SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn

 Đã từ lâu, sinh hoạt tổ chuyên môn đã trở thành một công việc thường xuyên đối với các giáo viên trong nhà trường. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Nó không chỉ làm cho các giáo viên có cơ hội để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc trong công việc mà nó còn giúp giáo viên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó giáo viên còn được nắm bắt những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên về vấn đề giáo dục. Sinh hoạt tổ chuyên môn còn giúp giáo viên ổn định các nền nếp, các quy định của nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn cho rằng, sinh hoạt tổ chuyên môn chẳng qua cũng chỉ là thực hiện các quy định trong hội họp, trong sinh hoạt tổ của nhà trường. Nhiều giáo viên còn xem nhẹ sinh hoạt tổ chuyên môn. Đi muộn, về sớm, trong quá trình sinh hoạt không chú ý lắng nghe, không xây dựng ý kiến đóng góp, không tôn trọng nội dung cuộc họp, ghi chép sơ sài. Hơn nữa, Tổ trưởng chuyên môn chưa dầu tư nhiều vào nội dung tổ chức buổi sinh hoạt: Chuẩn bị nội dung cuộc họp chưa chu đáo, trong quá trình triển khai còn mơ hồ về những vấn đề có liên quan, nội dung rườm rà, không nổi bật trọng tâm, chưa có tính quyết đoán trong công việc, chưa thực sự làm chủ trong cuộc họp, chưa gương mẫu trong quá trình hội họp.

docx 19 trang thuychi01 5852
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
 Đã từ lâu, sinh hoạt tổ chuyên môn đã trở thành một công việc thường xuyên đối với các giáo viên trong nhà trường. Sinh hoạt tổ chuyên môn là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng. Nó không chỉ làm cho các giáo viên có cơ hội để giải quyết các vấn đề còn khúc mắc trong công việc mà nó còn giúp giáo viên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Bên cạnh đó giáo viên còn được nắm bắt những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước cũng như các văn bản chỉ đạo của cấp trên về vấn đề giáo dục. Sinh hoạt tổ chuyên môn còn giúp giáo viên ổn định các nền nếp, các quy định của nhà trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ... Tuy nhiên, một số giáo viên vẫn cho rằng, sinh hoạt tổ chuyên môn chẳng qua cũng chỉ là thực hiện các quy định trong hội họp, trong sinh hoạt tổ của nhà trường. Nhiều giáo viên còn xem nhẹ sinh hoạt tổ chuyên môn. Đi muộn, về sớm, trong quá trình sinh hoạt không chú ý lắng nghe, không xây dựng ý kiến đóng góp, không tôn trọng nội dung cuộc họp, ghi chép sơ sài... Hơn nữa, Tổ trưởng chuyên môn chưa dầu tư nhiều vào nội dung tổ chức buổi sinh hoạt: Chuẩn bị nội dung cuộc họp chưa chu đáo, trong quá trình triển khai còn mơ hồ về những vấn đề có liên quan, nội dung rườm rà, không nổi bật trọng tâm, chưa có tính quyết đoán trong công việc, chưa thực sự làm chủ trong cuộc họp, chưa gương mẫu trong quá trình hội họp....
