SKKN Một số biện pháp gúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen vơi toán thông qua trò chơi

SKKN Một số biện pháp gúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen vơi toán thông qua trò chơi

Bác Hồ kính yêu đã nói:

 “Trẻ em như¬ búp trên cành

 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

 Trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đình, là t¬ương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Muốn cho trẻ em trở thành “ngư¬ời lớn” theo đúng ý nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của ng¬ười lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất đó chính là trường mầm non. Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống. Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu, mỗi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi: Tại sao? thế nào ? Những khoảnh khắc đó lại đọng trong tôi niềm cảm xúc yêu thương đến vô cùng. Giáo dục Mầm non là một trong những khâu quan trọng nhất của giáo dục quốc dân. Vì vậy phải đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ.

 Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những tiền đề khoa học cơ bản ban đầu làm hành trang cho trẻ vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mầm non, trẻ đã nắm vững các biểu tượng đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp cận những kiến thức môn toán ở lớp một và trẻ tự tin bước vào cuộc sống.

 

docx 18 trang thuychi01 11791
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp gúp trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen vơi toán thông qua trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu đã nói: 
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”
	Trẻ em luôn là niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh. Muốn cho trẻ em trở thành “người lớn” theo đúng ý nghĩa của nó thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn, ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời. Và hôm nay chúng ta đã dành tất cả những tình cảm yêu thương trìu mến nhất cho các bé. Để những mầm non đó đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết quả thì vườn ươm đầu tiên và sớm nhất đó chính là trường mầm non. Đến trường mầm non các bé được học tập vui chơi, được học các kiến thức văn hóa xã hội, chuẩn bị cho các bé hành trang bước vào cuộc sống. Với các bé cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng hay cũng đáng yêu, mỗi khi nhìn thấy các bé mắt tròn xoe và hỏi cô ơi: Tại sao? thế nào ? Những khoảnh khắc đó lại đọng trong tôi niềm cảm xúc yêu thương đến vô cùng. Giáo dục Mầm non là một trong những khâu quan trọng nhất của giáo dục quốc dân. Vì vậy phải đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn cải tiến phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm sóc, giáo dục trẻ.
	Trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, môn học làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng ở lớp mẫu giáo lớn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những tiền đề khoa học cơ bản ban đầu làm hành trang cho trẻ vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mầm non, trẻ đã nắm vững các biểu tượng đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp cận những kiến thức môn toán ở lớp một và trẻ tự tin bước vào cuộc sống.
	Mặt khác, phát triển khả năng tư duy toán học thông qua các hoạt động chơi là một nội dung quan trọng trong chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non nói chung và của quá trình dạy học toán cho trẻ mầm non nói riêng. Trong quá trình này, vấn đề đặt ra là sự cần thiết phải tìm tòi, lựa chọn những nội dung và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với toán như thế nào để phát triển khả năng tư duy, tính tích cực, tính chủ động sáng tạo và hứng thú học tập của trẻ. 	Chính vì lý do đó tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để tìm ra các giải pháp nào tốt nhất, hiệu quả nhất để tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen với Toán đạt kết quả cao hơn nên tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp gúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen vơi toán thông qua trò chơi”.
- Mục đích nghiên cứu
	Với mục đích bước đầu tìm hiểu thực trạng của môn toán và việc áp dụng các trò chơi trong việc dạy học để nâng cao chất lương học tập từ đó tôi vận dụng kiến thức đã học và qua học hỏi để nghiên cứu và áp dụng trò chơi vào các tiết dạy học toán nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong môn học toán cho phù hợp với mục đích giáo dục và trình độ nhận thức của trẻ trong trường Mầm non.
- Đối tượng nghiên cứu
	- Đưa ra một số biện pháp nhằm gúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với toán thông qua các trò chơi.
- Phương pháp nghiên cứu	
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp quan sát
+Phương pháp dùng lời
+Phương pháp thực hành
+ Phương pháp thống kê toán học
2. Nội dung 
2.1 Cơ sở lí luận 
Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục chung và đặc biệt là giáo dục Mầm non nói riêng. Bộ GD & ĐT đã tổ chức nhiều đợt chuyên đề về Toán cho giáo viên Mầm non để góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy trẻ Làm quen với Toán trong các trường mầm non. Để gúp trẻ có đủ khả năng tiếp cận với nền KH –KT hiện đại có hiệu quả, việc hình thành biểu tượng ban đầu về Toán giữ một vai trò rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ ngay từ tuổi ấu thơ. Cho trẻ mẫu giáo làm quen với Toán có một số vị trí đặc biệt trong giáo dục trí tuệ cho trẻ, nó đặt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông với những biểu tượng Toán sơ đẳng, những kỹ năng như: Phân biệt, so sánh, phân loại, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa...
