SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng của nhà trường để hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ của một năm học. Đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công việc cần thiết trong quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường và địa phương. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước là công việc khó khăn, vất vả với giáo viên trực tiếp giảng dạy và ôn luyện trong khi đó, bộ môn Lịch sử trong nhà trường THCS là một trong các môn học có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ những kiến thức về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại góp phần đào tạo ra những con người toàn diện, hài hoà, năng động, sáng tạo, có lòng yêu nước, yêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nhất là trong thời kì đổi mới và hội nhập như hiện nay.

Trong những năm học vừa qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được các nhà trường, các giáo viên giảng dạy và ôn luyện quan tâm, chú trọng. Thế nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều học sinh và phụ huynh nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội hiện tại dẫn tới chất lượng môn học chưa cao, nhất là chất lượng mũi nhọn bộ môn trong các kì thi học sinh giỏi cấp cụm, cấp huyện đây là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường THCS hiện nay tại huyện Bá Thước.

Xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chuyên môn nhà trường, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và uy tín của giáo viên đứng lớp cũng như uy tín của nhà trường, chính vì thế trong quá trình giảng dạy và ôn luyện tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tự nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm của mình qua quá trình giảng dạy và những kết quả các em học sinh trường THCS Dân tộc Nội Trú đã đạt được trong các kì thi học sinh giỏi những năm học vừa qua, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước” để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.

 

doc 20 trang thuychi01 10751
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động chuyên môn quan trọng của nhà trường để hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ của một năm học. Đồng thời bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công việc cần thiết trong quá trình nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường và địa phương. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa nói chung và bộ môn Lịch sử nói riêng ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước là công việc khó khăn, vất vả với giáo viên trực tiếp giảng dạy và ôn luyện trong khi đó, bộ môn Lịch sử trong nhà trường THCS là một trong các môn học có một vị trí, ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ những kiến thức về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại góp phần đào tạo ra những con người toàn diện, hài hoà, năng động, sáng tạo, có lòng yêu nước, yêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản nhất là trong thời kì đổi mới và hội nhập như hiện nay. 
Trong những năm học vừa qua, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong đó có việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử đã được các nhà trường, các giáo viên giảng dạy và ôn luyện quan tâm, chú trọng. Thế nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều học sinh và phụ huynh nhận thức sai lệch về vị trí, chức năng bộ môn lịch sử trong đời sống xã hội hiện tại dẫn tới chất lượng môn học chưa cao, nhất là chất lượng mũi nhọn bộ môn trong các kì thi học sinh giỏi cấp cụm, cấp huyện đây là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường THCS hiện nay tại huyện Bá Thước.
Xác định công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chuyên môn nhà trường, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục và uy tín của giáo viên đứng lớp cũng như uy tín của nhà trường, chính vì thế trong quá trình giảng dạy và ôn luyện tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu, tự nâng cao kiến thức và phương pháp giảng dạy bộ môn để gây hứng thú học tập môn lịch sử cho học sinh, nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho đạt hiệu quả. Bằng những kinh nghiệm của mình qua quá trình giảng dạy và những kết quả các em học sinh trường THCS Dân tộc Nội Trú đã đạt được trong các kì thi học sinh giỏi những năm học vừa qua, tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước” để đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thực hiện sáng kiến “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước” là nhằm góp phần quan trọng vào việc trang bị kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao về lịch sử quê hương, lịch sử dân tộc và nhân loại cho học sinh, hình thành ở các em trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 của trường THSC Nội Trú Bá Thước có phương pháp tự học hợp lý và nắm được một số yêu cầu, kĩ năng cần thiết khi làm bài thi lịch sử từ kĩ năng phân tích đề, đến phương pháp làm bài rồi cách trình bày, diễn đạt bài thi để đáp ứng yêu cầu của đề thi, góp phần nâng cao chất lượng giải trong các kì thi học sinh giỏi môn lịch sử các cấp.
