SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng những ấn tượng về giai đoạn ấy đối với nhiều thế hệ độc giả không dễ phai mờ. Chiến tranh - một thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác khiến bất kì ai từng trải qua chẳng thể nào quên được. Vì thế mà nhiều năm nay, Văn học kháng chiến nói chung và Văn học chống Mĩ nói riêng được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong trường THPT.
Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ có thể sống trong không khí hào hùng, sôi động của một thời đại qua các trận đánh từ tư liệu lịch sử, qua lời kể của thế hệ cha anh và qua tác phẩm văn học. Họ nhìn về lịch sử khác với thế hệ từng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước nên khó có được tâm thế, khí thế để cảm nhận bản chất thực sự của một thời đại đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua dòng Văn học chống Mĩ khơi dậy tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho giới trẻ ngày nay.
Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT Mường Lát, tôi nhận thấy việc giảng dạy Văn học nói chung và Văn học thời kì chống Mĩ nói riêng chủ yếu chỉ được tiến hành theo lối truyền thụ một chiều: thầy đọc - trò chép. Giáo viên còn lúng túng trong việc truyền đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Làm thế nào để truyền được cái “thần”, cái “hồn”, cái “khí thế” sục sôi của cả một thời đại lịch sử cho người học nhất là khi nhìn vào bối cảnh thực tại của đất nước lúc này, khi tổ quốc chập chờn bóng giặc (“Tổ quốc nhìn từ biển” - Nguyễn Việt Chiến) là điều mà bất cứ người giáo viên dạy Văn nào khi đứng trên bục giảng cũng trăn trở. Đứng trước những tồn tại đó, tôi mạnh dạn đề xuất Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm nhưng những ấn tượng về giai đoạn ấy đối với nhiều thế hệ độc giả không dễ phai mờ. Chiến tranh - một thời đoạn vô cùng hào hùng và khốc liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã tạo ra cho con người một cuộc sống khác khiến bất kì ai từng trải qua chẳng thể nào quên được. Vì thế mà nhiều năm nay, Văn học kháng chiến nói chung và Văn học chống Mĩ nói riêng được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong trường THPT. Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ có thể sống trong không khí hào hùng, sôi động của một thời đại qua các trận đánh từ tư liệu lịch sử, qua lời kể của thế hệ cha anh và qua tác phẩm văn học. Họ nhìn về lịch sử khác với thế hệ từng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước nên khó có được tâm thế, khí thế để cảm nhận bản chất thực sự của một thời đại đau thương nhưng hào hùng của dân tộc. Vì vậy, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua dòng Văn học chống Mĩ khơi dậy tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao nhằm tiếp thêm sức mạnh, ý chí cho giới trẻ ngày nay. Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT Mường Lát, tôi nhận thấy việc giảng dạy Văn học nói chung và Văn học thời kì chống Mĩ nói riêng chủ yếu chỉ được tiến hành theo lối truyền thụ một chiều: thầy đọc - trò chép. Giáo viên còn lúng túng trong việc truyền đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Làm thế nào để truyền được cái “thần”, cái “hồn”, cái “khí thế” sục sôi của cả một thời đại lịch sử cho người học nhất là khi nhìn vào bối cảnh thực tại của đất nước lúc này, khi tổ quốc chập chờn bóng giặc (“Tổ quốc nhìn từ biển” - Nguyễn Việt Chiến) là điều mà bất cứ người giáo viên dạy Văn nào khi đứng trên bục giảng cũng trăn trở. Đứng trước những tồn tại đó, tôi mạnh dạn đề xuất Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những đặc trưng Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật trên cơ sở đó tìm ra một số biện pháp dạy học có hiệu quả các tác phẩm giai trong chương trình Ngữ văn 12. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu các tác phẩm Văn học kháng chiến chống Mĩ trong chương trình sách giáo khoa THPT lớp 12 cơ bản (không tính tác phẩm đọc thêm), cụ thể: Sóng - Xuân Quỳnh, Đoạn trích Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Với đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp lí luận chung, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê và xử lí số liệu (thông qua bài kiểm tra). 