SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng và kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng và kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Giáo dục mầm non là bặc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biẻu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “ tiết học toán” cho trẻ ở trường mầm non. [1]

 Toán học là một môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực của đời sống kinh doanh sản xuất, trong học tập và nghiên cứu. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, đòi hỏi mỗi con người phải có một vốn hiểu biết về toán học nhất định. Các “Tiết học toán” có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và kỹ năng nhận biết của trẻ. Trên các tiết học toán việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học luôn gắn bó với với việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục như : Dạy trẻ trở nên có tổ chức, có kỷ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định. Trẻ được giáo dục trở nên có định hướng, có tổ chức, có trách nhiệm. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với những kiến thức toán học sơ đẳng không những góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. [1]

 Quá trình hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là quá trình hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về những con số, về hình dạng của các vật thể, vể định hướng không gian, thời gian dựa trên các các kiến thức toán học mà trẻ đã được làm quen dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non .

 

doc 18 trang thuychi01 64571
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng và kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD& ĐT THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI”
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Thành Minh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THẠCH THÀNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
2
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
3
2.3
Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hình thành các biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
5
2.3.1
Sử dụng trò chơi
5
2.3.2
 Sử dụng hệ thống các câu hỏi mang tính gợi mở, kích thích trẻ quan sát, suy nghĩ.
8
2.3.3
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động gắn với chủ đề theo quan điểm giáo dục “ Lấy trẻ làm trung tâm”.
9
2.3.4
Sử dụng đa dạng các loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề.
11
2.3.5
Liên kết giữa hoạt động hình thành biểu tượng ban đầu về hình dạng và kích thước với các hoạt đông giáo dục khác theo chủ đề.
12
2.3.6
Phối hợp với phụ huynh
13
2.4
 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường 
13
3. Kết luận và kiến nghị
14
3.1
Kết luận 
14
3.2
Kiến nghị 
15
Tài liệu tham khảo
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bặc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biẻu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “ tiết học toán” cho trẻ ở trường mầm non. [1] 
 Toán học là một môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Nó đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực của đời sống kinh doanh sản xuất, trong học tập và nghiên cứu. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay, đòi hỏi mỗi con người phải có một vốn hiểu biết về toán học nhất định. Các “Tiết học toán” có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và kỹ năng nhận biết của trẻ. Trên các tiết học toán việc giải quyết các nhiệm vụ dạy học luôn gắn bó với với việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục như : Dạy trẻ trở nên có tổ chức, có kỷ luật, biết chú ý lắng nghe và ghi nhớ, tích cực và độc lập giải quyết nhiệm vụ được giao đúng thời gian quy định. Trẻ được giáo dục trở nên có định hướng, có tổ chức, có trách nhiệm. Vì vậy việc cho trẻ làm quen với những kiến thức toán học sơ đẳng không những góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. [1]
 	Quá trình hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là quá trình hình thành cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về những con số, về hình dạng của các vật thể, vể định hướng không gian, thời gian dựa trên các các kiến thức toán học mà trẻ đã được làm quen dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non .
 Đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi việc hình thành các biểu tượng hình dạng, các biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là giúp trẻ tích luỹ các kinh nghiệm cảm nhận về hình dạng vật thể thông qua đặc điểm bên ngoài của vật thể; Nhận biết các biểu tượng về kích thước thông qua so sánh, đối chiều kích thước của các vật, ban đầu là hai vật và sau đó là của nhiểu vật hơn, trẻ biết xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần và giảm dần. Việc tổ chức cho trẻ thực hành so sánh từng thông số kích thước cụ thể của các vật không chỉ giúp trẻ nắm được các mối quan hệ bằng nhau – không bằng nhau về kích thước mà còn giúp trẻ nắm được cách diễn đạt kết quả so sánh với việc sử dụng các từ như dài hơn – ngắn hơn, dài bằng nhau, rộng hơn – hẹp hơn, rộng bằng nhau, cao hơn – thấp hơn, cao bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, to bằng nhau [1]
Từ thực tế tổ chức hoạt động hình thành các biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, bản thân tôi nhận thấy đây là những tiết học khó đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, phải nghiên cưu kỹ đề tài sẽ dạy trẻ để sử dụng lời nói, sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp thì mới hình thành cho trẻ các kỹ năng nhận biết các biểu tượng về hình dạng, về kích thước và biết ứng dụng các kiến thức thu được vào các tình huống hoàn cảnh khác nhau. Là giáo viên được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi sau mỗi lần tổ chức các hoạt 
động dạy trẻ làm quen với các biểu tượng về hình dang, kích thước hay đi dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy trẻ chưa thật hứng thú, thực hiện chưa đạt yêu cầu của hoạt động. Tôi rất băn khoăn suy nghĩ phải làm thế nào để có những biện pháp tổ chức hoạt động hình thành các biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phù hợp và tạo được hứng thú cho trẻ vào giờ học giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về những quy luật, đặc điểm phát triển những biểu tượng về kích thước, hình dạng, phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng hình thành biểu tượng hình dạng và kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ” để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất để giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về các biểu tượng kích thước, hình dạng và biết vận dụng các kiến thức đó vào thực tế hàng ngày. Đây là nền tảng cho việc phát triển trí tuệ góp phần tích cực chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 ở trường phổ thông
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
 	 Nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước ở trường mầm non Thành Minh . 
