Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm

Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm

Ngay từ khi còn nằm trong nôi trẻ thơ đã được nghe những lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ. Lớn lên trẻ đã được làm quen với những làn điệu dân ca qua đài qua ti vi và được làm quen với một số tác phẩm văn học, những câu chuyện cổ tích. Mặc dù lúc này trẻ chưa biết chữ viết nhưng cô giáo chính là người mẹ hiền thứ hai mang lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng những câu chuyện và bằng những lời thơ hay.

 Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.

Đối với trẻ mẫu giáo quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Phát triển nhận thức - phát triển ngôn ngữ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý thức giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học.

 

doc 19 trang thuychi01 51384
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngay từ khi còn nằm trong nôi trẻ thơ đã được nghe những lời ru, tiếng hát của bà, của mẹ. Lớn lên trẻ đã được làm quen với những làn điệu dân ca qua đài qua ti vi và được làm quen với một số tác phẩm văn học, những câu chuyện cổ tích. Mặc dù lúc này trẻ chưa biết chữ viết nhưng cô giáo chính là người mẹ hiền thứ hai mang lại cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh bằng những câu chuyện và bằng những lời thơ hay.
 	Văn học là người bạn không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Nó đem lại những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh. Văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Đối với trẻ mẫu giáo quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Phát triển nhận thức - phát triển ngôn ngữ và phát triển tình cảm kỹ năng xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý thức giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học. 
Mặt khác, văn học cũng là người bạn không thể thiếu được đối với trẻ vì nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về đời sống xung quanh của trẻ. Văn học còn nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, mở rộng sự hiểu biết của trẻ về tầm quan trọng của con người, làm cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên, của những hiện tượng thẩm mỹ nhằm giáo dục tâm hồn trẻ và xác định được thái độ đúng đắn của trẻ về thế giới xung quanh.
 	Ngoài ra, văn học còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục trẻ thơ. Là những giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta cần biết lựa chọn và sử dụng một cách thích hợp các tác phẩm văn học để phát huy hết tác dụng của phương tiện này. Và làm thế nào để trẻ thực sự hiểu về các tác phẩm văn học, thể hiện được nội dung của tác phẩm và giáo viên cần làm gì để đưa văn học vào đời sống thực tế của trẻ. 
Trong công tác giảng dạy tôi thấy ở trường tôi cũng như ở rất nhiều trường mầm non khác đang thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy cũng như việc truyền thụ những kiến thức, kỹ năng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì tôi thấy khả năng cảm thụ văn học của trẻ còn hạn chế, kết quả trên tiết học chưa cao. Vì vậy tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm” để giúp trẻ lĩnh hội được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và qua đó mà phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Ngoài ra trong quá trình công tác, tôi cũng muốn nâng cao chất lượng chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đúc rút được những kinh nghiệm quý báu cho công tác giảng dạy sau này trên cơ sở lý luận và thực tiễn vào hoạt động chăm sóc giáo dục hàng ngày.
2. Mục đích nghiên cứu.
 	Nắm vững những yêu cầu, nội dung của việc dạy trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học để giúp trẻ học tốt hơn.
Góp phần tạo cơ sở cho việc hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt về mọi mặt cho trẻ trước khi trẻ vào lớp một.
Nâng cao hiệu quả quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của lớp nói riêng và của nhà trường nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm. 
4. Phương pháp nghiên cứu.
 	Phương pháp phân tích tổng hợp lý thuyết: Thông qua các tài liệu sách, báo, tạp chí có liên quan đến vai trò của văn học đối với trẻ từ 5- 6 tuổi.
 	Phương pháp điều tra: Điều tra khảo sát việc vận dụng môn "Làm quen với tác phẩm văn học" trong dạy học cho trẻ 5 - 6 tuổi.
 	Phương pháp tổng hợp: Sau khi có đầy đủ các luận chứng của đề tài đã thu thập, được tôi tiến hành tổng hợp nội dung và đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm có tính khả thi về việc giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học.
Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu: Thống kê thực nghiệm trên trẻ, đánh giá kết quả được, so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
M.Gorki đã từng nói: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”.[ M. Gorki “Văn học giúp con người hiểu.hướng tới chân lý” - Sưu tầm những nhận định hay về văn học của tác giả Thu Trang tại trang Web: Thutrang.edu.vn 
] 
Có thể nói văn học là bộ môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non. Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học góp phần rất lớn trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiếng mẹ đẻ, làm giàu vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ giọng điệu phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Thông qua dạy trẻ các tác phẩm văn học còn rèn luyện cho trẻ kỹ năng đọc, kể diễn cảm, thể hiện tác phẩm dưới các hình thức khác nhau.
