SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm nonKỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Đó là “Khả năng con
người vận dụng những kiến thức để nhận diện, đồng thời biết cách ứng phó
được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến
để bản thân có thể an toàn”. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ cũng như cô giáo không thể bỏ quên.
Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình luôn là điều cần thiết . Ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu đều tiềm ẩn những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra vì thế thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi giáo viên có thể giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm, vượt qua nguy hiểm, biết cấp cứu khi gặp nạn, biết cách đối phó với người lạ. Nếu trẻ có những cách xử lý tình huống chưa phù hợp, hoặc lo lắng, hoảng sợ … giáo viên có thể kịp thời phát hiện, giải thích và sửa sai ngay cho trẻ, để trẻ biết đó là những hành vi không đúng trẻ không nên bắt chước theo. Cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ lý do vì sao và hậu quả có thể xảy ra là gì? Điều này khiến trẻ với tâm lý muốn khám phá lại càng tò mò hơn, nhưng trẻ lại không biết phân biệt được đâu là nguy hiểm và không nguy hiểm để tự mình tránh xa.
doc 17 trang Phúc Hảo 22/03/2024 49517
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON VÂN CÔN A
 BÀI THUYẾT TRÌNH
 MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI 
TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
Lĩnh vực	: Giáo dục mẫu giáo
Cấp học	: Mầm non
Tên tác giả 	: Nguyễn Hải Yến.
Chức vụ 	: Giáo viên
Đơn vị công tác	: Trường MN Vân Côn A.
n¨m häc :2022 - 2023 22222222222222222222012 222222220122011
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là gì? Đó là “Khả năng con
người vận dụng những kiến thức để nhận diện, đồng thời biết cách ứng phó
được trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến
để bản thân có thể an toàn”. Chính vì vậy, quan tâm giáo dục trẻ về kỹ năng bảo vệ bản thân là điều rất cần thiết mà cha mẹ cũng như cô giáo không thể bỏ quên.
Trang bị kỹ năng để trẻ tự bảo vệ mình luôn là điều cần thiết . Ở bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu đều tiềm ẩn những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra vì thế thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi giáo viên có thể giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân tránh khỏi nguy hiểm, vượt qua nguy hiểm, biết cấp cứu khi gặp nạn, biết cách đối phó với người lạ. Nếu trẻ có những cách xử lý tình huống chưa phù hợp, hoặc lo lắng, hoảng sợ  giáo viên có thể kịp thời phát hiện, giải thích và sửa sai ngay cho trẻ, để trẻ biết đó là những hành vi không đúng trẻ không nên bắt chước theo. Cha mẹ thường sợ hãi, lo lắng, tìm cách nghiêm cấm con tiếp xúc với các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ lý do vì sao và hậu quả có thể xảy ra là gì? Điều này khiến trẻ với tâm lý muốn khám phá lại càng tò mò hơn, nhưng trẻ lại không biết phân biệt được đâu là nguy hiểm và không nguy hiểm để tự mình tránh xa.
Sau khi quan sát, tìm hiểu trẻ tại nhóm lớp mà tôi phụ trách, tôi thấy trẻ
trong lớp tuy đã tự tránh xa những đồ chơi, đồ vật nguy hiểm, trẻ biết được hành vi nào là nên, không nên, đúng hay sai nhưng khả năng xử lý các tình huống khi gặp nguy hiểm thì chưa cao, còn phải cần đến sự nhắc nhở giúp đỡ của người lớn . Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 – 6 tuổi tại trường mầm non” 
2. Mục đích của việc chọn biện pháp.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, tìm các biện pháp giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhằm góp phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ giúp trẻ có kiến thức cơ bản tự bảo vệ mình tránh khỏi những nguy hại đến bản thân, rèn luyện kĩ năng ứng phó với những tình huống nguy hại có thể xảy ra đối với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống đồng thời góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay. 
3. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực tế và thu được kết quả như sau:
a. Thuận lợi:
- Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp khang trang, sạch đẹp đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, sát sao với các hoạt động của lớp, có những ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong lớp, trường.
- Bên chuyên môn đã triển khai kịp thời các công văn chỉ đạo của cấp trên về vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.
- Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo kỹ năng tự bảo vệ bản thân đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Đa số các cháu trong độ tuổi đều theo học với nhau từ các năm học trước nên có sự thân thiết, gần gũi, đoàn kết.
- Bản thân tôi thường xuyên tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn, các chuyên đề ở trường bạn, dự giờ, học hỏi từ các đồng nghiệp và cũng có kinh nghiệm lâu năm trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ.
b. Khó khăn:
- 2 năm gần đây do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên trẻ đến trường rất ít thời gian vì vậy trẻ chưa được trang bị kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
- Giáo viên chưa xây dựng được kế hoạch giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách toàn diện hơn theo hướng tích hợp các hoạt động dạy, vui chơi và các hoạt động khác. 
- Phụ huynh còn bao bọc chưa dám cho trẻ tự lập, tự xử lý mà đa phần còn làm giúp trẻ. 
c. Khảo sát:
Vào đầu năm học tôi đã khảo sát khả năng nhận biết các kĩ năng cơ bản như: Kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng thoát hiểm khi gặp hoả hoạn; kỹ năng ứng xử khi bị lạc, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể của trẻ, tôi thấy còn nhiều hạn chế. 
Sau đây là bảng số liệu tôi đã thực hiện khảo sát trên trẻ đầu tháng 9/2022.
TT
Nội dung khảo sat́
Đạt
Chưa đat
Số trẻ
Tỉ lệ %
Số trẻ
Tỉ lệ%
1
Trẻ nhận biết đồ vật, tình huống nguy hiểm, không an toàn.
12
46%
14
54%
2
Trẻ có kiến thức phòng tránh mối nguy hiểm.
10
38%
16
62%
3
Có kỹ năng xử lý tình huống khi gặp vấn đề nguy hiểm.
8
30%
18
70%
Từ những tồn tại được đưa ra trong quá trình giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, tôi đã ghi chép cẩn thận từng vấn đề tồn tại. từ những vấn đề này tôi suy nghĩ để đưa ra biện pháp nào hiệu quả nhất, thiết thực nhất và dễ dàng thực hiện với thực tế của trường, lớp để mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân vào từng chủ đề cụ thể.
Trong thực tế có rất nhiều kỹ năng tự bảo vệ khác nhau, khó có thể liệt kê một cách đầy đủ những kỹ năng con người cần có trong cuộc sống. Tuy nhiên dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Mẫu giáo lớn cùng với các hoạt động đặc thù của trẻ trong trường Mầm non đó là “học mà chơi, chơi mà học” bên cạnh đó dựa vào chương trình giáo dục Mầm non và tình hình cụ thể của trường, lớp vào đầu năm học tôi đã cùng các đồng chí giáo viên trong tổ lên kế hoạch lựa chọn các kỹ năng tự bảo vệ phù hợp với trẻ 5 -6 tuổi để đưa vào giáo dục trẻ nhằm đạt hiệu quả cao.
Bảng nội dụng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ
TT
Chủ đề
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Tháng
thực hiện
1
Trường Mầm non
Kĩ năng chơi an toàn với đồ chơi ngoài
trời, tránh xa nơi nguy hiểm.
Tháng 09
2
Bản thân
Không đi theo và nhận quà của người lạ
Tránh bị xâm hại cơ thể.
Biết không tự ý uống thuốc.
Tháng 10
3
Gia đình
Không chơi với những đồ vật gây nguy hiểm, nơi nguy hiểm.
Biết nhờ người khác giúp đỡ khi bị lạc.
Tháng 10
4
Nghề nghiệp
Không chơi với 1 số dụng cụ nghề gây
nguy hiểm.
Biết thoát hiểm khi gặp hoả hoạn.
Tháng 11
5
Động vật
Tránh xa 1 số con vật gây nguy hiểm.
Tháng 12
6
Tết và mùa xuân
Ăn uống vệ sinh trong ngày tết.
Biết ăn thức ăn có mùi ôi, quả lạ dễ bị ngộ độc
Tháng 01 
7
Thực vật
Đảm bảo an toàn, không leo trèo lên cây.
Tháng 02
8
Phương tiện giao thông
Biết chấp hành và thực hiện theo quy
định của luật giao thông, một số biển báo giao thông cơ bản. Biết cách đội và tháo mũ bảo hiểm.