Tìm ra những hạn chế, khó khăn trong khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước
 Phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất được những giải pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước tại trường mầm non Thành Minh
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
 	 Đối tượng của đề tài nghiên cứu này tổng kết các biện pháp tổ chức các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước. 
 	 Cơ sở của tổng kết kinh nghiệm là thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước của giáo viên và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Trường mầm non Thành Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
	 Phương pháp nghiên cứu lý luận
	 Phương pháp quan sát, điều tra khảo sat thực tế, thu thập thông tin
	 Phương pháp thống kê sử lý số liệu
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Đối với trẻ mầm non, việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng là trang bị cho trẻ những kiến thức ban đầu về tập hợp con số, kích thước, hình dạng, không gian và thời gian. Hình thành ở trẻ những định hướng ban đầu về các mối quan hệ số lượng, không gian, thời gian có trong hiện thực xung quanh trẻ, hình thành cho trẻ một số kỹ năng đếm, kỹ năng đo lường, kỹ năng tính toán và những kỹ năng của hoạt động học tập. Đây là cơ sở đầu tiên của sự phát triển
 toán học cho trẻ. [1]
	Trong quá trình hình thành các biểu tượng về hình dạng, kích thước cho trẻ sẽ giúp trẻ hiểu được mối quan hệ về kích thước giữa các vật, mối quan hệ giữa các hình khối với các đồ vật xung quanh trẻ. Hơn nữa những kiến thức toán học được đưa đến cho trẻ trong mối quan hệ qua lại với nhau như sự hình thành biểu tượng về số lượng ở trẻ gắn chặt với việc trẻ nắm những kiến thức về tập hợp và kích thước các vật. Mặt khác trẻ không chỉ lĩnh hội kiến thức về con số mà còn học cách trừu tượng hoá sự đánh giá số lượng khỏi tất cả những dấu hiệu khác của vật như màu sắc, hình dạng, kích thước. Việc giúp trẻ làm quen với thước đo và phép đo lường có tác dụng giúp trẻ hiểu con số chính xác hơn và nắm được khái niệm đơn vị. Chính giữa khái niệm phép đếm và phép đo giúp trẻ nắm được sự phụ thuộc của kết quả đếm vào đơn vị của phép đếm và kết quả đo phụ thuộc vào độ dài của thước đo ước lệ. [1]
	Việc dạy trẻ trên các tiết học toán trong trường mầm non còn góp phần hình thành ở trẻ những dạng sơ khai của hoạt động thực tiễn và hoạt động trí tuệ như: hoạt động đếm, đo lường, khảo sát .... Trong các dạng hoạt động này trẻ sẽ nắm được những kiến thức qua việc thực hiện trình tự các thao tác khi so sánh độ lớn của các tập hợp bằng cách thiết lập tương ứng 1:1, thực hiện trình tự các thao tác đó ... trẻ không chỉ nắm được trình tự các thao tác đó mà đồng thời còn nắm được mục đích và phương thức hành động để hình thành kiến thức đó, như trẻ nắm được các mối quan hệ bằng nhau, không bằng nhau khi so sánh độ lớn các tập hợp bằng các biện pháp thiết lập tương ứng 1:1. Như vậy việc hình thành những kiến thức toán học sơ đẳng cho trẻ luôn diễn ra đồng thời với việc hình thành ở trẻ những kỹ năng, kỹ sảo thực hành. [1]. 
