SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo chủ đề Đan Mạch

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo chủ đề Đan Mạch

Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và biết thưởng thức nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc. Nếu muốn có những tiết học hay, muốn có những bài vẽ đẹp của các em thì những yếu tố quyết định chất lượng của việc dạy và học chính là khả năng dẫn dắt, truyền đạt kiến thức của mỗi giáo viên. Để có được điều đó ngoài năng khiếu sư phạm, mỗi giáo viên cần phải có những kinh nghiệm qua cả một quá trình giảng dạy. Nhưng làm thế nào để rút ra được những kinh nghiệm lại là cả một vấn đề. Giáo viên có thể tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, nhưng cái chính là phải tự thân vận động của mỗi cá nhân, có như thế mới xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm, không rập khuôn, lý thuyết.

 Đối với bộ môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp-trước hết là cho chính các em sau là cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc dạy học theo phương pháp dạy học Mĩ thuật mới này hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kể nhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch giúp giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói riêng nhận thức được: Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện. Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải quyết nên câu hỏi đặt ra là: Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ thuật Tiểu học đều cho rằng minh họa hướng dẫn từng bước để học sinh vẽ còn chưa hiệu quả huống gì là để tự các em vẽ theo cảm nhận và sự hiểu biết của bản thân.

 

doc 20 trang thuychi01 75322
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo chủ đề Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỤC LỤC Trang 01
I. MỞ ĐẦUTrang 02
 1. Lí do chọn đề tài......Trang 02
 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Trang 03
 3. Đối tượng nghiên cứu..........Trang 03
 4. Phương pháp nghiên cứu.....Trang 03
II. NỘI DUNG SKKN........Trang 04
1. Cơ sở lí luận......Trang 04
2. Thực trạng.....Trang 05
 2.1. Thực trạng chung .....................................................................Trang 05
 2.2. Thực trạng về giáo viên và học sinh.Trang 05
 3. Các giải pháp thực hiện.. Trang 07
 3.1. Lập kế hoạch bài học theo phương pháp mới của Đan Mạch. .Trang 07
 3.2. Xây dựng các chủ đề học tập. . Trang 07
 3.3. Vận dụng 7 quy trình mĩ thuật mới phù hợp với HS tiểu học .....Trang 09
 3.4.Tạo không khí lớp học............................................................... Trang 10
 3.5. Việc nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.............................. Trang 11 
 4. Hiệu quả của SKKN ............Trang 12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ  Trang 13
 1. Kết luận . ...... Trang 13
 2. Kiến nghị . ..... Trang 14 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .... Trang 15 
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 	Mĩ thuật là một trong những môn nghệ thuật. Nếu dạy học là khó thì dạy nghệ thuật càng khó, cần phải mang tính nghệ thuật cao hơn. Vì học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn ra cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và biết thưởng thức nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà hạnh phúc. Nếu muốn có những tiết học hay, muốn có những bài vẽ đẹp của các em thì những yếu tố quyết định chất lượng của việc dạy và học chính là khả năng dẫn dắt, truyền đạt kiến thức của mỗi giáo viên. Để có được điều đó ngoài năng khiếu sư phạm, mỗi giáo viên cần phải có những kinh nghiệm qua cả một quá trình giảng dạy. Nhưng làm thế nào để rút ra được những kinh nghiệm lại là cả một vấn đề. Giáo viên có thể tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp, nhưng cái chính là phải tự thân vận động của mỗi cá nhân, có như thế mới xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm, không rập khuôn, lý thuyết. 