 Là một cán bộ quản lí trong nhà trường Tiểu học, bản thân tôi rất bức xúc về những vấn đề nêu trên. Tôi thiết nghĩ, nếu buổi sinh hoạt chuyên môn tổ mà không có chất lượng thì làm sao giúp các giáo viên thấu hiểu được công việc của mình? Làm sao nâng cao được chất lượng giảng dạy trong nhà trường? Buổi sinh hoạt chuyên môn mà giáo viên chưa hiểu được những ưu điểm và tồn tại của mình, của đồng nghiệp, của khối tổ trong thời gian qua thì làm sao mà đánh giá, rút kinh nghiệm được? Buổi sinh hoạt chuyên môn mà giáo viên chưa thấy được những việc mà mình chưa làm được cũng như kế hoạch trong thời gian tới thì làm sao mà hoàn thành công việc nhà trường giao cho? Làm sao nâng cao chất lượng cho học sinh trong học tập? ... Đây cũng là mục tiêu mà xã hội đang quan tâm. Phòng giáo dục và Đào tạo cũng đã chỉ đạo vấn đề này cho các nhà trường, các cụm chuyên môn, xong hầu như vấn đề này vẫn chưa được mọi người chú trọng; Hai năm gần đây, PGD& ĐT đã chỉ đạo cho các nhà trường là hai tuần sinh hoạt tổ chuyên môn một lần để giảm thiểu thời gian cho giáo viên tham gia các hoạt động khác và cũng để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ. Nhưng mặc dù vậy, nhưng các tổ chuyên môn vẫn không thay đổi được nhiều trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, dù đã có thời gian để chuẩn bị về nội dung hơn trước nhưng các tổ vẫn chưa có nhiều sáng kiến, phát minh trong quá trình sinh hoạt tổ. Hơn nữa, hiện tại chưa có tài liệu nào nghiên cứu, bàn sâu về vấn đề này. Đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục... Với những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra những quan điểm chỉ đạo của mình nhằm khắc phục những tồn tại trong buổi sinh hoạt chuyên môn tổ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: " Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn". Hy vọng rằng đề tài này sẽ là một bước khởi sắc mới cho những ai quan tâm đến chất lượng của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu đề tài: " Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn" sẽ giúp các giáo viên có cái nhìn mới mẻ hơn về buổi sinh hoạt chuyên môn tổ. Từ đó có ý thức tự giác trong việc tham gia sinh hoạt tổ	.Từ thực hiện giờ giấc; đi sinh hoạt đúng giờ; về đúng giờ, tham gia góp ý kiến xây dựng trong buổi sinh hoạt; Tôn trọng lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp... Từ những thực tế sinh hoạt chuyên môn ở nhà trường, cho thấy tính cấp thiết cần phải nghiên cứu vấn đề này. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm thấy một số giải pháp giúp cho giáo viên thực hiện tốt nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn, từ đó nâng cao chất lượng của buổi sinh hoạt. Giúp giáo viên thấy được những ưu điểm, tồn tại trong thời gian qua để phát huy ưu điểm khắc phục tồn tại. Bên cạnh đó nắm được phương hướng trong thời gian tới để có kế hoạch cho việc giảng dạy trên lớp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Giáo viên nắm được đường lối chủ trương của Đảng về vấn đề giáo dục trong thời kỳ hiện nay. Nắm được những đổi mới trong giáo dục cũng như trong phương pháp dạy. Giáo viên thấy được tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn tổ: '' Sinh hoạt chuyên môn tổ là việc làm thiết thực không thể thiếu được đối với một giáo viên''. Nếu không sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ không tiếp cận được những cái mới trong công tác giảng dạy, không đúc rút được kinh nghiệm trong quá trình dạy học cũng như không thể học hỏi được đồng nghiệp qua các ý kiến tham khảo, các buổi giao lưu về công tác chuyên môn. Vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ là một vấn đề vô cùng quan trọng, giúp giáo viên trong trường tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, nhằm đưa chất lượng của học sinh ngày một đi lên, xứng đáng với danh hiệu của nhà trường " Trường chuẩn quốc gia mức độ 1''.
1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài này sẽ nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu về thái độ của giáo viên khi tham gia sinh hoạt tổ.
- Nghiên cứu về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Nghiên cứu về chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Nghiên cứu về thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn.
- Nghiên cứu về năng lực của tổ trưởng khi tham gia đóng vai trò chỉ đạo tổ sinh hoạt chuyên môn.
- Nghiên cứu về hiệu quả của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Khi thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau đây:
	- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu tập thông tin.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
	- Phương pháp thuyết trình.
	- Phương pháp giảng giải.
	- Phương pháp vấn đáp.
	- Phương pháp trắc nghiệm.
	- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến.
- Tìm hiểu, cập nhật thêm về thực trạng nhà trường trong việc sinh hoạt Tổ chuyên môn trong thời gian thực hiện đề tài.
