SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng

Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đội ngũ cán bộ, giáo viên có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là người trực tiếp hình thành nhân cách, tổ chức và trang bị tri thức cho học sinh. Nghị quyết đại hội Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã nói rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp giáo dục”. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo thành công và phát triển đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo vừa hồng vừa chuyên, có đủ phẩm chất và năng lực.

Giáo dục Mầm non là tiền đề cho giáo dục Tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 5 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Nhà tâm lý học MaCaRenCô đã viết: “Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo”.

Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực, lòng nhân ái, tận tụy thương yêu trẻ. Vì vậy, cần phải bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Để đáp ứng những yêu cầu của xã hội, hiện nay, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cô giáo mầm non còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ cô giáo mầm non nói riêng một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Mục tiêu của giáo dục là “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”.

 

doc 19 trang thuychi01 20695
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài ..1
2.Mục tiêu nghiên cứu...2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.2
4. Phương pháp nghiên cứu...2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.2
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến...2
2.Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường MN Phan Đình Phùng3
2.1.Tình hình chung...3
2.2.Thuận lợi..4
2.3 Khó khăn.4
2.4. Tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, học sinh5
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.6
3.1. Các giải pháp xây dựng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên6
3.2. Các giải pháp thực hiện..6
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm...10
4.1. Về đội ngũ giáo viên.10
4.2. Kết quả chăm sóc giáo dục trẻ..11
4.3. Kết quả thi các cấp của học sinh trong 2 giai đoạn......11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..........................................................................12
1. Kết luận...........................................................................................................12
2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................13
3. Kiến nghị và đề xuất........................................................................................14
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục có vai trò quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đội ngũ cán bộ, giáo viên  có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là người trực tiếp hình thành nhân cách, tổ chức và trang bị tri thức cho học sinh. Nghị quyết đại hội Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ II khóa VIII đã nói rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định sự nghiệp giáo dục”. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo thành công và phát triển đòi hỏi người giáo viên phải đảm bảo vừa hồng vừa chuyên, có đủ phẩm chất và năng lực.
Giáo dục Mầm non là tiền đề cho giáo dục Tiểu học với nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 đến 5 tuổi, một lứa tuổi vô cùng quan trọng. Nhà tâm lý học MaCaRenCô đã viết: “Những cái không có được ở trẻ em trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và nhân cách đã sai lệch từ nhỏ thì sau này khó cải tạo”. 
Để phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất, trình độ, năng lực, lòng nhân ái, tận tụy thương yêu trẻ. Vì vậy, cần phải bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội. 
Để đáp ứng những yêu cầu của xã hội, hiện nay, đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập. Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cô giáo mầm non còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu của ngành và xã hội. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ cô giáo mầm non nói riêng một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Mục tiêu của giáo dục là “ Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”. 
Như vậy, để làm tốt công tác nuôi dạy ở trường mầm non yêu cầu người giáo viên phải có đủ trình độ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đứccó như vậy người giáo viên mới là người giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Từ ngày được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý, tôi luôn băn khoăn, lo lắng về thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của trường mầm non Phan Đình Phùng trong những năm qua còn nhiều mặt hạn chế: trình độ văn hoá, chuyên môn không đồng đều, chưa đạt chuẩn; yếu về nghiệp vụ sư phạm từ đó dẫn đến tình trạng các bậc phụ huynh không đưa con đến trường, mọi hoạt động của nhà trường bị trì trệ; các phong trào thi đua không đạt, nhà trường nhiều năm không đạt danh hiệu trường tiên tiến.
Xây dựng trường mầm non Phan Đình Phùng có chất lượng, đạt được yêu cầu của Phòng giáo dục thành phố, gây dựng được niềm tin của nhân dân Phường Tân Sơn là điều trăn trở của toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường. Là người CBQL, tôi thấy rằng việc nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một vấn đề quan trọng và cấp bách. Vì vậy tôi đã chọn vấn đề:
 “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng’’ đáp ứng yêu cầu của nhân dân phường Tân Sơn và của ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Thanh Hóa. 