Tháng 03
9
Hiện tượng tự
nhiên
Không chơi những nơi nguy hiểm: ao, hồ,
sông, suối...
Tháng 04
10
Quê hương­ đất
nước­ Bác Hồ
An toàn khi đi du lịch.
Tháng 05
Thông qua bảng kế hoạch xây dựng từ đầu năm học về các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ, tôi đã đưa ra một số kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ trong những hoạt động cụ thể giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn vấn đề, và hình thành kỹ năng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm trong quá trình sống của trẻ, các nội dung được cụ thể hóa không chồng chéo và được tích hợp vào từng chủ đề quen thuộc xuyên suốt cả năm học. Điều này giúp giáo viên dễ dàng trong việc lên kế hoạch năm học, kế hoạch giáo dục tháng, tuần, kế hoạch ngày và thực hiện giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.
Biện pháp 2: Xây dựng các tiết học dạy trẻ những kĩ năng cơ bản và đặt các tình huống giả định.
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi đang trong độ tuổi tò mò, muốn khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua hoạt động học, hay hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, mọi lúc mọi nơi... Để việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trong gia đình, trường học như: Ổ điện, quạt điện, bếp ga, phích nước nóng, bàn là, cầu thang, nhà vệ sinh  tôi thường tận dụng thời gian đón trẻ, hoặc trong giờ hoạt động chiều để trò chuyện giáo dục trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở việc cô nhắc nhở trẻ không được lại gần, không được đụng những đồ dùng đó thì trẻ sẽ không hiểu vì sao phải như vậy, trẻ sẽ dễ dàng mau quên. Chính vì vậy tôi đã chủ động đưa các nội dung giáo dục kĩ năng tự bảo vệ bản thân thành nội dung trọng tâm của một hoạt động học để giáo dục trẻ. 
Ví dụ 1: Kỹ năng “Dạy trẻ không chơi với vật nguy hiểm” tôi tiến hành dạy trẻ ở chủ đề “Gia đình” tôi đã xây dựng thành hoạt động học cụ thể như sau:
- Đầu tiên tôi sẽ phân loại ra các nội dung, đồ dùng cần cung cấp cho trẻ trong tiết dạy (dưới dạng tranh ảnh, đồ vật thật)tôi hỏi trẻ: “ Con thấy cái gì?”, “ Con cảm thấy các đồ vật này như thế nào?”, “ Con muốn biết gì về những đồ vật này?” và chia lớp làm 02 nhóm để thảo luận. 
+ Nhóm thảo luận về đồ dùng sắc nhọn: dao, kéo, đinh, cạnh bàn, cạnh ghế.
+ Nhóm thảo luận về đồ dùng gây bỏng, giật: ấm nước sôi, ổ điện, bếp, bật lửa
Trẻ thảo luận xong tôi mời đại diện các nhóm lên chia sẻ những hiểu biết về các đồ dùng, cách xử lý của nhóm mình cho các nhóm còn lại xem.
Sau mỗi lần trẻ chia sẻ tôi sẽ chốt lại kiến thức, cách sử dụng, cách xử lý nếu không may gặp sự cố. (Ảnh 1)
Nếu không may con gặp người bị điện giật thì các con không được tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân mà phải ngắt ngay nguồn điện như tắt cầu dao, ngắt điện, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ., chân đi dép. Sau đó chuyển nạn nhân đến nới khô ráo, thoáng khí. (Ảnh 2)
Tiếp theo tôi sử dụng các trò chơi để nhằm khắc sâu hơn cho trẻ những gì vừa được học như trò chơi “Gạch bỏ các hành vi sai”; “ Chọn đồ chơi an toàn, không an toàn”. Tôi còn sáng tác các bài vè cho trẻ đọc nhằm để trẻ khắc sâu hơn kiến thức trẻ đã được học.
Vè đồ vật nguy hiểm.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè tôi nói
Đồ vật sắc nhọn
Như kéo, như dao
Sử dụng làm sao
Để không chảy máu.
Đồ điện quanh bé
Hữu ích vô cùng
Bàn ủi, quạt hơi
Cũng nên chú ý
Đồ dùng gây bỏng
Có rất là nhiều
Phích nước, nồi đun
Lò than, lò nướng
Vì vậy hãy nhớ!
