SKKN Hệ sinh thái, sinh quyển và vấn đề bảo vệ môi trường

SKKN Hệ sinh thái, sinh quyển và vấn đề bảo vệ môi trường

Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh giới nói chung và đời sống con người nói riêng, nó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng, phát triển mà còn là nơi lao động nghỉ ngơi, là không gian sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất phế thải do con người tạo ra, đồng thời là nơi cung cấp các thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai về sự đa dạng các loài sinh vật, hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên trên trái đất.

Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, công nghệ đã làm cho các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những thay đổi đáng kể. Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuất có nhiều mặt ưu điểm như nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp thêm lương thực, thực phẩm; phát triển y tế, giao thông vận tải, dịch vụ du lịch, các ngành công nghiệp., tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó thì cũng xuất hiện những mặt hạn chế nhất định như làm biến đổi mạnh mẽ môi trường sống, nhiều nơi môi trường không khí, đất, nước bị ô nhiễm diễn ra rất nghiêm trọng, các hệ sinh thái kém đi sự đa dạng về thành phần loài, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng lớn đến sự sống của sinh giới.

Trước hiện trạng môi trường sống ngày càng xuống cấp, sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu, các yếu tố thiên tai ngày càng đe dọa mạnh mẽ đến cuộc sống con người, việc cung cấp thông tin và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là một việc làm rất cần thiết .

Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ trang bị cho học sinh nói riêng và các thành viên trong xã hội nói chung các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho từng cá nhân hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội cân bằng với môi trường sống bền vững.

Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh có thể thông qua nhiều hoạt động dạy học khác nhau như chính khóa, ngoại khóa. Trong dạy học chính khóa có thể lồng ghép vào nhiều môn học như Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, trong thời gian qua tôi rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất đề tài “HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” để quý đồng nghiệp cùng tham khảo.

 

doc 21 trang thuychi01 6540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hệ sinh thái, sinh quyển và vấn đề bảo vệ môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống của sinh giới nói chung và đời sống con người nói riêng, nó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng, phát triển mà còn là nơi lao động nghỉ ngơi, là không gian sống của con người và sinh vật, nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất phế thải do con người tạo ra, đồng thời là nơi cung cấp các thông tin về quá khứ, hiện tại và tương lai về sự đa dạng các loài sinh vật, hệ sinh thái tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên trên trái đất.
Trong những năm qua, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, công nghệ đã làm cho các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những thay đổi đáng kể. Việc ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ vào sản xuất có nhiều mặt ưu điểm như nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp thêm lương thực, thực phẩm; phát triển y tế, giao thông vận tải, dịch vụ du lịch, các ngành công nghiệp..., tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được đó thì cũng xuất hiện những mặt hạn chế nhất định như làm biến đổi mạnh mẽ môi trường sống, nhiều nơi môi trường không khí, đất, nước bị ô nhiễm diễn ra rất nghiêm trọng, các hệ sinh thái kém đi sự đa dạng về thành phần loài, mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng lớn đến sự sống của sinh giới. 
Trước hiện trạng môi trường sống ngày càng xuống cấp, sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu, các yếu tố thiên tai ngày càng đe dọa mạnh mẽ đến cuộc sống con người, việc cung cấp thông tin và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh là một việc làm rất cần thiết . 
