SKKN Một số biện pháp nâng cao chât lượng phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non Hưng Lộc
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” câu nói đã in sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta, trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức, có khoa học, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi Mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Và những cái đẹp ấy luôn được tìm thấy trong các tác phẩm âm nhạc bởi âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non nói chung trẻ 3- 4 tuổi nói riêng, thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình.
Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ.
MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU: 1.1. Lí do chọn đề tài..... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu. ...2 1.4. Phương pháp nghiên cứu3 2. NỘI DUNG ...3 2.1. Cơ sở lí luận. .3 2.2 .Thực trạng của vấn đề. ...4 2.3.Các biện pháp và giải pháp..........................................................6 2.3.1.Các biện pháp6 2.3.2. Các giải pháp tổ chức thực hiện...........................................................7 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...17 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........18 3.1.Kết luận 18 3.2.Kiến nghị19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” câu nói đã in sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta, trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của xã hội. Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có trí thức, có khoa học, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giầu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi Mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai. Và những cái đẹp ấy luôn được tìm thấy trong các tác phẩm âm nhạc bởi âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với đời sống con người. Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Nếu cuộc sống mà thiếu âm nhạc thì chẳng khác gì thiếu ánh sáng mặt trời. Đặc biệt đối với trẻ mầm non nói chung trẻ 3- 4 tuổi nói riêng, thì những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu mượt mà vui tươi, trong trẻo của các tác phẩm âm nhạc như là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách của mình. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ. Tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn luôn vui vẻ cho nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể coi âm nhạc là một bộ phận không thể tách rời với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nó là một phương tiện hữu hiệu cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường. Âm nhạc và vận động sáng tạo khi được giáo viên mầm non sử dụng một cách có mục đích, phù hợp sáng tạo sẽ hỗ trợ trẻ thu nhận kinh nghiệm tích cực và tạo cảm giác hưng phấn, vui tươi. Giáo viên có thể chơi đàn hay bật nhạc không lời êm dịu làm nhạc nền trong khi đang diễn ra các hoạt động khác của trẻ (gìơ ăn, chơi ở các góc, chơi ngoài trời, trẻ làm tạo hình..). Ca hát và nghe nhạc giúp trẻ duy trì tập trung, phấn khởi trong khi hoạt động. Trẻ thích hát theo lời bài hát hay đung đưa người theo tiếng nhạc có giai điệu vui tươi, êm dịu, nhộn nhịp. Ngoài ra giáo viên còn sử dụng âm nhạc để ổn định lớp, nhóm, vào bài, chuyển tiếp các phần trong giờ học hay chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo sự hứng thú, thu hút trẻ. Ý thức rõ vai trò của giáo dục âm nhạc, cho nên hoạt động học âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường lớp mầm non cũng như trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Từ thực tế trong quá trình dạy học hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non tôi thấy những nốt nhạc trầm bổng, những giai điệu du dương, mượt