Tránh xa, xa nào.
Chớ có sờ vào!
Kẻo gây nguy hiểm
Cho bản thân mình!
Ví dụ 2: Trong những năm gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Nên tôi nghĩ kỹ năng thoát hiểm khi gặp hoả hoạn, băng bó vết thương, xử lý vết bỏng nhẹ là một trong những kỹ năng mà tôi cho rằng rất là quan trọng phải chú tâm nhiều.Với kỹ năng này tôi tiến hành dạy trẻ như sau: (Ảnh 3)
­ Đầu tiên tôi sẽ cho trẻ xem video về vụ cháy lớn ở Hà Nội làm sập toà nhà 5 tầng.
­ Bước tiếp theo tôi chia lớp thành 3 đội về thảo luận nhóm rồi điền kết quả thảo luận vào bảng.
+Nhóm 1: Nguyên nhân gây ra hoả hoạn.
+Nhóm 2: Cách thoát hiểm khi gặp hoả hoạn.
+Nhóm 3: Hậu quả của hoả hoạn.
­ Mời đại diện 3 đội lên chia sẻ về những gì trẻ vừa thảo luận cho các nhóm khác cùng nghe. Sau đó cô chốt lại nguyên nhân, cách thoát hiểm và hậu quả của hoả hoạn. Tôi cho trẻ thực hành kỹ năng thoát hiểm. (Ảnh 4)
+ B1: Có chuông báo cháy hãy gọi ngay số 114.
+ B2: Di chuyển ngay lập tực ra khỏi đám cháy, nếu có khói dùng khăn ẩm bịt vào mũi, miệng và đi cúi thấp người. 
+ B3: Nếu lửa bén vào người thì hãy dừng lại và lăn qua lăn lại hoặc xoay vòng tròn.
Đối với các tiết học tôi đã xây dựng, hầu hết việc đưa ra hệ thống câu hỏi trong quá trình tổ chức cho trẻ tìm hiểu được tôi hết sức chú trọng. Các câu hỏi phải thật sự ngắn gọn dễ hiểu đối với trẻ, câu hỏi mang tính gợi mở, giúp trẻ suy nghĩ để trả lời. 
Ví dụ 3: Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể. Trong thời gian gần đây, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng gia tăng, tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do điều kiện, hoàn cảnh cuộc sống của các bậc phụ huynh ít gần gũi con của mình, không có thời gian ở nhà nên trẻ em dễ bị rơi vào nguy cơ bị lam dụng, xâm hại. Bên cạnh đó, trẻ ít được trang bị kiến thức về giới tính, các biện pháp phòng chống xâm hại thân thể để tự bảo vệ cho bản thân. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể. Với chủ đề "bản thân" tôi dạy trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể, giáo dục trẻ những bộ phận không ai được đụng đến ngoài bố mẹ, anh chị em trong gia đình, y tá hay bác sĩ khi trẻ đi khám bệnh có bố mẹ ở đấy. Tôi dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo quy tắc “ 5 ngón tay”. (Ảnh 5)
Đối với trẻ 5 -6 tuổi trẻ chưa thể hiểu được tên gọi các bộ phận thể hiện giới tính, giáo viên cũng không thể sử dụng tên gọi bộ phận sinh dục nam­ nữ trong y khoa để nói với trẻ. Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng búp bê trai , búp bê gái, hình ảnh bé mặc đồ bơi, những bộ phận cơ thể được đồ bơi che là các bộ phận riêng tư, vùng kín là nơi con nên tôn trọng, giữ gìn vệ sinh không nên để mọi người thấy bộ phận riêng tư của mình và đặc biệt tuyệt đối không cho bất cứ ai động vào cũng như không được đụng chạm vào, bộ phận riêng tư, vùng kín của bất cứ ai, của bất cứ bạn nào trong lớp. 
