SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua (thơ) ở trường Mầm non Phú Lộc

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua (thơ) ở trường Mầm non Phú Lộc

Trẻ em là tương lai một đất nước muốn phát triển được thì phải có những người có đủ đức - đủ tài. Vì thế mà trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, và của toàn xã hội, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

Như Bác Hồ đã từng nói:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ nhỏ mà cụ thể là trẻ mầm non rất đáng yêu, trẻ hồn nhiên ngây thơ như tờ giấy trắng. Người lớn viết gì, vẽ gì là ở bàn tay, tấm lòng và trí tuệ của cô giáo người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy, nhà trường, phải là môi trường sư phạm tốt nhất cùng với sự phối hợp giữa gia đình để giáo dục trẻ một cách khoa học.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên giúp cho trẻ phát triển về thể chất, nhân cách ban đầu cho trẻ. Một trong những khâu quan trọng trong những nấc thang hình thành nên nhân cách con người. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.

Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, kỹ năng xã hội. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về đức - trí - thể - mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường mầm non.

 Phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non giúp trẻ thể hiện lời nói và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động dạy thơ là một trong những nhiệm vụ cơ bản hàng đầu mà cô giáo cần quan tâm.

 

doc 25 trang thuychi01 12222
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua (thơ) ở trường Mầm non Phú Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 
4 – 5 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC THÔNG QUA (THƠ) Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚ LỘC
 Người thực hiện: Cao Thị Thu
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường mầm non Phú Lộc
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Nội dung Trang
1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................2
1.3.Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiêncứu.................................................................................2
2. NỘI DUNG.
2.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................3
2.2.Thực trạng.......................................................................................................4
2.3. Giải pháp và biện pháp thựchiện.......6
2.3.1.Các giải pháp...6
2.3.2. Các biện pháp.6
2.4. Hiệu quả...18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận19
3.2. Kiến nghị.20
Tài liệu tham khảo 
Phụ Lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là tương lai một đất nước muốn phát triển được thì phải có những người có đủ đức - đủ tài. Vì thế mà trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, và của toàn xã hội, việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ là trách nhiệm của mọi người. Đã từ lâu cộng đồng nhân loại đã nhận thức được điều đó và đi tới những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
Như Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Trẻ nhỏ mà cụ thể là trẻ mầm non rất đáng yêu, trẻ hồn nhiên ngây thơ như tờ giấy trắng. Người lớn viết gì, vẽ gì là ở bàn tay, tấm lòng và trí tuệ của cô giáo người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy, nhà trường, phải là môi trường sư phạm tốt nhất cùng với sự phối hợp giữa gia đình để giáo dục trẻ một cách khoa học. 
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên giúp cho trẻ phát triển về thể chất, nhân cách ban đầu cho trẻ. Một trong những khâu quan trọng trong những nấc thang hình thành nên nhân cách con người. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước.
Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ mầm non, tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy về ngôn ngữ, về tình cảm, kỹ năng xã hội. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở các bậc học tiếp theo, chất lượng giáo dục mầm non quyết định tới sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ về đức - trí - thể - mỹ. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trường mầm non.
	Phát triển ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non giúp trẻ thể hiện lời nói và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua hoạt động dạy thơ là một trong những nhiệm vụ cơ bản hàng đầu mà cô giáo cần quan tâm. 
Tất cả hoạt động học tập vui chơi trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những kến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho trẻ. Để thực hiện nhiệm vụ của ngành học (Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài) thì trước hết cô giáo mầm non phải nhận thức được trách nhiệm và mục đích của mình hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục ngôn ngữ, tình cảm đạo đức, khả năng ứng xử giao tiếp, thói quen văn minh lịch sự cho trẻ. 
Hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thơ. Là một trong hoạt động chính trong chương trình giáo dục hiện nay. Các tác phẩm văn học có vai trò quan trọng, có khả năng hướng con người vào mục tiêu nhất định. Văn học nói chung và dạy thơ nói riêng giúp trẻ hoàn thành nhận thức về cuộc sống, biết được đúng sai, xấu tốt, thiện ác qua mỗi bài thơ.Từ đó trẻ phân biệt và học tập những cái tốt.
