SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao định hướng nghề nghiệp cho HS trường THPT 4 Thọ Xuân qua môn Địa lí 12

SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao định hướng nghề nghiệp cho HS trường THPT 4 Thọ Xuân qua môn Địa lí 12

Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần cho người dân được nâng cao. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 nói chung và lớp 12 của trường THPT 4 ThọXuân hiện nay, việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em.

Việc lựa chọn nghề của HS không chỉ xác định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con đường lao động tương lai.

Hàng năm trường THPT 4 Thọ Xuân có hơn hai trăm học sinh tốt nghiệp, những học sinh này đều mong muốn tìm cho mình một nghề ổn định nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Vốn hiểu biết thực của học sinh về nghề giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp với mình và nghề đó có tồn tại lâu dài hay không? Việc lựa chọn nghề của các em chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ ra sao? Và sau khi lựa chọn nghề các em có thoả mãn không?

Chính vì thế hoạt động GDHN đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình học chính khoá để giúp các em định hướng trong việc lựa chọn nghề trong tương lai cho phù hợp. Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP, khẳng định mục tiêu của GDHN là giúp học sinh định hướng, chọn nghề phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực và hoàn cảnh của bản thân và đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội.

 

docx 22 trang thuychi01 18224
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp lồng ghép giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao định hướng nghề nghiệp cho HS trường THPT 4 Thọ Xuân qua môn Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có sự khởi sắc về nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần cho người dân được nâng cao. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12 nói chung và lớp 12 của trường THPT 4 ThọXuân hiện nay, việc lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. 
Việc lựa chọn nghề của HS không chỉ xác định hướng đi cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con đường lao động tương lai. 
Hàng năm trường THPT 4 Thọ Xuân có hơn hai trăm học sinh tốt nghiệp, những học sinh này đều mong muốn tìm cho mình một nghề ổn định nhưng chọn nghề nào trong cơ chế thị trường hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của học sinh. Vốn hiểu biết thực của học sinh về nghề giúp các em lựa chọn đúng đắn một nghề phù hợp với mình và nghề đó có tồn tại lâu dài hay không? Việc lựa chọn nghề của các em chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào và khả năng đáp ứng của họ ra sao? Và sau khi lựa chọn nghề các em có thoả mãn không? 
Chính vì thế hoạt động GDHN đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình học chính khoá để giúp các em định hướng trong việc lựa chọn nghề trong tương lai cho phù hợp. Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng chính phủ đã ban hành quyết định số 126/CP, khẳng định mục tiêu của GDHN là giúp học sinh định hướng, chọn nghề phù hợp với hứng thú, nguyện vọng, năng lực và hoàn cảnh của bản thân và đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xã hội. 
Bản thân vừa làm công tác công tác chuyên môn vừa phụ trách hoạt động GDHN cho học sinh khối 12 của trường thời gian qua. Trong những tiết dạy theo từng chủ đề tôi giới thiệu, phát phiếu thăm dò, phân tích đặc điểm của một số ngành, nghề phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương và từng bước giúp các em trả lời được những câu hỏi trên, chọn ngành học vừa phù hợp với sức học, vừa với khả năng tài chính của gia đình chu cấp trong quá trình học tập lại .vừa có thể đáp ứng được theo nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của nước nhà sau khi ra trường. 
Từ thực tiễn giảng dạy, tôi mạnh dạn xin được chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân khi thực hiện công tác hướng nghiệp cho HS gắn với các hoạt động chuyên môn, thông qua đề tài “Một số biện pháp lồng ghép giáo dục hướng nghiệp có hiệu quả nhằm nâng cao định hướng nghề nghiệp cho HS trường THPT 4 Thọ Xuân qua môn Địa lí 12”, mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả của GDHN trong trường phổ thông, nâng cao khả năng sáng tạo, kĩ năng thực hành và lập nghiệp cho HS.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GDHN trong dạy Địa lí 12 ở trường THPT 4 Thọ Xuân .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Lồng ghép GDHN cho học sinh lớp 12 trường THPT 4 Thọ Xuân qua việc giảng dạy môn Địa lí.
1.4 . Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Đọc và phân tích sách báo, tài liệu nghiên cứu, tạp chí liên quan tới nội dung nghiên cứu đề tài.
+ Phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về lý luận giáo dục, thực tiễn giáo dục.
+ Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục về công tác GDHN.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát: tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn giáo dục hướng nghiệp trong giảng dạy địa lí trường THPT 4 Thọ Xuân và một số trường THPT trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
+ Phương pháp điều tra xã hội học.
+ Phương pháp phỏng vấn.
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của SKKN
2.1.1. Khái niệm hướng nghiệp
Hướng nghiệp được hiểu trên hai bình diện: xã hội và trường phổ thông.
Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp có thể hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học , kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng , sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân. Hướng nghiệp là công việc mà toàn xã hội có trách nhiệm tham gia. Trong nhưng điều kiện lí tưởng, thanh thiếu niên cần được hướng nghiệp bằng nhiều hình thức. Nếu xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà văn hóa, truyền hình, giáo dục.vào công tác hướng nghiệp thì tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với các sẽ rất to lớn.
Trên bình diện trường phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.
Với tư cách là hoạt động của thầy, hướng ngiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích gáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực,hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. 
Tóm lại, hướng nghiệp trong trường phổ thông là một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách hợp lí. Qua đó mỗi học sinh phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, phải nắm được yêu cầu của từng nghề mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm sinh lí của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động. 
2.1.2. Khái niệm giáo dục hướng nghiệp
Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được hiểu như là một bộ phận của quá trình giáo dục. Hướng nghiệp đòi hỏi nhà trường tiến hành việc giáo dục về văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, giáo dục thể chất, lao động đồng thời cung cấp cho học sinh nắm được:
- Hệ thống các nghề nghiệp chủ yếu hiện có trong đời sống xã hội.
- Nội dung cơ bản, các yêu cầu đối với những người tham gia nghề nghiệp ấy. 
- Các thông tin cần thiết về sự phân bố, tuyển chọn, sử dụng nhân lực ở các nghề ấy.
- Hướng dẫn có tính chất tư vấn , tạo điều kiện để mỗi học sinh định hướng đúng trong việc lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với năng lực, sở trường của mình sau khi tốt nghiệp phổ thông.
 Có thể thấy có nhiều cách đưa khái niệm GDHN khác nhau, nhưng dù hiểu theo phương diện nào thì GDHN đều là quá trình tác động nhiều mặt nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ chọn nghề nghiệp tương lai thích hợp để đi vào cuộc sống cho phù hợp với năng lực bản thân và sự phân công lao động và nhu cầu nhân lực của xã hội. 
 Giáo dục hướng nghiệp có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt là đối đối tượng học sinh lớp 12 nói chung và HS trường THPT 4 Thọ Xuân nói riêng. Vì là HS lớp 12 THPT, các em phải đứng trước sự lựa chọn quan trọng, mang tính quyết định cho tương lai đó là đi làm hay đi học tiếp. Nếu đi học tiếp thì học gì. Nếu đi làm thì làm gì. Vào đầu học kì II của năm lớp 12 THPT, các em phải hoàn thành bộ hồ sơ thi tốt nghiệp THPT và hồ sơ thi tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đây là bước quan trọng để các em chọn cho mình một nghề nghiệp gắn bó lâu dài với nó trong cuộc đời. Nhưng do nhiều lí do, mà lựa chọn học tiếp hay làm gì là một câu trả lời đầy khó khăn. Và các em rất cần đến GDHN để giúp các em trả lời câu hỏi này.
2.2.Thực trạng GDHN của học sinh lớp 12 THPT 4 Thọ Xuân
2.2.1. Đối với giáo viên
 Ngày 17/8/1981, Bộ GD&ĐT ra thông tư 31/TT hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP. Mục 2 Thông tư đã quy định các hình thức GDHN trong nhà trường phổ thông:
- Hướng nghiệp qua các môn học
- Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất
- Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa
Như vậy, GDHN qua môn học là một trong các hình thức GDHN trong trường phổ thông. Trong các môn học ở phổ thông, môn học có nội dung chứa nhiều kiến thức liên quan đến GDHN là môn Địa lí. Trong khi GV và HS nghiên cứu tìm hiểu nội dung của môn Địa lí, đạt được các mục tiêu đề ra cho môn địa lí ở trường phổ thông, thì đồng thời cũng đã phần nào thỏa mãn được cả mục tiêu của GDHN. Đặc biệt là chương trình Địa lí 12 THPT (hiện hành) gồm bài mở đầu và bốn phần lớn, với thời lượng là 52 tiết, trong đó 35 tiết là bài lí thuyết, 7 tiết thực hành, thì hầu hết các bài đều có thể giảng dạy nội dung GDHN với các mức độ khác nhau.