1.3. Đối tượng nghiêm cứu:
- Giáo viên và học sinh trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước.
- Đội tuyển tham gia ôn luyện và dự thi học sinh giỏi môn Lịch sử các cấp khối lớp 8, lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội Trú trong các năm học vừa qua.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	Để thực hiện sáng kiến “ Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 và lớp 9 cấp huyện ở trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước” tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu từ cơ sở lý thuyết. 
Phương pháp thu thập thông tin, thống kê số liệu.
Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm:
Chúng ta biết rằng lịch sử vốn tồn tại khách quan, là những gì đã diễn ra trong quá khứ nên việc giảng dạy và ôn tập, bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử có thể giúp các em học sinh học tập một cách chủ động, độc lập, tích cực và biết lựa chọn phương pháp học tập hiệu quả nhất trong việc tiếp nhận kiến thức qua bộ môn lịch sử để hoàn thành mục tiêu học tập, để phát triển toàn diện đức, trí, thể, mĩ của mình trong cuộc sống là rất khó. Điều đó, đòi hỏi ở người dạy học và ôn luyện phải có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, mến trẻ, luôn phải nhạy cảm trong việc sử dụng, kết hợp tốt các phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng bộ môn đề đáp ứng mục tiêu của môn học.
Qua thực tiễn dạy học dạy và ôn luyện học sinh giỏi bộ môn lịch sử nhiều năm, cũng như từ việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp cùng chuyên môn tôi thấy việc nhận thức lịch sử của các em học sinh Trường THCS Nội trú nói riêng và các trường THCS trong huyện Bá Thước nói chung là rất khó khăn, bởi vì: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ có thời gian, không gian riêng mà chúng ta không thể nào trực tiếp nhìn thấy được. Chỉ có thông qua các nguồn tư liệu lịch sử như: Tư liệu truyền miệng; Tư liệu chữ viết và tư liệu hiện vật thì các em mới biết và hiểu được bản chất lịch sử một cách chọn lọc và chính xác. Vậy làm như thế nào để có được nhiều học sinh giỏi môn lịch sử và nâng cao hơn nữa chất lượng giải trong các kì thi học sinh giỏi các cấp đòi hỏi giáo viên trực tiếp ôn luyện phải có biện pháp cụ thể, luôn linh hoạt, sáng tạo trong ôn luyện để bổ sung kiến thức, nâng cao chất lượng bồi dưỡng sao cho đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế như hiện nay.
Đây chính là một trong các cơ sở tôi quan tâm để trình bày cùng trao đổi thêm kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp, từ đó tìm ra phương pháp tốt hơn trong ôn luyện để nâng cao chất lượng bộ môn, thu hút ngày nhiều học sinh thích học lịch sử, có sự tin tưởng vào lịch sử và có sự hứng thú, say mê trong học tập bộ môn lịch sử.
Nội dung Sáng kiến tôi trình bày không phải là mới nhưng qua quá trình thực hiện công việc ôn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi bộ môn lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 cấp huyện của trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước, bản thân cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. 
Chính vì vậy, Sáng kiến tôi đưa ra như lµ mét tài liÖu tham kh¶o cùng đồng nghiệp có quan tâm đến việc nâng cao chất lượng mũi nhọn môn lịch sử khối lớp 8 và khối lớp 9 cấp huyện ở các trường THCS.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
2.2.1. Thực trạng chung:
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử khối lớp 8 và khối lớp 9 cấp huyện ở các trường THCS trong huyện Bá Thước những năm học vừa qua đã có nhiều khởi sắc mới, số lượng và chất lượng giải ở một số trường tăng lên. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập đó là cách ôn luyện và chất lượng giải ở một số trường không cao, trong khi đó, một số giáo viên bồi dưỡng HSG lịch sử lại chưa bám sát vào khung chương trình ôn thi và cấu trúc đề thi của Phòng giáo dục và Sở GD-ĐT, bên cạnh đó là nội dung kiến thức bộ môn lịch sử dài, quá nhiều sự kiện nên học sinh chưa thật sự hứng thú trong học tập, kết quả các kì thi HSG lịch sử chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn của các nhà trường cũng như sự kì vọng của các bậc phụ huynh và đây cũng chính là điều trăn trở của tôi nói riêng và các đồng chí giáo viên cùng chuyên môn làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử trong huyện Bá Thước nói chung. Vì vậy, tôi quyết định chọn nội dung bồi dưỡng học sịnh giỏi lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 cấp huyện để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân và đề các đồng nghiệp cùng tham khảo.