Ngoài ra, văn học còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thẫm mỹ cho trẻ. Thông qua các tác phẩm văn học mà trẻ có thể cảm nhận được những vẻ đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, vẻ đẹp trong các hành động cao thượng của các nhân vật trong tác phẩm qua đó còn giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ. Những tác phẩm viết về đề tài thiên nhiên còn tạo cho các em sự rung cảm với vẻ đẹp của tự nhiênChính vì vậy M.L.Kalinine đã nói:“Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn”. [M.L.Kalinine “Văn học làm cho.con người nhiều hơn” Sưu tầm những nhận định hay về văn học của tác giả Thu Trang tại trang Web: Thutrang.edu.vn 
]
Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chúng ta còn mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong quan hệ xã hội và vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học. Khi trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học các em còn được làm quen với ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc. Đây là điều kiện để các em phát triển vốn từ, rèn luyện cách nói diễn cảm, cách nói giàu hình ảnh quen thuộc của cha ông như: Cách nói so sánh (Trăng hồng như quả chín), cách nói nhân hóa (Hoa yêu mọi người, nên hoa kết trái). Không những thế, ngay từ nhỏ các em đã làm quen với các thành ngữ: Bão tháng bảy, mưa tháng ba, đi đến nơi về đến chốn và các kiểu câu miêu tả câu cảm thán, câu hỏi
	Vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn 
học là vấn đề quan trọng trong hình thức đổi mới, hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non. Thông qua những lời đọc kể của cô, kể chuyện cùng cô giáo, trẻ cảm nhận được giá trị nghệ thuật, nội dung phong phú trong các tác phẩm văn học, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, trẻ có ấn tượng về những cái hay, cái đẹp của tác phẩm qua các hoạt động mang tính chất nghệ thuật như: Đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịchCao hơn nữa là sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình. 
 	Mặt khác, chúng ta đều nhận thấy rằng trẻ mầm non có khả năng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc kể các tác phẩm. Trẻ mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ, câu chuyện khi thiếu sự tác động của người lớn xung quanh bởi trẻ chưa biết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc, kể của cô làm cho tác phẩm văn học đến với trẻ và nó trở thành nhân tố giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngôn ngữ, thẩm mĩ, hình thành nhân cách và giáo dục đạo đức cho trẻ. Và để đạt được kết quả cao trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì trước hết cô giáo cần phải có kiến thức văn học, say mê văn học, tích lũy kiến thức hiểu biết về văn học nói chung và cụ thể là các bài thơ, câu chuyện trong chương trình phù hợp với từng độ tuổi. Hơn nữa giáo viên còn phải linh hoạt, hướng dẫn và rèn luyện cho trẻ nghe, đọc, kể một cách diễn cảm, hình thành ở trẻ trí nhớ có chủ định, tính bạo dạn và không ngừng làm giàu thêm vốn từ cho trẻ để giúp trẻ vận dụng vốn từ ấy vào cuộc sống. 
Chính vì vậy ở lớp tôi phụ trách để nâng cao việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học, tôi luôn coi việc lồng ghép các tác phẩm vào trong các hoạt động cũng như các môn học khác để bổ trợ thêm cho việc tiến hành dạy trẻ trên tiết học. Ngoài ra trong quá trình dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thì những hình ảnh minh họa, đồ dùng trực quan để giúp trẻ cảm nhận sâu sắc được tác phẩm cũng là vấn đề mà tôi rất quan tâm.
2. Thực trạng của việc tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm
Năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công trực tiếp dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi A, với tổng số cháu là 30 cháu, trong đó có 13 cháu nữ, 17 cháu nam. Ngay từ đầu năm học tôi đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu làm thế nào để chất lượng chăm sóc và giáo dục của lớp tôi đạt kết quả cao nhất, và một trong những vấn đề tồn tại của lớp mà tôi quan tâm nhất đó là làm sao để có thể giúp trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học. Để thực hiện được điều đó 
tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp và tôi thấy có một số thuận lợi cũng 
như khó khăn sau: 
2.1. Thuận lợi:
 	Trường mầm non Sông Âm là ngôi trường có bề dày thành tích trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Với đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình và vững vàng về chuyên môn. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao cũng như sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ quản lý đã giúp tôi yên tâm công tác và phục vụ cho sự nghiệp giáo dục. 