 Mỗi bài thơ để lại trong tâm trí trẻ những tình yêu thương con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước tình yêu nhân loại và nhận thức được nét đẹp truyền thống của quê hương của dân tộc. Qua mỗi bài thơ còn giúp trẻ hiểu, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, về nét đẹp của tình người tạo cho trẻ có những rung động với mỗi hình ảnh, số phận khác nhau được thể hiện cụ thể ở các nhân vật trong mỗi bài thơ. Mỗi bài thơ sẽ được gắn liền và lớn lên cùng trẻ trong lứa tuổi mầm non, nó luôn là món ăn tinh thần cuốn hút theo trẻ mọi lúc, mọi nơi từng bữa ăn giấc ngủ, lúc học, lúc chơi. Giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt, lời nói, câu từ đủ nghĩa sẽ giúp trẻ mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Trẻ hiểu biết được các mối quan hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên, từ đó trẻ học tập hình thành thái độ đúng đắn. Để tạo được điều đó cô giáo mầm non phải chủ động về kiến thức, phương pháp sáng tạo, tạo môi trường, tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi khám phá, trải nghiệm phát huy tính tích cực của trẻ mầm non.
Nhưng hiện nay qua thực tế văn học còn gặp nhiều bất cập đặc biệt là nhận sự tiếp cận của chương trình giáo dục mầm non hiện nay trong giảng dạy của giáo viên còn chậm đổi mới, chưa tự linh hoạt, việc nghiên cứu tài liệu còn hạn chế, trang thiết bị còn thiếu, giáo viên chưa chú ý sưu tầm nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho hoạt động văn học. Mặt khác, trong nhiều hoạt động dạy thơ cho trẻ trên lớp giáo viên còn hay áp đặt, học máy móc và bắt trẻ thuộc thơ theo lối rập khuôn chưa để trẻ tự học, tự thuộc, tự tìm hiểu nội dung, chưa lấy trẻ làm trung tâm để xây dựng nội dung tiết học, cô còn nói nhiều, hoạt động nhiều và chưa đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ... chính vì thế mà chưa thu hút trẻ hoạt động tích cực trong giờ học, giờ chơi ở góc văn học. Đặc điểm tâm sinh lý, ý thức của trẻ ở lứa tuổi 4-5 tuổi còn hạn chế do cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện. Do vậy, nhiều trẻ còn đang nói ngọng, nói lắp, khả năng diễn đạt câu chưa rõ ràng, mạch lạc.Trẻ còn hiếu động chưa có sự tập trung cao trong giờ học. Chính vì vậy, chất lượng giáo dục trẻ hoạt động văn học thông qua thơ đem lại kết quả chưa cao.
Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động văn học thông qua dạy thơ và tình hình thực tế ở trường, lớp là giáo viên trực tiếp đứng lớp mẫu giáo 4- 5 tuổi trong quá trình dạy trẻ hoạt động với văn học. Tôi luôn băn khoăn suy nghĩ là mình phải làm thế nào để những bài thơ đạt được những tác dụng về mọi mặt, mọi nội dung như mong muốn, khai thác được hết tác dụng trong mỗi bài thơ để trẻ có thể lĩnh hội và cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp trong mỗi bài thơ góp phần vào việc giáo dục đạo đức và hoàn thiện nhân cách trẻ. Để đáp ứng được mục đích đề ra mỗi giáo viên phải cố gắng trong chăm sóc, giáo dục trẻ để đưa ra phương pháp phù hợp, hình thức phải đổi mới thay thế các phương pháp áp đặt gò ép trẻ, tìm ra các phương pháp, biện pháp linh hoạt giúp trẻ cảm thụ bài thơ một cách dễ dàng đạt hiệu quả cao trong việc dạy và học.
 Chính vì vậy để đạt được mục đích của hoạt động làm quen với tác phẩm văn học nói chung và dạy thơ cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng tôi mạnh dạn tìm tòi để nghiên cứu suy nghĩ, lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua (thơ) ở trường Mầm non Phú Lộc”.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Tìm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua (thơ) ở trường Mầm non Phú Lộc”. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua (thơ) ở trường Mầm non Phú Lộc. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm xây dụng cơ sở lý luận cho việc viết đề tài sang kiến kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ, các quá trình có nội dung về phương pháp dạy thơ cho trẻ.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu nhập thông tin: Là phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng để thấy được khả năng của đối tượng, từ đó giúp người nghiên cứu có ý tưởng sáng tạo.