2.2.2. Thực trạng đối với giáo viên:
Bản thân tôi nói riêng và các đồng nghiệp dạy bộ môn lịch sử nói chung ở huyện Bá Thước đã có nhiều năm công tác trong nghề, có nhiều kinh nghiệm trong ôn luyện, bồi dưỡng học sịnh giỏi lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 cấp huyện. Trong giảng giảng dạy và ôn luyện học sinh giỏi lịch sử, có nhiều thầy, cô giáo nhiệt tình, tích cực trong cải tiến phương pháp, luôn học tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với nhau. Thông qua các lần tập huấn chuyên đề, qua thao giảng giáo viên giỏi các cấp, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cũng như ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử. Song kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn lịch sử qua các kì thi HSG lịch sử khối 8 và khối 9 cấp huyện thì số lượng giải phân bố không đều ở các trường THCS nhất là các trường vùng sâu, vùng xa của huyện Bá Thước. Thực trạng này tôi thấy có nhiều nguyên nhân:
- Một số giáo viên được phân công dạy môn lịch sử trong các nhà trường nhưng quá trình đào tạo lại không chuyên sử mà kết hợp với các môn xã hội khác.
- Trong giảng dạy, nhiều giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bộ môn, không khơi dậy được trong các em niềm đam mê, sự hứng thú trong học tập.
- Giáo viên chưa đầu tư về thời gian và kiến thức cho công tác bồi dưỡng HSG lịch sử.
- Nhiều giáo viên chưa xây dựng được khung chương trình ôn tập một cách khoa học, hợp lý và kiến thức ôn tập chưa trọng tâm, trong ôn tập lại chưa tiếp cận kịp thời cấu trúc và các dạng đề thi để cho HS được cọ sát.
- Một nguyên nhân nữa là do trong quá trình ôn luyện các giáo viên không quan tâm tới việc rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho các em học sinh.
Từ thực trạng nêu trên tôi luôn trăn trở làm cách nào để tìm ra biện pháp, cách tổ chức ôn tập thật khoa học và hiệu quả để các em học sinh có được niềm đam mê, sự hứng thú và tính chủ động trong học tập và bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử.
2.2.3. Thực trạng đối với học sinh.
Qua thực tế nhiều năm năm giảng dạy và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi khối lớp 8 và lớp 9 cấp huyện của trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước và nhiều lần đi dự giờ thao giảng của các đồng nghiệp trong toàn huyện tôi thấy một bộ phận học sinh yêu thích và tâm huyết học tập môn lịch sử, tham gia nhiệt tình, tự giác trong quá trình ôn tập để dự thi học sinh giỏi các cấp.
Tuy nhiên, trong các nhà trường THCS hiện nay ở huyện Bá Thước, hầu như đa số các em học sinh không thích học tập bộ môn Lịch sử, điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, đó là:
- Yêu cầu của bộ môn bắt các em nhớ qúa nhiều sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, thời gian lịch sử...một cách máy móc khô khan trong khi đó, sách giáo khoa lịch sử hệ thống kênh hình để các em nhận biết lịch sử còn ít, màu sắc đơn điệu, chưa sinh động, chưa tạo được sự hứng thú, khÝch lệ sù suy nghÜ t×m tßi, khám phá lịch sử cña häc sinh.
