câu 5: Khi sử dụng tác nhân gây đột biến gen hoặc đột biến NST người ta thường tác động vào giai đoạn nào trong chu kì tế bào sẽ có hiệu quả ? Vì sao?
 (Tham khảo thêm ĐBG, ĐB NST- sinh học 12)
Câu hỏi/bài tập  2: Các hình thức phân bào 
Câu 1: Có những hình thức phân bào nào ? Phân đôi là gì ? Gặp ở nhóm sinh vật nào ?
Câu 2 : Gián phân là gì ? Phân biệt giữa các hình thức phân bào gián phân ?
Câu 3 : Quan sát hình 2. Trình bày diễn biến của sự phân bào ở sinh vật nhân sơ ?
Hình 2- Phân bào ở vi khuẩn
Câu hỏi/bài tập  3: Diễn biến quá trình nguyên phân
Câu 1: Quan sát hình 3.1- Diễn biến các kì của quá trình nguyên phân và hoàn thành bảng 3.1.
Hình 3.1- Diễn biến NST trong nguyên phân
Diễn biến các kì nguyên phân
Kì đầu
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Trạng thái tồn tại của nst
Hoạt động của nst
Màng nhân,nhân con
X
Thoi tơ vô sắc
X
Tế bào chất 
X
X
Kết quả
Bảng 3.1- Diễn biến các kì của nguyên phân.
Câu 2 : Quan sát 3.2 cho biết: Sự phân chia tế bào chất rõ nhất ở kì nào?Sự khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật thể hiện như thế nào ? Sự khác nhau đó là do đâu ?
( Liên hệ phần kiến thức cấu trúc của tế bào- Sinh học 10)
 Hình 3.2 - Phân chia tế bào chất ở tế bào động vật- thực vật.
Câu 3 : Các hoạt động chức năng của NST trong các kì của nguyên phân ?
Câu 4: Tại sao NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau ?
Câu 5 : Tại sao nói NST đóng và tháo xoắn có tính chất chu kì trong nguyên phân ? 
Câu 6: Cơ chế nào trong nguyên phân có thể tạo ra được 2 tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ ?
Câu 7: Tại sao nói nguyên phân là phương thức phân bào quan trọng đối với cơ thể và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao ?
- Liên hệ sinh sản ở thực vật- sinh học 11NC.
- Liên hệ sinh sản ở động vật – sinh học 11NC
Câu 8 : Điều gì sẽ xảy ra nếu kì giữa của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy ? 1 dây tơ vô sắc bị đứt ?
- Liên hệ phần đột biến SLNST(Đột biến lệch bội) - Sinh học 12NC - Bài 7.
- Liên hệ phần đột biến SL NST(Đột biến đa bội) - Sinh học 12NC - Bài 7.
Câu 9: Tế bào của một loài có bộ NST 2n = 4, kí hiệu bộ NST là AaBb (Các chữ cái là các NST).
- Cho biết kí hiệu bộ NST trong tế bào tại các kì của nguyên phân.
- Tìm số lượng NST, số tâm động, số cromatit trong tế bào tại kì của nguyên phân.
- Kí hiệu bộ NST tạo thành trong các tế bào con trong trường hợp cả 2 cặp NST Aa và Bb không phân li; trường hợp cặp Aa không phân li; trường hợp 1 NST của cặp Aa không phân li.
- Qúa trình nguyên phân diễn ra liên tiếp qua 1 số lần từ 1 tế bào sinh dưỡng đã tạo ra số tế bào mới với tổng số là 368 NST ở trạng thái chưa nhân đôi , hãy xác định số tế bào mới được tạo thành, số lần phân bào từ hợp tử
Câu hỏi bài tập 4: Giảm phân
Câu 1 : Quá trình giảm phân gồm mấy lần phân bào? Kể tên các kì trong mỗi lần phân bào?
Câu 2 : Quan sát hình 4.1. Trình bày diễn biến của các kì trong giảm phân I ua bảng 4.1?
Hình 4.1. Diễn biến các kì của giảm phân I
Diễn biến các kì giảm phân I
Kì đầu I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Trạng thái tồn tại của nst
Hoạt động của nst
Màng nhân,nhân con
X
Thoi tơ vô sắc
X
Tế bào chất
X
X
Kết quả
Bảng 4.1- Diễn biến các kì của giảm phân I.
b. Quan sát hình 4.2. Trình bày diễn biến giảm phân II qua bảng 4.2. Số NST trong tế bào tại các kì của giảm phân II có gì khác so với nguyên phân ?
Hình 4.2. Diễn biến các kì của giảm phân I.
Diễn biến các kì giảm phân II
Kì đầu II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II
Trạng thái tồn tại của nst
Hoạt động của nst
Màng nhân,nhân con
X
Thoi tơ vô sắc
X
Tế bào chất 
X
X
Kết quả
Bảng 4.2- Diễn biến các kì của giảm phân I.