2. Mục tiêu nghiên cứu: 
Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Phan Đình Phùng đáp ứng với nhu cầu của xã hội. Từ đó rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non.
	3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 
3.1: Đối tượng nghiên cứu:
	Trình độ chuyên môn của giáo viên mầm non Phan Đình Phùng. 
	3.2: Phạm vi nghiên cứu:
	Do khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng.
	4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp phân tích, tổng hợp.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
4.3. Phương pháp khảo sát (khảo sát chất lượng chuyên môn, khảo sát giờ dạy của giáo viên).
4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp: (Phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non).
4.5. Phương pháp thống kê, phân loại (thống kê, phân loại kết quả khảo sát thực trạng và kết quả dạy học của giáo viên sau khi được đào tạo bồi dưỡng).
4.6. Phương pháp so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn về đội ngũ giáo viên mầm non.
II. NỘI DUNG
1. Cở sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 Nâng cao chất lượng cho đội ngũ là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch. Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tê - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường và mục tiêu của ngành giáo dục đề ra.(TL bồi dưỡng CBQL,giáo viên thường xuyên 2013- 2014).
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng, bởi vì:
 - Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng triệu trẻ em từ tuổi nhà trẻ đến tuổi các em vào học trường tiểu học.
 - Họ là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho giáo dục phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho giáo dục tiểu học. Vì vậy giáo dục Mầm non phải làm tốt công tác của mình thì các cấp học sau mới có tiềm năng phát triển.
 	- Đội ngũ giáo viên là lực lượng quan trọng, là nguồn nhân lực quý báu trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đồng thời đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nhà trường. Phẩm chất, năng lực giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh cho nên chất lượng giáo dục phần lớn phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn, phương pháp sư phạm và cái tâm của người thầy. Vì vậy người giáo viên trường mầm non phải có:
+ Phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng.
+ Yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn.
+ Nắm vững kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học và nội dung phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
 - Người CBQL trường mầm non phải có nhiệm vụ:
          + Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.
          + Phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ, giáo viên.
          +Thành lập các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để cho cán bộ, giáo viên hoạt động.
          +Xây dựng nội quy, quy chế làm việc để quản lý đội ngũ  giáo viên. 
          + Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo điều kiện cho  giáo viên thực hiện nhiệm vụ.
          +Quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của đội ngũ cán bộ, giáo viên.
          + Chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên.
 	2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường Mầm non Phan ĐìnhPhùng thành phố Thanh Hóa
	2.1. Tình hình chung:
Trường mầm non Phan Đình Phùng được thành lập từ năm 1993. Những năm đầu mới thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên vừa thiếu, lại yếu về chuyên môn. Lớp học được thành lập từ các nhóm trẻ là con em cán bộ Sở Thuỷ Lợi. Từ năm học 2005 - 2006 nhà trường được Phòng Giáo dục chuyển về phường Tân Sơn quản lý.
Sau 24 năm thành lập, Nhà trường đã có những giai đoạn phát triển không ổn định. Từ năm 2001 đến năm 2005 do đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng dạy học, nuôi dưỡng yếu kém; cơ sở vật chất liên tục xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu của ngành và của cha mẹ học sinh; dẫn đến tình trạng nhân dân phường Tân Sơn phải gửi con sang các trường mầm non khác, nhà trường liên tục bị xếp loại là trường yếu, kém.
Năm học 2006-2007, tôi được Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố điều về công tác tại trường Mầm non Phan Đình Phùng. Mặc dù đã có nhiều năm làm công tác quản lý, nhưng khi đến nhận công tác ở đơn vị mới đã làm cho tôi lo lắng vì tình trạng nhà trường trong nhiều năm không ổn định, chất lượng dạy học, nuôi dưỡng chưa đạt yêu cầu; cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng dẫn đến tình trạng giáo viên chán nản, các bậc phụ huynh học sinh không cho con đến trường mầm non Phan Đình Phùng để học.
