Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề phòng chống Ma túy sâm nhập vào học đường

Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề phòng chống Ma túy sâm nhập vào học đường

Chúng ta, ai cũng hiểu rằng, tệ nạn Ma túy, mại dâm là tiền đề của hiểm họa HIV/AIDS đang lây lan nhanh chóng và có khả năng giết người hàng loạt. Từ lúc chỉ có 5 thanh niên Mỹ mang mầm bệnh AIDS vào năm 1981, tới nay HIV/AIDS hầu như đã có mặt ở tất cả các Châu lục và hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở tất cả các độ tuổi từ trẻ em mới sinh cho đến người già. “Nó” có mặt ở mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt cao sang, nghèo hèn, công nhân, nông dân, trí thức, tôn giáo, tín ngưỡng. Tệ nạn Ma túy, mại dâm là một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy mối người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia phải chung sức chung lòng ngăn chặn để bảo vệ cuộc sống thanh bình, trong sáng và hạnh phúc của chúng ta. Ngược lại các hiện tượng tiêu cực trong đời sống đời thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho tệ nạn xã hội phát triển và là mảnh đất màu mỡ cho đại dịch HIV/AIDS hoành hành.

Trong “Thông điệp nhân dịp ngày quốc tế chống ma túy”, Nguyên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ông Kofi Ananan đã phải thốt lên: “Không nơi nào trên thế giới tránh được nỗi đau khổ do ma túy gây ra” và “Điều khốc liệt nhất là vấn đề mang tính toàn cầu này lai đang tấn công vào những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là tầng lớp thanh niên. Cần phải báo động rằng một số lớn người đang bắt đầu sa vào nghiện ma túy từ lúc còn trẻ tuổi”.

Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới đời sống xã hội, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộ lộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện. Trường học cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tác động của ma túy tới học đường là mối nguy tiềm ẩn và gây nên những hậu quả khôn lường không chỉ đối với bản thân họcc sinh mà còn cả với gia đình họ và toàn xã hội.

 

doc 17 trang thuychi01 7161
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vấn đề phòng chống Ma túy sâm nhập vào học đường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Chúng ta, ai cũng hiểu rằng, tệ nạn Ma túy, mại dâm là tiền đề của hiểm họa HIV/AIDS đang lây lan nhanh chóng và có khả năng giết người hàng loạt. Từ lúc chỉ có 5 thanh niên Mỹ mang mầm bệnh AIDS vào năm 1981, tới nay HIV/AIDS hầu như đã có mặt ở tất cả các Châu lục và hầu hết các quốc gia trên thế giới, ở tất cả các độ tuổi từ trẻ em mới sinh cho đến người già. “Nó” có mặt ở mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt cao sang, nghèo hèn, công nhân, nông dân, trí thức, tôn giáo, tín ngưỡng... Tệ nạn Ma túy, mại dâm là một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy mối người, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia phải chung sức chung lòng ngăn chặn để bảo vệ cuộc sống thanh bình, trong sáng và hạnh phúc của chúng ta. Ngược lại các hiện tượng tiêu cực trong đời sống đời thường sẽ là điều kiện thuận lợi cho tệ nạn xã hội phát triển và là mảnh đất màu mỡ cho đại dịch HIV/AIDS hoành hành...
Trong “Thông điệp nhân dịp ngày quốc tế chống ma túy”, Nguyên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ông Kofi Ananan đã phải thốt lên: “Không nơi nào trên thế giới tránh được nỗi đau khổ do ma túy gây ra” và “Điều khốc liệt nhất là vấn đề mang tính toàn cầu này lai đang tấn công vào những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là tầng lớp thanh niên.. Cần phải báo động rằng một số lớn người đang bắt đầu sa vào nghiện ma túy từ lúc còn trẻ tuổi”.
Trong những năm vừa qua, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Cơ chế kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới đã có những tác động tích cực tới đời sống xã hội, trong đó có Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó mặt trái của cơ chế thị trường cũng bộ lộ và ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xã hội. Một trong những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập và giao lưu thế giới là sự du nhập nhanh chóng các hiện tượng lạm dụng và sử dụng chất gây nghiện. Trường học cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hội nhập nói chung và của ma túy nói riêng. Tác động của ma túy tới học đường là mối nguy tiềm ẩn và gây nên những hậu quả khôn lường không chỉ đối với bản thân họcc sinh mà còn cả với gia đình họ và toàn xã hội.