Song song việc giúp trẻ hiểu về giới tính của bản thân, về vùng riêng tư của trẻ, tôi còn đề ra một số qui định ở lớp như Đi vệ sinh đúng nơi qui định( phòng vệ sinh nam­nữ riêng). Bạn trai không được nhìn bạn gái khi đi vệ sinh, khi thay đồ và ngược lại. Không được nghịch, chơi đùa với bộ phận riêng tư của mình. ( Ảnh 6,7 )
Bên cạnh đó tôi xây dựng các bước phòng tránh xâm hại cơ thể giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện bằng cách đưa ra tình huống nếu ai đó cố tình nhìn, nói, đụng chạm vào vùng kín của con hoặc yêu cầu con nhìn và đụng chạm vùng kín của họ thì các con sẽ làm gì?
Bước 1: Phản đối nói “Không”, xua tay, cắn thật mạnh tay, vai kẻ xấu
Bước 2: Bỏ chạy (chạy thật nhanh đến nơi đông người, đồng thời hô to để mọi người chú ý đến mình).
Bước 3: Kể lại tất cả câu chuyện mà người xấu đã làm với con với bố mẹ và những người các con tin cậy để người lớn kịp thời can thiệp và bảo vệ các con được an toàn hơn.
Ngoài các kỹ năng tôi dạy trong tiết học, tôi đã đưa ra nhiều tình huống cụ thể, chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, tôi hướng dẫn phân tích, giải thích và cùng trẻ tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Tình huống thứ nhất: Nếu có người lạ cho con bánh, kẹo và rủ con đi chơi thì con làm như thế nào?
Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi. Tiếp theo phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là: biết cách từ chối nhưng vẫn thể hiện sự lễ phép, ngoan ngoãn “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”. (Ảnh 8)
Tôi đặt giả thiết nếu con từ chối nhưng họ vẫn một mực dúi quà vào tay con và có ý lôi kéo con thì lúc đó con làm gì?. Với giả thiết này tôi muốn trẻ có phản ứng thật nhanh như hét to, cấu thật mạnh, đạp đấm vào tay người lạ và chạy nhanh đến người thân gần đó hoặc chỗ đông người.
Mời trẻ lên đóng vai, một cô giáo khác đóng vai người lạ. Thông qua vai trẻ đóng trẻ sẽ ứng phó với tình huống theo sự hiểu biết của bản thân, từ đó giúp trẻ khắc sâu hơn những kinh nghiệm mà trẻ có được.
Tình huống thứ 2: Bị lạc bố mẹ khi đi xem lễ hội, siêu thị, khu vui chơi.
Tôi cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ sẽ đưa ra cách giải quyết của riêng trẻ. Gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm vậy có được không?, tạo sao? Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất.
Khi bị lạc bé hãy bình tĩnh, không khóc hay la hét và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể tìm đến những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ bảo vệ, cô bán hàng để giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con.
Những tình huống có vấn đề được giáo viên đưa vào trong các hoạt động giáo dục trẻ đã giúp trẻ có sự tư duy logic, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống.
Biện pháp 3: Sưu tầm 1 số bài thơ, bài hát về bảo vệ bản thân trẻ để trẻ khắc sâu hơn.
Với kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, tôi sử dụng bài hát bảo vệ bản thân theo quy tắc "Năm ngón tay". Các nội dung trong quy tắc được viết thành bài hát “ Năm ngón tay xinh” do Tổng đài Quốc gia trẻ em phát hành năm 2017. Trong quá trình dạy trẻ tôi thường xuyên sử dụng bài hát này cho trẻ nghe, hiểu và thực hiện một cách nhanh hơn.
Kỹ năng đi lên xuống cầu thang, tôi sưu tầm bài thơ “ Xuống cầu thang”
Xuống cầu thang    
Này các bạn nhỏ
Khi xuống cầu thang
Bước chân nhịp nhàng
Từng chân bước một
Bé ngoan không được
Chân sáo nhảy đôi
 Dễ là thấy ôi
 Ổi trên đầu đấy
 Bé mà có vội 
 Đừng lấy tay vịn
 Làm cầu trượt chơi
 Nhỡ mà bị rơi
 Thì nguy hiểm lắm!
