SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn

Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc, trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được thừa hưởng sự chăm sóc giáo dục chu đáo của mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục ở trường mầm non là một quá trình có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau hướng trẻ vào hoạt động một cách tích cực nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ và làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp một.

Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu” [7]. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ.

Trong các hoạt động giáo dục ở Trường mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các hoạt động chung có chủ đích, đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ. Đặc biệt với hoạt động “Làm quen với toán”- Một hoạt động đòi hỏi độ chính xác cao cũng vậy. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ, góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.

Bên cạnh đó như ta thấy, ngay từ bé khi chơi với đồ vật trẻ luôn có nhu

cầu muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau, trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn làm thế nào để 2 nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách đơn giản nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học.

 

doc 18 trang thuychi01 13024
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, dân tộc, trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được thừa hưởng sự chăm sóc giáo dục chu đáo của mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Như chúng ta đã biết hoạt động giáo dục ở trường mầm non là một quá trình có mục đích, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau hướng trẻ vào hoạt động một cách tích cực nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên trẻ được hoạt động một cách chủ động tích cực giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ và làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp một.
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ vào việc học tập của các cháu” [7]. Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, Đất nước có giàu mạnh phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ. 
Trong các hoạt động giáo dục ở Trường mầm non, hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo, song hoạt động học tập được thể hiện qua các hoạt động chung có chủ đích, đó là hoạt động cung cấp chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ. Đặc biệt với hoạt động “Làm quen với toán”- Một hoạt động đòi hỏi độ chính xác cao cũng vậy. Nhận thức về toán học có liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của trẻ, thông qua toán học sớm hình thành ở trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, khám phá so sánh, phân tích, tổng hợp các sự vật hiện tượng khách quan. Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốn ngôn ngữ, góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. 
Bên cạnh đó như ta thấy, ngay từ bé khi chơi với đồ vật trẻ luôn có nhu 
cầu muốn biết từng nhóm đồ vật có bao nhiêu vật và cách so sánh các nhóm với nhau, trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia. Bắt đầu trẻ muốn làm thế nào để 2 nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niệm thêm bớt một cách đơn giản nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. 
	Trong thực tế cho thấy khi tổ chức hoạt động “Làm quen với toán” một số giáo viên dễ rơi vào tình trạng nói nhiều, hình thức dập khuôn, cứng nhắc, chưa có sự liên hoàn trong chuyển tiếp giữa các nội dung của hoạt động nên không hấp dẫn thu hút trẻ và kết quả hoạt động chưa cao. Mặt khác, một số trẻ được bố mẹ dạy trước về số, tính toán nên trẻ hay bị chán nếu cô tổ chức tiết học không hấp dẫn dẫn đến tình trạng trẻ chưa nhận biết rõ mối quan hệ hơn kém của các nhóm đối tượng và kỹ năng chia nhóm cũng không tốt, tiết học hiệu quả chưa cao.
Vậy phải tổ chức các tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội được kiến thức 
một cách đơn giản nhưng hiệu quả và phù hợp với nhận thức của trẻ mà vẫn đảm bảo cho trẻ được “học mà chơi, chơi mà học” là một điều cần thiết với mỗi 
giáo viên mầm non. Việc dạy trẻ nắm chắc kiến thức trong hoạt động làm quen 
với toán không những giúp trẻ học bộ môn toán sau này dễ dàng hơn mà giúp trẻ 
tiếp thu kiến thức của các môn học khác một cách nhanh nhạy, chính xác hơn. 
Với lòng say mê, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, hiểu được tầm quan trọng của môn học và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt với chương trình của lớp 5 – 6 tuổi thì nội dung về tập hợp số lượng chiếm nhiều thời lượng hơn nội dung về hình khối, định hướng không gian, phép đo. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại trường mầm non Thị Trấn triệu Sơn” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài này nhằm tìm hiểu thực trạng chất lượng của việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng ở Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu việc hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi tại Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp này nhằm sưu tầm, thu thập các tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát.