Thông qua việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ trang bị cho học sinh nói riêng và các thành viên trong xã hội nói chung các kiến thức về môi trường từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho từng cá nhân hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội cân bằng với môi trường sống bền vững.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh có thể thông qua nhiều hoạt động dạy học khác nhau như chính khóa, ngoại khóa. Trong dạy học chính khóa có thể lồng ghép vào nhiều môn học như Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dânLà giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Sinh học ở trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, trong thời gian qua tôi rút ra được một số kinh nghiệm và mạnh dạn đề xuất đề tài “HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG” để quý đồng nghiệp cùng tham khảo.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài nghiên cứu, nhằm giúp cho học sinh một lĩnh hội được nội dung của chủ đề; mặt khác hình thành những kiến thức cơ bản về ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường hiện đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng. Từ đó, học sinh có ý thức vận dụng các hiểu biết, kĩ năng thu được qua chủ đề vào những việc làm cụ thể tích cực tham gia, tuyên truyền các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi ở địa phương. Cũng thông qua các hoạt động học tập, mà các em lĩnh hội thêm nhiều kiến thức mới ươm mầm cho thế hệ tương lai của xã hội có thể vận dụng trí tuệ để góp phần xây dựng thế giới sống ngày một tốt đẹp hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 12, trường THPT Vĩnh lộc .
	- Học sinh học chủ đề: Hệ sinh thái, sinh quyển và vấn đề bảo vệ môi trường.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
+ Nghiên cứu các cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
+ Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa lớp 12, nâng cao và chương trình cơ bản, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng và các tài liệu của nhiều tác giả khác.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra cơ bản: Tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương, ở trong nước và trên thế giới, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của học sinh ở trường và nơi ở.
+ Tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Trao đổi tổng kết kinh nghiệm dạy học.
+ Thực nghiệm sư phạm: Nhằm xác định hiệu quả của nội dung đề xuất.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của trái đất. Trong sinh quyển, sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh của môi trường. Quần xã sinh vật và môi trường vô sinh cấu thành nên hệ sinh thái. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng, có thể nhỏ như một giọt nước, một bể cá cảnh, hay lớn hơn như một khu rừng, thậm chí lớn nhất là trái đất. Bất kì sự gắn kết nào giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở một mức độ đơn giản nhất đều được xem là một hệ sinh thái[2].
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, hệ sinh thái tự nhiên rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên, cũng như bảo tồn sự đa dạng về thành phần loài, bảo vệ các hệ sinh thái còn là vấn đề nan giải, cần có sự chung tay giúp sức của tất cả mọi người dân.
Sự ô nhiễm môi trường đã làm giảm độ đa dạng sinh học, số lượng cá thể của quần thể suy giảm, nhiều loài bị tuyệt chủng, nhiều loài có nguy cơ bị tiêu diệt. Theo sách đỏ Việt Nam đã nêu có 418 loài động vật; 464 loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt do môi trường bị ô nhiễm[6]; nguy hiểm hơn nữa là ảnh hưởng đến sức khỏe con người theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm trên thế giới có hơn 14,1 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người chết vì bị bệnh ung thư, trong đó gần 70% là ở các nước đang phát triển[6]. Hiện khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư [6]. Con số này là một ví dụ về tác hại do ô nhiễm môi trường gây ra cho xã hội loài người đang sống trong hành tinh chúng ta. Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư hiện nay còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ[2]. Tuy nhiên người ta cũng biết được một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư như do các đột biến gen, đột biến NST, khi con người tiếp xúc với các tia tử ngoại, tia phóng xạ, hóa chất gây đột biến, các vi rút gây ung thư[2]. Chính vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước là việc làm thực sự cần thiết. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Việt Nam được xem là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học và được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Do sự khác biệt lớn về khí hậu, từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình, đã tạo nên tính đa dạng sinh học cao ở Việt Nam.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam ít nhất là 20.000 loài trong đó có khoảng trên 5.000 đã được nhân dân ta dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc.
Hệ thống động vật Việt Nam cũng hết sức phong phú. Hiện đã thống kê được 310 loài thú, 870 loài chim, 296 loài bò sát, 162 loài ếch nhái, trên 1.000  loài cá nước ngọt, hơn 2.000 loài cá biển và thêm vào đó là hàng chục loài động vật không xương sống ở cạn, ở biển và ở nước ngọt[6].