Thực chất của quá trình dạy trẻ Làm quen với Toán là quá trình hình thành ở trẻ những kiến thức sơ đẳng về tập hợp, con số, phép đếm, về kích thước, hình dạng của vật, về khả năng định hướng trong không gian, các biểu tượng về thời gian và mối quan hệ giữa các đại lượng dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học ở trường mầm non.
Nhìn chung việc dạy trẻ Làm quen với Toán không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
2.2 Thực trạng 
- Thuận lợi
	+ Nhà trường đã được công nhận trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ1. Điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng trang thiết bị cho môn toán tương đối đầy đủ. 
+Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi và thực hiện đầy đủ dung chương trình do Bộ GD &ĐT quy định.
+ Bản thân có trình độ đại học, ham học hỏi,luôn tìm tòi,sáng tạo và rất yêu nghề, mến trẻ, tận tụy trong mọi công việc .
+ Phòng học được trang bị hệ thống máy vi tính, ti vi đầu đĩa, kết nối mạng intenet và lắp đặt chương trình giáo án điện tửphục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ
 + Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt về mọi mặt để cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, dự giờ, góp ý kịp thời cho bản thân rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.
	+ Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong việc củng cố, ôn luyện cho trẻ về các biểu tượng cơ bản về toán học.
- Khó khăn
	+ Đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ, tuy nhiên nhiều loại đã bị cũ, tính thẩm mỹ không cao, hiệu quả sử dụng còn hạn chế..
	+ Một số trẻ đi học không đúng độ tuổi, chưa qua các lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, nên chưa được làm quen với các hình thức và các biểu tượng sơ đẵng về Toán. Vì vậy khi giáo viên hướng dẫ trẻ rất nhút nhát không tự tin do đó quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ rất khó và mất nhiều thời gian
	+ Còn một vài phụ huynh nhận thức chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con cháu mình.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp tôi nói riêng và ở trường tôi nói chung, đồ đồ dùng dạy và học toán còn hạn nhiều hạn chế, chưa đầy đủ và chưa hấp dẫn với trẻ, giáo viên thực hiện giờ dạy còn dập khuôn, gò bó, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo, chưa phát huy tính tích cực của trẻ trẻ học toán như một sự bắt buộc, gò ép. Trẻ tiếp thu bài nhàm chán. Đứng trước tình hình chung như vậy tôi đã tiến hành khảo sát trẻ lớp tôi như sau:
Kết quả khảo sát lần 1 (Đầu năm)
TT
Nội dung khảo sát
Số trẻ được khảo sát
Kết quả trên trẻ
Đạt
Tỉ lệ %
Chưa đạt
Tỉ lệ %
1
Kĩ năng nhận biết số đếm, số lượng
33
23
69,7
10
30,3
2
Kĩ năng Sắp xếp theo quy tắc
33
20
66,6
13
39,4
3
Kĩ năng so sánh 2 đối tượng
33
18
54,5
15
45,5
4
Kĩ năng nhận biết hình dạng
33
21
63,6
12
36,4
5
Kĩ năng định hướng vị trí không gian và định hướng thời gian
33
15
45,5
18
54,5
Từ những kết quả của việc khảo sát này tôi đã nắm bắt được tình hình của trẻ trong lớp tôi chủ nhiệm và sau lần khảo sát đầu tiên tôi thấy chất lượng trên trẻ chưa cao. Bản thân tôi là người trực tiếp cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu cho trẻ về toán học đã luôn trăn trở suy nghĩ tìm tòi để đưa ra một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen vơi toán thông qua các trò chơi. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu và áp dụng. 