	Đối với bộ môn Mĩ thuật, việc dạy trong nhà trường phổ thông nói chung và ở bậc Tiểu học nói riêng không nhằm mục đích đào tạo học sinh thành những hoạ sĩ hay những nhà nghiên cứu nghệ thuật chuyên nghiệp mà là để giáo dục cho các em thị hiếu thẩm mĩ cần thiết cho việc hình thành và phát triển một nhân cách toàn diện, hài hoà: đó là khả năng biết cảm nhận và biết tạo ra cái đẹp-trước hết là cho chính các em sau là cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy việc dạy học theo phương pháp dạy học Mĩ thuật mới này hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kể nhất là rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch giúp giáo viên nói chung và giáo viên dạy Mĩ thuật nói riêng nhận thức được: Dạy học Mĩ thuật trong nhà trường thông qua các hoạt động tạo hình để khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của riêng mình trong cuộc sống hằng ngày. Việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống, một sự thay đổi lớn cả về phương pháp lẫn mục tiêu giáo dục của bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học. Ngoài việc thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm thì vấn đề để học sinh tiếp thu được kiến thức, phát triển tư duy, sáng tạo ra những sản phẩm mĩ thuật là một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc. Vì theo phương pháp mới, mỗi chủ đề sẽ thực hiện bằng nhiều quy trình mĩ thuật khác nhau, giáo viên hoàn toàn không hướng dẫn học sinh thực hành mà chủ yếu do học sinh tự tìm hiểu vấn đề, đề ra cách giải quyết nên câu hỏi đặt ra là: Hầu hết các giáo viên dạy Mĩ thuật Tiểu học đều cho rằng minh họa hướng dẫn từng bước để học sinh vẽ còn chưa hiệu quả huống gì là để tự các em vẽ theo cảm nhận và sự hiểu biết của bản thân.
Có thể nói ưu điểm của phương pháp dạy học mới theo dự án là tích cực, mà ở đó học sinh chủ động, tự lực khai thác tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các phương pháp dạy học mới được triển khai trong dự án đã kích thích sự say mê, hứng thú trong học tập, bồi dưỡng phát triển năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tư duy và trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên vấn đề đồ dùng phục vụ môn học giải quyết như thế nào để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh hay hình thức tổ chức lớp học ra sao, cách thực hiện các quy trình sáng tạo vẫn là những băn khoăn lớn của mỗi giáo viên chuyên trách khi giảng dạy. Chính từ những trăn trở này, tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo chủ đề Đan Mạch”. 
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề tài là nghiên cứu là tìm hiểu quá trình dạy học theo phương pháp Đan Mạch để có những biện pháp nâng cao việc dạy học theo chủ đề. Thông qua các biện pháp mà có thể nâng cao được nhiều kiến thức cho bản thân và ý thức được việc nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.[2]
Tìm ra những cơ sở lí luận, các phương pháp dạy học, tìm ra những cái hay, cái đẹp những vấn đề thường gặp, những tình huống và những cái còn hạn chế để có những biện pháp khắc phục những gì chưa làm được.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật ở Tiểu học theo chủ đề Đan Mạch” nhằm giúp cho học sinh ở trường Tiểu học Hà Châu tiếp cận được các chủ đề theo chương trình mới của Đan mạch.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để việc nghiên cứu đạt được kết quả tốt tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp:
1. Phương pháp vấn đáp: Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề học bộ môn Mĩ thuật theo phương pháp mới.
2. Phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho ta những tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính xác. Thông qua quá trình quan sát, giáo viên ghi nhận lại tình hình học tập của học sinh, những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy nhằm tìm ra biện pháp giải quyết thích hợp nhất.
3. Phương pháp trải nghiệm: Giáo viên giúp cho HS có những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt . Giáo viên phải chủ động tác động vào học sinh và quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình.[1]
4. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của giải pháp.
Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra thì giáo viên phải thực hiện tốt việc áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới thì hiệu quả giáo dục chắc chắn sẽ cao. Cùng với những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch kích thích sự tư duy, sáng tạo của học sinh.[1] Nếu giáo viên biết cách vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tế thì sẽ không còn gặp khó khăn gì. 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Cơ sở lí luận:
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đồng thời còn nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị tốt cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp”. Điều này khẳng định giáo dục thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân cách của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có trình độ văn hoá thẩm mĩ là hết sức cần thiết. Ở løa tuæi häc sinh tiÓu häc c¸c em cßn qu¸ nhá v× vËy c¸c em thÝch vÏ theo ý cña m×nh h¬n lµ vÏ theo sù hưíng dÉn cña gi¸o viªn. NghÜ g× lµ vÏ nÊy, ®ặt bót lµ vÏ kh«ng theo tr×nh tù, khu«n khæ c¸c bưíc vÏ. ThËm chÝ trong qu¸ tr×nh lµm bµi, c¸c em cßn kh«ng muèn cho gi¸o viªn hay c¸c b¹n nh×n thÊy sî c¸c b¹n hay c« gi¸o nh×n thÊy l¹i chª. ChÝnh v× vËy mµ người gi¸o viªn cÇn hiÓu vµ hướng dÉn c¸c em dÇn dÇn, ®Ó c¸c em n¾m b¾t vµ thÊy được t¸c dông cña viÖc vÏ tranh ®óng ®em l¹i cho bµi vÏ cña m×nh cã mét kÕt qu¶ tèt. Để tổ chức hiệu quả các hoạt động giáo dục mĩ thuật ở trường tiểu học người giáo viên có thể thấy vai trò của mình là cầu nối giữa phương pháp, nhà trường với học sinh, tạo thành một hệ thống liền mạch, chặt chẽ, tác động qua lại với nhau. Phải biết xây dựng kế hoạch, tạo điều kiện cho HS học qua nhiều kênh hình, kênh chữ, xây dựng được môi trường học tập thân thiện. Quá trình học chính là sự tích lũy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách khuyến khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mĩ thuật thực tế. Thông qua hoạt động thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân. Cùng lúc với việc phát triển những năng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả năng tự học và tự đánh giá, phân tích, trình bày. [1]
Điểm nổi bật của việc dạy học theo phương pháp Đan Mạch là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo phương pháp mới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp và các chủ đề đó phải biết cách đưa các quy trình vào từng chủ đề để dạy sao cho phù hợp như các quy trình vẽ cùng nhau, vẽ theo nhạc, vẽ biểu đạt, tạo hình 3D, xây dựng cốt chuyện  để tạo cho học sinh có hứng thú, không khí lớp học thật vui vẻ.[1]
2. Thực trạng:
2.1. Thực trạng chung.	 
Như đã nêu ở trên, dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới sẽ rèn luyện cho học sinh rất nhiều kỹ năng, phát huy được trí tưởng tượng của các em. Các hoạt động học tập trên lớp hoàn toàn do học sinh chủ động: chủ động hợp tác, chủ động tư duy sáng tạo, chủ động phân tích đánh giáNếu dạy theo phương pháp cũ, giáo viên chỉ cần chuẩn bị một số tranh, ảnh hoặc mẫu vậtdùng cho một tiết dạy là đủ. Khi lên lớp cứ theo trình tự các hoạt động ở các tiết là xong. Nhưng khi dạy theo phương pháp mới đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề, không tiết nào giống tiết nào.
Mặt khác đối với học sinh tiểu học, nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức cảm tính. Các em vẽ hình thường còn quá to hay quá nhỏ, không tự tin khi thể hiện chưa biết biểu đạt để tạo được ngân hàng hình ảnh, cách sắp xếp bố cục thường chưa hợp lí , cách tạo hình 3D thì còn rất mới mẻ với các em , nói chung là các em chưa có ý tưởng, sáng tạo trong các quy trình của chủ đề mới, đại đa số vẫn các em vẽ thường bị gò bó, công thức, đôi khi rập khuôn, sự suy nghĩ, tìm tòi chưa được giải phóng, hiện tượng bắt chước, lặp lại từ cách vẽ hình, vẽ màu, cách tìm chủ đề cho vẫn còn chung chung. Chính vì vậy giáo viên cần phải có những biện pháp để học sinh tiếp cận chủ đề này một cách nhanh nhất.
2.2. Thực trạng về giáo viên và học sinh.
* Về phía giáo viên:
Khi dạy theo phương pháp của Đan Mạch đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch dạy học xuyên suốt và liên kết giữa các tiết trong cùng một chủ đề. Xây dựng nội dung các chủ đề như thế nào cho đảm bảm mục tiêu giáo dục giảng cho các em làm sao để các em dễ hiểu thì giáo viên vẫn còn nhiều băn khoăn. Nếu chủ đề quá khó đối với học sinh sẽ không tạo được hứng thú học tập cho các em và ngược lại nếu quá dễ thì sẽ gây tâm lý nhàm chán cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên vẫn còn lúng túng nhiều trong việc lựa chọn và vận dụng các quy trình làm sao cho phù hợp với chủ đề thì mới đạt hiệu quả và mục tiêu giáo dục của bài học.