Với Việt Nam, sự tồn tại dai dẳng của ma túy đang là nỗi ám ảnh, bức xúc ngày một gia tăng của toàn thể cộng đồng, làm băng hoại đến đời sống của một bộ phận lớp trẻ hiện nay. Vì vậy, cần có những biện pháp tích cực, góp phần ngăn chặn các tệ nạn và sự quan tâm của toàn xã hội, gia đình, nhà trường để hiểm họa này không còn là nỗi đau của riêng ai.
Như chúng ta đã biết, khi nói về vai trò của tuổi trẻ Bác Hồ cũng đã khẳng định:
“Một năm khởi đầu từ mùa xuân
Đời người khởi đầu từ tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội..”.
Để tuổi trẻ luôn là những mùa xuân của xã hội thì công tác giáo dục có một vai trò rất quan trọng. “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên” Bác Hồ. Trong công tác giáo dục những nhân tố như: Gia đình – Nhà trường – Xã hội đã được nhìn nhận và khẳng định từ lâu. Người ta cũng đã nói nhiều đến việc phòng, chống ma túy trong xã hội, nhưng chúng ta cũng có thể khẳng định rằng vến đề ma túy xâm nhập học đường, thực trạng ra sao, các giải pháp toàn diện về phòng chống ma túy học đường vẫn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo, sâu sắc. Vẫn biết là khẩu hiệu: “Nói không với ma túy” đã trở thành quen thuộc. Nhưng không chỉ nói “không” mà phải làm gì đó thiết thực hơn để ngăn chặn một hiểm họa sẽ tác động tới mầm non, tuổi trẻ, tương lai của đất nước, sẽ để lại những di họa cho nhiều thế hệ mai sau.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
	Giúp học sinh nắm được:
- Hiểu ma túy là gì? Chất gây nghiện là gì? Đặc điểm và nguồn gốc của ma túy.
- Phân biệt được ma túy và các chất gây nghiện.
- Hiện tượng nghiện, một số loại ma túy thường gặp.
- Tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội.
- Thông tin cơ bản về ma túy.
- Biết phân loại ma túy và tác hại của nó. Rèn luyện kỹ năng phòng, chống ma túy.
- Có thức đấu tranh, tuyên truyền giáo dục, phòng, chống ma túy nói chung và trong học đường nói riêng.
. Đối tượng nghiên cứu.
Là học sinh lớp 10 trường THPT Quan sơn 2 về vấn đề phòng chống Ma túy sâm nhập vào học đường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Kết hợp phương pháp đàm thoại với thảo luận nhóm, động não, thuyết trinh.
- Máy chiếu hắt; máy chiếu đa năng.
- Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính.
- Phiếu bài tập “phát hiện các chất ma túy”.
- Các nảnh giấy nhỏ màu vàng, trắng,xanh, đỏ (5c – 10cm) đủ cho mỗi em 5 mảnh.
- Tranh, ảnh về các cây ma túy và các chất ma túy.
- Phiếu giao việc cho các nhóm đóng vai.
1.5. Những điểm mới của SKKN.
Những năm học trước đây, khi chưa sử dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống ma túy trong tiết học ngoại khóa, những vấn đề liên quan đến ma túy chỉ được dạy tích hợp vào một số bài học, một số đơn vị kiến thức trong khi thời gian giành để tích hợp không có nhiều. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục học sinh phòng, chống ma túy trong học đường qua dạy học bộ môn là không cao.
Từ thực tế đó, từ năm học 2014 – 2015 tôi đã mạnh dạn sử dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống ma túy trong học đường vào dạy học tiết ngoại khóa ở môn giáo dục công dân lớp 10, cụ thể ở các lớp 10a1, 10a2, 10a3, 10a4, của trường trung học phổ thông Quan Sơn 2. Có thể khẳng định một điều rằng với, việc vận dụng chuyên đề giáo dục, phòng, chống ma túy trong học đường vào dạy học tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân lớp 10 đã đem lại một kết quả rất tốt. Ngoài việc tạo ra đựơc sự sôi nổi, tích cực, hứng thú cho học sinh trong học tâp bộ môn, việc vận dụng này còn giúp cho hoạt động tuyên truyền rất là tốt trong việc giáo dục, phòng, chống ma túy trong trường học của nhà trường. 
