SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi

Như chúng ta đã biết, ở trường Mầm non nhiệm vụ là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Việc hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.

Cho trẻ làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để hình thành cho trẻ những năng lực họat động thái độ ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ cái(LQCC) để giúp trẻ biết đọc, biết tô viết chữ cái. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1.

Theo nghiên cứu thì Vụ giáo dục Mầm non đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ cái cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp trong việc tổ chức hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt kết quả tốt.

Làm quen chữ cái, chữ viết theo quan điểm tích hợp theo phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái, chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái, chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú.

 

doc 21 trang thuychi01 15333
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, ở trường Mầm non nhiệm vụ là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Việc hướng dẫn trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với chữ cái là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.
Cho trẻ làm quen với chữ cái là cơ hội tốt để hình thành cho trẻ những năng lực họat động thái độ ngôn ngữ, phát triển trí tuệ và kỹ năng làm quen chữ cái(LQCC) để giúp trẻ biết đọc, biết tô viết chữ cái. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào lớp 1.
Theo nghiên cứu thì Vụ giáo dục Mầm non đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ cái cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo hướng đổi mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp trong việc tổ chức hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đạt kết quả tốt.
Làm quen chữ cái, chữ viết theo quan điểm tích hợp theo phương pháp giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ cái, chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái, chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú.
Việc nuôi dạy trẻ ở lứa tuổi Mầm non là công việc hết sức vất vả và khó khăn, nhất là việc cho trẻ “Làm quen với chữ cái”. Đối với tôi tổ chức họat động “Làm quen với chữ cái” cần thiết phải sử dụng những đồ chơi đẹp, màu sắc hấp dẫn, đúng mức để đạt được nhiệm vụ dạy trẻ “nhận biết và phát âm 29 chữ cái” tiếng Việt đúng và chuẩn. Song với đặc điểm của trẻ là nhanh nhớ nhưng lại chóng quên, trẻ thích những hình ảnh sống động. Do đó tôi thấy cần phải tìm những hình ảnh mới lạ, hấp dẫn trẻ để nâng cao chất lượng hoạt động “Làm quen với chữ cái”. 
Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công đứng lớp 5 – 6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy rằng trẻ làm quen với chữ cái không phải là một việc dễ làm, cần đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, chịu khó biết vận dụng và tổ chức linh hoạt, sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của môn học, từ đó trẻ tập trung chú ý và thực sự hứng thú hoạt động. 
Hơn nữa việc tổ chức cho trẻ hoạt động “Làm quen với chữ cái” ở trường Mầm non giúp hoạt động trí tuệ của trẻ được phát triển, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu của kỹ năng nghe, đọc, nói tiếng Việt thành thạo. Nhiệm vụ chính của chúng ta là cho trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái. Muốn thực hiện được nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết đó cần sử dụng phương pháp “Học mà chơi, chơi mà học” để tổ chức hoạt động “Làm quen với chữ cái”.
Trẻ được học trên tiết học, học qua các trò chơi, học ở mọi lúc, mọi nơi như thông qua giờ đón trả - trẻ, qua các buổi dạo chơi tham quan, qua các mô hình giúp trẻ nhận biết phát âm được các chữ cái, trẻ nhớ và thuộc mặt chữ tạo tiền đề ban đầu giúp trẻ thích ứng với môi trường “Học là hoạt động chủ đạo” ở trường Tiểu học.
Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5- 6 tuổi” ở trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái đồng thời đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng về hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Trung Thành.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường Mầm non Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phương pháp phân tích, trực quan thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Trong tiếng việt mỗi chữ cái là một đơn vị của hệ thống viết theo bảng chữ cái, mỗi chữ cái trong ngôn ngữ viết thường đại diện cho một âm vị (âm thanh) trong ngôn ngữ nói. Những ký hiệu viết trong các hệ thống viết khác đại diện cho các âm tiết hoặc như trong chữ tượng hình, đại diện cho một từ.
Việc cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với 29 chữ cái còn mang tính hoạt động biệt lập chưa đáp ứng với yêu cầu trong phát triển của giáo dục mầm non, trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và phát âm chuẩn, nhằm chuẩn bị cho trẻ một hành trang bước vào lớp 1 được tốt hơn. Cho trẻ làm quen với chữ cái theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách tự nhiên nhưng phải chính xác, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Việc cho trẻ làm quen với chữ cái cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ cái và ngôn ngữ nói một cách phong phú.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi bước vào trường Tiểu học là bước ngoặt và khó khăn đối với trẻ. Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi bước vào lớp 1 được tốt, ngoài việc giáo dục cho trẻ phát triển toàn diện về 5 mặt thì việc chuẩn bị cho trẻ làm quen với chữ cái rất quan trọng, hỗ trợ cho môn tiếng việt sau này. Bởi vì ở mẫu giáo trẻ đang quen với “vui chơi là hoạt động chủ đạo” nhưng khi trẻ vào Tiểu học thì “học lại là vai trò chủ đạo” nên việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và các nhiệm vụ học tập sáng tạo thông qua các hoạt động là cần thiết. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với chữ cái là một phần, một bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ đồng thời cung cấp thêm vốn từ về thế giới xung quanh. Cho trẻ làm quen với chữ cái còn giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua việc tìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển óc quan sát, ghi nhớ có chủ định. Làm quen với chữ cái còn giáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ, chuẩn bị tích cực cho trẻ bước vào trường Tiểu học.