- Quan niệm Lịch sử là một môn học phụ của một số học sinh cũng làm cho giáo viên giảng dạy khó lựa chọn được đội tuyển HSG lịch sử để ôn luyện.
- Bên cạnh đó, kh¶ n¨ng n¾m b¾t, tư duy, ®¸nh gi¸ bản chất sù kiÖn lÞch sö cña häc sinh ch­a cao, chưa có tính lo gíc, bản thân các em lại chưa đầu tư quĩ thời gian thường xuyên cho việc học, ôn luyện học sinh giỏi môn lịch sử. 
- Cùng với các nguyên nhân trên thì xu thế hướng nghiệp của gia đình học sinh cũng tác động, ảnh hưởng đến sự lựa chọn môn học của các em.
Qua các lần tham gia công tác chấm thi học sinh giỏi tôi thấy các bài viết của nhiều học sinh khi gặp các dạng đề thi như tổng hợp, phân tích, giải thíchcòn lúng túng, không đủ nội dung kiến thức theo yêu cầu đề ra, yếu về phương pháp va các kĩ năng làm bài dẫn tới kết quả bài thi học sinh giỏi bộ môn lịch sử chưa cao. 
Kết quả thi HSG lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 cấp huyện của trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước khi chưa áp dụng sáng kiến.
 Lớp - giải
Năm học
 Lớp 8
 Lớp 9
2007 - 2008
Nhất 
Nhì 
Ba
KK
 Nhất 
 Nhì 
Ba 
KK
0
0
1
1
0
0
1
2
2008 - 2009
0
0
1
2
0
1
1
3
2009 - 2010
0
1
1
1
0
0
1
1
2010 - 2011
0
0
2
2
1
1
1
3
 Tổng
1
5
6
1
2
4
9
Chính vì thực trạng trên tôi thấy, việc thực hiện và đúc rút kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử khối lớp 8 và khối lớp 9 cấp huyện của sáng kiến này là hiệu quả, thiết thực, có thể áp dụng cho các đồng nghiệp tâm huyết với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn lịch sử trong nhà trường THCS.
2.3. Giải pháp và biện pháp để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Các giải pháp thực hiện:
2.3.1.1. Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Quân tâm, chỉ đạo sát sao về xây dựng thời khóa biểu bồi dưỡng hợp lý. Bố trí thời gian ôn tập sớm cho GV và học sinh.
- Có phòng học đáp ứng yêu cầu.
- Các điều kiện như tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo và các điều kiện khác phải đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy, ôn tập và bồi dưỡng học sinh.
- Phân công chuyên môn một cách hợp lý, chọn lựa những đồng chí giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, phân công chuyên môn theo hướng ổn định, có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm trong ôn luyện học sịnh giỏi.
- Có chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với giáo viên giảng dạy và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi kịp thời và hợp lí.
2.3.1.2. Đối với giáo viên : 
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử khối lớp 8 và lớp 9 thì giáo viên ôn luyện cần phải:
- Lập kế hoạch gỉang dạy, ôn tập hợp lý trên cơ sở thực tiễn thời khoá biểu của nhà trường nhất là từ chất lượng học sinh, từ đó có biện pháp ôn tập và chỉ tiêu đặt ra cho bản thân, phấn đấu trong quá trình bồi dưỡng phải có học sinh giỏi các cấp theo chỉ tiêu đề ra từ đầu năm học.
- Trong quá trình giảng dạy phải biết phát hiện các em học sinh có năng khiếu, tư duy lịch sử để qua đó, tạo sự say mê, khơi dậy ở các em tính chủ động, sự hứng thú, ham học hỏi, biết tìm tòi, tự giác trong tiếp thu kiến thức lịch sử.
- Giáo viên cần có uy tín với đồng nghiệp và học sinh, đặc biệt là năng lực, nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện kiến thức cho học sinh và định hướng nghề nghiệp cho các em.
