SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Đa Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Đa Lộc

Ngày nay trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn, để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Do vậy dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học mà theo UNESCO đã chỉ ra bản chất của dạy học hiện đại : “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người” [1]. Theo quan điểm này. Chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.

 Muốn vậy quá trình giáo dục phải diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động. Chính thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản. Một là hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơ bản, hai là hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học. Giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi phối hợp hài hòa cả hai hệ thống giáo dục trên. Đây cũng chính là lý do khiến giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà mở rộng trong các không gian với các hoạt động tương ứng.

Ở trường phổ thông hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh và cũng là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục đều tham gia. Do vậy tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một mặt nâng cao hiệu quả giáo dục, mặt khác giúp học sinh giám nghĩ, giám làm, năng động, sáng tạo, đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

 Chính vì lý do đó tôi chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Đa Lộc” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.

 

doc 19 trang thuychi01 6525
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Đa Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Số trang
1. Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
3
2.1. Cơ sở lý luận
3
2.2. Thực trạng
3
2.2.1. Tình hình địa phương
3
2.2.2. Đặc điểm của trường THCS Đa Lộc
4
2.2.3. Thực trạng của công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian qua.
4
2.3. Các biện pháp tiến hành.
5
2.3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo.
5
2.3.2.Nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục.
5
2.3.3. Xây dựng và tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm và thiết kế giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng tích hợp nội dung các môn học khác.
7
2.3.4. Tổ chức tốt các giờ chào cờ đầu tuần
10
2.3.5. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các giờ sinh hoạt lớp
11
2.3.6. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội.
11
2.3.7.Giáo viên cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng
11
2.3.8. Phát huy nội lực, sử dụng hợp lý cơ sở vật chất trang thiết bị
12
2.3.9. Phối hợp các lực lượng giáo dục.
12
2.3.10.Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động.
13
2.4. Hiệu quả.
13
3. Kết luận, kiến nghị
15
3.1.Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài. 
Ngày nay trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường, giáo dục sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức to lớn, để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Do vậy dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng môn học mà theo UNESCO đã chỉ ra bản chất của dạy học hiện đại : “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người” [1]. Theo quan điểm này. Chất lượng giáo dục không chỉ chú trọng đến thành tích học tập mà quan trọng là phải trang bị cho người học kỹ năng sống và năng lực hoạt động xã hội để họ có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh.
 Muốn vậy quá trình giáo dục phải diễn ra bằng nhiều con đường, nhiều phương thức và nhiều hoạt động. Chính thông qua hoạt động nhân cách con người được hình thành và phát triển toàn diện. Trong nhà trường có hai hệ thống giáo dục cơ bản. Một là hoạt động giáo dục trong hệ thống các môn học cơ bản, hai là hoạt động giáo dục ngoài hệ thống các môn học. Giáo dục của nhà trường chỉ thực sự có hiệu quả khi phối hợp hài hòa cả hai hệ thống giáo dục trên. Đây cũng chính là lý do khiến giáo dục không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà mở rộng trong các không gian với các hoạt động tương ứng.
Ở trường phổ thông hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một trong những hoạt động đặc trưng, nó là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp, là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể của học sinh và cũng là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục đều tham gia. Do vậy tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một mặt nâng cao hiệu quả giáo dục, mặt khác giúp học sinh giám nghĩ, giám làm, năng động, sáng tạo, đáp ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
 	Chính vì lý do đó tôi chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THCS Đa Lộc” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở Đa Lộc từ đó đề xuất một số biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng và chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác chỉ đạo của ban giám hiệu, công tác dạy và học của giáo viên và học sinh trường trung học cơ sở Đa Lộc trong những năm gần đây.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp đọc sách; phương pháp trò chuyện; phương pháp thống kê.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