 - Phương pháp tích hợp: Là phương pháp lồng ghép vào các môn học khác nhằm giúp trẻ khắc sâu nội dung được cung cấp.
 - Phương pháp thống kê xử lý số liệu: Là phương pháp mô tả, phân tích, so sánh, phân loại, tổng hợp những kinh nhiệm giảng dạy.Từ đó rút ra những quy luật chi phối, hình thành và phát triển của đề tài nghiên cứu.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đứng trước những đổi mới của đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền giáo dục nước nhà. Thì việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa vốn có của cha ông ta từ ngàn xưa là nhiệm vụ vô cùng cần thiết. Việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu thêm bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình cũng là vấn đề cần thiết - vậy làm thế nào để cho thế hệ trẻ của chúng ta "Hoà nhập mà không hoà tan", xuất phát từ những vai trò quan trọng đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học thông qua thơ là hoạt động không thể thiếu và rất quan trọng trong trương trình chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay. 
Tác phẩm văn học nói chung và dạy thơ cho trẻ 4-5 tuổi nói riêng là một hoạt động rất quan trọng đối với trẻ trong độ tuổi này, là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn tả mạch lạc, gẫy gọn, biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh. Từ đó giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập sáng tạo trong suy nghĩ.
Trong mỗi tác phẩm văn học thể hiện tình yêu thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo của thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố,Qua tác phẩm văn học thông qua thơ trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu của cô dành cho trẻ, giúp trẻ dần nhận ra có một xã hội ràng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa xóm. Văn học có thể cần đề cặp đến những nhân vật như thần linh, ông bụt, cô tiên, các anh hùng và cả những phép màu còn trong tâm thức dân tộc. Đây là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. Qua đó giúp trẻ biết yêu quí, nhân vật, hình tượng, cử chỉ hành động tốt.
 Ở giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ phát triển tương đối mạch lạc, thông qua các bài thơ giúp trẻ tiếp nhận tác phẩm đầy đủ hoàn thiện hơn, biểu hiện trước tiên là sự hiểu biết những bài thơ, và làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật văn học.
Trẻ nhờ được nghe, tiếp xúc với các tác phẩm văn học thông qua thơ trẻ có những hiểu biết sơ đẳng về văn học đó là khả năng mô tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng những dạng thức khác nhau. Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thể thơ. Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, giáo viên còn cần phải giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: thơ, nhân vật, hình ảnh, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ.
Với trẻ thì sự quan tâm tới tác phẩm văn học sẽ giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm, các nhân vật trong tác phẩm trở nên gần gũi dễ hiểu hơn. Sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đã mang đặc điểm cá tính hơn. Sự hồi hộp, lo lắng này của trẻ em đã nếm trải ngay cả trong sự kiện đời sống hàng ngày của trẻ. Từ đó tôi thấy rằng hoạt động làm quen với những bài thơ có tầm quan trọng trong việc phát triển nhận thức, tư tưởng tình cảm của trẻ, và qua đọc thơ làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễn đạt mạch lạc hơn.
 Trong các tác phẩm thơ chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi mà giáo viên biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. Qua đó, giúp trẻ phát huy được tính tích cực, mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, hình thành phát triển tư duy khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo đức tốt đẹp có khả năng cảm nhận tình cảm qua các bài thơ một cách tích cực.
 Từ những vai trò cụ thể đó thì dạy trẻ làm quen với văn học nói chung và dạy “Thơ” nói riêng là rất quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
2.2. Thực trạng: 
*Thuận lợi: 
 - Trường mầm non Phú Lộc đã đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1, các trang thiết bị phục vụ dạy và học đảm bảo, chất lượng giáo dục đạt cao, đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn đồng đều, nhiệt tình chịu khó.