mà, trong trẻo của tác phẩm đối với trẻ như là những dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ và có tác dụng giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Cho nên hoạt động có chủ đích Giáo dục âm nhạc đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được trong trường mầm non. Thế nhưng, trẻ mầm non còn nhỏ, tư duy chủ yếu bằng trực quan hình tượng dể nhớ, nhưng cũng chóng quên mang nặng cảm tính. Khả năng trẻ tư duy tổng hợp khái quát chưa cao, cho nên yêu cầu cô phải linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt là cô có năng khiếu âm nhạc, hiểu được nội dung của tác phẩm mang đến cho trẻ những hình ảnh đẹp nói về quê hương đất nước con người việt nam. Để thu hút trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động hằng ngày như ( giờ ăn, ngủ, chơi hoạt động góc, hoạt động mọi lúc, mọi nơi) cô có thể bật nhạc không lời để thay đổi các trạng thái hoạt động của trẻ. Với tôi khi dạy giờ âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới lớp. Quan trọng hơn là hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi để trẻ phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo ở trẻ. Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu, trong những năm qua, bản thân tôi đã và đang cố gắng đi sâu tìm những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho hoạt động giáo dục âm nhạc. Nhưng đối với đặc điểm của lứa tuổi mẫu giáo nói chung, trẻ 3- 4 tuổi nói riêng giáo dục âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc cô dạy trẻ hát và múa đơn giản mà phải tổ chức hát, múa dưới nhiều hình thức và luôn đi cùng với đồ dùng đồ chơi âm nhạc. Bên cạnh đó, giáo dục âm nhạc luôn được thực hiện phù hợp với chế độ sinh hoạt cả ngày ở trường của trẻ có ý nghĩa lớn như: Giáo dục âm nhạc tích hợp với làm quen văn học, hoạt động tạo hình, toán, thể dục buổi sángnhờ đó mà cuộc sống của trẻ luôn vui vẻ hồn nhiên. Là một giáo viên mầm non, rất tâm huyết với nghề dạy trẻ. Trẻ em rất thông minh và lanh lợi. Tôi luôn mong muốn truyền đạt được nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết những khả năng vốn có. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những biện pháp tốt nhất cho quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc của mình. Vì tất cả những lý do này, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc, tôi đã không ngừng suy nghĩ và sáng tạo, để tìm ra những cách thức tổ chức và tạo ra môi trường học tốt nhất cho trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chât lượng phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc ở trường mầm non Hưng Lộc. 1.2 Mục đích nghiên cứu: Nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc, cô có thể truyền đạt lại cho trẻ những kỹ năng, kỹ xảo để trẻ có thể sáng tạo tiếp thu, học hỏi, cảm nhận được giai điệu của bài hát, hát đúng, hát hay, hát có cảm xúc, yêu thích âm nhạc. 1.3: Đối tượng nghiên cứu: 40 trẻ lớp mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non Hưng Lộc năm học 2015-2016 1.4. Phương pháp nghiên cứu SKKN: * Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết * Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu nhập thông tin * phương pháp thống kê sử lý số liệu 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận: Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở trẻ lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trẻ được nghe nhạc cổ điển từ trong bào thai sẽ kích thích sóng điện não giúp não phát triển tăng trí thông minh sau này. Và đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non Âm nhạc là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Và thông qua âm nhạc trẻ sẽ linh họat, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết hợp khi hát và rèn luyện cho trẻ, khi vận động theo nhạc sẽ thúc đấy sự vận động cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Theo hướng đổi mới, giáo dục âm nhạc được thực hiện với mục đích nâng cao khả năng thực hành, cảm thụ nghệ thuật. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: Ca hát, vận động, nghe hát, múa trẻ chơi âm nhạc. Đặc biệt đối với trẻ 3- 4 tuổi, giáo dục âm nhạc đã đem lại cho trẻ những ấn tượng, những khái niệm âm nhạc, dần hình thành trong tâm hồn trẻ, tạo điều kiện phát triển thị hiếu âm nhạc. Đây là bước khởi đầu giúp trẻ biết lựa chọn, đánh giá tác phẩm âm nhạc và biết cách biểu diễn ở mức độ đơn giản. Thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc trẻ được tiếp xúc với các dạng hoạt động: Ca hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Trẻ được hát những giai điệu trầm bổng với lời ca đẹp, được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc. Giáo viên tận dụng vận động để phát huy khả năng của trẻ trong các lĩnh vực: Ngôn ngữ, văn học, khoa học, nghệ thuật và chơi ngoài trời. Mà mục đích của chương trình giáo dục mầm non “làm sao để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm” sáng tạo và thể hiện mình. Xuất phát từ đặc điểm sinh lý của trẻ Mẫu giáo “dễ nhớ, mau quên và dễ nhàm chán”. Tôi nghĩ rằng nếu thực hiện hoạt động giáo dục âm nhạc tốt thì chắc hẳn giờ học sẽ rất sôi nổi và sinh động, gây hứng thú và trẻ hoạt động tích cực. Giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong câu từ, góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ. Ý thức được điều này giáo viên, đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày ở trường mầm non, hoặc ở nhà để các cháu có thể vui chơi học tập một cách có hiệu quả. 2.2. Thực trạng vấn đề: Năm học 2015– 2016 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi tổng số là 40 cháu. * Thuận lợi: Đựơc sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương, và các bậc phụ huynh nên trẻ đến lớp được đầu tư đồ dùng học tập, các loại đồ dùng trực quan phục vụ các hoạt động của trẻ cơ bản đảm bảo. Nhà trường đã có trang thiết bị điện tử, công nghệ thông tin giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc chuyển tải kiến thức. Hoạt động cũng trở nên cuốn hút và sinh động hơn. Trẻ được tham gia nhiều hoạt động văn nghệ của nhà trường, ngày khai giảng, ngày 20-11, ngày 8-3 nên trẻ tự tin mạnh dạn. Những hoạt động này vô cùng có ý nghĩa với trẻ, nó giúp trẻ có cơ hội rèn luyện và thỏa sức thể hiện, vì thế mà trong các tiết học trẻ mạnh dạn và nhiệt tình hơn. Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc rèn luyện và giáo dục các cháu. Các cháu đi học chuyên cần 39/40 đạt 97% Trường tổ chức ăn bán trú 100 nên thuận lợi cho việc chăm sóc trẻ hàng ngày. Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, có khả năng hát cho trẻ nghe và biết định hướng cho trẻ hoạt động âm nhạc có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động đa dạng, phong phú. Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện xây dựng các tiết mẫu để giáo viên được dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí đồng nghiệp. Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh trong công tác phối kết hợp chăm sóc, giáo dục trẻ. *. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên, song trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc và chăm sóc trẻ tôi cũng gặp không ít khó khăn: Số trẻ trong lớp quá đông, nề nếp chưa ổn định, kiến thức của trẻ còn hạn chế. Tỉ lệ trẻ chưa qua nhà trẻ còn nhiều. Đồ dùng trực quan còn ít chưa đa dạng phong phú. Thẩm mỹ chưa đạt, giá trị sử dụng chưa cao. Đặc biệt là đồ dùng cho trẻ hoạt động âm nhạc còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ. Trường còn chưa có phòng đa năng, nên việc phát triển âm nhạc cho trẻ vẫn còn nhiều