 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiên kinh nghiệm:
 Làm quen với toán thông qua các hoạt động trong trường mầm non là một việc làm vô cùng quan trọng. Trong những năm qua đội ngũ giáo viên trường mầm non Thành Minh đã từng bước khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ của mình, đã đầu tư vào bài dạy, các hoạt động một cách tích cực. Song do cách giáo viên lên lớp còn mang tính khuôn mẫu, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo, lên lớp còn mang tính thụ động, chưa biết linh hoạt. Do cách tổ chức cho trẻ hoạt động còn chưa có sự sáng tạo, không phát huy được tính tích cực trong giờ học của trẻ. Đồ dùng học tập của trẻ chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ hoạt động.
 	Trong quá trình dạy trẻ, bản thân tôi nhận thấy rất rõ những hạn chế nêu trên, nếu như không kịp thời khắc phục những hạn chế nêu trên sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn đối với trẻ. 
 	Năm học 2018 – 2019 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, tổng số trẻ là 55 cháu trong đó cháu nam là 27 cháu cháu nữ là 28 cháu, qua thời gian đứng lớp tôi nhận thấy ở lớp tôi có những thuận lợi và khó khăn như sau.
2.2.1. Thuận lợi:
 Trường mần non Thành Minh nằm ở trung tâm xã Thành Minh, trẻ ở cùng độ tuổi các cháu ngoan tương đối khỏe mạnh. 
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, thích tham gia khám phá, đặc biệt là môn toán. Vì vậy việc dạy trẻ ở nhóm lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân nắm vững kiến thức môn toán, có năng khiếu làm đồ dùng, đồ chơi, trải qua nhiều năm được trải nghiệm thực tế trên nhóm lớp với trẻ.
 Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục Thạch Thành và sự quan tâm của ban giám hiệu trường mầm non Thành Minh về mọi mặt.
 Nhà trường luôn tạo điều kiện để tôi được tham gia dự giờ rút kinh nghiệm, học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn.
2.2.2. Khó khăn: 
 Về cơ sở vật chất: Là một trường miền núi 135 đã được xây dựng từ rất lâu, nên phòng học xuống cấp, khuôn viên chật hẹp, đặc biệt là phòng học còn thiếu các cháu phải học dồn lớp dẫn đến trẻ phải học quá tải trong một lớp  làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp, củng cố và mở rộng các kiến thức, biểu tượng toán học sơ đẳng ban đầu cho trẻ.
	Là một xã miền núi nên số trẻ dân tộc chiếm 80% với tổng số học sinh toàn trường nên việc tiếp cận tiếng việt thông qua các môn học còn hạn chế.
 Về trình độ của các cháu trong lớp: 
 Trẻ trong lớp nhận thức còn chênh lệch, hầu hết là các cháu đã được đi học từ các lớp dưới, nhưng cũng không ít cháu chưa đi học bao giờ vì thế khó khăn trong việc rèn luyện nề nếp học tập cho trẻ. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi gặp phải một vấn đề phức tạp mà không có sự chuẩn bị dần từ những vấn đề đơn giản. Chính vì thế khi vào tiết học làm quen với toán, phần nhận biết các hình dạng và kích thước còn lúng túng, phần lớn trẻ chưa phân biệt được hình dạng kích thước trong không gian, còn lúng túng nói sai kết quả. Hay nhầm lẫn các kích thước với nhau gọi tên các hình, các khối còn nhầm lẫn, chưa phân biệt được định hướng trong không gian.
 	Mặc dù trường đã mua sắm, bổ xung đồ dùng dạy học cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng đủ so với nhu cầu học tập của trẻ, nhất là đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy trẻ làm quen với toán. 
 Bên cạnh đó phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu không có việc làm ổn định, buôn bán nhỏ lẻ nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu giáo còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện đi muộn về sớm, chưa chịu khó rèn luyện thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh dạy trước chương trình nên trẻ đếm, nhận biết số, tính toán nhanh nhưng khi thực hành trên đồ vật xếp tương ứng 1 -1 trẻ bị lúng túng trong giờ học không tập trung có biểu hiện phân tán không muốn học. Những thực trạng trên gây khó khăn trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự bất cập giữa gia đình và nhà trường. 	
	2.2.3. Kết quả thực trạng trên.
 	Từ những thực trạng nêu trên mà kết quả đạt được của hoạt động làm quen với toán ở lớp tôi chưa cao. Đặc biệt là việc tổ chức môi trường hoạt động học tập thực sự linh hoạt, sáng tạo còn có nhiều hạn chế trong việc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức cũng như kích thích sự sáng tạo một cách tự nhiên có hiệu quả đối 
với môn làm toán.
 	Trước khi đưa ra các biện pháp tổ chức hoạt động làm quen với các biểu 
tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tôi tiến hành khảo sát đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ trong hoạt động làm quen với các 
biểu tượng về hình dạng và kích thước. 
Kết quả khảo sát các kiến thức kỹ năng hình thành biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 
Số
TT
Tiêu chí khảo sát
Số trẻ được khảo sát
Kết quả khảo sát
 Đạt
 Chưa đạt
Số trẻ
 %
Số trẻ
 %
1
 Trẻ nhận biết và gọi tên các đồ vật theo dấu hiệu về hình dạng và kích thước 
55
26
47,2
29
52,8
2
 Biết khảo sát, đo lường để nhận biết đối tượng về hình dạng hoặc kích thước
 55
20
36,4
35
63,6
 3
Nhận biết mối quan hệ của các đồ vật xung quanh trẻ theo các dấu hiệu về kích thước, hình dạng
55
20
36,4
35
63,6
Với kết quả khảo sát như trên tôi thấy khả năng nhận biết các đồ vật theo các dấu hiệu về kích thước, hình dạng chưa đạt yêu cầu, trẻ còn lúng túng khi thực hành các thao thác khảo sát hình, hay thực hiện các phép đo để đưa ra kết quả, chưa nhận biết đươc các mối quan hệ của các đồ vật với các khái niệm về hình dạng hay kích thước. Từ đó tôi suy nghĩ, nghiên cứu và tìm tòi một số giải pháp để áp dụng vào thực hiện tại lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi tôi phụ trách.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.3.1. Sử dụng trò chơi:
 Với hoạt động dạy trẻ làm quen với toán nói chung và làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước nói riêng sẽ rất khô khan nếu giáo viên không biết cách tổ chức cho sinh động. Sử dụng trò chơi trong các hoạt động dạy trẻ làm quen vơi các biếu tượng hình dạng, kích thước là một hình thức tạo hứng thú, thu hút trẻ vào giờ học, tránh nhàm chán trong quá trình tổ chức. Qua các hoạt động dạy trẻ tôi nhận nếu giáo viên không biết cách thu hút trẻ vào giờ học, không biết thay đổi trạng thái ngồi học cho trẻ trong suốt hoạt động thì trẻ sẽ không chú ý vào giờ học và không nghe lới cô giáo nói. Chính vì thế mà tôi luôn quan tâm trú trọng đến việc sẽ tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen với các biểu tượng hình dạng, kích thước như thế nào để thu hút trẻ vào giờ học. Tôi quyết định sẽ sử dụng các trò chơi đẻ đưa vào tổ chức các hoạt động dạy trẻ để gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ vào hoạt động.
Tuỳ theo từng yêu cầu của các tiết học để tôi chọn lọc những trò chơi cho phù hợp với nội dung để lôi cuốn trẻ tham gia vào giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Với từng trò chơi và tuỳ thuộc vào từng đề tài để tôi sử dụng các trò chơi có thể là chơi cả lớp hoặc có thể là chơi theo nhóm.Tạo các tình huống có vấn đề để kích thích trẻ cùng nhau suy nghĩ và tiếp nhận các vai chơi một cách tự nhiên. Trò chơi được lựa chọn sao cho vừa hình thành được biểu tượng ban đầu về hình dạng và kích thước cho trẻ vừa phù hợp chủ đề đang tiến hành. Qua những trò chơi đó biểu tượng về hình dạng và kích thước của trẻ được củng cố đồng thời trẻ tiếp thu được những kinh nghiệm xã hội ở nhiều góc độ khác nhau. Những kinh nghiệm ấy mang tính tích hợp và cần cho cuộc sống của trẻ. 