Qua tiết học ngoại khúa, hầu hết các em đó hiểu được một cách khái quát nhất về ma túy và tác hại của nú, những nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy, phân biệt được các loại ma túy với các chất gây nghiện nhưng không phải là ma túy. Và các biện pháp phong ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của ma túy trong học đường, cũng như ngoài xã hội.Từ cơ sở đó giúp cho học sinh có những kỹ năng để ứng phó với ma túy. Đó là các kỹ năng nhận diện tình huống, nguy cơ; kỹ năng phân tích và suy nghĩ sáng tạo, linh hoạt; kỹ năng thương lượng, từ chối, ứng phó; kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ (giao tiếp, bày tỏ, kêu cứu); kỹ năng kiên định (thể hiện sự tự tin và kiên quyết)...
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết mục tiêu đào tạo của trường Trung học phổ thông là hình thành và phát triển con người toàn diện cho các thế hệ trẻ, đây là những công dân tương lai có đầy đủ: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể lực... Theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay của Đảng để đạt được mục tiêu trên, trường Trung học phổ thông phải có những chương trình giáo dục và giáo dưỡng phải đảm bảo cho phù hợp với nhiệm vụ của đất nước, giữ được con người Việt Nam trong thời đại mới. Từ năm 1990 – 1992 đến nay Đảng ta đã xác định môn giáo dục công dân là một môn khoa học xã hội trong nhà trường Trung học phổ thông. Chính vì vậy, môn giáo dục công dân có vai trò hết sức quan trọng, nó kết hợp với các môn khoa học khác trong nhà trường nhằm đào tạo con người mới cho đất nước những con người Việt Nam có tri thức khoa học; có đạo đức; có năng lực hoạt động thực tiễn; có phẩm chất chính trị; có ý thức trách nhiệm.
Ngày nay, trước thực trạng tệ nạn ma túy ngày càng lan rộng, có nguy cơ xâm nhập học đường, vì vậy công tác phòng, chống ma túy không còn là việc riêng của Đảng và Nhà nước mà còn là việc của các nhà trường, của thầy, cô giáo. Thực tế trong những năm qua công tác phòng, chống ma túy trong trường học đã được triển khai trên nhiều lĩnh vực và đã thu được một số kết quả, góp phần giảm sự gia tăng số lượng học sinh có liên quan đến ma túy trên phạm vi cả nước; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, tệ nạn ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là loại ma túy tổng hợp và các loại ma túy mới đã và đang tiếp tục thẩm lậu vào nước ta qua nhiều con đường khác nhau. Tệ nạn ma túy đang là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các loại tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội, làm cho tình hình trật tự, an toàn xã hội ở một số nơi trở nên phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến thanh – thiếu niên, học sinh. 
Thực tế trong các môn học ở trường Trung học phổ thông không có môn học nào?, bài học nào? đi sâu vào chuyên đề ma túy, phần lớn vấn đề ma túy chỉ được tích hợp vào một số bài, một số kiến thức của các môn Giáo dục công dân, môn Địa lý, môn Sinh... Mặt khác, các tài liệu, thông tin về ma túy hầu như không có, vì vậy rất khó để giáo viên tích hợp vào môn học, hoặc có tích hợp thì mang tính qua loa, đại khái một khi giáo viên dạy học cũng không am hiểu về vấn đề này. Tất cả điều này đã làm cho học những hạn chế rất lớn khi muốn tìm hiểu về ma túy, học sinh không biết nhiều về những thông tin về ma túy, về đặc điểm của ma túy, về nguồn gốc của ma túy, các loại ma túy, phân biệt ma túy với chất gây nghiện... Từ thực tế đó cho chúng ta thấy rằng hiệu quả của việc giáo dục, phòng, chống ma túy trong học đường đạt hiệu quả không cao.
Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông Quan sơn 2 theo tôi ngoài việc đưa vấn đề ma túy vào tích hợp dạy học bộ môn thì giáo viên có thể giành một tiết ngoại khóa của môn giáo dục công dân lớp 10,11,12 để cho học sinh tìm hiểu về vấn đề này. Để giúp giáo viên có những kiến thức, thông tin về vấn đề ma túy trong dạy - học Tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Sử dụng chuyên đề giáo dục phòng, chống ma túy trong trường học vào dạy học tiết ngoại khóa môn giáo dục công dân ở Trường THPT Quan sơn 2”.
2.2 Thực trạng. 
- Ma tuý là các chất hoá học có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo khi thâm nhập vào cơ thể người sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ của con người, làm cho con người bị lệ thuộc vào các chất đó, gây nên những tổn thơng cho từng cá nhân và cộng đồng. 
 - Ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. 
 - Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng".
Theo định nghĩa trên, một số chất gây nghiện như: cà phê, bia, rượu, thuốc lá là chất gây nghiện nhưng không phải là ma tuý. 
- Tuy vậy, theo điều tra và qua kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy người sử dụng các chất gây nghiện rất dễ nghiện ma túy, vả lại lạm dụng chất gây nghiện rất có hại cho sức khoẻ. Do đó chúng ta không nên lạm dụng các chất gây nghiện nhất là đối với trẻ em
Như vậy, ma túy là tên gọi chung của các chất gây nghiện đã bị nhà nước cấm. Ma túy bao gồm nhiều loại như: thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, các chất ma túy tổng hợp... và các chất được sử dụng hạn chế theo chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh như: Moócphin, seduxen... Người ta có thể nghiện một số chất. Các hình thức sử dụng gồm: hút, hít, ngửi, tiêm chích, nhai và uống. 	
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Hoạt động 1: Ma túy là gì? Chất gây nghiện là gì? 
• Mục tiêu: học sinh hiểu được tên, dạng thức tồn tại của một số loại ma túy; phân biệt với chất gây nghiện; các hình thức nghiện thường gặp.
• Đồ dùng: Phát phiếu bài tập về các chất ma túy và các chất gây nghiện cho từng học sinh xem, máy Overherad, tranh ảnh liên quan.
• Cách tiến hành: 
Bước 1: Sử dụng phương pháp động não, giáo viên đặt câu hỏi:
- Người ta thường nghiện những chất gì? (Liệt kê nhanh lên bảng )
	- Trong các loại trên, nghiện chất gì là nguy hiểm nhất? Chất nào là ma Túy? Chất nào là chất gây nghiện?
Bước 2: Phát cho học sinh một mẫu giấy nhỏ.
Bước 3: Học sinh làm bài tập cá nhân theo phiếu (viết ra ý kiến của mình)
Bước 4: Sau đó chia nhóm thành 4 nhóm tiếp tục thảo luận về những câu hỏi trên
Bước 5:Các nhóm lần lượt trình bày ý kiến của nhóm, các nhóm khác bổ sung.
* Hoạt động 2: “Đặc điểm của ma túy”; “Ai có nguy cơ bị lôi kéo vào sử dụng ma túy”.
• Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được ai cũng có nguy cơ bị lôi kéo vào sử dụng ma túy.
• Đồ dùng dạy học: Các mẫu giấy nhỏ, giấy khổ to, bút dạ, máy chiếu đa năng tranh ảnh liên quan
• Cách tiến hành: 
Bước 1: Phát cho mỗi học sinh một mẫu giấy nhỏ.
Bước 2: giáo viên yêu cầu từng em suy nghĩ và liên hệ thực tế và qua đài, báo chí, trả lời câu hỏi:
	- Đặc điểm của ma túy?
	- Ai có nguy cơ bị lôi kéo vào sử dụng ma túy?
Bước 3: Học sinh viết ngắn gọn vào mẫu giấy nhỏ.
Bước 4: Học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ.
Bước 5: Giáo viên gọi từng nhóm nêu lên ý kiến của mình, tập hợp nhanh lên bảng và tổng hợp, củng cố (Trình bày bằng máy chiếu đa năng).
Giáo viên kết luận đặc điểm của ma túy:
+ Có sự ham muốn không kìm chế được và phải sử dụng chúng bằng mọi giá.
+ Có khuynh hướng tăng dần liều dùng, liều sau phải cao hơn liều trước. Nếu tăng liều dùng, tăng thời gian sử dụng sẽ dẫn đến nghiện.
+ Người nghiện bị lệ thuộc về tinh thần và thể chất, khi thiếu thuốc hoặc ngừng sử dụng sẽ có biểu hiện của hội chứng cai nghiện, làm cơ thể có những phản ứng bất lợi, thậm chớ có thể bị đe doạ đến tính mạng. 
* Hoạt động 3: “Các nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và các chất gây nghiện”. 
	• Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được những nguyên nhân thường gặp dẫn đến nghiện ma túy và các chất gây nghiện.
	• Đồ dùng dạy học: Giấy A4, bút dạ, máy Overherad, tranh ảnh liên quan.
	• Cách tiến hành:
Bước 1: Phát cho mỗi học sinh một từo giấy A4, yêu cầu các em suy nghĩ và viết vào giấy.