Lứa tuổi trung học cơ sở là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này sự phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu cân đối về mặt sinh lý, trí tuệ, đạo đức. Hoạt động giao tiếp của học sinh trung học cơ sỏ rất phát triển, các em có nhu cầu cao về giao tiếp với bạn bè, có nguyện vọng được sống và hoạt động tập thể. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp với người, các em mong muốn có được vị trí bình đẳng và được tôn trọng. 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động được tổ chức ngoài giờ học văn hóa. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở giúp các em có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn, học sinh được hòa mình vào đời sống xã hội sẽ có thêm những hiểu biết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp, để làm tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện trở thành người có nhân cách.
Theo điều 26 chương III của điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông: Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn hóa,nghệ thuật, thể dục thể thao,an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện của và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa; giáo dục môi trường; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh [2] . 
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện ngoài giờ các môn học trên lớp, là sự tiếp nối, bổ sung các hoạt động trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.
Xuất phát từ vị trí vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên hiện nay hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã trở thành chương trình bắt buộc và là bộ phận trong giáo dục toàn diện học sinh trong chính khóa chứ không phải là ngoại khóa.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và thời gian nghỉ.
2.2. Thực trạng.
2.2.1. Tình hình địa phương.
Đa Lộc là một xã đặc biệt khó khăn thuộc khu vực bãi ngang ven biển. Dân số đông, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, một bộ phận sống bằng nghề chài lưới ven sông hoặc đánh cá ven biển. Nền kinh tế còn nhiều khó khăn phụ thuộc chủ yếu vào thiên nhiên.
Nhận thức của phụ huynh về học tập của con em mình còn thấp. Một bộ phận gia đình bố mẹ đi làm ăn xa nên thường giao con cho ông bà chăm sóc. Vì vậy có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường. Một số em có hoàn cảnh khó khăn bỏ học giữa chừng đi làm ăn xa. Do vậy việc duy trì sỷ số hàng năm gặp rất nhiều khó khăn.
2.2.2. Đặc điểm của trường THCS Đa Lộc.
Trường THCS Đa Lộc thành lập từ năm 1996 và đạt trường chuẩn Quốc gia năm 2015. Đội ngũ giáo viên đứng lớp hiện nay ổn định. Số giáo viên đạt chuẩn 100%, giáo viên trên chuẩn 24/27 Đạt tỷ lệ 88,9 %. Trường có đủ giáo viên đặc thù: Thể dục, Tiếng Anh, Họa, Nhạc. Toàn trường có 530 học sinh với 13 lớp được bố trí học 1 buổi/ngày. Vì vậy thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo và sinh hoạt tập thể của học sinh.
Cơ sở vật chất tương đối ổn định có đủ cây xanh, bóng mát đảm bảo môi trường “Xanh, sạch, đẹp”, sân chơi đã được bê tông hóa. Các phòng chức năng đã có nhưng trang thiết bị bên trong còn thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu hiện tại.
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp trong thời gian qua.
+ Công tác quản lý, chỉ đạo:
Trong những năm trước đây nhà trường còn xem nhẹ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Xem đây là môn phụ mà chỉ đầu tư nhiều vào các môn chính khóa. Việc xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động còn chung chung, chưa có sự bàn bạc trao đổi thống nhất trước tập thể giáo viên, tổ chuyên môn và tổ chức đội. Chính vì vậy chưa phát huy hết hiệu quả khi thực hiện.
Khi thực hiện kế hoạch hoạt chưa có sự phối hợp được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, phương pháp và hình thức tổ chức còn đơn điệu, chưa phong phú. Công tác kiểm tra của ban giám hiệu còn lỏng lẻo, chưa được cụ thể.
Trong những năm gần đây từ khi đăng ký xây dựng trường chuẩn Quốc gia và thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được nhà trường quan tâm hơn. Chất lượng hiệu quả của hoạt động này đã có những chuyển biến đáng kể. Nội dung giáo dục phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, thời gian thực hiện thuận lợi. Thu hút được nhiều học sinh tham gia. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, nối tiếp các hoạt động dạy học trên lớp và là bộ phận không thể thiếu trong hoạt giáo dục của nhà trường. Nó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.
+ Việc thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Trong những năm trước đây, một bộ phận giáo viên còn xem nhẹ hoạt động này, chỉ tập trung vào hoạt động dạy học trên lớp. Vì vậy việc tổ chức hoạt động chưa có phương pháp phù hợp, còn mang tính đối phó, nội dung hình thức còn đơn điệu. Chính vì vậy các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham gia, chưa mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.
 Nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên họ chỉ đầu tư nhiều cho hoạt động học tập, thu nhận kiến thức văn hóa, khoa học mà chưa tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường, của lớp. Sợ con mình mất nhiều quỹ thời gian cho việc học tập, ảnh hưởng đến kết quả, thành tích học tập. Chính vì suy nghĩ nhìn nhận sai lầm đó tác đã tác động đến nhận thức của các em. Nhiều em khi tham gia các hoạt động của lớp, của trường chỉ tham gia chiếu lệ, chưa phát huy được hết sở trường của bản thân. Vì thế chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa cao.
 Những năm gần đây, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã được quan tâm tới cả nội dung và hình thức, thu hút học sinh tham gia tích cực. Nhận thức của giáo viên và phụ huynh có nhiều chuyển biến. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm nhiều hơn đến hoạt động này. Song chất lượng, hiệu quả vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
2.3. Các biện pháp tiến hành.
Trên cơ sở thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở Đa Lộc trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trong nhà trường tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể như sau:
2.3.1. Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo.
Thực hiện nghiêm túc các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường.
Đảm bảo sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp tốt các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, xây dựng kế hoạch tổ chức phù hợp. Đôn đốc và kiểm tra đánh giá thường xuyên.
2.3.2.Nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục.
+ Đối với giáo viên: 
Giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn, điều khiển việc thực hiện chương trình cho học sinh. Do vậy giáo viên có nhận thức đúng đắn mới tuyên truyền được cho phụ huynh và học sinh đạt hiệu quả.
	Đối với giáo viên chủ nhiệm hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên, qua thực tế điều tra không phải chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới tham gia giảng dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà bao gồm cả giáo viên bộ môn, vì thế giáo viên bộ môn cũng phải nhận thức đúng vai trò và sự cần thiết phải tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
Nhận thức của giáo viên về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hầu như chưa rõ ràng, đa số giáo viên chỉ muốn dạy trên lớp, rất ngại tham gia các hoạt động khác. Hơn nữa bản thân hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi giáo viên phải đầu tư, có kinh nghiệm và hiểu biết nhiều lĩnh vực, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp khi tổ chức các hoạt động. Chính vì thế người cán bộ quản lý cần thường xuyên bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên thông qua các phương tiện tuyên truyền: Luật giáo dục, điều lệ trường trung học cơ sở, Chỉ thị nhiệm vụ năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để tác động nhận thức của giáo viên. Từ đó giáo viên thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình trước yêu cầu đổi mới giáo dục, tuyên truyền để mọi người đều thực hiện đặc biệt là học sinh. Không những thế trong công tác chỉ đạo người cán bộ quản lý cần tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, các kỹ năng: Xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dưới hình thức chuyên đề. Cần làm tốt phần hướng dẫn thực hiện điểm và tổ chức thực hiện đại trà. Tăng cường kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên.
+ Đối với học sinh: 
	Bồi dưỡng giáo dục các em có nhận thức đúng về việc tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học sinh phải hiểu được tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chính là quyền và trách nhiệm của mỗi học sinh. Qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng sống, khả năng giao tiếp, khả năng thích ứng đáp ứng với đòi hỏi của xã hội. Muốn làm được điều đó, công tác tuyên truyền phải thường xuyên, đồng bộ, chú ý tới nội dung hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Ví dụ như tổ chức các hoạt động vui chơi: “Giải ô chữ”, “Thi hùng biện”, “Rung chuông vàng” Kết hợp tổ chức trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi.
+ Đối với phụ huynh:
	Để thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sự nhận thức của phụ huynh học sinh sẽ tạo điều kiện cho học sinh phối hợp với nhà trường tổ chức tốt các hoạt động cho các em. Do vậy, thông qua kỳ họp phụ huynh cần giúp cho họ hiểu rõ vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với sự hình thành nhân cách học sinh, rèn luyện tính chủ động, sáng tạo, cũng cố mở rộng kiến thức môn chính khóa, giúp thư giãn, thoải mái sau những giờ căng thẳng. Đồng thời rèn luyện một số kỹ năng: Như giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức điều khiển hoạt động; kỹ năng sống; kỹ năng tự kiểm tra đánh giá. Từ đó giúp phụ huynh nhận thức đúng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không ảnh hưởng đến học văn hóa và nó còn hỗ trợ đắc lực cho các em trong việc học tập các môn chính khóa.
Bằng nhiều hình thức thông qua buổi họp phụ huynh, tọa đàm, trò chuyện riêng khi tiếp xúc với phụ huynh. Trong một số hoạt động có thể mời phụ huynh cùng tham gia để từ đó tuyên truyền sâu rộng hơn tới các phụ huynh khác.