Đứng trước tình trạng trên, ngay từ những ngày đầu, tôi đã bắt tay vào tìm hiểu thực tế của nhà trường, tổ chức họp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; chấn chỉnh lại lề lối làm việc, vệ sinh trường lớp; gặp gỡ lãnh đạo, nhân dân trong Phường để vận động cha mẹ học sinh gửi con vào trường.
	2.2. Thuận lợi: 
Năm học 2006 - 2007, sau khi kiện toàn lại Ban giám hiệu, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo phường Tân Sơn; sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục thành phố; đặc biệt là sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của Hội cha mẹ học sinh, Nhà trường đã cải tạo và nâng cấp được cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu tối thiểu của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trường Mầm non Phan Đình Phùng đã từng bước phát triển, đội ngũ giáo viên yêu nghề, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác được giao và biết phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh để chăm sóc giáo dục trẻ; từng bước gây dựng được niềm tin trong nhân dân.
Nhà trường có Chi bộ Đảng gồm 15 đồng chí, thực sự là những hạt nhân tiêu biểu trong chuyên môn. Tổ chức công đoàn nhà trường luôn làm tròn trách nhiệm tổ chức, giáo dục, động viên giáo viên, cán bộ nhân viên, phát động và duy trì tốt các đợt thi đua theo chủ điểm trong năm học, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, giáo viên.
 	Các tổ trưởng thực sự có vai trò quan trọng, là nòng cốt trong hoạt động chuyên môn.
	Phần đông đội ngũ giáo viên trong trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện để nâng cao chất lượng giáo dục và giảng dạy. 
	2.3. Khó khăn:
	Bên cạnh những thuận lợi, trường Mầm non Phan Đình Phùng còn có khó khăn cần khắc phục nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường để thực hiện được mục tiêu cũng như chiến lược giáo dục và đào tạo mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong giai đoạn 2015- 2020, đó là:
Việc mở các trường Mầm non tư thục, Nhà trẻ tư nhân tràn lan hiện nay làm ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và chất lượng nuôi dạy trẻ.
Hiện tượng một số cô giáo mầm non ở các trường tư thục có hành vi thô bạo với trẻ làm ảnh hưởng đến đội ngũ nhà giáo, nhất là giáo viên các trường mầm non . 
Một số giáo viên chưa xác định rõ vị trí việc làm, yếu về khả năng thích ứng với nhu cầu xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay.
	Nguồn kinh phí đầu tư cho nhà trường còn hạn hẹp, phòng học xuống cấp, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ còn thiếu và không đồng bộ, chưa đạt yêu cầu tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quy định.
	Một số giáo viên trẻ còn thiếu về kinh nghiệm thực tế, năng lực chuyên môn chưa đồng đều, chưa tạo dựng được sự đồng thuận cao trong tập thể sư phạm của nhà trường.