Nhưng thực tế hoạt động này tại trường phổ thông chưa thực sự được quan tâm. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy, chất lượng và hiệu quả của các giờ GDHN còn thấp GDHN chưa được thực hiện đồng bộ. Việc hướng nghiệp qua dạy – học các môn văn hóa hay nói cách khác lồng ghép nội dung hướng nghiệp vào các môn học là một hình thức GDHN quan trọng, song hiện nay chưa được thực hiện trong nhà trường phổ thông.
Thực tế, trong những năm qua, vấn đề GDHN cho học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân nói riêng và các trường THPT khác trên địa bàn huyện chủ yếu thông qua các hoạt động ngoại khóa tư vấn Hướng nghiệp vào đầu tháng 3 hàng năm, trước khi các em làm hồ sơ thi lớp 12. Chỉ có 1 – 2 buổi sinh hoạt ngoại khóa bàn về vấn đề này, với thời gian ngắn ngủi như vậy, không thể thỏa mãn được nhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm của các em.
Hoạt động ngoại khóa chủ đề Hướng nghiệp tại trường THPT 4 Thọ Xuân (3/2019)
Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành khảo sát các em về việc lựa chọn ngành nghề cho bản thân tại các lớp tôi đang dạy là 12A1, 12A4 như sau:
Lớp 
Sĩ số
Câu hỏi
Trả lời
Số lượng
12A1
38
Các em sẽ thi vào ngành nghề gì?
Không biết
20
Sau khi học xong em sẽ làm gì?
Không biết
30
Các em có cần tư vấn hướng nghiệp không?
Có
38
12A4
39
Các em sẽ thi vào ngành nghề gì?
Không biết
22
Sau khi học xong em sẽ làm gì
Không biết
31
Các em có cần tư vấn hướng nghiệp không?
Có
39
 Như vậy với bảng thống kê trên, đa số HS lơ mơ không biết đi đâu về đâu sau khi rời khỏi ghế nhà trường, và nhu cầu hướng nghiệp cho HS là rất cao. Tuy nhiên, khi tôi hỏi thì đa số các GV trong trường vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác GDHN cho HS.Chỉ sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống, lấy giáo viên làm trung tâm, truyền đạt kiến thức về ngành nghề đến học sinh. Việc lồng ghép công tác GDHN ở các môn học chỉ nói rất sơ sài, chưa chú trọng. Điều này làm cho HS mất định hướng trong việc xác định nghề nghiệp cho bản thân. 
 Giáo viên còn nặng về kiến thức ít quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp ; hoặc có quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa có kế hoạch và nội dung bài bản, nội dung lồng ghép thô cứng, áp đặt, và nặng về hình thức, còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp thích hợp.
2.2.1. Đối với học sinh
 Trường THPT 4 Thọ Xuân chúng tôi đóng ở xã Thọ Lập – một xã phiá Tây của huyện Thọ Xuân. Địa hình bán sơn địa, bằng phẳng, đất phù sa với Sông Chu chảy qua là cơ sở cho việc trồng lúa và trồng màu trên địa bàn xã. Lao động chủ yếu là thuần nông. Ngoài ra có thêm nghề làm mộc, song không mấy HS hứng thú với nghề truyền thống của quê hương. 
 Điểm mạnh của học sinh trường THPT 4 Thọ Xuân là chuyên cần, ngoan ngoãn, sức khỏe tốt, có sức bật tốt ở các môn học xã hội, song cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến “nguồn lao động tương lai”. Nhiều phụ huynh, học sinh có quan niệm học phổ thông xong “Học tiếp làm gì, có xin được việc đâu, học đại học ra đang làm công nhân ầm ầm kia kìa”. Hàng năm, 3/4 số học sinh chỉ dừng lại ở xét tốt nghiệp phổ thông, rồi đi làm. Nhưng “làm gì” lại cả là một vấn đề, khi mà các em không có trình độ, hiểu biết về nghề. Điều này không phù hợp với đất nước đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, cần rất nhiều thợ có trình độ tay nghề cao. Dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ngày càng gia tăng, nếu có công việc cũng không ổn định, nay làm mai nghỉ bởi không phù hợp với sở thích, nguyện vọng. 