- Từ thực trạng đó, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt Tổ chuyên môn trong nhà trường.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Thực hiện kế hoạch của phòng giáo dục và đào tạo Quảng Xương, nhà trường ngay từ đầu năm đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn. Đối với một giáo viên tiểu học, nhiệm vụ chủ yếu là dạy học để nâng cao chất lượng học sinh. Vì vậy, muốn chất lượng học sinh luôn được đi lên, bắt buộc người giáo viên không còn cách gì khác là phải trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, tự học, tự bồi dưỡng, nắm bắt những chủ trương, đường lối của cấp trên, nắm bắt kế hoạch của nhà trường tiếp cận những phương pháp đổi mới, vận dụng thiết thực vào bài dạy. Bác hồ đã từng nói " Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Nếu không vì lợi ích của học sinh thì giáo viên sẽ không cố gắng trong quá trình giảng dạy. Kiến thức mỗi ngày mai một đi, phương pháp không đổi mới, lúc nào cũng đi theo lối mòn cũ, dạy cho xong nhiệm vụ của mình, tối ngày đầy công...Như vậy học sinh sẽ không tiến bộ được, không phát huy hết khả năng của các em. Người ta thường nói " Một bác sỹ kém có thể làm chết đi một người nhưng một cô giáo kém có thể làm dốt đi cả một thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ". Một trong những công việc mà hàng tuần, hàng tháng mà giáo viên cần phải thực hiện đó là sinh hoạt tổ chuyên môn. Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ, có chất lượng sẽ là một trong những yếu tố làm cho người giáo viên nâng cao tay nghề, giúp cho công việc giảng dạy của giáo viên ngày một thuận lợi hơn. Trong buổi sinh hoạt chuyên môn sẽ có rất nhiều nội dung mà giáo viên cần phải thảo luận, xây dựng ý kiến và đi đến thống nhất. Nếu giáo viên chỉ cần nghỉ sinh hoạt chuyên môn một buổi, điều gì sẽ sảy ra nếu không gặp tổ trưởng nắm bắt lại những nội dung của cuộc họp? Nghỉ sinh hoạt vài buổi, tương ứng với hàng tháng, hai tháng không nắm bắt được những công việc cũng như không tiếp cận được với kế hoạch của tổ, của nhà trường, chưa nói đến sự thích ứng với những điều mới mẻ trong việc đổi mới phương pháp dạy học ... Vì thế cho nên buổi sinh hoạt chuyên môn là vô cùng quan trọng đối với các thầy giáo, cô giáo đang trực tiếp giảng dạy trong nhà trường. Chính vì vậy nâng cao chất lượng của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ là một điều hết sức hợp lý và cần thiết.
2.2. Thực trạng vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
	Năm học 2018 - 2019 là năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành. Là năm thực hiện PTTĐ " Nền nếp- Kỉ cương- Thân thiện- Chất lượng- Văn Minh" của PGD&ĐT đề ra. Là năm học tiếp tục lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, vì thế từ đầu năm học nhà trường đã rất cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua " Hai tốt" trong nhà trường. Bên cạnh đó thì nhà trường vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn. Về phía giáo viên, về thực trạng học tập của học sinh... Sau đây là những việc làm được và chưa làm được trong trường tiểu học của chúng tôi.
2.2.1. Những việc đã làm được.
	+ Ngay từ đầu năm chuyên môn nhà trường đã lên kế hoạch chỉ đạo cho các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ. Cứ hai tuần một lần, các tổ sinh hoạt đều đặn, thậm chí nếu có công việc cần thiết cần phải giải quyết, các tổ chuyên môn tiến hành họp tổ một lần vào chiều thứ sáu hàng tuần. Nội dung sinh hoạt chủ yếu bàn về vấn đề dạy và học của giáo viên và học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
	+ Tổ chức cho các tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn, từ chỉ tiêu cho các khối lớp đến đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
	+ Tổ chức cho giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để trau dồi về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng tuần, hàng tháng có kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tự học tự bồi dưỡng.