Ngoài ra, cùng với sự quan tâm của chuyên môn phòng giáo dục cũng đã tạo điều kiện mở các lớp chuyên đề cho giáo viên được nâng cao, mở rộng kiến thức, cập nhật những kiến thức mới rất bổ ích. Bản thân hàng tháng còn được đi dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm các giờ dạy của các đồng nghiệp trong cụm do cụm chuyên môn số 1 tổ chức sinh hoạt thường kỳ.
 	Mặt khác, bản thân tôi là một giáo viên lâu năm, có lòng nhiệt huyết yêu nghề mến trẻ và không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức từ chị em đồng nghiệp, chịu khó tìm tòi sách báo tham khảo thêm để tích lũy kiến thức cho bản thân.
2.2. Khó khăn:
 	Đồ dùng, đồ chơi tuy đầy đủ nhưng chưa được phong phú và đa dạng nên chưa đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vui chơi của trẻ. Đồ dùng đồ chơi phần lớn tự làm nên vẫn còn một số hạn chế về thẩm mỹ và khoa học.
	Việc lựa chọn một số câu chuyện, bài thơ còn chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ. Giáo viên chưa chú trọng lồng ghép các tác phẩm văn học vào các hoạt động khác trong ngày. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy còn hạn chế.
 	Trẻ ở lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều, số cháu nam đông và các cháu đa phần rất hiếu động, sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao, một số cháu còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin, đi học chưa chuyên cần vì vậy việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế.
 	Trẻ phần lớn là người dân tộc Mường nên khi đến lớp trẻ vẫn quen nói tiếng mẹ đẻ. Tuy đã 5 tuổi nhưng ở lớp vẫn còn một số cháu nói ngọng, nói lắp, nói chưa rõ câu, nhiều trẻ còn chưa nói được câu dài một cách rõ ràng mạch lạc.
 	Một số bậc phụ huynh chưa hiểu sâu về trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non. Do vậy việc phối kết hợp giữa cha mẹ và giáo viên còn tồn tại một số hạn chế.
2.3. Kết quả thực trạng: 
	Từ những nguyên nhân trên tôi bắt đầu khảo sát chất lượng trên trẻ ngay từ đầu năm học. Với tổng số 30 trẻ và tôi thấy rằng thời gian đầu năm khi dạy trẻ làm quen với truyện thì vẫn còn nhiều trẻ chưa nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện, còn đối với loại tiết dạy trẻ kể lại chuyện thì đa số trẻ chưa thể kể lại chuyện. Đối với thơ cũng vậy, nhiều trẻ chưa thuộc thơ và nếu có thuộc thì vẫn chưa biết đọc thơ diễn cảm và rất ít trẻ có khả năng sáng tác truyện theo trí tưởng tượngSố liệu cụ thể như sau:
Nội dung đánh giá
Số trẻ khảo sát
Kết quả đầu năm
Đạt
Không đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
%
Trẻ nhớ được tên tác giả, tác phẩm, hiểu nội dung tác phẩm.
30
18
60
12
40
Trẻ đọc thuộc thơ, kể được truyện đơn giản.
30
16
53
14
47
Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, mạch lạc, rõ ràng.
30
16
53
14
47
Trẻ có khả năng sáng tạo thơ, truyện đơn giản theo trí tưởng tượng.
30
10
33
20
67
Đứng trước thực trạng của lớp như vậy, tôi bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân và đã mạnh dạn tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng của lớp để thu hút trẻ hơn vào hoạt động và nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cụ thể như sau: 
3. Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Sông Âm.
3.1. Lên kế hoạch lựa chọn các tác phẩm thơ và truyện phù hợp với trẻ ngay từ đầu năm học và tạo môi trường văn học xung quanh trẻ. 
	Để việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học một cách có hiệu quả, điều trước tiên là cô giáo phải biết lựa chọn các bài thơ, câu truyện hấp dẫn phù hợp với độ tuổi của trẻ và phù hợp với từng chủ đề.