Tôi sử dụng phương pháp này để quan sát các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo.
	- Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp này dùng để sử lí các số liệu thu thập được.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Sáng kiến lần này có điểm mới về cấu trúc. 
- Mới về mục đích nghiên cứu.
- Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi đã đưa thêm một số biện pháp mới như ứng dụng công nghệ thông tin hay chú ý đến giáo dục cá nhân, tạo tình huống có vấn đề cho trẻ hoặc đưa các hình thức tổ chức khác nhau vào quá trình giảng dạy để thu hút sự hứng thú tích cực hoạt động ở trẻ... Những biện pháp này được áp dụng tại lớp A1 (Mẫu giáo 5 – 6 tuổi) và có hiệu quả cao. 
2. Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp số lượng tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
Theo chương trình Giáo dục mầm non Ban hành kèm theo Thông tư  số : 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”[4].
Toán học là một bộ môn khoa học xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người. Nó đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, trong kinh doanh sản xuất, trong học tập và nghiên cứu. 
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của một nền khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại. Chính vì thế toán học trở nên vô cùng cần thiết, nó góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của Đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu của xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi con người phải có một vốn hiểu biết toán học nhất định. Ngay từ lứa tuổi Mẫu giáo thì việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với những biểu tượng toán sơ đẳng là cơ hội tốt để sớm hình thành ở trẻ những khả năng quan sát, phát hiện tìm tòi, so sánh, phân tích... Tăng cường khả năng ngôn ngữ và tư duy logíc. Quá trình hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ đã góp phần hình thành và phát triển nhân cách ngay từ thuở ấu thơ. 
Cùng với các hoạt động khác như hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động âm nhạc, vẽ nặn, xé cắt dán hoạt động làm quen với toán cũng góp phần vào sự phát triền toàn diện nhân cách của trẻ.
Trước đây việc cho trẻ làm quen với toán cũng biệt lập và mang tính rập khuôn, buộc trẻ phải đi theo một ba-rem sẵn có, làm cho trẻ mệt mỏi và nhàm chán, dẫn đến việc nắm bắt các biểu tượng sơ đẳng chưa hiệu quả. Đổi mới phương pháp giáo dục mầm non làm quen toán theo quan điểm tích hợp lấy trẻ làm trung tâm đang được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với toán, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động một cách phong phú. Qua đó trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, thời gian...Trong đó tập hợp số lượng là một nội dung quan trọng chiếm nhiều thời lượng trong chương trình cho trẻ làm quen với toán ở độ tuổi 5 – 6 tuổi.
2.2. Thực trạng của việc nâng cao chất lượng dạy trẻ 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp số lượng tại trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn trước khi áp dụng sáng kiến.
2.2.1. Thuận lợi:
- Trường đóng trên địa bàn Thị Trấn với phòng lớp rộng rãi, thoáng mát.
- Trẻ lớp tôi phụ trách đều cùng độ tuổi, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tò mò 
ham hiểu biết.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến việc mua sắm đồ dùng phục vụ 
cho môn toán, dự giờ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. 
	- Đồ dùng phục vụ cho môn toán tương đối đầy đủ.
- Bản thân có nhiều cố gắng trong học hỏi kinh nghiệm giảng dạy qua dự giờ đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu.
- Bản thân sử dụng khá thành thạo máy tính, biết tìm tòi nguồn tài liệu để thiết kế bài giảng điện tử. 
2.2.2. Khó khăn:
Bên những mặt thuận lợi trên vẫn còn một số khó khăn:
- Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều. Đầu năm, có một số trẻ lần đầu tiên mới ra lớp, chưa quen với nề nếp của lớp, thích chơi tự do, một số trẻ khác còn hay nói leo, nói trống không. Một số trẻ nhút nhát ngại phát biểu, nói nhỏ. Một số trẻ lại rất hiếu động nên cũng hạn chế khả năng tiếp thu của trẻ.
