SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó là cơ sở, là nền tảng và là cái móng ban đầu vững chắc cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển giáo dục Mầm non là trách nhiệm của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy hiện nay công tác xã hội hoá giáo dục được coi như một phương châm, một phương thức, một cách làm giáo dục. Hàng loạt các công trình khoa học, các báo cáo tham luận, tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn đã giúp mọi người có cách nhìn đúng đắn hơn về công tác xã hội hoá giáo dục.
Công tác xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của ngành Giáo dục nhằm vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân trong toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là xây dựng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp phát triển giáo dục. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục đã được Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, toàn dân phải có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục” [1]. “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, con người là trung tâm của sự phát triển, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người”[2]. Điều 12 Luật Giáo dục đã ghi: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền khoa học công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Vậy muốn nền giáo dục được ngày càng phát triển thì chúng ta phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và phải làm thế nào để “Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân, kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường, ở lớp và tự học suốt đời”[3]. Song trong hoạt động thực tiễn còn có nhiều quan điểm đánh giá việc thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Coi xã hội hóa giáo dục chỉ là đóng góp tiền của vô bổ cho nhà trường
1. Mở đầu: 1. 1 Lí do chọn đề tài. Dẫn dắt trẻ vào Thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của Trường mầm non nói chung và của các cô giáo mầm non nói riêng. Bởi và đây là sự dẫn dắt và mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào một thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong văn học - một trong những lĩnh vực cơ bản của nghệ thuật. Sự tiếp xúc thường xuyên với văn học chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ ở trẻ, đồng thời phát triển thái độ sáng tạo ngôn ngữ cũng như hội họa. Chính vì vậy ở lứa tuổi mẫu giáo, việc hình thành và phát triển hoạt động nghệ thuật là một hình thức quan trọng để phát triển tích cực năng lực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo của trẻ. Văn học giúp trẻ yêu thích hào hứng và có nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật, góp phần phát triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ đẻ. Làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng, là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ . Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Ở trường mầm non cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chính là giúp trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, cao hơn là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ [1]. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ, biểu hiện giữa những hoàn cảnh trạng thái, tình huống của nhân vật. Giữa lời kể và lời thuật, giữa không khí âm sắc chung của giọng điệu tác phẩm văn học và hành động văn học [2]. Đặc biệt với truyện kể, trẻ rất dễ nhận ra, nhớ được những sắc thái cơ bản, giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói của từng nhân vật. Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), ở giai đoạn này, cảm nhận thẩm mỹ đã có một bước phát triển trong tiếp nhận văn học. Sự tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những câu chuyện, bài thơ, những đoạn văn xuôi hay và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật. Với trẻ 5-6 tuổi thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi, dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp lo lắng của trẻ ở độ tuổi này đã nếm trải ngay cả trong sự kiện đời sống hằng ngày. Là giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trong nhiều năm, tôi nhận thấy trẻ ở độ tuổi này có đặc điểm phát triển mạnh về tâm lý, đó là việc bắt chước mô phỏng những hoạt động văn hóa tinh