	Ví dụ: Đối với trẻ ở lớp mà có khả năng sử dụng được ngôn ngữ mạch lạc để kể lại chuyện thì các câu chuyện dùng để kể cho trẻ giáo viên nên lựa chọn những câu chuyện không nên quá dài, cần phải lưu ý tới đặc điểm về trí nhớ, sự chú ý của trẻ. Các câu chuyện cần phải phù hợp với trẻ về nội dung, phát triển ở trẻ những đặc tính cần thiết của nhân cách. Chủ đề của câu chuyện cần phải rõ ràng, các sự kiện trong chuyện diễn ra theo một trình tự nhất định. Từ ngữ cần phải dễ hiểu, chính xác, kết cấu ngữ pháp không phức tạp, hành văn phải sáng sủa giàu hình ảnh. Sau khi nghe, và hiểu nội dung truyện thì trẻ có thể kể lại và thể hiện được thái độ của mình đối với các sự kiện trong chuyện. Khi kể lại trẻ có thể bỏ sót một vài khía cạnh, một vài tình tiết nhưng không làm mất tính lôgic của các sự kiện trong chuyện. Trẻ có thể thay các từ của tác giả bằng từ tương tự nhưng phải đạt.
	Một số tác phẩm dùng để dạy trẻ kể lại chuyện cho trẻ 5 - 6 tuổi mà tôi đã lựa chọn để dạy trẻ kể lại như:
Ví dụ: Với chủ đề “Gia đình”, các câu chuyện nên lựa chọn đó là: “Ba cô gái”, “Ai đáng khen nhiều hơn”, “Hai anh em”Với chủ đề thế giới thực vật: “Quả bầu tiên”. Với chủ đề thế giới động vật: “Chú dê đen”, “chàng Rùa”
	Bên cạnh việc lựa chọn các tác phẩm hay thì việc tạo môi trường văn học xung quanh trẻ cũng rất quan trọng bởi mặc dù trẻ 5 - 6 tuổi đã phát triển tư duy trực quan hình tượng song tư duy của trẻ vẫn chủ yếu là trực quan hình ảnh, trẻ rất thích những hình ảnh ngộ nghĩnh, sinh động, màu sắc rực rỡ. Nắm bắt được đặc điểm này mà ngay từ đầu năm học trong lớp tôi cũng chú trọng trang trí góc thư viện có nhiều tranh truyện về các câu chuyện cũng như bài thơ để trẻ được tham khảo và đây là hình ảnh góc thư viện của lớp.
 Hình ảnh góc thư viện của lớp và trẻ đang ngồi xem tranh truyện.
Đối với khuôn viên sư phạm nhà trường tôi cũng tham mưu cho ban giám hiệu nhà trường trang trí các mảng tường bằng tranh vẽ các câu chuyện cổ tích gần gũi với trẻ và làm các tranh bài thơ trong chương trình học của trẻ treo ở các nhành cây... Bên cạnh đó, tôi còn vận động phụ huynh đóng góp một số sách truyện mẫu giáo. Những loại sách này có hình ảnh rõ nét, nội dung có tính chất giáo dục cao
	Có thể nói việc lên kế hoạch lựa chọn các tác phẩm thơ và truyện phù hợp với trẻ ngay từ đầu năm học và tạo môi trường văn học xung quanh trẻ đã tạo tiền đề bước đầu cho việc thu hút trẻ học tốt môn làm quen với tác phẩm văn học.
3.2. Tổ chức tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong hoạt động học một cách nhẹ nhàng, linh hoạt thu hút được trẻ với nhiều hình thức khác nhau.
 	Có thể nói khi đã lựa chọn được tác phẩm văn học phù hợp để dạy trẻ thì tiến hành cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trên tiết học là một trong những hoạt động thu được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên cô giáo cần phải dạy trẻ như thế nào thì mới phát huy hết được tính tích cực của trẻ và giúp trẻ hiểu sâu được tác phẩm thì đó là một vấn đề không phải giáo viên nào cũng làm được. Chính vì vậy để hoạt động học đạt hiệu quả cao thì tôi đã làm như sau:
Trước hết tôi cần chuẩn bị kĩ lưỡng tác phẩm, thuộc và hiểu nội dung tác phẩm có như vậy tôi mới có thể truyền thụ tác phẩm đó đến với trẻ theo ý đồ của tác giả được.