- Năm học 2017- 2018, được sự phân công của ban giám hiệu trường Mầm non Phú lộc, tôi được dạy lớp 4-5 tuổi A. Với tổng số cháu là 26 cháu 
 - Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi nắm vững khả năng ngôn ngữ và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhất là ở trẻ 4-5 tuổi
- Lớp học được phân chia theo đúng độ tuổi nên thuận lợi cho việc rèn luyện và giáo dục các cháu. 
- Ban giám hiệu nhà trường luôn sát sao quản lý và điều hành trong mọi công việc trong trường, thường xuyên tạo điều kiện xây dựng các tiết mẫu, tổ chức dự giờ thao giảng, sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, để giáo viên được dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với các đồng chí, đồng nghiệp.
Trong nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, người dạy lâu năm chia sẽ chuyền đạt kinh nghiệm cho người mới vào nghành nên tôi được học tập thêm rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ.
- Được sự tín nhiệm và tin cậy của phụ huynh trong công tác phối kết hợp chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã và các bậc phụ huynh đã xây dựng ngôi trường hai tầng với khuôn viên sạch đẹp, khang trang, lớp học có tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
* Khó khăn:
Phú Lộc là một xã thuần nông, kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân mới tương đối ổn định.
- Đồ dùng trang thiết bị dạy còn hạn chế 
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, kinh nghệm sống của trẻ còn nghèo nàn dẫn đến tình trạng trẻ nói, đọc thơ chưa diễn cảm, chưa mạch lạc,chưa rõ ràng nhiều khi thiếu chính xác. 
Một số trẻ còn nhút nhát, hiếu động không tích cực hoạt động, khả năng tiếp thu chậm.
 - Về cơ sở vật chất: Tuy đã được đầu tư xây dựng cơ bản nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho trẻ hoạt động.
 	- Đa số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với anh chị hoặc ông bà đã già nên việc phối hợp với phụ huynh còn nhiều hạn chế. Trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói tiếng địa phương nhiều, khả năng tiếp thu và cảm nhận tác phẩm văn học của trẻ không đồng đều.
- Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến vấn đề học của con em mình, phó mặc cho cô giáo ở trường, coi nhẹ chương trình học của trẻ, nhiều phụ huynh cho rằng học ở lứa tuổi mầm non là chưa cần thiết. Nên một phần nào đó ảnh hưởng đến quá trình học tập của các cháu.
 Đây cũng là một trong những nguyên nhân, làm hạn chế việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học đặc biệt đối với thể loại thơ và là vấn đề đang được quan tâm và giải quyết sớm để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
*Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng.
Nội dung
Tổng số trẻ
Kết quả
Trẻ đạt yêu cầu
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Trẻ quan sát, lắng nghe, ghi nhớ tác phẩm, tác giả
26
4
15
9
35
11
42
2
8
0
0
Trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm
 26
4
15
 9
35
11
42
2
8
0
0
Trẻ đọc thơ diễn cảm, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc
 26
6
22
 9
35
9
35
2
8
0
0
Khả năng nhận xét đánh giá cái xấu, cái đẹp trong tác phẩm.
26
5
19
 9
35
10
38
2
8
0
0
 Qua bảng khảo sát thì tỉ lệ trẻ quan sát lắng nghe ghi nhớ tác phẩm, tác giả, trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm, trẻ đọc thơ diễn cảm, trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, trẻ có khả năng cảm nhận cái tốt cái xấu trong tác phẩm vẫn còn hạn chế, còn nhiều trẻ chưa đạt. 
* Nguyên nhân:
+ Đối với giáo viên: 
- Chưa linh hoạt trong các hình thức tổ chức tiết học cho trẻ.
- Môi trường cho trẻ hoạt động cón nhiều hạn chế, đồ dùng dạy học cho trẻ còn ít, chưa đầy đủ, sinh động, hình thức tổ chức chưa gây được sự tập trung, chú ý, chưa có nhiều trò chơi mới để thu hút được nhiều trẻ tham gia hoạt động. 
- Một số đồ dung chưa có tính thẩm mỹ cao nên chưa thu hút được trẻ.
+ Đối với trẻ: 
- Trẻ còn nói tiếng địa phương nhiều, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, chưa phát âm chuẩn nên gặp nhiều khó khăn khi đọc thơ.
- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát và quá hiếu động chưa tập trung chú ý vào hoạt động.
- Nhận thức của một số phụ huynh học sinh về hoạt động học chưa được quan tâm.
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
* Biện pháp 1: Làm tốt công tác xây dựng nề nếp, thói quen cho trẻ. 
Với đặc điểm trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi bằng học” nhưng vấn đề nề nếp thói quen trong giờ học đối với trẻ cũng vô cùng quan trọng. Đặc biệt cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua “dạy thơ” cho trẻ đòi hỏi độ chính xác về âm điệu, nhịp điệu trong câu thơ. Nếu trẻ không tập trung thì trẻ đọc và cảm nhận sẽ bị lệch lạc, phát triển vốn từ của trẻ cảm nhận sẽ không đúng, bên cạnh đó dạy thơ cho trẻ đòi hỏi trẻ phải đọc đúng lời, diễn cảm thì mới hiểu được ý nghĩa của câu thơ, bài thơ là một cách chính xác. Để làm được điều đóngay từ ngày đầu vào năm học tôi đã chú trọng xây dựng nề nếp và thói quen cho trẻ. Tuy nhiên một số trẻ ở trong lớp rất hiếu động, hay nói chuyện riêng trong giờ học, tôi xếp những cháu nghịch ngồi cạnh những cháu ngoan, cháu trai ngồi cạnh cháu gái. Luyện cho trẻ những thói quen ngồi ngoan, chú ý, hứng thú trong giờ học, tạo cho trẻ cảm giác tự tin không sợ sệt, tạo không khí vui vẻ mạnh dạn khi phát biểu ý kiến để xây dựng tiết học nhẹ nhàng hứng thú.
Để kết quả được hơn nữa tôi cho trẻ hoạt động qua các hoạt động khác ở mọi lúc, mọi nơi như giờ đón trả trẻ tôi cho trẻ được chơi theo ý thích, tôi luôn khuyến khích trẻ tham gia ở góc văn học. Bởi ở góc văn học trẻ sẽ được “đọc”, xem các tranh, ảnh bài thơ mà trẻ thích, được chơi với các con rối trẻ yêu thích, được nghe các bài thơ mà trẻ cảm thấy hứng thúKhi trẻ được tiếp xúc nhiều lần trẻ sẽ dần dần cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm đó và càng ngày càng thích thú hơn với các hoạt động văn học. Để làm tốt điều này tôi đã dùng biện pháp nêu gương trẻ.
Ví dụ: Trong lớp ngoài những trẻ ngoan, nghe lời cô giáo còn có một số trẻ rất hiếu động, hay nghịch không chú ý học bài thì bên cạnh việc khen ngợi những bạn ngoan ra tôi đặc biệt chú trọng việc tuyên dương đối với trẻ hay có thói quen nghịch như: Trong giờ học nếu trẻ đó ngoan giơ tay phát biểu bài dù là chưa đúng nhưng tôi vẫn động viên, khuyến khích trẻ bằng việc cho cả lớp tuyên dương trẻ một tràng pháo tay thật to. Hay cuối buổi học khi nêu gương, cắm cờ bé ngoan tôi nêu tên trẻ đó trước nếu hôm nay trẻ đó ngoan và cho trẻ đó lên cắm cờ bé ngoan trước. Nhiều khi bố, mẹ trẻ đến đón tôi kể cho bố, mẹ trẻ nghe về những việc tốt hôm nay ở lớp của trẻ. Từ đó trẻ thấy thích thú khi được mọi người khen và trẻ sẽ ngoan hơn, chú ý hơn, tập trung trong giờ học.
Qua việc xây dựng nề nếp thói quen cho trẻ, tôi thấy trẻ ngoan hơn và có thói quen nề nếp tốt hơn đem lại giờ học đạt kết quả cao.
*Biện pháp 2: Làm và sử dụng đồ dùng trực quan sinh động trong hoạt động làm quen tác phẩm văn học thông qua ( thơ ). 
 Trẻ độ tuổi này có đặc điểm là nhận thức t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_cho_tre_4_5_tuoi_l.doc