Nguồn tài nguyên này không những là cơ sở vững chắc cho sự tồn tại của nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua, mà còn là cơ sở cho sự phát triển của đất nước trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, thay vì phải bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này, ở nhiều nơi, dưới danh nghĩa  phát triển kinh tế, một số người, tổ chức, địa phương đã và đang khai thác quá mức. Ý thức của người dân chưa cao, trong quá trình sống đã gây ra sự ô nhiễm môi trường, các nhà máy khai thác, chế biến tạo các dạng chất thải với mức độ độc hại khác nhau, làm ảnh hưởng tới nguồn sống của sinh vật. Việc làm suy thoái các hệ sinh thái, như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi cư trú và nhiều loài động, thực vật  quý cũng đang bị suy thoái theo, một số loài đang trên đường bị tiêu diệt.
Nhận thức rõ những ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường gây ra, nhiều tổ chức của thế giới đã tham gia kêu gọi bảo vệ môi trường sống, chính sách pháp luật của nhiều quốc gia đã thông qua những điều luật về bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường không phải việc làm của riêng ai, đó là việc làm chung tay của tất cả mọi người, để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta và thế hệ mai sau.	
Trước thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy rằng, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh là việc cần thiết. Ô nhiễm môi trường liên quan rất nhiều đến các lĩnh vực của xã hội, đến kiến thức của nhiều môn học như Toán, Lý, Hoá, Văn, Sử, Địa... Để tìm hiểu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường, các em phải sử dụng kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực, chính vì vậy bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học, đã và đang lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống vào bài giảng, cụ thể ở chủ đề hệ sinh thái, sinh quyển và vấn đề bảo vệ môi trường.
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Giải pháp thực hiện.
2.3.1.1 Địa điểm: Địa điểm tiến hành tại trường THPT Vĩnh Lộc.
2.3.1.2. Thời gian thực hiện: Chủ đề được dạy trong 3 tiết ở năm học 2017- 2018.
2.3.1.3. Chọn lớp giảng dạy: 
Chọn 2 lớp có số lượng, trình độ nhận thức tư duy ngang nhau là lớp 12A1 và 12A2, chọn lớp 12A1 làm lớp dạy thực nghiệm, 12A2 làm lớp đối chứng để so sánh kết quả.
2.3.1.4. Phương pháp giảng dạy:
Trong quá trình giảng dạy tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như vấn đáp – tìm tòi, nghiên cứu – tìm tòi, trực quan – tìm tòi, đặc biệt sử dụng phần mềm power point với các slide tranh ảnh minh họa để học sinh nhận thấy sự đa dạng của hệ sinh thái, sinh quyển, hậu quả của việc ô nhiễm môi trường, từ đó hình thành ý thức bảo vệ môi trường sống cho học sinh, thông qua các em để tuyên truyền góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống làm giảm nhẹ các hậu quả khôn lường.
 2.3.2. Tiến trình thực hiện:
Chủ đề : Hệ sinh thái, sinh quyển và vấn đề bảo vệ môi trường.
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học tập chủ đề học sinh cần đạt được:
* Về kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa hệ sinh thái trên cơ sở phân tích 1 số ví dụ thực tế 
- Xác định được cấu trúc của hệ sinh thái thông qua tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc để xác định được các yếu tố chức năng.
- Phân biệt đươc các kiểu hệ sinh thái lấy đươc ví dụ minh hoạ. 
- Nêu được khái niệm về chu trình sinh địa hoá .
- Nêu được các chu trình vật chất chủ yếu trong tự nhiên.
-Trình bày được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển
- Vấn đề ô nhiễm môi trường.
* Về kĩ năng:
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm hệ sinh thái, xác định các thành cấu trúc của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, chu trình sinh địa hóa , chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành động của con người gây ô nhiễm môi trường như làm tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển, làm ảnh hưởng xấu đến chu trình nước tự nhiên, gây nên lũ lụt và hạn hán hoặc làm ô nhiễm nguồn nước
- Kĩ năng ra quyết định hành động góp phần giảm thiểu khí CO2, bảo vệ môi trường sống.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát
* Về thái độ: Học sinh thêm yêu thích môn học. Lồng ghép giáo dục môi trường về việc bảo vệ môi trường sống các loài, giữ cân bằng sinh thái. Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp nhằm nâng cao trình độ nhận thức về bảo vệ môi trường.
