SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Liên Lộc, năm học 2017 - 2018

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Liên Lộc, năm học 2017 - 2018

“ Uốn cây từ thuở còn non

Dạy con từ thuở con còn thơ ngây ”

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành con người có ích, thành những con người mới. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, nói, nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình Tất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy chúng ta ở thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người cần phải năng động để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, người lao động làm chủ. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có tri thức, có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.

Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì bậc học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Ông cha ta đã có câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Đúng vậy, lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu trong việc giáo dục. Vì vậy lễ giáo chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo còn là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ và phát triển trí tuệ, phát triển đạo đức.

 

docx 28 trang thuychi01 7241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Liên Lộc, năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2.Nội dung 
3
2.1.Cơ sở lý luận:
3
2.2. Thực trạng 
5
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
 7-16
2.4. Hiệu quả sau khi áp dụng một số biện pháp
16-17
3.Kết luận kiến nghị
18
3.1. Kết luận
18
3.2. Kiến nghị:
19
Tài liệu tham khảo
Phụ Lục
1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: 
“ Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây ”
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành con người có ích, thành những con người mới. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, nói, nghe, nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mìnhTất cả những cử chỉ đó đều làm nên những thói quen, kể cả thói xấu. Chính vì vậy chúng ta ở thế kỷ 21 thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, của nền khoa học hiện đại. Do vậy con người cần phải năng động để phù hợp với sự phát triển của thời đại. Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, người lao động làm chủ. Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có tri thức, có khoa học, có tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” thì trước hết nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra được những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. Chính vì nhiệm vụ nặng nề được đặt ra cho ngành giáo dục mà sự nghiệp giáo dục của những năm gần đây đã được quan tâm và chú trọng hơn. Đặc biệt là giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên của giáo dục quốc dân, nó là nền tảng đầu tiên trong suốt quá trình giáo dục đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt những mục tiêu cơ bản của mình thì bậc học mầm non phải không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất cũng như nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ. Như chúng ta đã biết, giáo dục là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình là sợi dây tình yêu, chăm sóc và kích thích đầu tiên của trẻ, cha mẹ là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất. Mỗi nhà giáo dục, mỗi một cô giáo, người mẹ thứ hai của trẻ, thì phải làm sao hình thành cho các cháu bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Ông cha ta đã có câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Đúng vậy, lễ phép là nét đẹp văn hoá được đặt lên hàng đầu trong việc giáo dục. Vì vậy lễ giáo chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo còn là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ và phát triển trí tuệ, phát triển đạo đức.
Vì vậy, trong mục tiêu giáo dục mầm non ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ lứa tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động mọi lúc mọi nơi, các hoạt động dạo chơi tham quan hay còn thông qua các ngày hội ngày lễ,... sẽ hình thành cho trẻ những mối quan hệ giao tiếp với nhau như: quan hệ trẻ với trẻ, quan hệ trẻ với cô giáo và trẻ với mọi người xung quanh. Qua những bài thơ, câu chuyện, bài hát,... đã giúp trẻ hiểu được cái hay, cải thiện đồng thời trẻ phân biệt được cái nên làm và không nên làm từ đó có những biểu hiện, có thái độ đúng đắn với những hành vi không tốt xảy ra xung quanh trẻ. Trẻ mầm non ban đầu trẻ chưa biết kính trọng, thưa gửi lễ phép còn trả lời trống không với người lớn tuổi với bạn bè với cô giáo hay với mọi người xung quanh.