2.3. Các giải pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1. Xác định nội dung hướng nghiệp cần đạt ở học sinh sau khi GDHN
 Để đạt hiệu quả cao, tôi đã xác định nội dung hướng nghiệp cần đạt được sau khi GDHN cho HS đó là giúp HS:
- Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp: nội dung này cung cấp cho học sinh những thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo. bao gồm những thông tin sau:
+ Thông tin về ngành, nhóm nghề và nghề cụ thể.
+ Thông tin về cơ sở đào tạo..
+Thông tin về nghề nghiệp và cơ ở đào tạo mà bản thân thích.
- Tìm hiểu thông tin và định hướng phát triển kinh tế - xã hội, về thị trường lao dộng ở địa phương, cả nước và xa hơn nữa là trong khu vực, của thế giới. Những thông tin đó giúp học sinh tiếp cận dần với hệ thống về đào tạo nhân lực, việc làm và giúp các em quen dần với những tính chất, quy luật của thị trường lao động. Ngoài ra, HS còn cần thấy được đòi hỏi mới về nhân lực phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các thông tin gồm:
+ Thông tin về phương hướng phát triển kinh tế xã hội.
+ Thông tin về thị trường lao động.
 Từ việc xác định được nội dung GDHN cụ thể như vậy, khi lồng ghép vào nội dung môn học không bị lan man,không bị gượng ép. 
2.3.2. Các địa chỉ GDHN trong chương trình Địa lí 12
TT
Tên bài Địa lí lớp 12
Kiến thức có khả năng GDHN
Nội dung GDHN
1
Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội của đất nước, xu thế hội nhập.
HS Qua việc thấy được bức tranh tổng thể về sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Qua đó HS có thêm nhiều kiến thức về xu hướng nghề nghiệp và hoạch định nghề nghiệp tương lai của mình.
2
Địa lí tự nhiên
Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, đặc điểmchung của tự nhiên Việt Nam, và những tác động tích cực, tiêu cực đến kinh tế - xã hội. Ý thức đúng đắn trong việc sử dụng tài nguyên đất nước
- Từ các kiến thức địa lí, khai thác các kiến thức về nghề nghiệp cho HS,để các em hiểu được điều kiện phát triển các nghề, từ đó biết và hiểu các ngành kinh tế nào thuận lợi để phát triển, địa phương mình có thuận lợi để phát triển ngành nào.
- Đồng thời cũng biết được tình cảm, sở thích của mình đối với tự nhiên, đối với các lĩnh vực kinh tế thuận lợi hay không thuận lợi để phát triển. 
- HS Hiểu được gốc rễ sự phát triển của từng ngành qua các điều kiện để phát triển ngành. Đây cũng là giai đoạn giúp các em định hướng nghề nghiệp, tìm hiểu bản thân.
3
Lao động và việc làm
- Đặc điểm nguồn lao động và cơ cấu lao động ở Việt Nam
- Tình trạng việc làm ở Việt Nam.
- Thông qua đặc điểm nguồn lao động nước ta, HS biết được nguồn lao động tương lai cần những kỹ năng gì, cần chuẩn bị những gì để hội nhập với quá trình CNH – HĐH đất nước.
- Từ thực tế vấn đề việc làm, HS tìm hiểu thông tin về các ngành nghề và ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn ngành nghề của mình để phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội.
4
Vấn đề phát triển nông nghiệp
Đặc điểm chính của nền nông nghệp nước ta và xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
GDHN cho HS thông qua quá trình các em tìm hiểu về các ngành nghề về nông nghiệp nước ta.
5
Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và lâm nghiệp. 
GDHN cho HS thông qua quá trình các em tìm hiểu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp.
6
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần, theo lãnh thổ.
- Tình hình phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- GDHN cho HS thông qua quá trình các em tìm hiểu về các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp.
- HS thấy được trong quá trình CNH – HĐH hiện nay chúng ta cần đội ngũ lao động có trình độ trong các ngành nghề ở mức nào, hiểu được xu thế phát triển nghề, làm quen với một số ngành chủ đạo của nền kinh tế, từ đó các em có các định hướng nghề nghiệp đúng đắn hơn.
7
Ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Đặc điểm giao thông vận tải, thông tin liên lạc nước ta.
GDHN cho HS thông qua quá trình các em tìm hiểu về các ngành nghề về giao thông vận tải, thông tin liên lạc. Để tham gia các ngành thuộc lĩnh vực này, các em cần trang bị những kiên thức và kĩ năng nào
8
Vấn đề phát triển thương mại và du lịch
- Tình hình phát triển, sự thay đổi trong cơ cấu nội thương, ngoại thương nước ta.