Trang thiết bị phục vụ môn học chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho dạy-học Mĩ thuật, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo rất hiếm.
* Về học sinh: 
Khi áp dụng phương pháp mới thì học sinh vẫn còn nhiều bỡ ngỡ về cách khám phá chủ đề chủ đề này bao nhiêu tiết mỗi tiết sẽ học như thế nào, không những thế về hình thức tổ chức lớp học cũng thay đổi, chủ yếu là thực hành theo nhóm,chính vì vậy giáo viên và học sinh sẽ mất nhiều thời gian cho việc sắp xếp, ổn định chỗ ngồi, rất khó khăn trong việc quản lý trật tự lớp học. Hoạt động theo nhóm nhiều lợi thế nhưng nếu không được tổ chức một cách khoa học thì vấn đề trật tự lớp học sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì học nhóm, các em ngồi đối diện nhau hoặc thành vòng tròn nên hay nói chuyện, đùa giỡn trong giờ học. Hầu hết giáo viên đều gặp khó khăn vì ề nếp lớp chưa ổn định, học sinh không quen ngồi lâu trong khuôn khổ. Giữ trật tự đã khó, để các em tham gia vào hoạt động học tập theo hướng dẫn của giáo viên còn khó hơn.
Bảy quy trình dạy-học mĩ thuật theo chủ đề Đan Mạch chủ yếu là đề cao khả năng tự học của học sinh, nhưng để thực hiện được một quy trình các em phải chuẩn bị rất nhiều vật dụng như: giấy A0, A4, và phải có rất nhiều các vật dụng tìm được  Điều này quả là khó khăn cho cả giáo viên và học sinh, vì bản thân các em chưa thể tự chuẩn bị được mà phải có sự hỗ trợ từ phía phụ huynh. Khi thực hiện giảng dạy theo những quy trình này, giáo viên thường mất rất nhiều thời gian để hướng dẫn, hỗ trợ các em, thậm chí hết tiết học mà nhiều em vẫn chưa hoàn thành được sản phẩm.
 * Khảo sát thực trạng của học sinh theo chủ đề 2 “Mặt nạ con thú”:
 Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng và có kết quả như sau: 
 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH 
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
3B
21
16
76 %
5
24%
Cả lớp có 5 em chưa hoàn thành vì các em tiếp cận theo chủ đề mới còn chậm và đồ dùng các em vẫn chưa được đầy đủ.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Lập kế hoạch bài học theo phương pháp mới của Đan Mạch.  
Khi dạy học dưới bất cứ phương pháp nào đều yêu cầu giáo viên phải lập được kế hoạch dạy học hoàn chỉnh. Đó không chỉ là đơn thuần thực hiện cho đúng nhiệm vụ khi lên lớp mà nó còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của mỗi giáo viên đối với học sinh. Có thể nói việc lập kế hoạch giảng dạy tốt là đã thành công một nửa của quá trình dạy học. Giáo viên là người điều khiển quá trình và tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy bằng các câu hỏi mở và khuyến khích các em chia sẻ những kinh nghiệm sẵn có của mình. Điều này tạo ra nền tảng cần thiết để giúp các em kiến tạo được quy trình học tập của mình bằng cách liên hệ những điều đã biết với những điều sẽ học. Khi lập kế hoạch giáo viên phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp và sát với khả năng tiếp thu của học sinh. Kế hoạch cho từng hoạt động hoặc cho toàn bộ quy trình theo phương pháp Đan Mạch có thể ngắn, dài và kết nối, liên kết, xâu chuỗi các hoạt động quy trình với nhau, kết thúc hoạt động này sẽ là mở đầu cho hoạt động tiếp theo Cụ thể khi xây dựng kế hoạch dạy học theo phương pháp mới, giáo viên cần phải chú ý tới.[2] 
Mục tiêu bài học: Mỗi bài học, tiết học đều có mục tiêu chung là hướng tới hình thành cho học sinh phát huy khả năng tưởng tượng, sáng tạo và năng lực diễn đạt bằng lời nói, học sinh tưởng tượng và sáng tạo được một câu chuyện bằng ngôn ngữ mĩ thuật.