Trước thực trạng đó là một giáo viên mầm non, người trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, tôi không thể không suy nghĩ và nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ. Đây còn là vấn đề của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trườrng giáo dục thật lành mạnh và trong sáng. Từ đó mà bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Liên Lộc, năm học 2017 - 2018” để làm đề tài nghiên cứu cho mình trong năm học 2017 - 2018.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi tại Trường mầm non Liên Lộc, năm học 2017 - 2018.
 Giáo dục phẩm chất đạo đức và tính cách, lối sống của trẻ, hình thành cho trẻ nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Liên Lộc, năm học 2017 - 2018”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp đàm thoại: Nhóm phương pháp này rất quan trọng, khi dạy trẻ phương pháp này giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Phương pháp quan sát, trực quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Nhóm phương pháp này nhằm giúp người học có kiến thức một cách hệ thống về quy trình điều tra khám phá trong thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm: Là nhóm phương pháp tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập để cung cấp kiến thức và vận dụng những điều đã tiếp thu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Là phương pháp trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tượng đó ,giúp người nghiên cứu thu thập hoặc làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu đề xuất sáng tạo.
- Phương pháp xử lý thống kê toán học: Tổng hợp và phân tích số liệu đã điều tra và khảo sát.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã chỉ ra rằng đối với cấp học mầm non cần phải giáo dục phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng trong việc giáo dục hiện nay, muốn trẻ thành người thì trước tiên chúng ta phải giáo dục trẻ những điều hay lẽ phải. Vì trẻ em giống như một trang giấy trắng, ngây thơ, ngộ nghĩnh, trong sáng chúng ta muốn vẽ lên những trang giấy trắng đó những gì tốt đẹp thì trước tiên phải có một môi trường lành mạnh, chính vì vậy môi trường giáo dục mầm non là một môi trường vô cùng quan trọng trong giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Theo chương trình giáo dục mầm non (ban hành kèm theo TT số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo thông Tư số 28/2006/TT - BGDĐT ngày 30/12/2016 - BGDĐT của bộ trưởng bộ GD & ĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đạt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Đứng trước tình hình đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà, đứng trước thời kỳ hội nhập kinh tế, đất nước đang trên đường mở cửa những ảnh hưởng không nhỏ của nền nhiều nền văn hóa khác nhau. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ cần và cập nhật nhất. Bên cạnh đó, việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết, làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan".
Tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên vui tươi, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện phương châm “Học bằng chơi - Chơi mà học” đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. Từ lâu giáo dục lễ giáo cho trẻ là cuốn hút sự quan tâm của các nhà giáo dục và các bậc phu huynh, sự quan tâm trên không chỉ ngẫu nhiên, các nhà tâm lý học, giáo dục học đã quan tâm đến nhận thức lễ giáo của trẻ vì vậy giao tiếp chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành, phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức lối sống cho trẻ. Vì vậy, giao tiếp chiếm một vị trí quan trong trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ là nền văn hóa lâu đời và đặc biệt đối với trẻ. Giáo dục lễ giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu được giáo dục tốt, khi giao tiếp trẻ sẽ nói năng nhẹ nhàng, mạch lạc, có văn hóa trong các câu nói, cử chỉ, hành động của trẻ đối với mọi người. Các tác phẩm văn học, các hình ảnh có nội dung giáo dục lễ giáo và quá trình giao tiếp của trẻ với bạn bè với cô giáo là những phương tiện giáo dục lễ giáo tốt nhất cho trẻ. Điều đó nhằm hình thành ở trẻ những tình cảm yêu thương, gần gũi với mọi người xung quanh, kính trọng lễ phép người lớn tuổi.
Ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển tới hội nhập kinh tế, văn hóa, tham gia các diễn đàn Quốc tế mở ra cho nước nhà nói chung và giáo dục nói riêng những cơ hội cũng như nhiều thách thức mới. Sự giao lưu hội nhập các nền văn hóa thế giới. Việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc càng được đề cao, việc chúng ta hội nhập chứ không thể hòa tan, biết học hỏi, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm nét bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Trước những cơ hội và thách thức đó đất nước đang cần có những con người mới, xã hội chủ nghĩa với những đức tính thông minh, năng động, sáng tạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sống có nghĩa tình. 
Giáo dục lễ giáo cho trẻ là một phần quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ, đó là khâu đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi mầm non. Vì vậy, trong mục tiêu đào tạo ghi rõ “Hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa: khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa, cân đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ mọi người, biết yêu thích và giữ gìn cái đẹp, thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá và tìm tòi một số kĩ năng cơ bản như: nhẹ nhàng, khéo léo, biết xin lỗi và nhận lỗi”. Muốn hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ ở tuổi mầm non, việc giáo dục lễ giáo cho trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa.
Chính vì nhận ra được tầm quan trọng đó, Ban giám hiệu trường chúng tôi đã bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng cho chúng tôi, những cô giáo mầm non hàng ngày trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ giúp chúng tôi cũng nhận thấy rằng việc giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết có vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội, việc giáo dục lễ giáo nhằm tăng cường hiểu biết, mối quan hệ giao tiếp với cộng đồng nhằm đưa trẻ vào môi trường sư phạm thật lành mạnh và trong sáng.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo là sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, sự nhận thức qua cách giao tiếp và thông qua các bài thơ, câu chuyện, nhằm giáo dục đạo đức và lối sống cho trẻ và phát triển trí tuệ và phát triển đạo đức, về tình cảm, ý chí nhằm mục đích phát triển nhân cách cho trẻ. Qua hoạt động học tập, giao tiếp, góc tuyên truyền và sinh hoạt hàng ngày của trẻ đều có mối quan hệ với nhau tất cả đều cuốn hút tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt Đức, trí, thể, mỹ.
Bản thân tôi luôn luôn mong muốn rằng chính bàn tay mình được vẽ lên những trang giấy trắng đó những gì tốt đẹp nhất đó cũng là lý do vì sao tôi chọn đề tài này. Với độ tuổi 5 - 6 tuổi trẻ chưa ý thức được mọi hành động của mình trẻ thích khám phá tìm tòi, thích tham gia vào mọi hoạt động, thích bắt chước các hành động, lời nói của người lớn. 
Chính vì vậy: Giáo dục Mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy, trong đó có các chuyên đề được lồng ghép vào các hoạt động của trẻ như: Chuyên đề bảo vệ môi trường, chuyên đề an toàn giao thông, chuyên đề biển hải đảo và chuyên đề không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non, đây còn là chuyên đề hết sức quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất, đạo đức, lối sống cho trẻ sau này đó là chuyên đề ‘‘ Giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non’’
2.2. Thực trạng
Liên Lộc là xã nằm ở phía đông bắc huyện Hậu Lộc, phía tây bắc giáp xã Tuy lộc, phía đông bắc giáp xã Quang lộc, phía nam giáp xã Hoa lộc, phía đông giáp với huyện Nga Sơn. 
 Xã Liên lộc là xã vùng màu có tổng diện tích tự nhiên là 502,42 ha trong đó có 1274 hộ, và có 4282 nhân khẩu. Thu nhập bình quân đầu người là 20 triệu đồng/người/ năm. Những năm gần đây điều kiện kinh tế ở xã đang trên đà phát triển. Đời sống của nhân dân đang được thay đổi. Bên cạnh đó còn có các tổ chức đoàn thể luôn kề vai sát cánh để ủng hộ nhà trường trong mọi phong trào thi đua.
* Thuận lợi 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và mua sắm đầy đủ trang thiết bị để cho giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Đa số trẻ đều có nề nếp thói quen tốt, biết lễ phép với người lớn.
- 95% học sinh đều học qua lớp mẫu giáo 4 tuổi cho nên trẻ cũng có nề nếp trong học tập và vui chơi.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ theo yêu cầu tối thiểu.
- Trẻ hiểu và nói thành thạo tiếng phổ thông.
- Một số phụ huynh rất có tinh thần phối hợp với giáo viên và nhà trường, hiểu được tầm quan trọng của việc rèn luyện lễ giáo cho trẻ.
* Khó khăn
- Một số trẻ chưa giám bày tỏ ý muốn của bản thân, chưa giám thể hiện những điều mình biết.