	+ Tham gia dự sinh hoạt chuyên môn với các tổ để nắm bắt nội dung cũng như chất lượng sinh hoạt để có biện pháp khắc phục, chỉ đạo.
	+ Động viên giáo viên trong trường tham gia đầy đủ buổi sinh hoạt chuyên môn. Giúp đỡ giáo viên có những ý kiến xác đáng để xây dựng cho buổi sinh hoạt được nâng cao chất lượng.
	 + Chuyên môn nhà trường có biện pháp giúp tổ trưởng chuyên môn tổ chức nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn nghiêm túc, có chất lượng.
2.2.2. Những mặt còn hạn chế.
	Qua việc trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt , qua đi dự sinh hoạt chuyên môn với các tổ, bản thân tôi nhận thấy tại trường chúng tôi, việc sinh hoạt tổ chuyên môn còn tồn tại một số vấn đề sau:
	+ Việc xác định nhiệm vụ sinh hoạt tổ chuyên môn của một số giáo viên còn hời hợt, còn xem nhẹ công tác chuyên môn. Có giáo viên cho rằng đấy chỉ là công việc phụ, sinh hoạt cũng được, không sinh hoạt cũng chẳng sao. Miễn sao dạy tốt là được. Vì vậy có một vài giáo viên lấy lý do này lý do nọ, để xin nghỉ sinh hoạt chuyên môn, thậm chí nghỉ còn vô lý do, không xin phép, nếu ban giám hiệu có nhắc nhở thì nói là quên...
	+ Một số giáo viên tác phong lề mề trong việc tham gia sinh hoạt tổ, có giáo viên đi chậm 5 phút, có những giáo viên đi chậm 10 phút, thậm chí 15 phút khi đến trường rồi, vào họp không để ý, lơ là trong sinh hoạt.
	+ Một số giáo viên đến sinh hoạt cho có mặt, trong buổi sinh hoạt thường làm việc riêng. Nói chuyện hoặc sử dụng điện thoại... không tập chung chú ý vào nội dung sinh hoạt.
	+ Một số đồng chí ngồi nghe ghi chép nhưng không nhập tâm, xong buổi sinh hoạt không nhắc lại được công việc nên làm, hỏi thì mơ hồ không nắm bắt được chủ trương, kế hoạch của nhà trường, của cấp trên. Vì vậy khi thực hiện nhiệm vụ trong tuần rối tung lên, không hoàn thành hoặc rất vất vả và hiệu quả không cao, mất thời gian đi hỏi lại đồng nghiệp. Hoặc khi chuyên môn nhà trường duyệt kế hoạch thì không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc thực hiện lệch với chỉ đạo của nhà trường.
	+ Một số đồng chí chưa đầu tư vào việc phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn. Thông thường là ngồi nghe cho xong, hoặc một số đồng chí phát biểu ý kiến thì bi quan không có tinh thần xây dựng , hoặc gây những khó khăn cho chuyên môn, có thể là cố tình, có thể là không cố ý, có thể thực tế là như vậy. Có đồng chí lại dông dài, không đúng trọng tâm, không tìm ra được giải pháp để nâng cao hiệu quả công việc thường là ỷ lại cho tổ, cho nhà trường, chỉ đâu đánh đấy.
	+ Tổ trưởng chuyên môn chưa có nhiều năng lực trong công tác chỉ đạo tổ. chuẩn bị nội dung sinh hoạt chưa chu đáo, chưa khoa học. Chưa xắp xếp nội dung hợp lí: Cái gì cần nêu trước, cái gì cần triển khai sau, cần thảo luận vấn đề gì? Thảo luận như thế nào thì có hiệu quả? Gọi ai phát biểu ý kiến? Ai cần rút kinh nghiệm?... Đôi khi tổ trưởng chưa tự tin trong công tác chỉ đạo. Có thể là chưa nắm vững công việc cần làm, có thể do tâm lí, do năng lực, do ý thức... Có những tổ trưởng có năng lực chỉ đạo chuyên môn, xong lại do nhiều yếu tố khác khiến cho buổi sinh hoạt chưa được hoàn hảo. Ví dụ: Không muốn thể hiện vì sợ đồng nghiệp không thích, hoặc bị chế nhạo; Không muốn thể hiện vì cho rằng có làm tốt cũng vậy thôi; Không muốn thể hiện vì còn xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn, cho là công việc phụ...