	- Giáo viên cần đầu tư chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp ôn luyện, đọc thêm các tài liệu lịch sử liên quan, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi, kỹ năng ở các đề thi của nhà trường của Phòng giáo dục Bá Thước để tích luỹ, đúc rút kinh nghiệm cho quá trình ôn luyện học sinh giỏi lịch sử.
	- Giáo viên bồi dưỡng HSG phải nhất thiết xây dựng được khung chương trình ôn tập, xây dựng đề cương ôn tập lịch sử một cách khoa học và đúng trọng tâm kiến thức theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong các năm học vừa qua.
- Cần phải tăng cường việc hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài liệu có định hướng theo chủ đề. Ôn tập, bồi dưỡng kiến thức theo chủ đề, rèn cho các em các kĩ năng cần thiết trong ôn tập và thi cử.
3.2.1.3. Đối với học sinh:
- Học sinh phải có niềm đam mê, yêu thích học tập môn Lịch sử, có khả năng lập luận, có trí thông minh, trí nhớ tốt, phải có ý thức tự học, có động cơ, phương pháp học tập tích cực.
- Có khả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng kiến thức từ thầy cô, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ thầy cô và bạn bè.
- Phải biết hệ thống hóa các nội dung lịch sử bằng những sơ đồ nhánh, biểu đồ thống kê tư duy theo từng sự kiện, mốc thời gian lịch sử để từ đó mới có thể dễ dàng ghi nhớ nội dung và khôi phục lại bức tranh quá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
 - Học sinh phải có các kĩ năng ghi nhớ nhanh sự kiện lịch sử, biết tư duy logíc, nhận định, đánh giá đúng bản chất lịch sử và còn phải có các kĩ năng khác như: rèn luyện kỹ năng phân tích đề; kỹ năng viết bài và trình bày bài làm theo yêu cầu của đề thi.
 2.3.2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
 2.3.2.1.Cách chọn và thành lập đội tuyển học sinh giỏi:
Để phát hiện được những học sinh có khả năng học giỏi môn lịch sử là công việc không dễ dàng. Trên thực tế, có nhiều trường khi chuẩn bị thi học sinh giỏi các cấp mới tập trung học sinh để ôn luyện, nhưng theo tôi việc phát hiện và chọn học sinh giỏi môn lịch sử phải được thực hiện sớm ngay từ đầu năm học.
Có nhiều cách để phát hiện học sinh học tốt môn lịch sử, tuỳ thuộc vào khả năng, sự tư duy của từng khoá học sinh, tôi đã thực hiện lựa chọn linh hoạt đối tượng học sinh tham gia ôn luyện học sinh giỏi theo các cách sau:
- Lựa chọn học sinh vào lớp bồi dưỡng thông qua cách học tập và xây dựng bài trên lớp để từ đó phát hiện các em học sinh có sự hứng thú, yêu thích học môn Lịch sử.
- Qua các tiết kiểm tra viết để phát hiện học sinh có khả năng hiểu lịch sử và giải quyết vấn đề nhanh, đúng bản chất sự kiện, vấn đề lịch sử của đề ra. Trong bài viết của các em, tôi đặc biệt chú ý những bài làm có khả năng thể hiện rõ ở việc xác định đúng kiến thức trong đề, biết dùng lời văn, dùng các dạng câu để dựng đoạn, biết trình bày, lập luận logic, có sự sáng tạo kết hợp với chữ viết đẹp, rõ ràng và khi trả bài kiểm tra tôi thường nêu gương những học sinh đạt được điểm cao để kích lệ tinh thần hiếu học ở các em.
- Ngoài ra tôi còn trực tiếp gặp các em để tìm hiểu tâm lý, khơi dậy ở học sinh niềm đam mê, giới thiệu các em tham gia vào đội tuyển để bồi dưỡng. Phân tích cho các em niềm tự hào, định hướng nghề nghiệp cho các em trong tương lai.