- Tuy Ban giám hiệu quan tâm đến việc bổ sung đồ dùng đồ chơi cho môn toán nhưng đồ dùng chưa phong phú, đa dạng không mấy hấp dẫn với trẻ.
- Một số trẻ được bố mẹ, người thân dạy trước về đếm, nhận biết số, tính toán nhanh nhưng khi thực hiện trên đồ vật so sánh, thêm bớt, tách, gộp đối tượng lại bị lúng túng dẫn đến không tập trung và có biểu hiện không muốn học.
- Đôi khi tổ chức cho trẻ làm quen với toán tôi còn khô khan, cứng nhắc, nói nhiều nên trẻ chưa hứng thú mấy với môn học và kết quả ở trẻ chưa cao. 
Từ đầu năm khi được giao đứng lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi A1 với sỹ số lớp là 36 trẻ, tôi đã tiến hành tìm hiểu khả năng của trẻ với nội dung khảo sát như sau:
* Bảng khảo sát chất lượng lần 1 trước khi áp dụng các biện pháp tại thời điểm tháng 9 năm 2016:
Số trẻ ra lớp
Số
 trẻ khảo sát
Nội dung
 khảo sát
KẾT QUẢ
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ %
36
36
1. Hứng thú với môn học.
19
53%
17
47%
2. Kỹ năng đếm và nhận biết số lượng, số.
20
56%
16
44%
3. Kỹ năng tạo nhóm, thêm bớt, so sánh.
18
50%
18
50%
4. Kỹ năng tách, gộp nhóm đối tượng.
15
41,7%
21
58,3%
Trước thực trạng trên, tôi thấy việc tìm ra biện pháp tốt nhất để nâng cao 
chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp 
số lượng một cách chính xác, bền vững, phát huy được tính tích cực của trẻ là 
rất cần thiết. 
2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hình thành các biểu tượng toán về tập hợp và số lượng ở Trường mầm non Thị Trấn Triệu Sơn.
2.3.1. Xây dựng thói quen, nề nếp học tập cho trẻ trên lớp.
Có thể nói rằng việc rèn luyện nề nếp, thói quen ngay từ đầu cho trẻ để trẻ có kỹ năng chơi là rất cần thiết. Khi trẻ mới chuyển từ lớp này lên lớp khác trẻ phải làm quen với cô giáo mới, với những hoạt động mới điều này tạo ra một ảnh hưởng tâm lí cho trẻ, nó khiến cho những trẻ vốn nhút nhát sẽ có phần rụt rè hơn nhưng đồng thời khiến cho những trẻ vốn hiếu động lại càng hiếu động hơn do đã quen bạn cũ. Vì vậy ngay từ đầu cô cần nắm vững tâm lí trẻ, nhận thức của trẻ để từ đó rèn nề nếp trẻ tốt hơn. 
Với những trẻ lần đầu ra lớp còn rụt rè, việc đầu tiên tôi làm là tìm hiểu đặc điểm của từng cháu. Trong giờ đón trẻ và lúc ra chơi tôi luôn gần gũi, hỏi han, trò chuyện với trẻ, âu yếm trẻ nhằm giúp trẻ hàng ngày thích được đi học để gặp cô và các bạn. Khi trẻ đã quen dần với môi trường lớp học rồi, tôi rèn luyện nề nếp, thói quen cho trẻ. Khi tổ chức hoạt động tôi xếp xen kẽ cháu mạnh dạn ngồi chung với cháu nhút nhát, cháu ngoan ngồi cạnh những cháu hiếu động hay nghịch.
Ví dụ: Tôi xắp xếp cho cháu Kim Chi, Gia Hân ngoan ngồi cạnh cháu Nguyễn Hoàng, cháu Đức Nghĩa hiếu động, hạy nghịch. Hay cháu Tuệ Lâm thường xuyên mạnh dạn giơ tay phát biểu trong giờ học ngồi cạnh cháu Mạnh Quân, Kim Oanh nhút nhát, e dè.
Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay từ đầu sẽ làm trẻ say mê vào hoạt động và kết quả đạt được sẽ cao.
Đồng thời tôi thường xuyên tổ chức các giờ hoạt động làm quen với toán theo đúng kế hoạch đề ra, không cắt xén chương trình, luôn có đồ dùng đầy đủ cho trẻ khi trẻ tham gia hoạt động. 
2.3.2. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
Môi trường cho trẻ hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự tò mò của trẻ, là yếu tố tác động hàng ngày đến trẻ giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Vì vậy tôi luôn chú ý đến việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Tôi giành riêng 1 góc để cho trẻ hoạt động khám phá khoa học toán. Đó là góc: “Bé vui học toán”. 
Bên cạnh đó tôi còn trang trí sắp xếp phòng học hài hoà, hợp lý, có lồng 
ghép số đếm vào.
Ví dụ: Góc “Sinh nhật của bé”, tôi cho trẻ gắn tháng sinh nhật và ảnh các bạn sinh nhật trong tháng. Qua đó trẻ biết những bạn sinh nhật trong tháng và biết được tháng đó có bao nhiêu bạn sinh nhật. 
Hay trang trí mảng “Bé nào đến lớp”. Tôi cho trẻ tổ trưởng của nhóm lên 
gắn thẻ ảnh bạn đi học và hình ảnh bạn nghỉ học vào hình ngôi nhà. Qua đó trẻ biết được bạn nào nghỉ học và nói với cô tổ mình có mấy bạn nghỉ. Ba tổ so sánh tổ nào vắng nhiều bạn nhất.
Hoặc ở lớp tôi còn trang trí mảng “Thời tiết trong ngày”. Mảng này tôi trang trí theo hình thức mở có thứ, ngày, tháng, năm. Cứ mỗi ngày đến lớp tôi gọi một trẻ lên gắn thứ vào ô thứ và gắn quân cờ vào hình ảnh thời tiết trong ngày đó. Qua đó trẻ biết được hôm nay là thứ mấy, thời tiết hôm nay như thế nào. Đồng thời giúp trẻ hiểu rõ hơn thứ tự các ngày trong tuần.
Cũng tùy vào nội dung của từng chủ đề để bố trí đồ dùng trực quan xung quanh lớp cho hợp lý.
Ví dụ: Đồ dùng phương tiện giao thông xếp ở giá đồ chơi để trẻ luyện đếm. Hay treo tranh về gia đình đông con, ít con để trẻ đếm số lượng người.
 2.3.3. Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy.
Việc chuẩn bị chu đáo đồ dùng cho tiết dạy là một trong những yêu cầu cần thiết, nó quyết định đến sự thành công của tiết dạy. 
Tôi tranh thủ thời gian để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. 
- Tôi làm những con búp bê bằng vỏ hộp sữa, giấy nhăn để trẻ thực hiện khi dạy về số chủ đề bản thân.
- Hay tôi làm quân xúc xắc để trẻ chơi “Vui cùng xúc xắc”. Ném xúc xắc hiện mặt trên mấy con vật hoặc đồ vật thì trẻ chọn số tương ứng. Với các chủ đề khác nhau tôi có thể thay hình ảnh trên mặt con xúc xắc. 
Ví dụ: Chủ đề động vật: Tôi cắt hình các con vật gắn ở các mặt của xúc xắc. Khi xúc xắc dừng mặt trên là con gì bao nhiêu con thì trẻ chọn số tương ứng với con đó đồng thời nói luôn tên con vật và số lượng con (chẳng hạn 6 con mèo – số 6).