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1.Quá trình dạy học. Quá trình dạy học là quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Quá trình dạy học bao gồm hai hoạt động: dạy và học. Trong đó, hoạt động dạy là sự điều khiển, tổ chức của người giáo viên tối ưu quá trình học sinh lĩnh hội tri thức để hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động dạy có chức năng là truyền đạt thông tin và điều khiển hoạt động học. Hoạt động học là sự tự giác, tích cực và sáng tạo của người học dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy (thầy, cô giáo) nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học. Từ đó, hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách của người học. Trong quá trình dạy học người dạy phải tìm ra phương pháp, cách thức, phương tiện nhằm giúp người học dễ dàng chiếm lĩnh được tri thức. 2.1.2. Vai trò, vị trí của dòng Văn học chống Mĩ trong nền VHVN hiện đại Đối với một tác phẩm văn học nói chung nếu biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm thì người học sẽ nhận thấy chức năng đặc thù của nó trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách. Nó trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân - Thiện - Mĩ. Nhờ có Văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú, tinh tế hơn. Tâm hồn trở nên bớt khô khan, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời diễn ra xung quanh mình, trước thiên nhiên và tạo vật. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong nhịp sống sôi động, hối hả của cuộc sống hiện đại, quá khứ dần bị lãng quên. Văn học chống Mĩ cũng vậy! Nó bồi đắp cho học sinh tình yêu quê hương đất nước, thái độ trân trọng truyền thống lịch sử, lòng tự hào dân tộc; giúp các em sống có lí tưởng, mục đích, đạo đức và biết quý trọng tình nghĩa Thông qua giá trị nhân văn từ những tác phẩm văn học chống Mĩ giúp khơi dậy tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ trở thành nguồn sức mạnh tinh thần là điều cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ ngày nay. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trải qua nhiều cam go, khốc liệt để đi tới thắng lợi trọn vẹn ngày 30 - 4 - 1975. Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của Văn học Việt Nam. Từ văn học kháng chiến chống Pháp đến chống Mĩ là sự kế tục và phát triển liền mạch của Văn học chiến tranh. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước (1955 - 1975) có một vị trí trong lịch sử văn học dân tộc. Dòng văn học này luôn dạt dào tuôn chảy nhờ sự góp sức của nhiều giọng văn, nhiều tiếng thơ độc đáo, sôi nổi. Nó đã góp một tiếng nói nhỏ vào cuộc đời lớn. Có thể khẳng định sự phát triển của văn học thời kì này trước hết là ở đội ngũ sáng tác. Chưa bao giờ lực lượng sáng tác lại tập hợp được nhiều thế hệ và nhiều phong cách, vừa thống nhất vừa bổ sung cho nhau như thời kì này. Thế hệ các nhà thơ, nhà văn xuất hiện từ trước năm 1945 như Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Nam Cao, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân vẫn tiếp tục sáng tác khá dồi dào và nhiều người đạt được đỉnh cao mới, tạo ra chặng đường mới trên con đường sự nghiệp của mình. Các tác giả trẻ xuất hiện đông đảo trong thời kì chiến tranh chống Mĩ, đã đem đến cho nền Văn học cách mạng sức sáng tạo mới, trẻ trung, sôi nổi mà trong đó có không ít tài năng đã được chú ý và khẳng định: Xuân Quỳnh, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật Đặc biệt, lớp nhà văn, nhà thơ - chiến sĩ là những người trực tiếp cầm súng đi vào chiến trường và viết nên tác phẩm bằng sự trải nghiệm, cảm xúc chân thực của bản thân: Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm Giá trị nổi bật và bền vững của Văn học kháng chiến chống Mĩ là ở nội dung tư tưởng - cảm xúc. Nó tập trung biểu hiện những tư tưởng, tình cảm lớn của thời đại, phát hiện và sáng tạo những hình tượng đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân về những thế hệ con người Việt Nam anh dũng trong công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do và thống nhất Đất nước. Đó cũng là sự kế tục truyền thống tốt đẹp của văn học dân tộc qua nhiều thời đại. Văn học kháng chiến chống Mĩ đã đưa nền Văn học cách mạng đến giai đoạn phát triển cao và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Chặng đường ấy đã đáp ứng được những đòi hỏi của thời đại mình, đồng thời cũng là một giai đoạn không thể bỏ qua trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại. 2.1.3. Đặc điểm của thời kì văn học chống Mĩ. Tuổi trẻ cả nước nói chung, học sinh trường THPT Mường Lát nói riêng là thế hệ ra đời sau 1975 nên chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, báo chí. Họ nhận thức về chiến tranh chống kẻ thù xâm lược chủ yếu qua kí ức của cha anh, qua tác phẩm văn chương cách mạng, qua những kỉ vật kháng chiến ít ỏi Thế hệ trẻ ngày nay không ít người hiểu chưa đầy đủ, toàn diện thậm chí còn hiểu sai về văn học của một thời bão lửa. Vì thế, việc “truyền lửa” cho hậu thế thông qua các tác phẩm văn học chiến tranh nhằm khơi dậy tinh thần đấu tranh bất khuất, anh dũng của dân tộc ta trong quá khứ, trở thành nguồn năng lượng lịch sử là điều vô cùng cần thiết và có ý nghĩa lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ học sinh ngày nay. Thơ văn chống Mĩ là tiếng nói tâm tình, đằm thắm, là khúc anh hùng ca hào hùng; là lời tự bộc lộ chân tình, là ý chí, nghị lực của cả một dân tộc quyết chiến và quyết thắng. Văn học chống Mĩ phát triển trong một hoàn cảnh đặc biệt - hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của quy luật Hiện đại hóa. Do đó, Văn học lúc này thực hiện tốt nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ chính trị, yêu nước, cổ vũ cho cuộc kháng chiến vĩ đại ở miền Nam và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nền Văn học chống Mĩ đạt được nhiều thành tựu lớn về số lượng tác phẩm cũng như nghệ thuật biểu hiện. Trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt ấy Văn học chống Mĩ mang những đặc điểm riêng: - Về nội dung: + Văn học chống Mĩ làm nổi bật hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt. + Văn học tập trung thể hiện những tình cảm và tư tưởng lớn, bao trùm trong đời sống tinh thần của con người thời đại chống Mĩ cứu nước. + Đề cao tinh thần yêu nước, yêu tổ quốc, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng (Đoạn trích Trường ca mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi). + Thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc trong cuộc sống đời thường (Sóng - Xuân Quỳnh) - Về nghệ thuật: + Văn học chống Mĩ mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. + Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. + Mang đậm cảm hứng anh hùng ca. Văn học chống Mĩ mang nội dung yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, tinh thần xả thân vì Đất nước. Bằng những giọng điệu riêng, mỗi tác giả góp một tiếng nói vào bản hùng ca về Tổ quốc. Trên đây là những đặc điểm cơ bản tạo nên diện mạo riêng của nền văn học này. 2.1.4. Định hướng tìm hiểu một số tác phẩm văn học chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12. * Đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm. a. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Ngoài giáo án, chúng tôi sử dụng máy chiếu để trình chiếu tranh ảnh về quê hương đất nước. b. Hoàn cảnh sáng tác - Đoạn trích Đất nước thuộc phần đầu chương V trường ca Mặt đường khát vọng, được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in năm 1974. - Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế quốc Mỹ, hướng về nhân dân, đất nước, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chung của dân tộc. c. Trọng tâm cơ bản * Về tác giả - Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình trí thức cách mạng. - Phong cách thơ: giàu chất suy tư, xúc cảm, lắng đọng, màu sắc chính luận thể hiện tâm tư của người trí thức, tích cực tham gia vào cuộc chiến đấu chung. * Về tác phẩm - Phần 1: Cách cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của Đất Nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, Đất Nước. + Đất Nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi người. + Đất Nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng. + Mỗi người phải có trách nhiệm với Đất Nước. - Phần 2: Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua ba chiều cảm nhận về Đất Nước: không gian địa lí, thời gian lịch sử và bản sắc văn hóa. Qua đó, nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước. * Về nghệ thuật - Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị... - Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt. - Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. * Ý nghĩa tác phẩm: Thể hiện một cách cảm nhận về Đất Nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. d. Hướng dẫn học sinh học bài * Bài thơ Sóng - Xuân Quỳnh. a. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Thông qua việc cung cấp hình ảnh về biển, tôi khơi dậy tình yêu biển đảo, tình yêu quê hương đất nước đến với các em (phụ lục). b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967. c. Trọng tâm kiến thức * Về tác giả: - Cuộc đời bất hạnh, luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình, tình mẫu tử. - Đặc điểm thơ: tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu. * Tác phẩm: - Đề tài: Tình yêu - Chủ đề: Mượn hình tượng sóng để diễn tả tình yêu của người phụ nữ. Sóng là ẩn dụ cho tâm hồn người phụ nữ đang yêu - một hình ảnh đẹp và xác đáng. * Về nội dung: - Phần 1: Sóng và em - những nét tương đồng: - Phần 2: Những suy tư, lo âu trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu: + Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời: ý thức được sự hữu hạn của đời người, sự mong manh của hạnh phúc. + Khát vọng sống hết mình trong tình yêu: khát vọng hóa thân thành sóng để bất tử hóa tình yêu. * Về nghệ thuật - Thể thơ năm chữ; cách ngắt nhịp, gieo vần độc đáo, giàu sức liên tưởng. - Xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết. * Ý nghĩa tác phẩm: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đười người. d. Hướng dẫn học sinh học bài * Truyện ngắn “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành. a. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Giáo án và tranh ảnh về Tây Nguyên, cây xà nu cho học sinh giúp các em hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi đây (Phụ lục). b. Hoàn cảnh sáng tác: Mùa hè năm 1965, đế quốc Mĩ đổ quân ào ạt đánh phá miền Nam. Quân và dân ta bắt đầu cuộc chiến đấu mới vô cùng cam go và ác liệt. Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam. c. Trọng tâm kiến thức * Tác giả: Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, gắn bó mật thiết với mảnh đất Tây Nguyên. * Tác phẩm: Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2, sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. * Về nội dung - Hình tượng cây xà nu: + Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. + Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân dân Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng. Vẻ đẹp, những thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu,.. là hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, khao khát tự do và sức sống bất diệt của làng Xô Man nói riêng, đồng bào Tây Nguyên nói chung. - Hình tượng nhân vật Tnú: + Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí + Là người có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng + Tnú có một trái tim yêu thương, sục sôi căm thù: sống nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. + Cuộc đời bi tráng và con đường đến với cách mạng của Tnú điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên, góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường duy nhất để tự giải phóng. - Hình tượng rừng xà nu và Tnú có mối liên hệ khăng khít, bổ sung cho nhau. * Về nghệ thuật - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân vật. - Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Dít, Tnú, Cụ Mết,..) - Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. - Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu. * Ý nghĩa tác phẩm: Ngợi ca tinh thần bất khuất, sức mạnh quật khởi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước, con người Việt Nam nói chung trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và khẳng định chân lí của thời đại: để giữ gìn sự sống của đất nước và nhân dân, không có cách nào khác là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù. d. Hướng dẫn học sinh học bài * Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. a. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Giáo án, tài liệu tham khảo, Clip trích đoạn, tranh minh họa về nhân vật Việt và Chiến. b. Hoàn cảnh sáng tác: Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm 1966, in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Tác phẩm ra đời trong những ngày đấu tranh chống Mĩ ác liệt khi kẻ thù đang tiến hành chiến tranh cục bộ ở miền Nam. c. Trọng tâm kiến thức * Tác giả: Nguyễn Thi (1928 - 1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ. * Tác phẩm: Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. * Nội dung - Nhân vật chính: + Việt: là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên có tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. + Chiến: là cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công. - Chiến và Việt là hai “khúc sông” trong “dòng sông truyền thống” của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. * Nghệ thuật - Tình huống truyện: kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt khi liền mạch, khi gián đoạn làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình. - Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ. - Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh. * Ý nghĩa văn bản: Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. d. Hướng dẫn học sinh học bài 2.2. Thực trạng. Mặc dù Văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam hiện đại nhưng hiện nay xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không hứng thú học vì nó đơn điệu, khô khan. Vị trí của các tác phẩm này ngày càng mờ nhạt trong tâm thức học sinh. Đa số học sinh THPT tỏ ra không có hứng thú khi nghe lại thời đại lịch sử đã qua. Học sinh thờ ơ với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Số phận nhân vật, tiếng nói tâm tình của tác giả ít gây được sự đồng cảm với chúng. Các em không cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp mà tác phẩm mang lại. Đây cũng là tình trạng chung đối với những giờ học Văn trong nhà trường. Thực trạng đáng buồn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Do nhận thức của học sinh về vấn đề học tập, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai, sự bất cập của chương trình và sách giáo khoa, sự nặng nề và cứng nhắc trong thi cử Hơn nữa, theo thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ đã đi vào quá vãng, cách xa thời đại chúng ta đang sống nên những câu chuyện về thời chiến không còn đủ sức hấp dẫn đối với thế hệ trẻ ngày nay. Ngày nay, các em chỉ được nghe về chiến tranh hào hùng qua lời kể của ông bà hay trên phương tiện truyền thông đại chúng. Nó không đủ sức hấp dẫn so với các cám dỗ của thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Học sinh có thể dành thời gian cả ngày để chơi game, lướt website, Facebook nhưng để ngồi yên trước màn hình vô tuyến 30 phút để xem
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_cac_tac_ph.doc