- Các tài nguyên du lịch nước ta, tình hình phát triển và phân bố du lịch.
GDHN cho HS thông qua quá trình các em tìm hiểu về các ngành nghề thương mại và du lịch.
9
Địa lí các vùng kinh tế
Thế mạnh và hạn chế của điều kiện tự nhiên, dân cư, cơ sở vật chất kĩ thuật từng vùng kinh tế, chính sách phát triển từng vùng.
HS từ việc nhận thức về điều kiện phát triển, xu thế phát triển của vùng mà địa phương các em trực thuộc, các em thấy được vai trò, giá trị của lao động trong mọi ngành nghề và xác định được tiềm năng phát triển của quê hương, định hướng lao động trong tương lai, nhiệm vụ và vinh dự khi làm nghề mình lựa chọn.
10
Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố
Kiến thức tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương.
Phần này giúp HS có cái nhìn và khả năng dánh giá toàn diện nhu cầu lao động của hiện trạng kinh tế, cũng như nhu cầu lao động của địa phương. 
- Đặc biệt một phần yêu cầu của bài là viết báo cáo theo chủ đề. Như vậy nếu GV biết cách khai thác theo hướng GDHN có thể giúp các em gắn với mục tiêu, đường lối kinh tế của Đảng và nhà nước, thực tế phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Không chỉ giúp các em có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng mà còn giúp các em biết điều chỉnh tự giác, nguyện vọng theo yêu cầu của xã hội, nhiệt huyết với công việc để có năng suất lao động tốt nhất.
2.3.3. Các biện pháp lồng ghép GDHN có hiệu quả trong chương trình Địa lí 12 THPT 
 Để việc lồng ghép GDHN trong môn Địa lí 12 không biến giờ học Địa lí thành giờ học GDHN, đảm bảo đúng mục tiêu, kiến thức, kĩ năng thái độ, nhưng vẫn góp phần nâng cao hiệu quả GDHN cho HS THPT thì khi lồng ghép GDHN trong dạy học Địa lí 12 THPT cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 
- Đảm bảo tính mục tiêu.
- Đảm bảo tính hệ thống.
- Đảm bảo tính thực tiễn. 
- Mức độ lồng ghép: toàn phần, bộ phận, liên hệ.
 Vận dụng kiến thức vào thực tế giảng dạy, tôi xin được nêu ra một số phương pháp phù hợp để việc lồng ghép nội dung GDHN vào dạy học Địa lí 12 đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3.3.1. Phương pháp báo cáo	
 HS dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thu thập, phân tích, tổng hợp tư liệu về các nghề nghiệp để trình bày thành báo cáo dưới nhiều dạng như một bài viết, bộ sưu tập ảnh sắp xếp theo hệ thống kèm theo thuyết minh, sau đó thuyết trình trước nhóm hoặc toàn lớp. 
Ví dụ: Sau khi học xong bài 17 – Lao động và việc làm, tôi yêu cầu HS viết một báo cáo ngắn về thế mạnh - hạn chế của nguồn lao động và tình trạng việc làm ở địa phương nơi em sinh sống, từ đó nêu các định hướng lựa chọn nghề nghiệp của mình trong tương lai.
 Hay khi dạy bài 44 - Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố. Giáo viên hướng dẫn một nhóm học sinh hoặc từng cá nhân học sinh thu thập bài viết, số liệu, hình ảnh về các ngành nghề chính vàcơ hội phát triển ở địa phương trong một khoảng thời gian nhất định để các em viết thành báo cáo. 
Như vậy các em có thể tự xâm nhập thực tế trở thành các “phóng viên”, nâng cao vốn hiểu biết về ngành nghề ở địa phương mà không cần phải nghe ai nói, ai kể. Từ đó vừa truyền bá, lý giải lôi cuốn mọi người quan tâm đến công tác hướng nghiệp, ý thức được trách nhiệm của mình trong việc là chủ nhân tương lai đất nước.
2.3.3.2. Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực
Các phương tiện trực quan như tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, mô hình, cùng các thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy vi tính, băng video... có tác dụng rất lớn trong dạy học giáo dục hướng nghiệp, hình thành được biểu tượng về nghề nghiệp cho HS. . 
 	Ví dụ: Khi dạy bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_long_ghep_giao_duc_huong_nghiep_co_hie.docx