- Khi dạy trẻ bài số 6 tiết 1 dưới dạng chuyện kể về gia đình thỏ, thay vì cô chuẩn bị mỗi trẻ 6 con thỏ giống nhau và 6 củ cà rốt thì tôi lấy hình ảnh các con thỏ trong chuyện “ai đáng khen nhiều hơn” chỉnh sửa để thành hình ảnh thỏ ông, thỏ bà, tỏ bố, thỏ mẹ, thỏ anh và thỏ em in mầu khi dạy trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều vì hình ảnh ngộ nghĩnh của Thỏ phù hợp với nội dung chuyện.
- Khi dạy trẻ bài số 8 tiết 1, chủ đề động vật tôi làm các nhóm con vật có số lượng 8 đặt xung quanh lớp để trẻ tìm sau khi tạo nhóm 8, số 8 xong.
Làm các quả trứng bằng xốp để trẻ tham gia trò chơi “Gà đẻ trứng”
- Tôi còn làm những chiếc mũ bộ đội từ giấy bìa và giấy màu để trẻ tham gia khi tổ chức dưới dạng chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ”, tạo cho trẻ cảm thấy mình như là một chiến sỹ thực thụ trong chương trình, từ đó trẻ biết cố gắng thi đua.
- Làm bánh sinh nhật từ xốp để khi dạy trẻ số 7 chủ đề gia đình đưa minh chứng gia đình Bi tổ chức sinh nhật cho anh Bo. Sau khi qua phần hoạt động tạo nhóm, làm quen số 7. Tôi cho trẻ xem chiếc bánh sinh nhật mà bố Bi mua tặng anh Bo (Trên bánh có 7 cây nến và chữ sinh nhật Bo 7 tuổi). Cho trẻ đoán xem hôm nay anh Bo tròn mấy tuổi. Vì sao con biết? Rồi cho lớp đếm số cây nến và đặt số tương ứngVới cách sử dụng đồ dùng như vậy tạo tình huống cho trẻ phán đoán và trẻ rất hào hứng.
2.3.4. Tổ chức cho trẻ làm quen với biểu tượng toán về tập hợp và số 
lượng bằng các hình thức khác nhau gây sự chú ý, hứng thú ở trẻ.
* Tổ chức bằng hình thức truyện kể. 
Như ta đã biết những câu chuyện thường dễ gây được sự chú ý của trẻ, trẻ mầm non đa số là rất thích nghe chuyện, vì vậy để trẻ hăng say hứng thú với tiết học tôi có thể thiết kế tiết học bằng hình thức truyện kể dựa trên một số truyện đã biết hoặc truyện sáng tạo mới.
Ví dụ: Đối với bài số 6 (lập số) [2] chủ điểm: "Gia đình"
Tôi có thể lồng vào câu chuyện gia đình Thỏ dựa theo chuyện đã biết “Ai đáng khen nhiều hơn”
- Mở đầu cho chơi trò chơi về các chú thỏ.
- Ôn số lượng trong phạm vi 5. 
Rồi cô kể: Trong một khu rừng nọ có một gia đình thỏ sống rất vui vẻ và 
hạnh phúc (gia đình thỏ có 4 người)
Cho xem hình ảnh gia đình thỏ, cho trẻ nói số lượng các thành viên trong gia đình thỏ, một số đồ dùng trong gia đình thỏ có số lượng trong phạm vi 5, rồi chọn số tương ứng giơ lên.
- Tạo nhóm 6, đếm và nhận biết số 6:
Một hôm thỏ mẹ gọi 2 anh em thỏ lại và nói: Hôm nay ông bà ngoại sẽ đến chơi cùng gia đình mình, thỏ bố đi ra đồng làm việc, bây giờ 3 mẹ con mình cùng ở nhà làm một bữa cơm thật ngon cho ông, bà, bố nhé! Thỏ em, giờ con hãy đi ra đồng và hái những củ cà rốt thật tươi ngon, còn thỏ anh và mẹ sẽ ở nhà chuẩn bị nấu cơm nhé! 
Vâng lời mẹ, thỏ em nhanh chóng đi ra đồng tìm những củ cà rốt thật tươi ngon. 