Ví dụ: 
Với để tài: “ Dạy trẻ nhận biết các khối vuông, khói chữ nhật, khôi tam giác, khối cầu” trong hoạt động làm quen với các biểu tượng về hình dạng ở chủ đề thế giới động vật, tôi lựa chọn trò chơi “ Các con vật vào đúng chuồng” để thu hút trẻ vào bài học. Cụ thể tôi chuẩn bị một số hình tam giác, hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật to đưa ra hỏi trẻ hình gì? và phân luôn hình vuộng là chuồng của đội nhà Thỏ nâu , hình chữ nhật là chuồng của đội Bác gấu. Hình tam giác là chuồng của đội Dê trắng, hình tròn là chuồng của đội Voi con, Chia trẻ thành 4 đội, đội mũ của các con vật tương ứng. Tôi đưa ra yêu cầu của trò chơi và cho trẻ chơi. Cứ hết một đoạn nhạc cô nói về đúng nhà là trẻ sẽ nhảy về đùng chuồng theo yêu cầu của cô. Tôi sẽ đi kiểm tra yêu cầu trẻ nói tên chuồng mình nhảy vào có dạng hình gì?  ai về không đúng chuồng phải nói to “ tôi về nhầm chuồng, chuồng của tôi là chuồng hình . Tôi xin lỗi các bạn tôi về chuồng của tôi và nhảy về chuồng  với trò chơi này tôi vận dụng vào hoạt động ôn hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn 
( Hình ảnh: Trẻ đang chơi trò chơi “ Về đùng chuồng”)
Và đến phần luyện tập cũng với các đội như trên tôi đưa trò chơi: “Chọn nhanh, bỏ đúng”; tôi chuẩn bị các khay đựng thức ăn có dạng khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác, khối cầu yêu cầu trẻ bật qua 3 vòng lên lấy thức ăn để vào đúng khay theo yêu cầu của cô. Trên bàn của mỗi đội tôi để 4 cái khay dạng các khối đã học nhưng yêu cầu trẻ chỉ được bỏ thức ăn vào đúng khay cô quy định cho đội. Trẻ phải xác định đúng khay đựng thức ăn của đội mình có dạng khối gì để bỏ thức ăn vào nếu bỏ sai sẽ không được tính thức ăn đó. Hết trò chơi tôi cùng trẻ kiểm tra và đếm số lượng thức ăn trẻ bỏ đúng vào khay theo yêu cầu, đội nào lấy được nhiều thức ăn bỏ vào đúng khay thì đội đó sẽ chiến thắng. 
Hoặc hoạt động dạy trẻ làm quen với các biểu tượng về kích thước, với đề tài “ So sánh chiều cao của hai đối tượng” trong chủ đề “ Bản thân” 
Với phần gây hứng thú vào bài tôi lựa chọn trò chơi “ Đập bóng” tôi chuẩn bị mốt số quả bóng bay treo ở các vị trí khác nhau ( cao, thấp ) cho trẻ nghe nhạc hát bài . và đi đến khu vực tôi treo bóng bay trò chuyện với trẻ và cho trẻ chơi đập bóng, trẻ sẽ đập được những quả tôi treo thấp còn những quả tôi treo cao trẻ sẽ không đập được và tôi đập được. Tôi hỏi trẻ vì sao con đập được quả này mà không đập được quả kia và vì sao cô lại đập được quả bóng kia. ( có trẻ trả lời được cũng có trẻ không trả lời được) để biết được quả thấp các con đập được còn quả cao cô đập dược cô và các con cùng kiểm tra nhé. Và thực hiện các bước so sánh nhận biết cao, hơn, thấp hơn )
Đến phần luyện tập tôi cho trẻ chơi trò chơi tìm bạn thân. Một bạn thấp ghép đôi với một bạn cao. Khi trẻ chọn bạn và ghép đôi theo yêu cầu tôi đi kiểm tra và cho trẻ nhận xét 
Sự hấp dẫn của hình thức trò chơi sẽ giúp trẻ hào hứng, kiên trì, cố gắng thực hiện các nội dung của trò chơi, cuốn hút sự tham gia của nhiều trẻ, tạo cho trẻ cơ hôi suy nghĩ, tích cực nhận thức. Cùng với thực hiện các trò chơi tôi đưa yếu tố thi đua vào trò chơi nhằm làm cho trẻ hứng thú hơn và thúc đầy trẻ tích cực thực hiện hành động chơi. Khi yếu tố thi đua được đưa vào trò chơi sẽ làm cho hình thức chơi t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hinh_thanh_bieu_tu.doc