Bước 2: giáo viên chia lớp thành 4 nhóm tiếp tục thảo luận về câu hỏi đó. Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0 các nhóm ghi ý kiến vào giấy.
Bước 3: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên củng cố (Trình bày bằng máy Overherad).
	Kết luận:
Sử dụng thuốc có chứa ma tuý không theo chỉ định của thầy thuốc.
Thiếu hiểu biết về ma túy và các chất gây nghiện.
Tò mò, đua đòi, sĩ diện, do bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc 
Bế tắc trong cuộc sống (thi trượt, thất tình, thất nghiệp, bệnh tật...)
Để giải trí, để có thành tích thể thao cao, tỉnh táo khi lái xe, học thi...
Do tập quán địa phương.
Do sự gia tăng của thị trờng ma túy.
Do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội.
Các nguyên nhân khác
* Hoạt động 4: “Tác hại của ma túy”.
	• Mục tiêu: giúp học sinh biết được những tác hại của ma túy.
	• Đồ dùng dạy học: Giấy rôki Ao, bút dạ, máy chiếu đa năng, phiếu màu, tranh ảnh liên quan.
	• Cách tiến hành: 
Bước 1: Phát cho mỗi học sinh 4 phiếu màu nhỏ, yêu cầu các em suy nghĩ về tác hại của ma túy và viết vào mỗi phiếu một tác hại.
Bước 2: Chia lớp thành 6 nhóm. Phát cho mối nhóm một tờ A0, sau đó các thành viên trong nhóm dán các phiếu đã viết lên giấy A0. Một người đọc to ý kiến của nhóm.
Bước 4: Giáo viên yêu cầu các nhóm phân loại các ý kiến về tác hại của ma túy (định hướng phân loại theo các yếu tố cá nhân, gia đình và xã hội).
Bước 5: Giáo viên củng cố (trình bày bằng máy chiếu đa năng).
	Kết luận:Tác hại của ma tuý đối với cá nhân và gia đình người nghiện:
* Đối với cá nhân:
- Ảnh hưởng tới sức khoẻ:
 + Rối loạn sinh lý (tiêu hoá, thần kinh, tuần hoàn, hô hấp )
 + Tai biến do tiêm chích, nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, C
 + Các bệnh kèm theo: ghẻ lở, hắc lào 
- Ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức người nghiện:
 + Giảm sút nhân cách: luôn thấy cuộc đời bế tắc, âu sầu, bi quan về sức khoẻ, sống gấp gáp, không mục đích 
 + Suy thoái đạo đức: thường xuyên xung đột với gia đình, ly hôn, lang thang, bụi đời, cướp giật, mãi dâm, giết người 
* Đối với gia đình:
+ Ảnh hưởng đến kinh tế và hạnh phúc gia đình.
+ Có thể dẫn tới khánh kiệt về kinh tế.
+ Hạnh phúc gia đình bị tan vỡ.
* Đối với xã hội:
- Ảnh hưởng xấu tới trật tự, an ninh xã hội:
+ Trật tự an toàn xã hội bị đe doạ: buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp
+ Một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS
- Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của xã hội:
+ Xã hội chịu tốn kém hàng chục tỷ đồng để chạy chữa cho người nghiện.
+ Người nghiện sống bám vào xã hội.
* Kết luận chung:
Ma túy là từ chỉ các chất gây nghiện đã bị Nhà nước cấm như hút thuốc phiện, cần sa, herooin, cocain, moocphin, seduxen, các lọai chất tổng hợp từ các loại hóa chất tổng hợp từ hóa chất độc hại... Ma túy rất nguy hiểm, dựng một lần có thể dẫn ngay đến nghiện. Ai cũng có nguy cơ bị lôi kéo vào sử dụng ma túy, vì vậy cần cảnh giác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sử dụng ma túy nhưng trong đó nguyên nhân chủ quan là quan trọng nhất. Nghiện ma túy không chỉ gây tác hại cho cá nhân mà còn gia đình và xã hội. Cần tránh xa ma túy.