khó khăn. Việc áp dụng công nghệ khoa học vào hoạt động, các hoạt động còn hạn chế. Do phụ huynh chủ yếu đi làm ăn xa, gửi cháu cho ông bà vì vậy việc phối hợp với phụ huynh cũng gập nhiều khó khăn, cô không thể trao đổi về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em họ. 2.2.3. Kết quả khảo sát Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trên trẻ ở lớp tôi và kết quả đạt được như sau: Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng. Nội dung đánh giá TS Trẻ Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Tốt Khá TB Yếu Kém ST % ST % ST % ST % ST % Trẻ thuộc lời bài hát và nhớ tên tác giả, cảm nhận được giai điệu bài hát. 40 8 20 13 32 12 30 7 18 0 0 Trẻ có kỹ năng ca hát nghe hát, vận động theo nhạc 40 9 23 10 25 17 43 4 10 0 0 Trẻ biết chơi trò chơi âm nhac 40 8 20 9 23 15 37 8 20 0 0 Trẻ hứng thú tham gia hoạt động 40 8 20 10 25 16 40 6 15 0 0 *Kết quả: -Trẻ đạt yêu cầu: 33 trẻ đạt 82% -Trẻ chưa đạt yêu cầu: 7 trẻ đạt 18% * Nguyên nhân: - Hình thức dạy hát còn chưa cuốn hút và lôi cuốn trẻ, các hình thức đôi lúc chưa linh hoạt, - Việc lựa chọn một số trò chơi phục vụ âm nhạccòn hạn chế. - Chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng ca hát và kỹ năng vận động, thực hành cho trẻ, còn đang gò ép trẻ học hát theo kiểu “học thuộc lòng”. - Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào các hoạt động ca hát, vận động. - Do ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, trẻ nói ngọng tiếng địa phương, phát âm khó nên hát chưa đúng giai điệu, hát không rõ lời hoặc hát sai lời. - Trẻ chưa tạo được âm thanh hợp lí khi hát ( hát nhỏ hoặc hát gắt, thét). Khi hát trẻ chưa hòa quyện giọng hát của mình vào giọng hát của tập thể. Chính vì vậy tôi thường xuyên chú trọng tổ chức hoạt động cho trẻ ca hát, vận động theo các tiết học, các chủ đề, học mọi lúc mọi nơi. Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ tìm ra những giải pháp, biện pháp khắc phục để giúp trẻ tham gia học tốt hoạt động giáo dục âm nhạc, qua đó góp phần tạo cho trẻ khí chất nhanh nhẹn hơn. 2.3. Các giải pháp và biện pháp 2.3.1. Các giải pháp. -Xây dựng kế hoạnh giáo dục âm nhạc, tạo môi trường kích thích sự hứng thú học tập. -Đổi mới hình thức tổ chức các dạng hoạt động âm nhạc, tổ chức tiết học nhẹ nhàng linh hoạt. - Sử dụng các loại nhạc cụ, học cụ để thu hút sự chú ý của trẻ -Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh 2.3. 2. Các biện pháp tổ chức thực hiện. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục âm nhạc. Từng chủ đề tôi xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch hoạt động ngay từ đầu chủ đề: Sưu tầm những bài hát mới có nội dung ngắn, dể nhớ, gần gũi với trẻ phù hợp với chủ đề, lứa tuổi, thực tế của địa phương với nhận thức của trẻ chứa đựng tính nhân đạo đi sâu vào tình cảm, phản ánh được những hứng thú của trẻ. Ví dụ: Chủ đề “ Trường Mầm non” Đề tài: Dạy hát bài “ Vui đến trường” của Hoàng Tiến. Nội dung kết hợp tôi chọn Nghe hát bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm non” và trò chơi: “ Ai đoán giỏi”. Ví dụ: Chủ đề “ Gia đình” Nội dung trọng tâm: Nghe hát, nghe nhạc bài: “Chỉ có một trên đời” Nội dung kết hợp: Hát bài: “Cả nhà thương nhau” và TC: Hát theo hình vẽ Ví dụ: Hoạt động ca hát. Trọng tâm day vận động múa Chủ đề : Thế giới thực vật – tết và mùa xuân Đề tài : dạy vận động múa “sắp đến tết rồi”. Kết hợp nghe hát: Em ngắm chiếc lá Chủ đề: “ Động vật” Đề tài: Dạy vận động bài: “Vì sao con mèo rửa mặt” của tác giả Hoàng Long, Nội dung kết hợp tôi chọn nghe hát bài “Con cò”của Tân Huyền. Ví dụ: Chủ đề : “nghề nghiệp” Đề tài: hát vỗ tay theo nhịp bài “Cháu yêu cô chú công nhân” tác giả “Hoàng văn yến” Kết hợp nghe hát: Cháu yêu cô thợ dệt Trò chơi: “ nghe nhạc đoán tên bài hát” Để chuẩn bị một hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ tôi vạch sẵn các hoạt động giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và nghỉ ngơi, duy trì cân đối giữa vận động “động và tĩnh”. Khi kết thúc một hoạt động, tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu dừng lại đột ngột đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. Muốn hoạt động giáo dục hiệu quả, tôi phải tìm hiểu phân tích bài hát trên cơ sở đó luyện hát diễn cảm, thể hiện sắc thái tình cảm phù hợp với nội dung bài hát và sử dụng thành thạo các dụng cụ âm nhạc. Biện pháp 2: Tạo môi trường kích thích sự hứng thú. Vì diện tích phòng hẹp tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng Âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. Cô cho trẻ học ở phòng tập rộng rãi, thông thoáng cô có thể trang trí các nốt nhạc, hình vẽ các bạn nhỏ ca múa, dán, trưng bày các nhạc cụ học cụ xung quanh phòng để kích thích trẻ hứng thú hơn khi học tập. Ví dụ: Chủ đề trường mầm non tôi cắt dán nốt nhạc và các bạn nhỏ đang cùng nhảy múa ca dưới mái trường, cùng nhiều các bạn nhỏ đang ca hát. Trẻ mầm non phát âm còn chưa chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, tôi luôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. Tại góc âm nhạc, tôi cũng chú ý tạo điều kiện cho trẻ thể hiện những ý tưởng, mong muốn của trẻ, đặc biệt phát huy tác dụng của trẻ hỗ trợ nhau, liên kết với nhau tổ chức các hoạt động mang tính nghệ thuật. Khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí một số đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng. Ví dụ: Tôi tận dụng vỏ hộp làm trống lắc và khuyến khích trẻ cùng dán trang trí cho đẹp. Hay trẻ cùng tôi trang trí lên những chiếc mũ múa, mũ chụp Khi trang trí xong trẻ được dùng chính sản phẩm mình làm để hoạt động, thì trẻ rất hứng thú. Ví dụ: Chủ đề thực vật tôi làm các dụng cụ âm nhạc dưới dạng hoa lá, cùng với các nốt nhạc khuyến khích trẻ làm cùng cô. Chủ đề động vật dán các con vật ngộ ngĩnh đáng yêu đang cầm dụng cụ âm nhạc nhảy múa ca hát. Để có một hoạt động học sôi nổi và hào hứng ngay từ đầu, người dạy trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hátđể giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác . Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các tṛò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Ví dụ: Khi trẻ nghe một đoạn nhạc, hoặc một đoạn đệm đàn của một bài hát nào đó, tự các trẻ có thể hứng thú hát múa và vận động bài hát mà không cần hưỡng dẫn của cô. Qua sử dụng biên pháp tạo môi trường kích thích sự hứng thú tôi thấy đa số các cháu hứng thú tham gia hoạt động rất sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức các dạng hoạt động âm nhac, tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt. Dựa vào nội dung giáo dục âm nhạc để có những hình thức tổ chức phù hợp. Ví dụ: Hoạt động ca hát. Trọng tâm dạy hát Chủ đề : Trường mầm non Đề tài: Dạy hát: Trường chúng cháu là trường mầm non Nghe hát: Cô và mẹ Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát. Trẻ thuộc lời bài hát, đúng giai điệu bài hát Giáo dục trẻ nghe lời cô giáo ngoan ngoãn, đoàn kết với bạn bè. Cô có thể cho trẻ đọc bài thơ về chủ đề trường mầm non, xem tranh về trường mầm non đàm thoại chủ đề Giới thiệu tên bài hát tên tác giả. Cô hát mẫu 1 lần Dạy trẻ hát từng câu của bài hát Khi trẻ đã quen và thuộc thì cô có thể cho trẻ thi đua nhau hát (tổ, nhóm, hát to, nhỏ, hát đối) Nghe hát: Cô và mẹ Cô có thể xem tranh ảnh cô đang bé bé từ tay mẹ, để trẻ có thể hiểu tình cảm của cô và mẹ dành cho mình. Cô hát 2 lần, lần 2 cô mời trẻ hưởng ứng cùng cô Ví dụ: Hoạt động ca hát. Trọng tâm day vận động múa Chủ đề: Thế giới thực vật – tế
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_phat_trien_tham_my.doc