Ví dụ: Trước khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm truyện “Chú dê đen” thì tôi phải thuộc truyện sau đó nghiên cứu thanh điệu, ngữ điệu, giọng của các nhân vật trong truyện để kể truyện được diễn cảm. Giọng của dê trắng thì run sợ, yếu ớt. Giọng của dê đen bình tĩnh, đanh thép. Giọng chó sói nói với dê đen đầu tiên thì quát nạt, hách dịch sau chuyển sang lo lắng, sợ sệt. Hay trong truyện “Cây tre trăm đốt” giọng của tên nhà giàu giả vờ, ngọt ngào, tử tế khi dỗ dành anh nông dân làm việc. Giọng hắn quát nạt dọa dẫm khi thấy anh nông dân gánh những đốt tre về. Giọng của ông lão (ông tiên, ông bụt) thì trầm, vang, chậm. Giọng của anh nông dân khi nói “Khắc nhập, khắc xuất” rõ ràng chậm rãi
Không chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng về tác phẩm tôi còn đặc biệt chú ý đến việc sử dụng mô hình và rối vào trong giờ dạy, bằng sự khéo léo của mình tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có như bìa cát tông, vải vụn, bông...Để tạo ra những con vật ngộ nghĩnh hay là các nhân vật trong thơ truyện... Khi tôi dạy tôi dùng cánh tay lồng vào con rối điều khiển con rối bằng ba ngón tay: Ngón cái, trỏ, ngón giữa sao cho những cử chỉ phù hợp lời thoại trong chuyện... Nhờ việc sử dụng rối trong tiết học mà số trẻ có thể cảm nhận tốt tác phẩm hơn và giúp tiết học đạt kết quả cao. 
Mặt khác tôi còn sử dụng xốp, các cây hoa, các vỏ bì xi măng và các 
miếng bìa để xây dựng thành các sa bàn hoặc mô hình thơ truyện để dạy trẻ. Có những mô hình tôi còn nhờ phụ huynh sáng chế ra những chiếc đèn lắp vào mô hình để cho mô hình được đẹp hơn. 
Ví dụ: Bài thơ: “Đàn gà con” tôi đã làm thành một mô hình rất đẹp để kết hợp đọc thơ cho trẻ nghe.
 Hình ảnh mô hình bài thơ: “Đàn gà con”
 	Ngoài ra tôi còn thu thập, làm nhiều mũ múa, trang phục cho trẻ tham gia đóng kịch, giúp trẻ thể hiện tài năng của mình trong các buổi đóng kịch cuối chủ đề.
Và bước cuối cùng để hoàn thiện một tiết dạy thành công thu hút trẻ thì cô cần tổ chức dạy trẻ một cách nhẹ nhàng và linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau và tôi đã làm như sau:
Trước hết tùy theo nội dung của tác phẩm mà tôi sẽ tổ chức giờ học ở những địa điểm thích hợp nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng thoải mái, gần gũi với cuộc sống thực.
Ví dụ: Dạy tác phẩm có nội dung nói về thiên nhiên tươi đẹp như bài: "Nắng ấm”, “Gió" có thể tổ chức tiết học ở vườn trường. Còn những tác phẩm có nội dung trang nghiêm như nói về Lãnh tụ, Tổ quốc cô nên tổ chức tiết học ở trong lớp cho trẻ ngồi ghế, chiếu...
Mặt khác để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi dùng các thủ thuật khác nhau để gây hứng thú cho trẻ. Chẳng hạn đối với tiết 3 của truyện: “Chú dê đen” thì tôi cho 2 trẻ giả làm hoạt cảnh 1 trẻ đóng chú dê trắng và 1 trẻ đóng Sói, sau đó cô cho sói đang đuổi bắt dê trắng và dê trắng vừa chạy vừa kêu “Cứu tôi với” Khi sói đuổi bắt dê trắng chạy ra ngoài thì cô trò truyện với trẻ về tình huống và dẫn dắt trẻ vào câu chuyện một cách linh hoạt để rồi từ chỗ trẻ chăm chú lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động 
Một điều mà tôi rất quan tâm khi dạy trẻ cảm thụ các tác phẩm văn học nữa đó là tôi rất chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong chuyện. Khi đọc thơ cũng vậy tôi cũng rất chú trọng cách đọc thơ diễn cảm để có thể truyền tải được những thông điệp mà tác giả gửi gắm vào bài thơ.,,
Ngoài ra trong quá trình dạy tôi cũng luôn chú ý đến sự khen thưởng, khích lệ trẻ v

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_hoc_tot_mon_lam_quen_voi.doc