* Định hướng các năng lực hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học: Học sinh xác định được khái niệm hệ sinh thái, cấu trúc và mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc hệ sinh thái, chu trình sinh địa hóa và sinh quyển.
+ Năng lực giải quyết vấn đề: vì sao phải bảo vệ các loài sinh vật? Vì sao phải giữ cân bằng sinh thái? ý nghĩa việc giữ cân bằng sinh thái, các biện pháp giảm thiểu khí thải ra làm ô nhiễm không khí, bảo vệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: phát triển ngôn ngữ thông qua thuyết trình, báo cáo về sản phẩm đạt được. 
+ Năng lực hợp tác: hợp tác, phân công nhiệm vụ trong nhóm.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: khai thác thông tin từ sách báo, intenet .
+ Năng lực tự quản lý: Quản lí bản thân: biết làm việc độc lập khi nghiên cứu tài liệu; lập thời gian biểu để thực hiện. Quản lí nhóm: HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực quan sát: quan sát tranh mối quan hệ giữa các thành phần của hệ sinh thái, phân biệt các dạng hệ sinh thái. Quan sát các loài trong 1 quần xã sinh vật.
+ Năng lực tư duy sáng tạo: đề xuất các biện pháp xây dựng, cải tạo các hệ sinh thái cho năng suất cao. 
+ Năng lực thu thập và xử lí thông tin: thu thập thông tin từ sách báo, intenet, sgk về thông tin bài học.
+ Phân loại: phân loại các thành phần trong hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, sinh quyển.
* Nội dung trọng tâm bài học:
- Khái niệm, các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.
- Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất
- Chu trình sinh địa hóa các chất, sinh quyển.
- Bảo vệ môi trường.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Chuẩn bị của giáo viên:
Hình ảnh liên quan đến nội dung dạy học.
* Chuẩn bị của học sinh:
- Các nhóm tự phân công nhiệm vụ các thành viên.
- Tìm hiểu các nội dung kiến thức bằng cách khai thác thông tin từ sách, báo, sgk, intenet...
- Chuẩn bị bài thuyết trình trước lớp.
* Phương pháp dạy học: 
- Hợp tác theo nhóm
- Trực quan, vấn đáp 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
* Ổn định lớp: lớp chia làm 4 nhóm.
* Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra bài cũ mà kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
* Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
(1) Mục tiêu: - Kích thích HS mong muốn khám phá, tìm hiểu về hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác làm thí nghiệm, quan sát, so sánh.
 (2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi.
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm nhỏ.
 Cách tiến hành:
	- Bước 1: Giao nhiệm vụ
	GV: Chiếu một số hình ảnh về một số hệ sinh thái điển hình trên trái đất, hình ảnh về hiện trạng ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sự biến đổi về khí hậu ảnh hưởng đến sự sống của sinh vật trên trái đất.
GV đặt vấn đề: trước thực trạng về vấn đề ô nhiễm môi trường trên trái đất hiện nay, nếu không có biện pháp ngăn chặn sự phá hoại môi trường, thì bối cảnh của tự nhiên sau này sẽ như thế nào?
HS: nhận nhiệm vụ
	- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: bằng kiến thức đã học trả lời câu hỏi
GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS có khó khăn.
	- Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: Gọi đại diện một số HS trả lời
HS: trả lời
- Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá.
GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV đặt vấn đề: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường?
Sau đó, GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm hệ sinh thái 
	(1) Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm khái niệm sinh thái, lấy ví dụ về các hệ sinh thái, phân biệt được khái niệm quần xã và hệ sinh thái.
	(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- GV: chiếu hình ảnh về hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nhân tạo và sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái:
 ( Hệ sinh thái rừng ngập mặn)
 ( Hệ sinh thái rừng Cúc Phương)
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 
- Kể tên các loài sinh vật có trong mỗi ví dụ trên hình?
- Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến các loài sinh vật đó?
- Mối quan hệ gữa sinh vật với môi trường được thể hiện như thế nào?
- Các ví dụ trên đều là các hệ sinh thái. Vậy hãy nêu khái niệm hệ sinh thái? Cho ví dụ hệ sinh thái xung quanh chúng ta?
- Hệ sinh thái thường có những đặc điểm gì? Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của tổ chức sống?
- HS: nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS có khó khăn.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
- HS: Trình bày ý kiến của mình.
- GV: Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV chốt lại kiến thức.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
I. Khái niệm hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường vô sinh của quần xã). 
 VD: Hệ sinh thái ao hồ, đồng ruộng 
- Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định nhờ các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động qua lại với các thành phần vô sinh.
 - Trong hệ sinh thái, trao đổi vật chất và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh chúng biểu hiện chức năng của một tổ chức sống.
 HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái: 	(1) Mục tiêu: HS nêu được các thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái: 
	(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- GV: chiếu hình ảnh sơ đồ về mối quan hệ giữa các thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái:
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 
- Hệ sinh thái có cấu trúc gồm những thành phần nào ? 
- Thế nào là thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh?
 -Thành phần vô sinh gồm những yếu tố nào? Các yếu tố của thành phần hữu sinh?
- Căn cứ vào đâu để phân chia thành các nhóm sinh vật? Các nhóm sinh vật này có mối quan hệ gì với nhau?
- HS: nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS: nghiên cứu, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- GV: Theo dõi, quan sát, trợ giúp nếu phát hiện HS có khó khăn.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV: Gọi đại diện học sinh ở các nhóm trả lời.
- HS: Căn cứ vào chức năng dinh dưỡng-> phân chia các nhóm sinh vật. Chúng có quan hệ với nhau về dinh dưỡng.
- GV: Dựa trên cơ sở thảo luận, bổ sung, GV chốt lại kiến thức.
Bước 4: Phương án kiểm tra đánh giá
- GV: Đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS.
II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái: 
1. Thành phần vô sinh (sinh cảnh ): 
 + Các chất vô cơ: nước , oxi, cacbonddioxxit, nitơ, phôt pho
 + Các chất hữu cơ: protein, lipit, vitamin, hoocmôn..
 + Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm
2. Thành phần hữu sinh (Quần xã sinh vật )
 + Sinh vật sản xuất: (thực vật và 1 số vi sinh vật tự dưỡng) có khả năng sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ.
 + Sinh vật tiêu thụ: Gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
 + Sinh vật phân giải: Gồm vi khuẩn, nấm,... chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu các kiểu hệ sinh thái: 	
(1) Mục tiêu: HS nêu được các kiểu hệ sinh thái trên trái đất, phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo. 
	(2) Phương pháp / kĩ thuật dạy học: Vấn đáp – tái hiện, trực quan - tìm tòi
 (3) Hình thức tổ chức hoạt động: HS hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1: Giao nhiệm vụ: - GV: chiếu hình ảnh 
 ( Đồng rêu hàn đới)
 ( Thảo nguyên)
 ( Rừng lá kim)
 ( Sa mạc)
 ( Rừng nhiệt đới)
 ( Đồi chè)
 ( Ruộng bậc thang)
GV: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu thảo luận trả lời các câu hỏi sau: 
- Ở mỗi nơi trên trái đất có những hệ sinh thái rất khác nhau. Kể tên các kiểu hệ sinh thái nào trên trái đất?
Con người đã tác động như thế nào lên các hệ sinh thái trên trái đất? Và chiều hướng diễn biến của các hệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_he_sinh_thai_sinh_quyen_va_van_de_bao_ve_moi_truong.doc
  • docBia.doc
  • docDanh muc de tai SKKN da duoc xep giai cua tac gia.doc
  • docmuc luc va tai lieu tham khao.doc
  • docPHỤ LỤC.doc