 Song ở lứa tuổi này nhận thức của trẻ là nhận thức cảm tính và tư duy là tư duy trực quan hình tượng nên tôi thấy rằng ngoài nhiệm vụ cho trẻ nhận biết luyện phát âm và viết chữ cái, phải giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, hai nhiệm vụ này cần tiến hành song song để giúp tư duy của trẻ phát triển.
Chính vì vậy, giáo viên mầm non cần phải tìm tòi đưa ra những phương pháp giảng dạy sao cho lượng kiến thức trẻ tiếp thu được đạt kết quả cao, trẻ học hứng thú, sôi nổi, tích hợp được nhiều nội dung vào giảng dạy để giờ học phong phú hơn, tạo sự lôi cuốn đối với trẻ mầm non. Do đó đối với trẻ 5 - 6 tuổi cùng với các hoạt động học trong trường mầm non thì hoạt động “Làm quen với chữ cái” hết sức quan trọng và cần thiết. Nó không những giúp trẻ bước đầu nhận biết, luyện phát âm 29 chữ cái chính xác và bước đầu biết tô, viết các chữ cái theo dấu chấm mờ đúng quy trình. Và nó còn hỗ trợ tích cực cho môn “Tiếng Việt” ở trường phổ thông. 
2. Thực trạng vấn đề.
2.1.1. Thuận lợi
2.1.1. Đối với nhà trường
Trường luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân xã Trung Thành, sự quan tâm của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Nông Cống. Trường được xây dựng ở khu vực trung tâm của xã, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ, đặc biệt là hoạt động “làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non.
BGH nhà trường đã mua sắm một số trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động, phòng học thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động.
Nhà trường có BGH trẻ, khỏe, nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn quan tâm đến chị em đồng nghiệp không chỉ về chuyên môn mà còn giúp đỡ chị em trong cuộc sống, thường xuyên gần gũi, tâm sự, chia sẻ với chị em. 
2.1.2. Đối với giáo viên
Có đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe năng động, sáng tạo có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết với nghề, luôn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc, 100% giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và 80% giáo viên có trình độ trên chuẩn. 
Bản thân là một giáo viên có hơn hai mươi năm tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên để hoàn thành xuất sắc công việc của người giáo viên.
2.1.3. Đối với trẻ
Lớp 5 – 6 tuổi B do tôi phụ trách với tổng số 36 cháu, các cháu đều đã được học qua các lớp trước, không có trẻ khuyết tật, nề nếp trẻ ngoan.
 2.1.4. Công tác tham mưu 
Giáo viên đã đề xuất tham mưu với nhà trường một số biện pháp nhằm trang bị thêm cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ, đặc biệt là hoạt động làm quen với chữ cái.
2.1.5. Đối với phụ huynh 
Phần lớn phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đã nói trên, trong quá trình công tác giảng dạy cũng gặp không ít khó khăn như là:
2.2.1. Đối với giáo viên
Giáo viên còn sử dụng tiếng địa phương; ngữ điệu lời nói của cô còn cứng nhắc chưa hấp dẫn. Vì vậy còn gặp khó khăn trong việc dạy trẻ phát âm đúng các chữ cái tiếng Việt.
Việc áp dụng một số phương pháp, biện pháp đổi mới về nội dung tổ chức hoạt động “Làm quen với chữ cái” còn đơn giản, chủ yếu cung cấp kiến thức cho trẻ mà chưa chú trọng đến kỹ năng áp dụng vào thực tế. Khi vận dụng phương pháp hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động “Làm quen với chữ cái” còn mang tính hình thức, chưa linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động.
2.2.2. Đối với trẻ:
Lớp học có tổng số học sinh là: 36 cháu, trong đó số cháu nam là: 22 cháu = 61%, số cháu nữ là: 14 cháu =39 %. Tỉ lệ nam và nữ chênh lệch nhau quá nhiều, sĩ số trẻ trong lớp đông, số cháu là nam nhiều nên rất hiếu động, chưa tập trung chú ý trong giờ học.
2.2.3. Đối với nhà trường
Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư nhưng cũng chưa phong phú và đa dạng nhất là đồ dùng phục vụ hoạt động “làm quen với chữ cái”. 