thần ở người khác nên đây là loại hứng thú nhận thức thuộc loại lĩnh vực văn học thông qua các hình thức nghệ thuật mới lạ, hấp dẫn, kích thích, tác động vào trí nhớ, cảm xúc, suy nghĩ và trí tưởng tượng của trẻ. Mặt khác, ở giai đoạn này trẻ còn có đặc điểm giữ được tính liên tục và ngày càng có cường độ cao trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, mở rộng sự tiếp xúc với môi trường văn hóa và nhu cầu tự bộc lộ "bản chất người” ở trẻ [3]. Chính vì vậy, việc kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mà còn giúp trẻ phát triển tư duy tưởng tượng, óc sáng tạo, lòng ham thích khám phá nhằm phát triển mọi năng lực, đặc biệt là năng lực cảm nhận nghệ thuật ở trẻ thơ. Vì những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài "Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện” làm đề tài nghiên cứu. 1. 2 . Mục đích nghiên cứu Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này mục đích của tôi nhằm: - Đối với cô: + Giúp cô luyện tập được các kỹ năng, nghệ thuật và phát âm chuẩn tiếng phổ thông khi kể chuyện cho trẻ thông qua cử chỉ, điêu bộ, hình thái, lời thoại của từng nhân vật. + Sáng tạo hơn trong việc tạo không khí, không gian lớp học khi kể các loại truyện khác nhau, như: truyện cổ tích trầm mặc, dìu dặt; truyện ngụ ngôn hài hước; truyện các loài vật thì sôi động, nhí nhảnh... - Đối với trẻ: + Giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường ( Khẩu ngữ) và ngôn ngữ giàu nhạc tính. + Giúp trẻ cảm nhận được sự vật hiện tượng, những cái hay cái đẹp khi trẻ được nghe cô kể chuyện và khi trẻ được kể lại chuyện. Từ đó giúp trẻ rèn luyện và phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc, nói đúng, nói câu đầy đủ, khả năng trình bày logic . Hình thành ở trẻ sự tự tin trong giao tiếp và trong cuộc sống. + Giúp trẻ biết “đọc”, kể diễn cảm tác phẩm văn học. Thông qua văn học giáo dục cho trẻ tình cảm yêu quê hương đất nước, biết yêu quý kính trọng mọi người. góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện” 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp sử dụng các hình tượng trực quan. - Phương pháp trao đổi gợi mở - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp thực hành, trải nghiệm - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2. Nội dung: 2.1 . Cơ sở lý luận Tác phẩm văn học thể hiện hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật. Bằng sức mạnh của tính hình tượng, sự biểu cảm của ngôn ngử, những hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ đã tác động mạnh mẽ đến trẻ em. Ấn tượng trẻ thu nhận được từ tác phẩm văn học khi nghe đọc, kể tác phẩm phụ thuộc vào trình độ phát triển nhận thức thẩm mỹ của trẻ, vào khả năng cảm nhận văn học trong sự thống nhất giữa nội dung và hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chúng ta đều nhận thấy rằng, trẻ mẫu giáo có khả năng cảm nhận văn học nghệ thuật trong thể hoàn chỉnh, thống nhất giữa nội dung và hình thức tác phẩm bằng cách nghe người lớn đọc, kể tác phẩm. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ, biểu hiện giữa những hoàn cảnh trạng thái, tình huống và nhân vật. Giữa lời kể và lời thuật, giữa không khí âm sắc chung của giọng điệu tác phẩm văn học và hành động văn học [4] Theo V.I.Prốp - Nhà bác học người Nga đã cho rằng: “Cấu trúc truyện được hình thành từ những chức năng của nhân vật hành động. Chức năng này là những thành phần hợp thành cơ bản truyện . Đặc điểm chung là các hành động của nhân vật có khác nhau nhưng cùng thực hiện một chức năng. Số các chức năng hữu hạn, sắp xếp theo một trình tự đường thẳng mà trong một truyện có thể vắng mặt một số chức năng nào đó, còn chức năng có mặt vẫn theo trình tự vốn có”. Học thuyết này gợi cho ta có thể thay thế nhân vật, hành động mà vẫn giữ nguyên chức năng. Sự thay thế này là vô cùng phụ thuộc vào tưởng tượng. B.P.Kerơbelite cũng đã từng nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra quan điểm: “Con đường phát triển truyện là con đường phát triển từ một cốt truyện đơn giản tiến tới một cốt truyện phức tạp bằng một phương thức. Phức tạp hóa truyện là con đường phát triển của truyện”. Như vậy một truyện ta có trong tay bao gồm một vài hoặc hàng chục cốt truyện đơn giản. Với giọng kể truyền cảm cùng những câu chuyện thần kỳ trong các tác phẩm văn học, cô giáo sẽ giúp trẻ nhận ra được sắc thái cơ bản, giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói của các nhân vật thông qua cách diễn đạt ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ hình thể của trẻ. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua hoạt động kể chuyện, đóng kịch... Vì vậy, để tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ được khả năng sáng tạo của mình, chính cô giáo mầm non phải là người biết sáng tạo, tìm ra những biện pháp mới để khơi dậy tiềm năng vốn có của trẻ Hiểu được tầm quan trọng của văn học, coi giáo dục ở trường mầm non là khâu đầu tiên, trọng yếu của quá trình giáo dục, hoạt động học tập làm quen với tác phẩm văn học qua kể chuyên cho trẻ 5- 6 tuổi ở mức sơ đẳng, mang những nét đặc thù riêng, là một trong những hoạt động quan trọng khi được tiếp xúc với những câu chuyện kể của cô giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, hoàn thiện nhân cách. Từ đó tôi đã tìm ra một số giải pháp để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo hơn. 2. 2. Thực trạng. 2. 2.1.Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo từ phòng giáo dục đến ban giám hiệu nhà trường. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội cha mẹ học sinh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tinh thần để cô và trò yên tâm trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Lớp học có đầy đủ các góc chơi, việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp phù hợp với chủ điểm, phù hợp với chuyên đề tạo hứng thú cho trẻ tìm tòi, khám phá và sáng tạo trong khi hoạt động. Các cháu còn được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, sách vở... phục vụ học tập theo đúng yêu cầu của chương trình. Giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, mô hình, trang trí lớp theo nội dung chủ điểm để phục vụ cho trẻ nghe, đọc, kể các tác phẩm văn học Cảnh quan nhà trường rộng rãi, thoáng mát, nhà trường có vườn thiên nhiên đẹp, có nhiều loại cây, đặc biệt có khu vườn cổ tích sinh động thuận lợi cho việc khám phá, lồng ghép linh hoạt vào trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. Việc thực hiện lồng ghép đề án: Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và giáo dục kỹ năng sống” đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này. 2.2.2 Khó khăn: Các cháu trong lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) do tôi chủ nhiệm chưa đồng đều về chất lượng, một số cháu chưa qua mẫu giáo nhỡ vì vậy trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tư tin để tự khẳng định mình trong các hoạt động, chưa dám thể hiện hết suy nghĩ của mình giữa bạn bè. Vẫn còn số ít phụ huynh chưa hiểu hết về tầm quan trọng của bậc học mầm non, cho nên việc phối kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong khi thực hiện đề tài còn gặp phải một số khó khăn nhất định. Đa số trẻ còn nói tiếng địa phương nên ngôn ngữ kể chuyện của trẻ chưa mạch lạc, chưa chuẩn tiếng phổ thông, chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Nắm được những thuận lợi và khó khăn nêu trên, ngày từ đầu năm học tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát tổng số 30 trẻ lớp A1- Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) trong đó có 13 trẻ gái và 17 trẻ trai (Các cháu đều khỏe mạnh, đi học đều, phát triển cả về trí tuệ và thể lực) TT Nội dung khảo sát Tổng số trẻ Kết quả Đạt Chưa đạt Tốt - Khá Trung bình Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện 30 13 43,3 12 40 5 16,7 2 Trẻ nhớ trình tự nội dung truyện, có khả năng thuộc truyện 30 14 46,7 10 33,3 6 20 3 Trẻ bước đầu biết sáng tạo một số chi tiết hoặc sáng tạo ở hành động, ngôn ngữ kể chuyện 30 13 43,3 11 36,7 6 20 4 Trẻ có thể tại tạo lại truyện hoàn toàn bằng trí nhớ, ngôn ngữ và trí tưởng tượng của trẻ 30 13 43,3 9 30 8 26,7 Qua bảng khảo sát ban đầu tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa chủ động cũng như chưa hứng thú trong việc tự kể lại câu chuyện theo suy nghĩ, theo trí tưởng tượng của mình. Phần lớn trẻ chỉ bết nói được tên truyện, nhớ trình tự nội dung truyện, kể tên các nhân vật, thể hiện thái độ yêu, ghét nhân vật nào và trả lời câu hỏi sao lại yêu, ghét nhân vật ấy. Thực sự trẻ chưa chủ động, tích cực hoạt động độc lập, thể hiện suy nghĩ riêng của mình hoặc mơ ước tưởng tượng câu chuyện theo tư duy của mình và kể lại cho cô và các bạn nghe. Trẻ chưa tự đặt ra nhiều câu hỏi: Tại sao? Hoặc có tư tưởng muốn giải thoát cho nhân vật trẻ yêu thích thì phải như thế nào? Ví dụ: Muốn cho cô Tấm thoát khỏi những khổ nạn do mẹ con mụ dì ghẻ gây ra trẻ phải tưởng tượng ra "lối thoát” riêng cho cô Tấm theo năng lực tư duy của trẻ. Căn cứ vào những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào khả năng nhận biết và mức độ nhận thức của từng trẻ, tôi đã tìm ra một số giải pháp hiệu quả nhất để áp dụng vào thực tế giảng dạy . 