Trong chủ đề “ Gia đình” kỹ năng không chơi với đồ vật nguy hiểm tôi sử dụng bài thơ “ Đừng chơi gần bếp”, “ Cái ổ điện”
Đừng chơi gần bếp
                                                Cái bếp là nơi nấu ăn
Bé ơi đừng có loanh quanh lại gần
Bếp ga, tủ lạnh, quạt trần
Nồi cơm, chảo điện rất gần tầm tay
Lại còn cả phích nước đầy
Không may ngã phải là gây bỏng liền
An toàn là việc đầu tiên
Bé ơi phải nhớ, tránh liền bếp thôi!
Cái ổ điện.
Đây là cái ổ điện
Dùng để cắm quạt vào
Bé đã biết chưa nào?
Đừng sờ vào"Giật đấy"!
Và không được dùng gậy
Kim loại, sắt và nhôm
Cho vào trong ổ điện
Và nhớ là phải biết
Không dùng kéo cắt dây
Bị giật sẽ rất gay
Nguy hiểm chết người đấy
Nhớ đừng làm như vậy
Thì mới là bé ngoan.
Chủ đề “ Bản thân” tôi sưu tầm các bài thơ: “ Đi dép lê”, “ Nhắc bé”, “ Nhớ lời mẹ dặn”, bài hát “ thật đáng chê”,.. lời bài thơ , bài hát nhắc nhở các bé biết những việc làm nào nên và không nên.
Đi dép lê
Đi dép lê
Không được chạy
Kẻo vấp ngã
Gãy trẹo chân
Rách áo quần
Tay lấm bẩn
Đi cẩn thận
Bước nhẹ nhàng
Chớ vội vàng
Các bạn nhé!
Nhắc bé
Cái mũi để thở
Cái miệng để ăn
Nghe được rõ rành
Là tai bé đấy
Không dùng que, gậy
Hột hạt, đồ chơi
Cho vào mọi nơi
Mắt, tai, miệng, mũi
Nhỡ gặp điều rủi
Thì biết làm sao
Phải nhớ lúc nào
Cũng luôn phòng tránh.
Nhớ lời mẹ dặn
Mẹ bảo em bé ngoan
Không đi theo người lạ
Bé ngoan nói "Vâng ạ!"
Mẹ dặn con nhớ rồi!"
Con chỉ ở nhà thôi
Không chơi ngoài đường cái
Khi ra đường con phải
Có người lớn đi cùng
Không được chạy lung tung
Dưới lòng đường, hè phố
Đường rất nhiều xe cộ
Nhỡ va phải thì sao?
Con đã nhớ chưa nào?
"Con nhớ rồi mẹ”
Đối với các bài thơ dài, nhiều nội dung tôi đưa vào dạy trẻ trong hoạt động chung làm quen với văn học và cụ thể là các tiết dạy trẻ đọc thơ. Còn với những bài thơ ngắn, tôi dạy trẻ ở hoạt động chiều, khi trẻ đã thuộc các bài thơ này, tôi có thể cho trẻ đọc ở mọi lúc, mọi nơi tùy từng điều kiện cụ thể như  trong tiết học, trước giờ ăn, trước khi hoạt động ngoài trời, trong giờ đón, giờ trả trẻ
Thông qua các bài thơ, bài hát khiến cháu hứng thú hơn, trẻ sẽ học mà chơi, chơi mà học. Tất cả các kỹ năng này đến với trẻ 1 cách rất tự nhiên, nhẹ nhàng, giúp cho tất cả trẻ đều có kỹ năng bảo vệ bản thân, nhận điện nguy hiểm, tránh xa nguy hiểm.
PHẦN III: HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
 Sau khi áp dụng “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non ”. Cùng với những sự lỗ lực phấn đấu của giáo viên, học sinh, phụ huynh, tôi đã đạt được một số kết quả như sau.
 * Đối với giáo viên:
	+ Giáo viên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
+ Giáo viên tự tin hơn trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, hình thức và biện pháp thực hiện dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân .
+ Giáo viên sáng tạo hơn, phát huy sự tham gia tích cực của trẻ bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên để đạt kêt qủa tốt nhất.
* Đối với trẻ:
+ Trẻ đã có nhận thức khá rõ ràng cụ thể về những nguy hiểm có thể xảy đến với mình
+ Có ý thức tốt trong việc tránh xa các đồ vật sắc nhọn, đồ dễ cháy nổ, tránh xa những nơi nguy hiểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_bao_ve_ban_than_ch.doc