2.3 Các giải pháp 
2.3.1. RÌn nÒ nÕp thãi quen
Nề nếp của trẻ là một việc làm đầu tiên để giúp trẻ có ý thức kỷ luật tốt trong mọi hoạt động. Chính vì thế ngay từ đầu năm học tôi rất chú trọng vào việc rèn nề nếp cho trẻ như giáo dục trẻ ngồi học ngoan chú ý nghe cô giảng bài. Tôi phân lớp thành 3 tổ, trong tổ có cháu ngoan, cháu chưa ngoan, cháu học giỏi, cháu học khá, cháu học trung bình, cháu học chưa ngoan sẻ bắt chước bạn học ngoan để được cô khen.
 ( Tiết học toán lớp A2 – Trường Mầm non Quảng Hòa)
Rèn cho trẻ nề nếp ngồi học ngay ngắn, khi muốn phát biểu phải giơ tay, khi đứng dậy phải thưa cô và nói đủ câu, khi đi lại phải nhẹ nhàng, không lê dép,không chạy...
	Tôi đã thành công trong việc rèn nề nếp cho trẻ trong những tháng đầu, các cháu đã có một nề nếp học tốt không gò bó, học thoải mái nhưng rất có nề nế.
2.3.2 Chuẩn bị đồ dùng và tạo môi trường để trẻ làm quen với toán
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non đặc điểm sinh lý của trẻ là thích cái đẹp, yêu cái mới lạ, do vậy đồ dùng góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ làm quen với các biểu tượng toán. Song để đạt hiệu quả cao thì cô phải chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề, tiết học mang tính trực quan.
	- Tạo môi trường toán học xung quanh lớp: Sắp xếp các đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ dễ tìm, dễ đếm.
	- Luôn thay đổi đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề bài dạy.
	- Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với đồ vật, đồ chơi để giúp trẻ khám phá sáng tạo và giải quyết vấn đề.
Ví dụ:
 Chủ đề : Thế giới thực vật 
 	Tôi chuẩn bị hoa và quả cho cô và trẻ và dạy dưới hình thức cây ra hoa và kết quả
Cô cần hướng dẫn cho trẻ thao tác sắp xếp hợp lý, nhanh gọn thông qua việc sử dụng đồ dùng để khắc sâu kiến thức cho trẻ học từ đó thu hút được sự chú ý của trẻ để giờ học đạt hiệu quả cao.
2.3.3 Nhận biết về số, lượng, hình dạng,kích thước, không gian qua các trò chơi:
Ở tuổi này hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi. Trẻ học mà chơi , chơi mà học. Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ, sưu tầm và tự tìm tòi được một số trò chơi khi dạy trẻ .
2.3.4. Sử dụng trò chơi trong tiết học về số lượng
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi trực quan phù hợp với chủ đề
- Nội dung trò chơi mang tính chất gây hứng thú để trẻ vào bài học một cách thoãi mái hoặc cũng cố lại kiến thúc trẻ đã học.
- Trò chơi phải mang tính chất khoa học, từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với để trẻ có thể 
phát huy khả năng tư duy và các kỹ năng mà trẻ đã được học.
VD1 : Trò chơi: 	 Ô số kỳ diệu
2.1. Mục đích
- Luyện tập nhận biết các chữ số trong phạm vi 10. Sắp xếp các số theo quy luật.
2.2. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm đội một bảng được sắp xếp như sau:
Bảng 1
6
5
3
1
6
8
4
8
6
Bảng 2
6
3
5
1
4
3
78
5
7
6
9
2.3. Cách chơi
Cô cho 3 đội xếp thành 3 hàng dọc. Trước mỗi hàng sẽ có 1 bảng ô số như bảng 1 hoặc bảng 2.
- Yêu cầu: Mỗi thành viên của đội liên tiếp qua 3 vòng thể dục lên viết chữ số vào ô trống để các ô trong hàng ngang (trái sang phải), hàng dọc (trên dưới) của mỗi hình trong bảng đều theo thứ tự tăng dần.
- Kết thúc: Đội nào hoàn thành bảng ô số trước và đúng theo yêu cầu thì đội đó chiến thắng. 
(Trẻ chơi trò chơi Ô số kỳ diệu)
VD2: Trò chơi Đội nào nhanh nhất
3.1.Mục đích
- Tạo nhóm các đồ vật có số lượng trong phạm vi 10 từ các thao tác đếm
thêm, bớt và luyện tập đếm trong phạm vi 10.