Câu 3: Cho nhận xét về bộ NST của loài khi kết thúc giảm phân 1, giảm phân 2
Câu 4: Tại sao lại gọi là giảm phân? Thực chất của giảm phân là ở lần phân bào 1 hay 2?
Câu 5: Nêu kết quả của quá trình giảm phân?
Câu6: Hiện tượng nào trong giảm phân đang được đề cập đến trong hình 4.3? Nêu ý nghĩa của hiện tượng đó?
Hình 4.3. Trao đổi chéo của cặp NST kép tương đồng
(Nghiên cứu thêm bài 14-Di truyền liên kết (hoán vị gen) SGK Sinh học 12 NC.
Câu7: Quan sát hình 4.4 cho biết: Tại sao hoạt động của NST ở kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở tế bào con?
Hình 4.4. Phân li độc lập, tổ hợp tự do của các căp NST tương đồng
Câu 8: Cho biết các sự kiện liên quan đến hoạt động của NST dẫn đến khi kết thúc giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử có nguồn gốc và cấu trúc khác nhau?
Câu 9: Giảm phân có ý nghĩa gì ? Cơ chế nào đảm bảo cho bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì qua các thế hệ ?
Câu 10: Những hoạt động nào của NST trong quá trình giảm phân mang tính chu kì? Ý nghĩa của các hoạt động đó?
Câu 11: 1 tế bào của một loài có bộ NST 2n(AaBb) trong đó mỗi chữ cái là 1 NST. Xác đinh:
a. Kí hiệu bộ NST trong tế bào tại các kì của phân bào nguyên phân , giảm phân.
b. Số NST , số tâm động , số cromatit trong tế bào tại các kì của nguyên phân , giảm phân
 1 tế bào sinh dục đực ở ruồi giấm (2n = 8) có bộ NST kí hiệu như sau: AaBbddXY (Trả lời câu 7 và 8)
Câu 12: Viết kí hiệu bộ NST của tế bào qua các kì của quá trình giảm phân.
Câu 13: Nếu cá thể mang bộ NST nói trên tiến hành giảm phân thì cho ra mấy loại tinh trùng? Viết kí hiệu NST trong các loại tinh trùng được tạo ra.
Bước 2: Yêu cầu đại diện các trong nhóm trình bày sản phẩm của nhóm trước lớp, các nhóm tự đánh giá lẫn nhau.
Bước 3: Giáo viên kiểm tra, đánh giá qua hệ thống bài tập trắc nghiệm tự thiết kế.
Bài tập 1: Chu kì tế bào
Câu 1: Cho các nhận định về chu kì tế bào. Có bao nhiêu nhận định đúng? 
1. Là khoảng thời gian từ khi tế bào được hình thành ngay sau lần nguyên phân thứ nhất cho tới khi nó kết thúc lần nguyên phân thứ hai. 
2. Ở các tế bào của loài chu kì tế bàoluôn là một hằng số.
3. Gồm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình nguyên phân.
4. Gồm các quá trình sinh trưởng, nhân đôi NST, phân chia nhân và TBC.
 A. 3 B.4 C.2 D1. 
- Chỉ ra được vì sao 2 sai: Vì phụ thuộc loại tế bào, phụ thuộc loài.
Câu 2: Có một bạn đưa ra các thông tin về giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). Hãy cho biết có bao nhiêu thông tin đúng ?
1. Kỳ trung gian là thời kỳ sinh trưởng của tế bào gồm 3 pha: G1, S, G2.
2. Pha S là pha sinh trưởng chủ yếu của TB.
3. Cuối pha G1 nếu vượt qua điểm kiểm soát ( R ) tiếp tục vào pha S. 
4. Nhân đôi ADN, NST tại pha S.
5. Tổng hợp protein hình thành thoi phân bào tại pha G2.
6. Dùng tác nhân gây đột biến gen tác động vào pha S.
7. Dùng tác nhân gây đột biến SLNST tác động vào pha G2. 
 A. 6 .B.5 C.4 D7. 
- Chỉ ra được vì sao 2 sai: G1 là pha sinh trưởng chủ yếu vì tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng: Gia tăng TBC, bào quan, tổng hợp Pr, chuẩn bị tiền chất cho tổng hợp ADN ( NST đơn), thời gian dài nhất.
- Liên hệ đến kiến thức cơ chế phát sinh đột biến gen, đột biến số lượng NST
(Bài 4, 7- sinh học 12NC)
Bài tập 2 - Qúa trình nguyên phân
Câu 1: Cho các nhận định sau về quá trình nguyên phân. Có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Gồm 4 kì và 1 giai đoạn chuẩn bị.