 + Do nền giáo dục phát triển, đặc thù công việc mỗi ngày một nhiều. Việc này chồng chéo việc kia. Vì vậy đôi khi tổ chuyên môn không sắp xếp được thời gian dể sinh hoạt tổ. Tổ trưởng chưa biết cách sắp xếp công việc để bố trí thời gian cho tổ sinh hoạt đều đặn làm cho công việc sinh hoạt chuyên môn tổ đôi khi bị dán đoạn ở một số tuần. Đó cũng chính là lí do làm cho việc giảng dạy của giáo viên bị hạn chế. Việc nắm bắt thông tin chưa kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến công tác dạy và học của giáo viên và học sinh.
 Ngay từ đầu năm tôi đã khảo sát tình hình thực tế về tham gia sinh hoạt chuyên môn cũng như chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Kết quả thu được như sau:
* Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn:
 Tổng số giáo viên của hai tổ trong trường là: 20
Tham gia đầy đủ, có chất lượng
Tham gia đầy đủ, chất lượng chưa cao
Tham gia không đầy đủ, chất lượng chưa cao
SL
TL
SL
TL
SL
TL
10
50
7
35
3
15
* Tham gia các hoạt động giáo dục:
 Tổng số giáo viên của hai tổ trong trường là: 20
Tham gia đầy đủ, có chất lượng
Tham gia đầy đủ, chất lượng chưa cao
Tham gia không đầy đủ, chất lượng chưa cao
SL
TL
SL
TL
SL
TL
11
55
7
35
2
10
* Về giờ dạy:
 Tổng số giáo viên của hai tổ trong trường là: 20
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
7
35
7
35
5
25
1`
5
* Về chất lượng học sinh:
 Tổng số học sinh toàn trường là 528 em. Qua khảo sát chất lượng học sinh toàn trường hai môn Toán và Tiếng Việt. Kết quả như sau:
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
158
29,9
163
30,8
179
34,0
28
5,3
 Với việc khảo sát tình hình thực tế như vậy, nên tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp như sau.
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của buổi sinh hoạt chuyên môn.
+ Trước hết tôi điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, hỏi ý kiến giáo viên về thể hiện quan điểm của mình đối với công việc sinh hoạt tổ chuyên môn. Đa số các giáo viên đều nói: " Sinh hoạt chuyên môn tổ cũng là điều tốt cho công tác giảng dạy, xong nó cũng không phải là công việc quan trọng đối với giáo viên". Mặt khác, hiện nay có quá nhiều công việc phải làm, không có nhiều thời gian cho sinh hoạt tổ chuyên môn, để thời gian đó giáo viên có thể làm hồ sơ sổ sách....
+ Tôi đành phải dành một buổi thuyết trình, giảng giải, nói về tầm quan trọng của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn. Lấy ví dụ xác thực liên quan đến công việc của giáo viên để cho giáo viên nhận thấy rằng không thể thiếu được sinh hoạt chuyên môn trong khối tổ. 
 Ví dụ: Nhà trường triển khai việc xếp loại, đánh giá học sinh theo Thông tư 22/BGD&ĐT, các giáo viên về nghiên cứu Thông tư, đến chiều thứ sáu có buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, giáo viên phải nêu ra được những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện thông tư 22, đưa ra những vấn đề còn chưa thấu hiểu, vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, của trường mình, giúp phụ huynh hiểu được cách đánh giá mới, ủng hộ giáo viên trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục con em mình. Nếu giáo viên không đi dự sinh hoạt chuyên môn, hoặc đi dự nhưng không nghiên cứu kĩ thông tư thì làm sao giáo viên có thể đánh giá việc học tập và rèn luyện của học sinh theo đúng tinh thần của thông tư được. Không những vậy, mà trong quá trình dạy học cũng sẽ gặp khó khăn trong việc rèn luyện học sinh. 