3.2.Chuẩn bị
-Tranh lô tô cho trẻ theo chủ đề gia đình
- Giấy A0 thiết kế thành các bảng cài có 6 dòng (số bảng ứng với số nhóm trẻ
tham gia chơi). Mỗi đầu dòng gắn 1 chữ số trong phạm vi 10. Các lô tô không tương ứng với chữ số đầu dòng. Được thể hiện ở bảng sau:
3.3.Cách chơi
3
8
'''
5
$$$$$$
7
&&&&&
4
¹¹¹
9
- Cô chia lớp thành 3 nhóm trẻ
- Cô cho các nhóm trẻ xếp thành hành dọc đứng trước bảng của đội mình. Khi nghe hiệu lệnh các trẻ đứng đầu mỗi đội chạy lên đếm, thêm hoặc bớt để tạo nhóm đồ vật tương ứng với chữ số ở đầu hàng của bảng. Khi thực hiện xong trẻ chạy xuống đứng ở cuối hàng của đội mình. Trẻ tiếp theo sẽ lên thực hiện như trẻ trước, cứ như vậy cho đến khi kết thúc trò chơi.
- Kết thúc: Cô cùng các nhóm chơi nhận xét kết quả chơi của nhóm mình.
VD3: Trò chơi Nối hình theo yêu cầu
4.1.Mục tiêu
- Dạy trẻ so sánh số lượng 2 nhóm đồ vật bằng cách ghép tương ứng.
4.2.Chuẩn bị
-Mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 trong đó vẽ các đồ vật có số lượng khác nhau.
-Bút màu, bút dạ, thẻ số tương ứng
4.3.Cách chơi
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 như trên
- Yêu cầu:
+ Làm sao để 2 nhóm đồ vật theo hàng ngang bằng nhau và đặt thẻ số tương 
ứng. Lần lượt từng nhóm đồ vật tiếp theo .
+ Cho trẻ tô màu các đồ vật theo từng nhóm.
- Kết thúc: Cô nhận xé kết quả từng nhóm
( Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi)
VD4 : Trò chơi Bé chơi với các khối
5.1. Mục đích
- Luyện tập, củng cố và nhận biết các chữ số trong phạm vi 6. Trẻ biết tô màu theo quy luật.
5.2. Chuẩn bị	
- Mỗi trẻ một tờ giấy A4 như sau:
- Mỗi trẻ một rổ đựng bút chì, sáp màu (xanh, đỏ).
5.3. Cách chơi
- Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy A4 và một rỗ đồ chơi. 
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô: Đếm số khối trong cột và ghi chữ số vào ô trống bên dưới các cột. Tô màu các khối theo thứ tự xanh – đỏ, từ trên xuống.
Kết quả : Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của mình và của bạn
2.3.4. Sử dụng trò chơi trong tiết học hình dạng
VD1: Trò chơi Bé chơi với hình chữ nhật
1.1.Mục tiêu	
	- Luyện tập nhận biết hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác,... Rèn luyện kỹ năng sáng tạo nên các hình hình học từ hình chữ nhật.
1.2. Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một số tờ giấy A0, giấy màu thủ công có dạng hình chữ nhật (nhiều màu sắc).
- Kéo cắt giấy của trẻ.
1.3. Cách chơi
- Cô phát cho mỗi trẻ một số tờ giấy màu, giấy A0
- Yêu cầu: Trẻ gấp và cắt tờ giấy màu có dạng hình chữ nhật,hình vuông, gấp các hình theo yêu cầu của cô.
VD: Yêu cầu 
	+ Trẻ chia hình chữ nhật thành 4 hình chữ nhật bằng nhau và cắt.
H1
+ Trẻ chia hình chữ nhật thành 1 hình chữ nhật và 1 hình vuông
H2
+Chia hình chữ nhật thành 2 hình tam giác bằng nhau
 H3
+ Có thể làm được những gì từ hình chữ nhật là tờ giấy A4 đã cho?
- Có thể tạo nên các hình cơ bản đa dạng phong phú. 
- Tạo các đồ vật khác (gấp Thuyền,Con Hạc, Cái Quạt, Con Chim, Cái Thuyền, Quả Bóng....)
 (Hình ảnh : Cô hướng dẫn trẻ lớp A2 chơi trò chơi từ các hình chữ nhật)
- Kết thúc: Trẻ nào thực hiện đúng theo yêu cầu của cô thì chiến thắng
VD 2: Trò chơi Ai thông minh hơn
2.1. Mục tiêu 
- Ôn hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật; với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng.