2.2.4. Công tác tham mưu: 
Việc tham mưu cho ban giám hiệu còn chưa mạnh dạn, chưa thường xuyên cho nên việc mua sắm các đồ dùng, trang thiết bị, tranh ảnh còn hạn chế.
2.2.5. Công tác phối kết hợp với phụ huynh 
Vì nằm ở khu vực nông thôn nên đa số phụ huynh làm nghề nông, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, một số phụ huynh chưa có nhiều thời gian quan tâm đến việ học tập của trẻ. Phụ huynh còn xem nhẹ hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ mà chỉ tập trung dạy viết chữ trước cho trẻ, nên trẻ viết được chữ mà không nhận biết và đọc được chữ. 
2.3. Kết quả thực trạng
Từ những thuận lợi và khó khăn trên nên việc cho trẻ tham gia hoạt động “làm quen với chữ cái” chưa thu được kết quả cao cụ thể là:
2.3.1. Đối với trẻ.
Nội dung đánh giá
Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
TB
CĐ
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Trẻ nhận biết chữ cái
12
33
14
39
10
28
Khả năng phát âm
13
36
15
42
8
22
Khả năng phân biệt chữ cái
12
33
14
39
10
28
Kỹ năng tô, viết chữ cái
12
33
14
39
10
28
2.3.2. Đối với cô.
Việc lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phù hợp với nội dung chủ đề nên việc xây dựng kế hoạch còn nhiều lúng túng.
Kỹ năng tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ vẫn còn hạn chế. Giáo viên chỉ mới chú trọng việc cung cấp tên chữ cái cho trẻ đọc theo, trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ tự khám phá. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. 
Việc tạo môi trường mở còn lúng túng, làm đồ dùng trực quan và chuẩn bị đồ dùng trực quan chưa sinh động, hấp dẫn.
Khả năng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động làm quen với cái còn nhiều hạn chế 
Phương pháp lồng nghép tích hợp chưa linh hoạt, sáng tạo nên kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thật sự say mê hào hứng, sử dụng đồ dùng trực quan chưa khoa học.
Công tác tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chưa có tính thuyết phục. 
Chưa mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu để bổ sung thêm tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho các tiết học “Làm quen với chữ cái”. 
2.3.3. Đối với cơ sở vật chất.
 Việc tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái còn hạn chế như: góc học tập còn nghèo nàn, các mô hình hình, các đồ dùng đồ chơi trong góc học tập chưa phong phú, chủ yếu là mua, ít đồ dùng tự tạo.
2.3.4. Đối với phụ huynh
Vẫn còn một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và việc hướng dẫn làm quen với chữ cái nói riêng. Việc động viên các gia đình đóng góp phế liệu, mua đồ dùng cho trẻ chưa cao.
3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc cho trẻ “Làm quen với chữ cái” đối với trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non. Căn cứ vào thực trạng đã trình bày ở trên bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp trong nhà trường rất trăn trở làm sao từng bước tháo gỡ khó khăn để nâng cao chất lượng cho hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 5 - 6 tuổi tôi đã suy nghĩ phải làm sao tìm ra những phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hướng dẫn trẻ thực hiện tốt hoạt động “Làm quen với chữ cái” cho trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ về ngôn ngữ nói và nhận biết phát âm được 29 chữ cái, nhớ mặt chữ cái tiếng Việt để giúp trẻ chuẩn bị bước vào trường Tiểu học được tốt. 
Chính vì vậy tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 – 6 tuổi” với các biện pháp sau: 
 Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề.
Việc lựa chọn nội dung hoạt động và lồng ghép tích hợp logic phù hợp với chủ đề có ý nghĩa quan trọng vì trẻ ở độ tuổi này nhanh nhớ nhưng lại chóng quên do đó khi tổ chức một hoạt động nào nếu muốn trẻ nhớ lâu thì lựa chọn nội dung cho phù hợp với chủ đề, với khả năng nhận thức của trẻ có như vậy mới khắc sâu vào tâm trí của trẻ. Vì lẽ đó là tổ trưởng chuyên môn tôi đã kết hợp với giáo viên và phó hiệu trưởng bàn bạc để lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với chữ cái sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, phù hợp với chủ đề rồi tiến hành cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi để trẻ được trải nghệm. Qua quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn các nhóm chữ phù hợp với chủ đề và nâng cao được chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái đó là:
Tên chủ đề
Trên tiết học
 Trò chơi
Mọi lúc, mọi nơi
Trường Mầm non
LQCC: o, ô, ơ 
Tìm chữ trong từ, tìm chữ theo yêu cầu, xếp chữ bằng hột hạt
Góc nghệ thuật, góc thư viện, ngoài trời
Bản thân
LQCC: a, ă, â
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp chữ bằng các nét, hái hoa tìm chữ
Góc nghệ thuật, 
hoạt động ngoài trời
Gia đình
LQCC: e, ê 
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp chữ bằng hột hạt, hái quả tìm chữ
Góc thư viện, góc nghệ thuật
Nghề nghiệp
LQCC: u, ư 
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp chữ bằng các nét, tìm đúng nhà 
Góc nghệ thuật, hoạt động ngoài trời
Động vật 
LQCC: i, t, c 
Tìm chữ trong từ, xếp chữ bằng hột hạt, hái lá tìm chữ
Góc thư viện, hoạt động ngoài trời
Thực vật
LQCC: b, d, đ 
Tìm chữ theo yêu cầu, tìm chữ trong từ, xếp chữ bằng các nét, hái hoa tìm chữ.