 Nêu câu hỏi ngược lại cho giáo viên, để giáo viên xác định rõ mục tiêu của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, thấy được tầm quan trọng không thể thiếu được của buổi sinh hoạt chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn tổ là việc làm thường xuyên chứ không phải là công việc phụ như giáo viên từng nghĩ, từ đó giúp giáo viên có ý thức tham gia sinh hoạt tổ đều đặn và thực hiện nghiêm túc các quy định của buổi sinh hoạt chuyên môn.
2.3.2. Giúp giáo viên đóng góp ý kiến, xây dựng nội dung của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn có chất lượng.
 Sau khi các giáo viên đã hiểu được tầm quan trọng của buổi sinh hoạt chuyên môn tổ, tôi từ từ giúp giáo viên thực hiện tốt nội dung của buổi sinh hoạt. Trước tiên là giúp tổ trưởng xây dựng kế hoạch của nội dung buổi sinh hoạt tổ. Sau đấy giúp tổ trưởng có cách điều hành buổi sinh hoạt làm sao để có chất lượng, thực hiện nghiêm túc, khoa học, nổi bật trọng tâm. Sau đấy giúp các giáo viên tham gia sinh hoạt tổ sao cho nghiêm túc, có chất lượng. Giúp giáo viên đóng góp ý kiến xây dựng vào các văn bản, kế hoạch của nhà trường, của tổ cũng như rút kinh nghiệm trong công việc của mình. Ý kiến tham gia phải hết sức xây dựng, trọng tâm, mang lại hiệu quả cho công tác giảng dạy.
 Ví dụ: Tham gia ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn. Nhà trường đưa ra chỉ tiêu cho tổ là phải có 50 em học sinh cuối năm phải đạt danh hiệu " Hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện" tương đương với 25,6% và 60 em đạt danh hiệu " Có thành tích vượt trội" tương đương với 32,7% trong tổ. Vậy các giáo viên trong khối phải có ý kiến đóng góp xây dựng chỉ tiêu cho các khối nói chung và khối mình phụ trách nói riêng. Khối nào ít học sinh thì tương đương với tỉ lệ đó, số học sinh được khen thường phải ít đi, khối nào nhiều học sinh thì số học sinh đạt danh hiệu đó phải nhiều lên. Từ đó suy ra, đối với lớp cũng vậy. Bên cạnh đó còn tùy thuộc vào chất lượng năm trước, tùy thuộc vào đặc thù của từng lớp, từng thôn... để xác định chỉ tiêu cho hợp lí. Không được tị nạnh về chỉ tiêu, không ỷ lại cho bạn, không mạnh ai người đấy thắng... Ý kiến phải hết sức xây dựng trên tinh thần vì trách nhiệm chung, không mang tính cá nhân, bè phái, ấu trĩ...
2.3.3. Đưa nội dung sinh hoạt chuyên môn vào tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua.
 Sau khi giáo viên đã biết đóng góp ý kiến xây dựng nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi đưa ra quy định về giờ giấc sinh hoạt. Giờ đi, giờ về. Đưa tác phong, giờ giấc vào trong tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên. Mặt khác đưa ra các quy định trong nội dung cuộc họp: Như ý thức trong khi tham gia sinh hoạt; Trí tuệ thể hiện trong buổi sinh hoạt; Năng lực tiếp thu ý kiến; Tiếp thu tinh thần chỉ đạo cuộc họp; Tinh thần xây dựng nội dung buổi sinh hoạt; Tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyên môn; Sự phối hợp với đồng nghiệp trong công việc; Tinh thần nhận nhiệm vụ khi được giao phó... Hàng tháng chuyên môn nhà trường họp có đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó cũng đánh giá, xếp loại giáo viên trong tháng.
 Ví dụ: Đưa vào tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên những mục như:
 + Đạt giáo viên giỏi cấp trường: 10 điểm- Hệ số 2.
 + Thực hiện đủ ngày công: 10 điểm- Hệ số 1.
 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_nham_nang_cao_chat_luong_sinh.docx