Cứ như vậy tôi cho trẻ thực hiện các bước tạo nhóm 6, đếm và nhận biết số 6. 
- Luyện tập củng cố :
+ Trò chơi 1 : Dọn phòng khách:
Thỏ mẹ khen 2 anh em và yêu cầu 2 anh em dọn phòng khách giúp mẹ. 
Ra đến phòng khách, thấy đồ vật đang để ngổn ngang. Anh em nhà thỏ 
muốn nhờ các bạn chọn đồ dùng đặt vào đúng vị trí.
Cho trẻ chọn nhóm đồ dùng có số lượng là 6 đặt vào phòng khách.
Cô kiểm tra lại
+ Trò chơi 2 : Lấy đủ
Sau khi được sự giúp đỡ của các bạn, phòng khách nhà bạn thỏ đã gon gàng. Thỏ mẹ gọi 2 anh em vào dọn bàn ăn. Các bạn lại giúp anh em nhà thỏ nhé !
Chia trẻ làm 3 đội, đi theo đường zich zăc lên chọn đồ dùng có số lượng là 6 để dọn bàn ăn.
Hôm đó, gia đình nhà thỏ có một bữa cơm thật ngon và đầm ấm bên nhau. Được cả ông bà, bố mẹ khen anh em nhà thỏ vui lắm.
Giáo dục và chuyển hoạt động.
Hay với bài số 9 tiết 1 [2] chủ đề Thực vật tôi có thể sử dụng câu chuyện sáng tạo.
- Phần ôn số lượng trong phạm vi 8. 
Cô cho trẻ xem hình ảnh vườn cây nhà Tít. Rồi cho trẻ phát hiện số lượng cây hoa, cây ăn quả, cây cảnh trong vườn và chọn thẻ số tương ứng.
- Phần nội dung chính:
Hôm nay các bạn của của Tít cùng Tít chơi trò trồng cây, mỗi bạn mang 
đến một chậu nhỏ xinh xắn để trồng hoa và xếp chúng thành 1 hàng ngay ngắn. 
Cô cho trẻ xếp cùng bình hoa trẻ có (9 bình hoa).
Các bạn chọn được 8 cây hoa màu đỏ thật đẹp đem trồng mỗi chậu một cây (cho trẻ xếp tương ứng 1:1 với chậu hoa).
Cứ như vậy cô cho trẻ thực hiện các thao tác tạo nhóm, lập số 9.
- Phần trò chơi ôn luyện: 
Trò chơi 1: Bánh xe quay
Bánh xe quay vào hình hoa, quả có ghi số tương ứng phía dưới trẻ nói tên hoa hoặc quả và chọn số đó đọc to tên số.
Trò chơi 2: Hoa tìm lá, lá tìm hoa
Trẻ cầm thẻ hoa và lá có gắn số sẵn, đi xung quanh hát một bài hát theo bản nhac. Khi có hiệu lệnh “hoa tìm lá” thì trẻ có lá đứng im, trẻ có hoa tìm đúng lá có số lượng và số giống của mình. Còn hiệu lệnh “lá tìm hoa” thì chơi ngược lại. 
	* Tổ chức dưới dạng chương trình, trò chơi.
	Như ta đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, vậy giáo viên tổ chức làm sao để trẻ thấy được sự thoải mái, trong học có chơi, trong chơi có học, đó là điều quan trọng cần thiết. Khi tổ chức dưới dạng chương trình, trò chơi tôi thấy trẻ hứng thú rất nhiều vì ở đó có tính chất thi đua cao, trẻ sẽ tự biết mình cần cố gắng hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy khi trẻ đã thành thạo các thao tác thì việc thay đổi hình thức là quan trọng 
nên tôi chọn cả hình thức chương trình, trò chơi [1].
	(Cần lưu ý cách chọn đội chơi đảm bảo cân xứng giữa các đội có cháu 
ngoan, cháu hiếu động, cháu nhút nhát, cháu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_tre_5_6_tuoi_h.doc