Ví dụ: Chủ đề “ Mừng Đảng mừng xuân” mời phụ huynh cố vấn cho chương trình “ Tìm hiểu về nét đẹp đổi thay của quê hương” để có thể tổ chức cho học sinh đi tham quan một số mô hình sản xuất giỏi: Trang trại nuôi lợn, nuôi tôm công nghiệp, nuôi ngao, nuôi ong lấy mật . Tổ chức đi thăm rừng vẹt quê em và tìm hiểu người dân kiếm sống sinh lời từ sự phát triển đổi thay ấy. Kết hợp với tổ chức một số trò chơi dân gian ở địa phương như thi kéo co, nhảy bao bố, thi xe đạp chậm, thi nấu cơm cần. Tổ chức tham quan một số di tích lịch sử của địa phương như khu di tích đền Thánh Cả, khu di tích mộ Mẹ Tơm. Từ đó huy động nguồn lực của phụ huynh tài trợ cho chương trình hoạt động nói trên và họ là người được trực tiếp tham gia chương trình để có cái nhìn đầy đủ hơn. 
2.3.3.Xây dựng và tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm và thiết kế giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp theo hướng tích hợp nội dung của các môn học khác. 
	Nội dung giáo dục trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tổng hợp của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Để phát huy được vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì đòi hỏi giáo viên phải biết thiết kế giáo án theo hướng tích hợp nội dung của nhiều môn học, là cơ sở đề thực hiện tốt chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở.
 Nội dung tiến hành.
	Kỹ năng thiết kế giáo án:
Có nhiều cách để thiết kế giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhưng dù cách nào cũng phải đảm bảo xác định được: Tên hoạt động, mục tiêu hoạt động, nội dung và hình thức hoạt động, công tác chuẩn bị, tiến hành hoạt động và kết thúc hoạt động.
 Tên hoạt động: Trước khi xác định mục tiêu cho các chủ đề vì mỗi chủ đề có nhiều hoạt động khác nhau đòi hỏi giáo viên phải có sự lựa chọn cân nhắc đặt tên cho các hoạt động. Sao cho tên hoạt động phải nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động. Đồng thời tên hoạt động cũng phải ngắn gọn, tạo ra được sự hấp dẫn, cuốn hút gây hứng thú cho học sinh. Ví dụ: “Môi trường biển đảo”, “ Hội vui học tập”, “Em là nhà khoa học”, “ Hội trại về nguồn”, “Đêm thơ, nhạc”
 Xác định mục tiêu hoạt động: Các mục tiêu bài giảng thường được cụ thể hóa bởi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà học sinh phải đạt được sau mỗi chủ đề. Khi xác định mục tiêu hoạt động phải căn cứ vào mục tiêu chung của giáo dục đào tạo yêu cầu nhiệm vụ năm học, căn cứ vào đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, dựa vào tình trạng của lớp mình phụ trách.
Mục tiêu hoạt động cần dược xác định một cách rõ ràng, cụ thể có tính xác định và có thể lược hóa được để dễ thực hiện, dễ kiểm tra và đánh giá.
 Xác định nội dung và hình thức hoạt động: Việc xác định nội dung hoạt động là điều rất quan trọng nó giúp người giáo viên tiến hành các hoạt động không bị lệch hướng, chủ động trong việc sắp xếp thời gian hợp lý cho từng hoạt động.
Căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng lớp và khả năng của học sinh để giáo viên lựa chọn nội dung các môn học tích hợp sao cho nội dung chủ đề phải phù hợp với các hoạt động, đảm bảo đầy đủ nội dung và phù hợp với hình thức.
Cùng một nội dung hoạt động có thể có nhiều nội dung hình thức khác nhau đa dạng và phong phú. Để không gây nhàm chán, trong khi thiết kế giáo án tránh sự trùng lặp lại một, hai hình thức. Về việc tích hợp có thể diễn ra theo các cách sau: Tích hợp hoàn toàn nội dung của chủ đề với nội dung của nhiều môn học, tích hợp từng phần nội dung của chủ đề với nội dung của các môn học khác; tích hợp nội dung của từng hoạt động trong chủ đề với từng môn học.
 Thiết kế giáo án:
Công tác chuẩn bị: Để việc tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao thì công tác chuẩn bị giữ vai trò quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công của các hoạt động. Khi thiết kế giáo án chỉ rõ chuẩn bị về phương tiện, chuẩn bị về tổ chức sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và hình thức, phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường và địa phương.
 Tiến hành hoạt động: Phần này giáo viên phải trả lời được câu hỏi: Làm gì? muốn đề cập tới trình tự nội dung công việc dự định cần làm. Những công việc đó phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời khi tiến hành tích hợp nội dung các môn học không nên tách rời nhau mà môn này hỗ trợ cho môn kia. Chỉ có như vậy giáo viên mới thực hiện công tác toàn diện. Làm như thế nào?
(cách thức và phương pháp tiến hành). Nội dung công việc thường có biện pháp kèm theo. Giáo viên nên dự kiến các biện pháp phù hợp với từng hoạt động cụ thể, tuy nhiên các biện pháp đó không phải là bất biến mà có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế giáo dục và đối tượng giáo dục. Ai làm? dự kiến đối tượng sẽ thực hiện các hoạt động. Mỗi hoạt động có nhiều đối tượng tham gia giáo viên phải biết bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với từng đối tượng để có thể phát huy tối đa vai trò của chủ thể học sinh.
 Kết thúc hoạt động: Có nhiều cách để kết thúc hoạt động, vì từng hoạt động mà giáo viên dự kiến cách kết thúc ấn tượng cho học sinh: Ý kiến phát biểu của đại biểu, của giáo viên, của ban cố vấn công bố kết q

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_toan_dien.doc