2.2. Chuẩn bị
- Mỗi nhóm trẻ một tờ giấy A0, xung quanh vẽ nhiều hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật (chưa tô màu).
- Một hình vuông, 1 hình tròn, 1 hình tam giác, 1 hình chữ nhật cắt sẵn từ giấy màu (xanh, đỏ, tím, vàng).
- Sáp màu, bút dạ.
- Hồ dán
23. Cách 
Cô cho các nhóm trẻ thi:
	- Cách chơi:
- Dán các hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật vào phần giữa tờ giấy A0.
- Cho trẻ tô màu các hình ở phần xung quanh tờ A0 cho giống các hình mẫu vừa dán.
- Khi trẻ tô màu xong, yêu cầu trẻ dùng bút dạ nối các hình được dán ở giữa tờ A0 tương ứng với các hình vừa tô màu.
Kết thúc: Cô nhận xét kết quả của các nhóm, tuyên dương
2.3.5 Sử dụng trò chơi trong tiết học về kích thước
VD 1: Trò chơi Chiếc hộp kì lạ	
1.1.Mục tiêu
	- Luyện tập cho trẻ khả năng suy luận lôgic và tư duy toán học.
1.2 Chuẩn bị
- Mỗi trẻ một hộp kín có 3 viên bi (trong đó có 2 viên bi nhỏ màu vàng bằng nhau, 1 viên bi to màu đỏ).
1.3. Cách chơi
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 hộp kín.
Yêu cầu trẻ:
Lấy 2 viên bi nhỏ bằng nhau và có màu gì? Sau đó bỏ vào hộp
Lấy 1 viên bi to và có màu gì? Sau đó bỏ vào hộp
Lấy 2 viên bi màu vàng và có kích thức như thế nào? Sau đó bỏ 1 viên bi màu vàng vào hộp rồi lấy viên bi màu đỏ ra và viên bi màu đỏ có kích thước như thế nào với viên bi màu vàng?
Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ. 
VD 2: Trò chơi Thi xem ai nhanh	 
2.1. Mục đích, yêu cầu
- Luyện tập cho trẻ kỹ năng nhận biết kích thước các đồ vật và sử dụng được các từ to hơn - nhỏ hơn; dài hơn - ngắn hơn
2.2. Chuẩn bị
	Mỗi trẻ gồm:
+ Hai cái bút: Bút bi và bút chì màu (bút bi dài hơn - bút chì ngắn hơn).
+ Hai con búp bê: Búp bê xanh cao, búp bê đỏ thấp.
+ 1cái bảng và quyển vở: Cái bảng to hơn - quyển vở nhỏ hơn.
2.3. Cách chơi
- Cô phát cho mỗi trẻ những đồ vật trên:
- Yêu cầu: Cô nói
	+ “Dài hơn” các con đọc to “Bút bi” và giơ cao bút bi. Cô nói “Ngắn hơn” các con đọc to “Bút chì” và giơ cao bút chì.
	+ “To hơn” các con đọc to “Cái bảng” và giơ cao cái bảng. Cô nói “Nhỏ hơn” các con đọc to “Quyển vở”.
+ “Cao hơn” các con đọc to “Búp bê xanh” và giơ cao búp bê xanh. Cô nói “Thấp hơn” các con đọc to “Búp bê vàng” và giơ cao búp bê vàng
Kết thúc: Trẻ nào thực hiện tốt được cô tuyên dương trước lớp.
VD 3: Trò chơi Ai thông minh	 
3.1.Mục đích
	- Luyện tập cho trẻ kỹ năng nhận biết kích thước các đồ vật và sử dụng được các từ: To nhất, nhỏ hơn, nhỏ nhất để chỉ kích thước các đồ vật.
3.2.Chuẩn bị
 - Mỗi trẻ 3 cốc nhựa (1cốc to nhất màu xanh, 1 cốc nhỏ hơn màu vàng, 1cốc nhỏ nhất màu trắng).
3.3. Cách chơi
- Cô nói “to nhất” trẻ chỉ vào cốc to nhất và nói “cốc màu xanh”
- Cô nói “nhỏ hơn” trẻ chỉ vào cốc màu vàng và nói “cốc màu vàng”
- Cô nói “nhỏ nhất” trẻ chỉ vào cốc màu trắng và nói “cốc màu trằng”
Và cô nói ngược lại.