- Nhiều trẻ trong lớp còn nhút nhát chưa tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn.
- Một số gia đình chưa quan tâm đến việc giáo dục con những kĩ năng về lễ giáo cần thiết.
- Nhiều gia đình do ít con cho nên chiều chuộng và dẫn đến trẻ ngại hoạt động mà luôn có tính ỷ lại vào người khác.
- Rất nhiều trẻ chưa biết cách phối hợp với các bạn chơi trong nhóm.
- Do điều kiện kinh tế khó khăn, các phụ huynh chủ yếu làm nghề nông, nhiều hộ gia đình phải đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà trông nên đã nên có phần hạn chế trong việc quan tâm chăm sóc các cháu, nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, có phụ huynh thì chiều con quá mức, trẻ thích gì được nấy, cũng có phụ huynh do công việc bộn bề kiếm sống, có phụ huynh mải lo làm kinh tế, có phụ huynh không có điều kiện về kinh tế nên việc chăm sóc giáo dục trẻ, hay sự quan tâm đến con cái chưa được thường xuyên, chưa đúng cách khi trẻ ở nhà.
- Việc quan tâm uốn nắn, để đưa các cháu vào nề nếp lễ giáo cho trẻ nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức.
- Việc phối hợp giữa giáo viên với phụ huynh về quan điểm giáo dục chưa chặt chẽ và chưa đồng bộ.
- Việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ chưa được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi.
- Tài liệu về giáo dục lễ giáo cho trẻ chưa phong phú.
* Kết quả thực trạng:
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng.
Nội dung
đánh giá
Tổng số trẻ
Kết quả
Tốt
Khá 
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trẻ biết chào hỏi, xưng hô lễ phép, biết cảm ơn, xin lỗi. 
31
7
23
9
29
12
38
3
10
Biết yêu thương,quan tâm nhường nhịn giúp đỡ bạn trong lớp.
31
8
26
11
35
10
32
2
7
Có thói quen biết giữ gìn, cất, sắp xếp đồ chơi theo quy định. 
31
8
26
10
32
11
35
2
7
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp
31
8
26
11
35
10
32
2
7
 Biết nghe và làm theo sự chỉ dẫn của cô giáo, người lớn.
31
9
29
13
42
8
26
1
3
Từ bảng khảo sát thực trạng tôi thấy kết quả trên trẻ còn rất hạn chế. Loại tốt, khá, chỉ đạt 56%, số trẻ ở loại trung bình còn rất nhiều, đặc biệt số trẻ ở loại yếu chiếm 10%.
* Nguyên nhân
- Việc tạo môi trường (nhất là môi trường mở) cho trẻ hoạt động có nhiều hạn chế, hình thức chưa thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động.
Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về nề nếp thói quen, số ít cháu còn nhút nhát và quá hiếu động.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về các hoạt động trong trường mầm non học chưa đúng, một số phụ huynh đi làm ăn xa để cháu ở nhà với ông bàn nên việc quan tâm giáo dục lễ giáo cho cháu còn hạn chế.
- Việc rèn luyện kĩ năng về cho trẻ lễ giáo chưa được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên không có đủ điều kiện và thời gian để rèn kĩ năng cho trẻ trong tất cả các hoạt động.
Đứng trước tình hình trên, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào và bằng
những biện pháp gì để tất cả trẻ lớp tôi có những thói quen và hành vi đạo đức và phù hợp với chuẩn mực xã hội. 
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện 
*Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng.
Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế. 
Trẻ mẫu giáo 5 tuổi có đặc thù tâm sinh lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếp cận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệt là tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet. 
Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị được những kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống nhất là lễ giáo cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã “hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết lễ giáo với mọi người mọi vật xung quanh.
Tôi hiểu rằng: Để giáo dục trẻ lễ giáo tốt cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần:
Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.
Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ
Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề
Tôn trọng ý kiến của trẻ
Dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt động có thể tích hợp. 
*Biện pháp2: Rèn kỹ năng giáo dục lễ giáo cho trẻ.
+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi.
 + Kỹ năng sống hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn. 
+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. 
+ Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên cần d

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_le_giao_c.docx