2.3. Các giải pháp 2.3. 1. Nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi: - Đặc điểm về Tư duy và tưởng tượng sáng tạo của trẻ: Đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng. Trẻ phải dựa vào hình ảnh, biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận ra những vấn đề mới. Đặc biệt ở giai đoạn này tưởng tượng của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, gặp sự tưởng tượng trong các loại hình nghệ thuật sẽ là sự gặp gỡ phù hợp và dễ dàng cho trẻ tiếp nhận văn học.[5] Tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng bắt đầu từ những câu chuyện mà cô giáo đã kể cho trẻ nghe, bắt đầu từ ngày xửa ngày xưa, ở lâu đài này, vương quốc nọ, hay ở ngôi làng này, vùng đất nọ... Trẻ mẫu giáo rất giàu trí tưởng tượng, từ đó đã đưa trẻ bay cao bay xa với những ước mơ, sự khát vọng, đó cũng là thứ rất quý giá thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ. Vì vậy việc vận dụng đưa một số biện pháp kể chuyện cho trẻ phải luôn xuất phát từ đặc điểm tư duy, tưởng tượng để giúp trẻ có thể suy luân được nhiều điều mới hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sư phạm của cô, đó là quá trình tìm ra cái mới, xuất phát từ thực tế cách thể hiện cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, cường độ, nhịp điệu, giọng kể của cô thì mới dễ dàng đưa trẻ thâm nhập một cách tự nhiên vào thế giới đầy kỳ ảo. Ngoài ra, ở giai đoạn này còn xuất hiện thêm một đặc điểm tư duy mới, đó là tư duy trực quan sơ đồ. Tức là trẻ dựa vào sơ đồ để suy luận ra những hình ảnh, biểu tượng, những cái mà trẻ cần tìm tòi, khám phá, tư duy. Dựa vào đặc điểm tư duy này thì việc tổ chức cho trẻ kể lại chuyện sáng tạo theo tranh là rất phù hợp. Ví dụ như: Trẻ ước mơ có những điều thần kỳ làm cho hạt lúa to và tự nó lăn về nhà cho người nông dân đỡ vất vả, ước mơ con người sẽ trẻ mãi không già, ước mơ lớn lên sẽ xinh đẹp, dịu dàng, đáng yêu như cô Tấm... - Đặc điểm về ngôn ngữ: Đối với trẻ 5- 6 tuổi, đây là tuổi có khả năng nắm vững và lĩnh hội được hai hình thức cơ bản của ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong, từ đó đã giúp trẻ hiểu được nhiều điều mà người lớn nói. Đây là một đặc điểm vô cùng thuận lợi để trẻ nghe kể chuyện, từ đó trẻ có thể tái tạo, sáng tạo lại truyện bằng chính tư duy, nhận thức và ngôn ngữ của mình. Những câu chuyện luôn mang theo yếu tố thần bí, như: bà tiên, ông bụt... luôn có sư lôi cuốn và hấp dẫn trẻ, vì nó đem lại nhiều ước mơ cho trẻ, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và trẻ rất muốn được nghe cô kể chuyện. Với cô giáo, bằng những lời kể hấp dẫn, sinh động, bằng những biện pháp kể sáng tạo do cô lựa chọn có lời kể ngắn gọn, xúc tích, giúp tác động đến nhận thức, tình cảm thẩm mỹ của trẻ sẽ giúp cho quá trình trẻ tiếp nhận tác phẩm một cách tự nhiên và hồn nhiên hơn mà không bị gò ép. - Đặc điểm về chú ý - ghi nhớ: Đặc điểm chú ý- ghi nhớ của trẻ 5-6 tuổi chủ yếu là không chủ định. Trẻ chỉ chú ý, ghi nhớ những gì có thể liên quan đến nhu cầu chính của bản thân trẻ, những gì gây ấn tượng cảm xúc đối với trẻ. Vì vậy để giúp trẻ tiếp thu và kể lại tryện một cách sáng tạo tôi luôn chú ý đến đặc điểm này. Trước hết tôi đã dùng có những biện pháp, thủ thuật khác nhau để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Trẻ có chú ý, ghi nhớ được câu chuyện thì trẻ mới có thể kể lại được truyện đó. Vì thế tôi đã sử dụng biện pháp kể diễn cảm cho trẻ nghe, tạo ra khả năng, gây được sự chú ý làm cho trẻ nhớ lâu, lúc này ở trẻ mới xuất hiện nhu cầu cần thiết, đó là: ghi nhớ được nội dung câu chuyện, nhu cầu được tự mình kể lại truyện bằng trí nhớ, trí tưởng tượng của mình. 2.3.2. Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động Môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong trường mầm non. Nếu cô giáo tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì vậy để tạo môi trường tốt cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện tôi đã xây dựngmôi trường theo quá trình hoạt động chủ đề và phân bố không gian, thời gian một cách hợp lý . * Môi trường trong lớp: Ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách tạo nên “Góc văn học” đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy. Ngoài ra từ những hình ảnh ở những quyển tạp chí hay những quyển truyện tranh đã cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ tôi đã hướng dẫn học sinh cắt dán bồi bìa cứng tạo nên những con rối rẹt hay rối que, cho trẻ ghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt rời, các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của trẻ. Đặc biệt chú trọng việc lồng ghép một cách linh hoạt, sáng tạo đề án “Xây dựng trường học găn với thực tiễn, giáo dục kỹ năng sống” cho trẻ vào trong tất cả các hoạt động, mọi trẻ trong lớp đều được tham gia và chính trẻ là người được làm cùng cô để tạo ra sản phẩm và các sản phẩm đó được đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động. Ví dụ: ở chủ điểm “Nước- hiện tượng tự nhiên” cho trẻ làm quen với câu chuyện “Giọt nước tí xíu” tôi đã vẽ , hoặc lấy hình ảnh từ tranh cũ về câu chuyên này, cho trẻ cắt dán hình ảnh nhân vật, bồi lên bìa cát tông, que, để làm ra rối que và từ những sản phẩm mà trẻ vừa làm ra trẻ sẽ tự sắp xếp và tôi đã tận dụng sa bàn đa năng của trường trẻ trang trí và trẻ tự kể lại câu chuyện một các sáng tạo theo trí nhớ , sự tưởng tượng của trẻ. Để cho “góc văn học” của lớp mình nổi bật hơn, tôi tuyên truyền phụ huynh sưu tầm những truyện tranh, tạp chí , các sách văn học, các họa báo, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để tạo ra một “góc văn học” với nhiều chủng loại, đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, nhằm thay đổi cách thức tiếp cận các tác phẩm văn học khơi gợi trí tò mò của trẻ . Đặc biệt trong “góc văn học” này tôi luôn chú ý đến viêc thay đổi những hình ảnh theo đúng chủ đề đang thực hiện, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Vì vậy với cách làm này tôi đã tạo được cảm xúc mới mẻ và gây được hứng thú cho trẻ, đồng thời đã gợi mở cho trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen với tác phẩm văn học thông qua kể chuyện một cách hiệu quả ( Trẻ tự kể chuyện bằng sa bàn đa năng ở góc văn học tại lớp A1) * Môi trường bên ngoài: Nếu “góc văn học” ở môi trường trong lớp mang tính chủ đạo thì các góc khác ở bên ngoài lớp học cũng được tôi tận dụng như: những hình ảnh sẵn có ở vườn cổ tích, các mảng tường dọc hành lang, hay cầu thang, mô hình tại gầm cầu thang... Đó là những bức tranh, những con rối, những hình ảnh được đắp thành tượng , những hình ảnh câu chuyện được vẽ lên tường hay những đôi bàn tay khéo léo của cô và trẻ cắt dán để ghép thành câu chuyện trong chương trình và ngoài chương trình...có sự lồng ghép hài hòa các giờ kể chuyện ngoài giờ nhằm tăng cường cơ hội cho trẻ giao tiếp với môi trường xã hội, môi trường tự nhiên.....giúp trẻ khám phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn. Ở môi trường này chính là cơ hội để cho trẻ tiếp xúc, trẻ được tự do khám phá thỏa thích thể hiện những kỹ năng vốn có trong cuộc sống của mình . Qua đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung, làm tăng thêm trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo của trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn. Ví dụ: Ở vườn cổ tích trường đã xây dựng nhiều câu chuyện cổ tích như: truyện “Thánh gióng” với những cây trẻ đằng ngà, hay truyện “Tấm cám” với hình ảnh cô tấm đang cho cá ăn ở giếng . Khi cho trẻ thăm quan vườn cổ tích trẻ được quan sát, được nghe cô kể chuyện, được nắm tay ông gióng ... Đó là những hình ảnh được tái tạo lại từ những câu chuyện cổ tích giúp cho khả năng hứng thú của trẻ đạt kết quả rất cao. Và từ những hình ảnh đó giúp trẻ kể lại được những câu chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ. Hay: Ở các hành lang của lớp, cầu thang của trường tôi cùng trẻ cắt, dán , vẽ những câu chuyện lên các mảng tường để mỗi khi trẻ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_mau_giao_l.doc