Kết thúc: Nếu trẻ thực hiện tốt theo yêu cầu của cô thì được tuyên dương.
2.3.6 Sử dụng trò chơi trong tiết học định hướng trong không gian
VD1: Trò chơi 	 	Ai giỏi hơn
1.1.Mục tiêu
-Trẻ nhận biết phía trái - phía phải; phía trên- phía dưới, phía trước - phía sau của bạn khác.
1.2.Chuẩn bị
- Có các con vật làm bằng bông: Con mèo, con gà, con vịt, con chó, búp bê.
1.3. Cách chơi
Yêu cầu trẻ: Cô nói phía nào trẻ đặt đồ chơi theo hướng đó (lấy bạn búp bê làm vật chuẩn)
+Phía trước - con vịt
+Phía sau - con gà	
+Phía trái - con chó
+Phía phải - con mèo
+Phía trên - cái mũ (đội mũ lên đầu búp bê)
Cô thay đôi các đồ vật đồ chơi theo chủ đề
 ( Tương tự cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần)
Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương
VD2 : Trò chơi Tìm đồ vật theo yêu cầu
Chủ đề : Giao thông
1.1.Mục tiêu
 	- Trẻ biết xác định các hướng khi di chuyển, ôn các hướng trong không gian.
1.2.Chuẩn bị
- Cô chuẩn bị các đồ dùng đồ chơi như: Ôtô, xe tăng, cốc, thỏ, búp bê, và các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho giờ học.
1.3.Cách chơi	
Cô đã đặt các đồ vật sẵn. Trẻ làm theo yêu cầu của cô :
+ Ô tô nằm ở phía nào của con?
+ Xe tăng nằm ở phía nào của con?
+ Cái cốc bên phía nào của con?
+ Con thỏ bên phía nào của con?
Cô cho trẻ lấy 1 vài đồ chơi theo ý thích, sau đó cho trẻ đặt các đồ chơi sang các hướng theo yêu cầu và nói tên các hướng đó.
+ Con thích lấy gì? (búp bê).
 + Để lấy búp bê con đi về phía nào? (phía sau).
Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ
2.3.7. Sử dụng trò chơi trong tiết học khác ở mọi lúc mọi nơi
§Ó sử dụng trò chơi to¸n vào các bộ môn khác được thành công nếu cô giáo biết cách lồng ghép sẽ làm giờ học thêm sinh động hơn. 
Ví dụ: Tích hợp môn âm nhạc
Trò chơi về số lượng tôi cho trẻ hát bài “Tập đếm, Xòe bàn tay đếm ngón tay”
Đối với môn tạo hình thể dục tôi cũng tích hợp trò chơi toán một cách nhẹ nhàng, khéo léo để gúp trẻ hào hứng và tích cực hơn
Ví dụ: Trò chơi về các khối, khối vuông, khối cầu, khối trụ. Cô chuẩn bị các khối. Cho 3 tổ lần lượt từng bạn bật qua 3 vòng thể dục chọn hình khối theo yêu cầu của cô và cuối cùng xếp các khối đó lại thành các vật mà trẻ thích như: Xếp nhà
	 ( Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ chơi trò chơi)
	Hoạt động góc là một trong những nội dung không thể thiếu. Mỗi chủ điểm yêu cầu trẻ phải trang trí khác nhau: Về dãy số tự nhiên, các con vật, hoa quả, đồ vật tạo thành các nhóm khi chơi để phát huy được tính sáng tạo của trẻ càng thu hút trẻ yêu thích bộ môn toán.
Ngoài ra tôi còn lồng ghép các trò chơi về toán vào nội dung giáo bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, để trẻ hứng thú và qua đó giáo dục trẻ một số kỷ năng cần thiết trong cuộc sống hàng ngày.
Tóm lại, tích hợp, lồng ghép các bộ môn vào Toán sẽ tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện,vận dụng những hiểu biết mới vào hoàn cảnh và tình huống một cách phù hợp và trẻ có khả năng, thói quen được hình thành nhanh hơn, ngoài ra còn gúp trẻ phát huy được tính độc lập, chủ động và tích cực hơn trong quá trình học bằng chơi, chơi mà học.
2.5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
* Đối với hoạt động giáo dục.	
 Trải qua một thời 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_gup_tre_mau_giao_5_6_tuoi_lam_quen_voi.docx