* Củng cố: Giáo viên cho học sinh làm một số bài tập sau:
- Hãy đánh dấu X vào các ô tương ứng:
Để củng cố phần này giáo viên cho học sinh nhận dạng ma túy và các chất gây nghiện theo bảng sau:
TT
Tên
các chất
Chất 
gây nghiện là Ma túy
Chất gây nghiện không phải Ma túy
Chất 
không gây nghiện
1
Moocphin
2
Thuốc lá
3
Thuốc phiện
4
Amphetamin
5
Cần sa
6
Tetraxyclin
7
Cocain
8
Caphêin
9
Bia
10
Seduxen
11
Thuốc lào
12
Sữa
13
Heroin
14
Rượu
15
Vitamin
16
Methamphetamin
Học sinh trả lời. Giáo viên kết luận:
	a. Chất gây nghiện là ma túy: 1, 3, 4, 5, 7, 10, 13, 16.
	b. Chất gây nghiện không phải là ma túy: 2, 8, 9, 11, 14.
	c. Chất không gây nghiện: 6, 12, 15.
- Người ta sử dụng ma túy theo những cách nào? Hình thức nào?
Học sinh trả lời. Giáo viên kết luận: 
Các hình thức sử dụng gồm: hút, hít, ngửi, tiêm chích, nhai và uống.
- Cho biết các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến ma túy?
 	Học sinh trả lời. Giáo viên kết luận: 
- Buôn bán, tàng trữ, vận chuyển.
- Sử dụng.
- Lôi kéo, tổ chức, rủ rê.
- Sản xuất.
- Bao che, tiếp tay.
- Lừa gạt.
* Thông Tin cơ bản dành cho giáo viên:
* Tình hình chung:
	Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới), hiện nay trên thế giới có khoảng 50 triệu Người nghiện Ma Túy. Trong đó gồm 6 triệu người nghiện Cocaine; 5 triệu người nghiện thuốc phiện; 30 triệu người chơi Cần Sa; 9 triệu dùng thuốc ngũ và thuốc an thần. 
* Riêng ở Việt nam: 
Theo thống kê của cơ quan thường trực phòng, chống ma túy, tính đến cuối năm 2004, cả nước có khoảng 170.407 người nghiện có hồ sơ kiểm soát. Trong đó học sinh – sinh viên có khoảng 979 người, 4.799 trẻ em nghiện ma túy, nhưng số người nghiện còn cao hơn nhiều và hàng năm có xu hướng tăng; đặc biệt là tăng nhanh ở lứa tuổi trẻ. 
Hiện nay trên toàn quốc có khoảng hơn 80 cơ sở cai nghiện, trong đó hầu hết do các địa phương quản lý. Trong năm 2004, cả nước đã tổ chức cai nghiện cho 61.775 lượt cai nghiện, trong đó cai tại Trung tâm 46.709 người, cai tại cộng đồng được hơn 16.000 người.
Năm
Bảng: số học sinh, sinh viên nghiện Ma Túy ở các lứa tuổi
Lứa tuổi
Số lượng HS, SV
Tỷ lệ
6 – 10 tuổi
143
6%
10 – 18 tuổi
1642
62%
18 – 24 tuổi
832
32%
Tại Thanh Hóa: chỉ tính từ năm 2008 đến nay, Công an huyện Mường Lát đã phát hiện, bắt giữ 15 vụ, 20 đối tượng phạm tội về ma túy, đồng thời thụ lý điều tra 28 vụ, tiếp nhận 23 vụ của các đồn biên phòng đóng trên đị bàn huyện chuyển đến theo thẩm quyền, trong đó có 15 vụ mua bán trái phép chất Ma Túy, 18 vụ tàng trữ trái phép, 2 vụ vận chuyển trái phép các chất Ma Túy...
Nghiện là gì?
	Theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới) định nghĩa từ năm 1957, nghiện là: “Trang thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lập lại một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn không kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và thường thường cả thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã hội”.
- Ma túy và chất gây nghiện:
	Từ Hán Việt: “Ma” là làm cho tê liệt. “Túy” là làm cho say sưa. Chất gây nghiện có tác hại nghiêm trọng nhất là gây lệ thuộc cả tâm lý và thể chất.
- Thuốc phiện:
	Nhựa được lấy từ quả cây thuốc phiện. Thuốc phiện sống là nhựa được phơi khô, đóng gói. Thuốc phiện chín là khi dùng nước để chiết xuất thuốc phiện sống, lọc lấy dịch lọc, nấu sôi cho cô đặc lại. Sỏi thuốc phiện là tàn còn sót lại sau hít. Người nghiện pha vào nước nấu sôi lên để chích. Trên thị trường thuốc phiện được đóng gói, bánh màu nâu đen cánh gián hoặc dạng nước, vô bao ny

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_van_de_phong_chong_ma_tuy_sam_nhap_vao.doc