Nội dung chủ đề: Nội dung các chủ đề phải vừa sức học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em.
Điều kiện tiên quyết: Đó là những yêu cầu thiết yếu để quá tình giảng dạy có hiệu quả, bao gồm: Tạo điều kiện để học sinh học qua nhiều kênh; chú ý khả năng, phong cách học của từng học sinh; kết hợp kiến thức của bản thân học sinh và chiến lược học tập;xây dựng môi trường học tập thân thiện, truyền cảm hứng cho các em.[1]
 	Môi trường học tập: Học tại lớp, học ở phòng chức năng hay sân trường. Môi trường học tập thoải mái sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học.[1]
Đánh giá: Đánh giá từng giai đoạn và đánh giá cả quá trình thực hiện.[1]
Môn Mĩ thuật là môn dành thời gian chủ yếu cho học sinh thực hành, do vậy giáo viên cần thiết kế tổ chức các hoạt động trải nghiệm phong phú, đa dạng nhưng không quá dài, mất nhiều thời gian. Tuyệt đối không đưa ra tranh vẽ, sản phẩm làm mẫu để học sinh quan sát trước khi thực hành mà phải để học sinh chủ động tích cực tìm hiểu và tham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận, bàn bạc khi làm việc cùng các bạn.
3.2. Xây dựng các chủ đề học tập. 
Theo phương pháp mới thì giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy trên cơ sở căn cứ vào chương trình hiện hành và khả năng nhận thức của học sinh. Chính vì vậy, nếu giáo viên đề ra nội dung quá khó thì hiệu quả sáng tạo của các em sẽ không cao. Do đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp với lứa tuổi học sinh , phù hợp với khả năng của các em, trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung, chương trình Mĩ thuật hiện hành, xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch. Đồng thời tham khảo Tài liệu tập huấn phương pháp dạy học Mĩ thuật mới để xây dựng các chủ đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của môn học. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch giảng dạy linh hoạt và có sự tích hợp hài hòa các quy trình dạy - học mĩ thuật mới sao cho phù hợp với đối tượng học sinh cũng như điều kiện thực tế tại địa phương, xác định rõ thời gian, số tiết, quy trình thực hiện, mục tiêu giáo dục của từng chủ đề ngay từ đầu năm học. Cần lưu ý lựa chọn thứ tự các chủ đề phải đi từ dễ tới khó, từ đơn giản đến sinh độngđể học sinh dễ tiếp thu. Chính vì vậy mà chủ đề 1chỉ đưa ra cách giới thiệu hoặc những chủ đề đơn giản để học sinh được làm quen dần và các chủ đề tiếp theo được nâng cao dần để các em bắt đầu biết tư duy, sáng tạo. Để giúp giáo viên xây dựng được kế hoạch phù hợp với năng lực học tập của học sinh.[1] 
Ví dụ ở khối lớp 2, năm học 2016-2017, trên cơ sở nội dung trình tôi xây dựng các chủ đề dạy như sau:
S
TT
CHỦ ĐỀ
SỐ TIẾT
MỤC TIÊU GIÁO DỤC
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
TUẦN
1
Mùa hè của em
3
- HS biết Phân tích và đánh giá được sản phẩm mĩ thuật ở mức độ đơn giản: Nêu được nội dung chủ đề , hình ảnh, màu sắc của bức tranh và cảm nhận về bức tranh đó.
- Kể ra được các hoạt động đặc trưng của các em trong mùa hè. Lựa chọn các hoạt động yêu thích và tạo hình được dáng người phù hợp với hoạt động đó.
- Giới thiệu nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
Vẽ cùng nhau, tạo hình 3D
1,2,3
2
Những con vật sống dưới nước
2
- Nhận ra và nêu 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mi_thuat_o.doc