2.4. Tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh:
2.4.1: Số lượng và chất lượng giáo viên:
Kết quả khảo sát số lượng và chất lượng về  trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên (giai đoạn từ năm 2006 – 2017) như sau:
 Năm học
Tổng số CBGV
Đảng viên
Trình độ chính trị
Trình độ chuyên môn
CBQL
GV,NV
Sơ cấp
Trung cấp
Sơ cấp
Trung cấp,CĐ
Đại học
2006-2007
02
23
07
0
0
0
25
0
2007-2008
03
23
08
0
0
0
23
03
2008-2009
03
25
09
0
0
0
19
06
2014- 2015
03
29
15
0
02
0
11
21
2015-2016
03
29
13
0
02
0
09
23
2016- 2017
03
29
14
0
03
0
09
23
2.4.2 Tình hình số lượng và chất lượng học sinh :
Chất lượng khảo sát số lượng và chất lượng trẻ (giai đoạn từ năm 2006-2017 ) như sau: 
Năm học
Số HS
Chuyên cần
Sức khỏe
Kênh BT
Kênh SDD
2006-2007
211
175/211 = 83%
183/211 = 87%
28 = 13%
2007-2008
270
247/270 = 91%
245/270 =90%
25 = 10 %
2008-2009
300
282/ 300 =94%
282/300=94%
20 = 6%
2014-2015
335
329/335= 98 %
329/335= 98 %
 6= 0,2%
2015-2016
345
340/345= 98.5%
340/ 345=98.5%
 5=1.5%
2016-2017
375
370/375=98.6%
370/375=98.6%
 5=1.5%
2.4.3. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ:
Năm học
Số học sinh
Kết quả giáo dục
Tốt, khá
TB
Kém
Bé khỏe - Bé ngoan
2006-2007
211
83 %
 10 %
0,7%
191/211 =90%
2007-2008
270
88 %
0,8%
0,4%
255/270=94%
2008-2009
300
91 %
0,6 %
0,3
288/300=96%
2014- 2015
335
 96.5%
3.5%
0
335/335=100%
2015- 2016
345
 97%
3,0%
0
345/345=100%
2016 - 2017
375
 98.5%
1.5%
0
375/375=100%
Nhìn vào bảng trên cho thấy sĩ số học sinh trong những năm gần đây tương đối ổn định, có chiều hướng tăng dần. Quy mô số lớp ngày một tăng. trẻ đến trường lớp ăn bán trú 100%. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ quản lý nhà trường đã chủ động  trong kế hoạch tổ chức bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; Triển khai kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên; có biện pháp kiểm tra, đánh giá, xếp loại từng giáo viên về chất lượng giảng dạy và giáo dục. Có kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên dưới nhiều hình thức như bồi dưỡng tập trung do phòng GD&ĐT tổ chức, tổ chức tại trường, đặc biệt là công tác tự bồi dưỡng. Phương pháp tổ chức ngày một đa dạng và phong phú với mục tiêu huy động được nhiều số giáo viên tham gia bồi dưỡng.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
3.1. Các giải pháp xây dựng chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:
	Để đáp ứng với yêu cầu của ngành giáo dục và đào tạo thành phố, đặc biệt là lòng mong mỏi của nhân dân trong phường Tân Sơn sớm có mái trường thân thiện và đội ngũ cô giáo nhiệt tình, tâm huyết với nghề để chăm sóc, dạy dỗ các cháu đạt hiệu quả cao nhất. Sau một thời gian suy nghĩ, tìm tòi học hỏi, tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cac chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Phan Đình Phùng:
	- Xây dựng nề nếp kỷ cương dạy học.
	- Nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên để phân công lao đông hợp lý.
	- Bồi dưỡng chuyên môn thông qua kiểm tra, dự giờ.
	- Bồi dưỡng chuyên môn phải nâng cao trình độ trên chuẩn.
	- Bồi dưỡng qua các chuyên đề và các tiêt dạy thực hành.
	- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn.
3.2. Các giải pháp thực hiện:
3.2.1. Xây dựng nề nếp kỷ cương dạy học:
Xây dựng nề nếp, kỷ cương dạy học là thực hiện chức năng quản lý trong việc tổ chức quá trình dạy học. Xây dựng nề nếp dạy học nhằm phát huy tinh thần trách nhiệm, sự cộng tác, tạo ra bầu không khí sư phạm cho mỗi giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Hiệu trưởng triển khai cho giáo viên học tập nhiệm vụ năm học, hướng dẫn hoạt động chuyên môn cho các tổ chuyên môn, quy định xếp loại thi đua của giáo viên, tập thể lớp và học sinh. Hiệu trưởng phân công các hiệu phó theo dõi việc thực hiện nề nếp kỷ cương dạy học trong nhà trường, theo dõi nội dung chương trình, việc thực hiện kế hoạch dạy học .