- Hoặc căn cứ vào điểm số hoặc kết quả thi của năm học trước, nhất là điểm thi qua các kỳ thi mà các em đã trải qua, đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực, điểm số không phải là cơ sở và căn cứ chủ yếu càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn học sinh có năng khiếu nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi.
- Dựa vào thực tế quá trình học tập, bồi dưỡng đây là những cơ sở thực tiến có chiều sâu chính xác và sác xuất cao vì qua quá trình ôn luyện các em đã được va chạm kiến thức, được chứng minh khả năng ôn tập và kĩ năng viết bài của mình.
Trong những năm học gần đây, việc lựa chọn học sinh giỏi môn Lịch sử vào đội tuyển của trường THCS Dân tộc Nội Trú Bá Thước được tôi lựa chọn linh hoạt qua cách đã nêu ở trên nhưng dù ở cách nào thì tôi vẫn đặt ra các tiêu chuẩn cần có ở học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử phải là những học sinh có trí thông minh, tinh thần tự chủ, tiếp thu nhanh kiến thức, có niềm say mê và yêu thích học môn lịch sử, có năng lực tư duy tốt ở mọi khía cạnh của kiến thức, có khả năng nhớ lâu, khả năng suy diễn, giải quyết xử lý tình huống linh hoạt và hiệu quả cao, là những em học sinh luôn khiêm tốn học hỏi, có ý thức trong học tập, có ý chí vươn lên để tự hoàn chỉnh nhận thức về lịch sử của bản thân.
Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh vào đội tuyển ôn thi học sinh giỏi môn lịch sử lớp 8 và lớp 9 dự thi HSG cấp huyện như vậy tôi thấy rất hiệu quả.
2.3.2.2. Xây dựng khung chương trình và đề cương bồi dưỡng HSG.
Đối với lớp bồi dưỡng HSG lịch sử việc giáo viên lựa chọn kiến thức để xây dựng khung chương trình và lập đề cương ôn tập là công việc bắt buộc, góp phần quyết định chất lượng ôn tập và kết quả thi HSG của các em học sinh. Chính vì vậy, tôi đã dựa vào:
- Các tài liệu như: Sách giáo khoa, sách giáo viên Lịch sử từ khối 6 đến khối 9, cuốn Chuẩn kiến thức – kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và tài liệu lịch sử địa phương đã ban hành, một số tài liệu lịch sử tham khảo khác liên quan đến quá trình ôn tập HSG. 
- Dựa vào kế hoạch thi HSG lớp 8 – 9 cấp huyện của nhà trường và của PGD &ĐT Bá Thước, các dạng đề thi sưu tầm trong ngân hàng đề thi của Phòng giáo dục Bá Thước để lên khung chương trình và xây dựng đề cương ôn tập.
Từ các căn cứ cơ bản nêu trên, tôi đã xây dựng khung chương trình ôn thi HS giỏi lớp 8, 9 cấp huyện như sau:
2.3.2.2.1. Xây dựng khung chương trình
* Khung chương trình bồi dưỡng lịch sử lớp 8 cấp huyện:
+ Phần Lịch sử thế giới: 
- Khái quát Lịch sử thế giới thời cổ đại;
- Khái quát Lịch sử thế giới thời kì trung đại; 
- Kiến thức Lịch sử thế giới cận đại từ năm 1566 -1917
- Kiến thức Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 - 1945
+ Phần Lịch sử Việt Nam: 
- Lịch sử Việt Nam thời cổ đại; 
- Lịch sử Việt Nam thời kì trung đại; 
- Lịch sử Việt Nam thời kì cận - hiện đại.
* Khung chương trình bồi dưỡng lịch sử lớp 9 cấp huyện:
+ Phần Lịch sử thế giới: 
- Kiến thức Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 2000.
+ Ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su.doc
  • docB_a SKKN 2015-2016.doc
  • docM_C LUC N├M 15-16.doc