2. Thoi tơ vô sắc hoàn chỉnh ở kì giữa.
3. Màng nhân và nhân con tiêu biến hoàn toàn ở kì đầu.
4. Tế bào chất phân chia rõ nhất ở kì cuối.
5. Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại ở kì cuối.
6. Thoi tơ vô sắc biến mất ở kì cuối.
 A. 6 B. 5 D.4 C.3
Câu 2: Cho biết các hoạt động của NST trong nguyên phân:
1. NST nhân đôi tại pha S cả kì trung gian.
2. NST kép đóng xoắn và co ngắn ở kì đầu, đóng xoắn và co ngắn cực đại ở kì giữa.
3. NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào tại kì giữa.
4. Mỗi NST kép tách thành 2 NT đơn, mỗi NST đơn phân li về 1 cực của tế bào trong quá trình phân bào tại kì sau.
5. Các NST đơn duỗi xoắn trở về trạng thái sơi mảnh ở kì cuối.
 Trình tự nào sau đây đúng với hoạt động của NST trong quá trình nguyên phân?
 A. 1 2 3 4 5. B. 1 3 2 4 5. 
 C. 1 5 3 4 2. D. 1 4 3 2 5. 
Câu 3: Cho các nhân định sau vè quá trình phân bào. Có bao nhiêu nhận định đúng?
1. NST ở trạng thái kép ở pha S, G2 của kì trung gian, kì đầu, kì giữa.
2. NST ở trạng thái đơn ở pha G1 của kì trung gian, kì sau, kì cuối.
3. NST đóng và tháo xoắn có tính chất chu kì trong nguyên phân.
4. Ở tế bào thực vật việc phân chia TBC bằng cách hình thành vách ngăn từ trong ra ngoài tại mặt phẳng xích đạo.
5. Ở tế bào động vật việc phân chia TBC bằng cách hình thành eo thắt từ ngoài vào trong tại mặt phẳng xích đạo.
 A. 2 B. 5 D.4 C.3
Câu 4: Tế bào của một loài có bộ NST 2n = 4, kí hiệu bộ NST là AaBb (Các chữ cái là các NST). Cho các nhận định sau về nguyên phân. Có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Kí hiệu bộ NST trong tế bào tại kì đầu AAaaBBbb- 2n kép.
2. Số lượng NST trong tế bào tại kì sau là 8 NST đơn.
3. Số tâm động trong tế bào tại kì giữa là 8.
4. Số cromatit trong tế bào tại kì đầu là 8.
5. Kết thúc nguyên phân tạo tế bào con có bộ NST AaBb. 
 A.5. B.4. C.3. D.2.
Câu 5: Tế bào của một loài có bộ NST 2n = 4, kí hiệu bộ NST là AaBb (Các chữ cái là các NST). Quá trình nguyên phân của 1 hợp tử của loài có 1 NST của cặp Aa không phân li ở kì sau. Có bao nhiêu nhận định đúng?
1. Kết thúc nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST AAaBb và aBb hoặc ABb và AaaBb.
2. Kết thúc nguyên phân tạo 1 loại tế bào thừa 1 NST của cặp Aa(2n+1) và 1 loại tế bào thiếu 1NST của cặp Aa(2n-1).
3. Tế bào có bộ NST(2n-1)kí hiệu AAaBb, AaaBb; tế bào có bộ NST2n-1 kí hiệu ABb ,aaBb.
4. Tế bào có bộ NST(2n-1) phát triển thành thể một nhiễm.
5. Tế bào có bộ NST kí hiệu (2n+ 1) phát triển thành thể ba nhiễm.
 A.5. B.4. C.3. D.2.
Câu 6: Tế bào của một loài có bộ NST 2n = 4, kí hiệu bộ NST là AaBb (Các chữ cái là các NST). Quá trình nguyên phân của 1 hợp tử của loài có 1cặp NST của cặp Aa không phân li ở kì sau.
1. Kết thúc nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ NST AAaBb và aBb hoặc ABb và AaaBb.
2. Kết thúc nguyên phân tạo 1 loại tế bào thừa 1 NST của cặp Aa(2n+1) và 1 loại tế bào thiếu 1NST của cặp Aa(2n-1).
3. Tế bào có bộ NST(2n-1)kí hiệu AAaBb, AaaBb; tế bào có bộ NST2n-1 kí hiệu ABb ,aaBb.
4. Tế bào có bộ NST(2n-1) phát triển thành thể một nhiễm.
5. Tế bào có bộ NST kí hiệu (2n+ 1) phát triển thành thể ba nhiễm.
 Có bao nhiêu nhận định đúng
 A.5. B.4. C.3. D.2.
Bài tập 3 - Qúa trình giảm phân.
Câu 1: Cho các nhận định sau về quá trình giảm phân. Có bao

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_10_cach_tiep_can_bai_tap_trac_ng.doc
  • docBìa SKKN.doc
  • docMỤC LỤC.doc