	Hoàn thiện hồ sơ chuyên môn: quy định các loại hồ sơ và xây dựng kế hoạch kiểm tra. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, nhận xét đánh giá từng tháng. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Sinh hoạt chuyên môn có nội dung thiết thực, phù hợp. Chỉ đạo sát sao việc tổ chức thi đua dạy tốt, học tốt; thông qua phong trào thao giảng dự giờ các đợt thi đua trong năm học như 20/10, 20/11, 8/3, 26/3...để nhận xét, đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên. 
	3.2.2. Nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên để phân công lao động : 
	Đầu năm học, Ban giám hiệu kết hợp với Công đoàn phân công lao động, dựa trên kết quả xếp loại giáo viên và điều kiện hoàn cảnh của cá nhân để phân công cho phù hợp với khả năng của từng người; đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên theo kế hoạch đã được thông qua. Thực chất của quá trình bồi dưỡng là bổ sung kịp thời những kiến thức mới, phù hợp với điều kiện thực tế, qua đó giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm chuyên môn. Những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, Ban giám hiệu cử làm giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời có trách nhiệm kèm, giúp đỡ một giáo viên mới hoặc giáo viên năng lực còn yếu. Thực tế, trong lớp mẫu giáo có từ 30-35 em, với độ tuổi từ 4-5 tuổi, chúng tôi phân công hai giáo viên. Giáo viên thứ nhất thực hiện nhiêm vụ lên kế hoạch chương trình soạn bài dạy tuần 1,3 hàng tháng và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hồ sơ của lớp. Giáo viên thứ 2 lên kế hoạch chương trình thực hiện dạy tuần 2,4 hàng tháng. Cả 2 giáo viên trong một lớp đều phải thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ tuổi đã được phân công. Như vậy ai cũng có trách nhiệm soạn bài và thực hiện theo kế hoạch cá nhân đã được phân công cụ thể rõ ràng. Qua đó giúp cho giáo viên năng lực còn yếu có sự phấn đấu học hỏi để nâng cao kinh nghiệm và nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cập nhật được kiến thức mới.
 3.2. 3. Bồi dưỡng chuyên môn thông qua kiểm tra, dự giờ:
	Kiểm tra, dự giờ và đánh giá giờ dạy là một công việc được tiến hành thường xuyên trong các nhà trường, đồng thời giúp người quản lý nắm được những mặt mạnh, mặt hạn chế trong chuyên môn của từng giáo viên để có thể góp ý, bổ sung kịp thời, làm cho chất lượng dạy học được đảm bảo. 
	Để công tác kiểm tra, dự giờ đảm bảo được khách quan, nghiêm túc, chính xác, Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự giờ một cách cụ thể cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần, từng người và cho từng môn học. Lên kế hoạch đảm bảo khoa học, không bị chồng chéo. Theo kế hoạch, trung bình mỗi giáo viên được dự 1 đến 2 hoạt động chuyên môn trong một tháng. Đối với giáo viên năng lực chuyên môn còn hạn chế, BGH phân công giáo viên khá, giỏi giúp đỡ và đến dự giờ nhiều hơn để kịp thời khắc phục những yếu kém của họ. Hiệu trưởng phân công cho hiệu phó chuyên môn lên lịch dự giờ và dự các hoạt động cụ thể theo từng tuần, từng tháng. Báo trước tới từng giáo viên (thời gian báo trước 1 ngày), để giáo viên chủ động chuẩn bị kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học và kế hoạch tổ chức hoạt động cho trẻ. 
	Ngoài việc kiểm tra, dự giờ theo định kỳ có báo trước, Ban giám hiệu còn kết hợp kiểm tra, dự giờ đột xuất không báo trước, nhằm có được thông tin kịp thời, cụ thể, khách quan, chính xác về sự chuẩn bị kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ (từ giáo án đến đồ dùng trực quan, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học) qua đó khắc phục được tình trạng đối phó, ỷ lại của một số giáo viên tinh thần tự giác chưa cao. Bằn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_chuyen_mon_cho_doi.doc