Góc nghệ thuật, hoạt động ngoài trời
Tết và mùa xuân
LQCC: l, m, n 
Tìm chữ trong từ, xếp chữ bằng hột hạt, hái lá tìm chữ
Góc thư viện, hoạt động ngoài trời
Giao thông
LQCC: h, k, p, q 
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp chữ bằng các nét, tìm đúng nhà
Góc thư viện, góc nghệ thuật, hoạt động ngoài trời
Các hiện tượng tự nhiên
LQCC: g, y 
Xếp chữ bằng hột hạt, tìm đúng nhà, hái hoa tìm chữ
Góc nghệ thuật, hoạt động ngoài trời
Quê hương- Đất nước -Bác Hồ- Trường tiểu học
LQCC: s, x, v, r
Tìm chữ theo yêu cầu, xếp chữ bằng hột hạt, hái lá tìm chữ, về đúng nhà
Góc thư viện, hoạt động ngoài trời
	Từ việc lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ nên trong những năm qua việc cho trẻ làm quen với chữ cái ở lớp tôi đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động, trẻ ghi nhớ lâu hơn.
Biện pháp 2. Rèn kỷ năng phát âm chuẩn.
Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì tôi nghĩ cô giáo phải là người phát âm chuẩn, rõ ràng, chính xác âm mẫu chữ cho trẻ nghe. Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát âm sai nên trẻ bắt chước. Trong khi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ, tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng hạn chữ N- L, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm
+ l: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi
+ n: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới
Hoặc chưa nhận biết được mặt chữ cái, tôi cho trẻ xem tranh, hình ảnh, dưới có kèm từ chứa chữ cái sẽ học. 
Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn.
Với cách làm như vậy, trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm và nhận biết mặt chữ cũng nhanh và chính xác. 
 (Hình ảnh trẻ tham gia tích cực trong giờ học)
Muốn cho trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ cái, chữ viết theo phương pháp mới, điều trước tiên giáo viên phải nắm vững được nội dung, phương pháp, theo chương trình giáo dục mầm non. Do vậy, những tiết thao giảng hoạt động “làm quen chữ cái” nhằm để giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy. Trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trải nghiệm, không gò ép trẻ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao. 
Biện pháp 3. Tạo môi trường chữ cái trong lớp. 
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường “Làm quen chữ cái” trong lớp học rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con vật để trang trí góc theo chủ đề. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục tốt và theo chủ đề, dưới mỗi bức tranh đều có chữ viết kèm theo. Việc trang trí vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, được làm quen với chữ cái ở tranh.
Giờ chơi hoạt động góc cô tổ chức cho trẻ chơi Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, trong giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ tô chữ, xếp chữ, tô tranh, nối chữ cái, tô viết chữ cái trùng khít lên chữ in mờ...
 (Hình ảnh trẻ tô tranh, nối chữ qua hoạt động góc)
Nói chung trong các hoạt động cô đều lồng ghép chữ cái và tạo môi trường chữ cái trong mọi hoạt động để cho trẻ được tham gia và làm quen.
Ở góc thư viện tôi chuẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo dành cho lứa tuổi Mầm Non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. Tôi luôn thay đổi theo chủ đề, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối năm học trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc.
Khi xem tranh truyện tôi tập cho trẻ đọc từ trái sang phải. Làm như vậy giúp trẻ tập kể chuyện theo tranh, trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của chữ cái, rèn luyện khả năng quan sát, chú ý của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: Thế giới động vật
Tôi trưng bày sách, truyện tranh về các con vật, cùng với dòng chữ: “Thế giới động vật” và các từ dưới tranh.
Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. 
Giờ hoạt động ngoài trời cô cho trẻ ôn bài cũ, làm quen bài mới bằng cách cho trẻ nhận biết những biển hiệu treo trên cây có hình ảnh và kèm từ có chứa các chữ cái cô chuẩn bị tranh có các từ, cô gợi hỏi để trẻ tự tìm chữ cái nào trẻ đã biết và phát âm cho cô và các bạn cùng nghe nhằm củng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc