SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phụ đạo học sinh yếu kém môn văn lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX thành phố Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phụ đạo học sinh yếu kém môn văn lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX thành phố Thanh Hoá

Văn học đến với mỗi người rất tự nhiên bỡi lẽ từ khi còn nằm trong nôi ai cũng nghe được những câu hát ru của bà của mẹ, văn học trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam.Vì vậy môn văn có chức năng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Như vậy, mục tiêu bao quát và cao nhất của môn văn là góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh, một nhân cách cân đối toàn vẹn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, nhân văn và thẩm mỹ, có hiểu biết và có kỹ năng hành động đáp ứng nhu cầu do thực tế cuộc sống đòi hỏi.

 Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về “ Đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của người học để phát huy khả năng tự học của họ. Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ

lệ học sinh yếu kém.

 

doc 18 trang thuychi01 10596
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phụ đạo học sinh yếu kém môn văn lớp 12 ở trung tâm GDNN - GDTX thành phố Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDNN-GDTX THÀNH PHỐ THANH HÓA
-----š›&š›-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM MÔN VĂN LỚP 12 Ở TRUNG TÂM GDNN - GDTX THÀNH PHỐ THANH HOÁ
Người thực hiện: Lê Thị Liên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Trang
A. Mở đầu ....3
I. Lí do chọn đề tài.....3
II. Mục đích nghiên cứu....4
III. Đối tượng nghiên cứu..4
IV. Phương pháp nghiên cứu.4
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm .......... ...5
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.......5
II.Thực trạng và nguyên nhân của việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 12 ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..............................5
III. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn lớp 12 ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa................................................................................................... 8 
IV. Kết quả đạt được:............................................14
C. Kết luận, kiến nghị ...15
3.1. Kết luận....15
3.2. Kiến nghị..15
Tài liệu tham khảo...17
Danh mục sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng sáng kiến kinh nghiệm ngành giáo dục và đào tạo tỉnh và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở lên............18
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
 Văn học đến với mỗi người rất tự nhiên bỡi lẽ từ khi còn nằm trong nôi ai cũng nghe được những câu hát ru của bà của mẹ, văn học trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam.Vì vậy môn văn có chức năng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Như vậy, mục tiêu bao quát và cao nhất của môn văn là góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho học sinh, một nhân cách cân đối toàn vẹn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, nhân văn và thẩm mỹ, có hiểu biết và có kỹ năng hành động đáp ứng nhu cầu do thực tế cuộc sống đòi hỏi.
  Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém là mục tiêu cơ bản hàng đầu, là mối quan tâm lớn đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về “ Đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ đó cần phải tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức của người học để phát huy khả năng tự học của họ. Có thể nói, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay đang được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Muốn vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ 
lệ học sinh yếu kém. 
 	Hằng năm, qua các kỳ thi môn văn của các Trung Tâm GDNN - GDTX cũng có đạt được những thành công đáng kể. Song đáng tiếc là số học sinh đạt điểm cao môn văn lại chưa nhiều. Là một giáo viên được công tác và giảng dạy tai Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hoá, tiếp cận với đối tượng học sinh bổ túc trung học phổ thông – các em không đủ điều kiện vào các trường THPT trên địa bàn thành phố. Điều đó cũng đồng nghĩa với tỷ lệ học sinh yếu kém về văn hoá cao hơn so với các trường THPT. Với số lượng khoảng hơn 200 học sinh, chất lượng đầu vào kém, các em chưa có động cơ học tập, lười học, chán học,... 
 Qua thực tế bản thân và đồng nghiệp trong những năm qua, tôi đã đúc rút được : “ Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 12 ở Trung tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hoá ” với mong muốn các em học văn thật, thi văn thật và ngày càng yêu thích văn chương.
II.Mục đích nghiên cứu 
Mỗi người thầy đều luôn muốn học hỏi nâng cao, luôn tìm cách dạy tốt nhất truyền đạt những cái đúng, cái hay, cái đẹp, cái cần thiết đối với các em. Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn, để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà là của toàn xã hội. Bản thân tôi luôn nỗ lực cố gắng trong mọi công việc, tôi là giáo viên giảng dạy môn ngữ văn cho học sinh các khối lớp nhất là những học sinh học yếu kém, tôi giúp các em tự tin hơn trong việc học của mình giúp các em yêu thích môn văn, hiểu được giá trị đích thực của văn học, biết yêu quý gia đình, yêu quê hương đất nước. đó là nền tảng đê các em tiến lên xây dựng dất nước.
III. Đối tượng nghiên cứu
 Những biện pháp trên có thể áp dụng cho vào việc dạy và phụ đạo cho học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 12 ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa . 
IV. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu về giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn : Quá trình chuẩn bị bài, quá trình lên lớp, tìm hiểu đối tượng học sinh, tiến hành dạy học theo giáo án đã xây dựng, khảo sát, phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh- đánh giá nhằm đưa ra một số biện pháp giảm tỷ lệ học sinh yếu kém môn Ngữ văn khối 12 ở Trung Tâm GDTX Thành Phố Thanh Hóa .
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: 
 Môn văn có chức năng quan trọng, có vai trò đặc biệt trong giáo dục mục đích, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh. Trước đây các môn văn- sử- địa (khối C) được các em chọn khá nhiều để các em thi đại học cũng vì vậy số học sinh học văn nhiều hơn. Hiện nay, các trường phổ thông đang chuyển biến theo hướng gắn giáo dục với mục tiêu kinh tế - xã hội, do đó học sinh chỉ chú trọng học các môn thuộc khối A,B và D. 
 Chính vì động cơ học tập lệch lạc, mờ nhạt dẫn đến kết quả học tập còn yếu kém. Trong các giờ học môn ngữ văn chỉ một số học sinh chăm chú học bài, còn một số học sinh khác rất mơ hồ, điều này không chỉ ở học sinh khối 10 ,11 mà ngay cả học sinh khối 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp cũng chưa chú trọng đến giờ học môn văn. Các em viết những câu văn mơ hồ, sử dụng từ không đúng nghĩa hoặc không đúng văn cảnh, thậm chí có em còn viết sai tên tác giả, tên nhân vật,...
 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bản thân không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn mà còn cần nắm bắt tâm lí học sinh, quan tâm giúp đỡ với từng đối tượng cụ thể, kịp thời uốn nắn động viên , khích lệ, dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém môn văn để các em thấy được tầm quan trọng của môn văn trong nhà trường, từ đó các em thích học văn, yêu văn chương và không chỉ đạt kết quả tốt tại trường mà còn có thể tham gia các kì thi đạt kết quả cao.
 II. Thực trạng và nguyên nhân của việc dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn lớp 12 ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa .
 1.Thực trạng: 
 Trong những năm qua toàn thể đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Với sự cố gắng đó chúng tôi đã đạt được một số kết quả nhất định: tỷ lệ học sinh khá, giỏi tăng lên; học sinh đạt các giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh; học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ học sinh có kết quả học lực yếu, kém trong số những học sinh yếu kém đó có cả học sinh khối 12. Đó là một thực trạng đáng buồn đối với nhà trường nói chung và giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng.
 Trong học tập là thế, nhưng các em lại rất hiếu động và dễ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động mới lạ. Chính vì thế mà các em dễ bị sa vào các trò game... Khi bàn luận về vấn đề phim ảnh, những vấn đề vui chơi của giới trẻ thì các em lại rất hào hứng và ngôn ngữ sử dụng phần nhiều là tiếng lóng, từ ngữ sử dụng không đúng chính tả mà là ngôn ngữ của “chat” trên mạng như: “pít rùi” (biết rồi); “h’ nèy” (giờ này); “cug” (cũng); “lun” (luôn); “zậy” (vậy); “bùn wá” (buồn quá); “phẽ ko” (khỏe không)
Như vậy, chúng ta thấy học sinh còn mắc rất nhiều lỗi khi viết văn, cảm thụ tác phẩm chưa tốt, chưa hiểu hết được ý tưởng của tác giả,... không hào hứng học tập .Vậy để có được kết quả tốt trong các kì thi môn văn cần có sự quan tâm, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường; giữa giáo viên và học sinh
 Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn lớp 12 bản thân tôi thật sự trăn trở và suy nghĩ phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm hiểu một số nguyên nhân khiến học sinh học tập còn yếu kém.
2. Nguyên nhân : 
 Từ thực trạng của vấn đề bản thân tôi nghĩ rằng nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu, kém môn Ngữ văn khối 12 có rất nhiều nhưng ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu nhất: 
2.1. Nguyên nhân từ phía gia đình:
 Gia đình có vai trò quan trọng đối với con cái, do thiếu sự quan tâm và giáo dục của các bậc phụ huynh ; cũng có nhiều gia đình có hoàn cảnh éo le, bố mẹ chia tay hoặc bố mất, mẹ mất,...các em sao nhãng việc học tập. Bên cạnh đó cũng có phụ huynh và học sinh cho rằng môn văn "dễ" nên không chú ý học. Có phụ huynh rất quan tâm, lo lắng đầu tư cho con mình , cũng có những phụ huynh không quan tâm thậm chí không biết con em mình học thế nào...
 2.2. Nguyên nhân từ phía người thầy:
 Tất cả giáo viên dạy học phụ đạo đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu . Giáo viên dạy phụ đạo vẫn phải hoàn tất công tác giảng dạy như mọi giáo viên, đôi khi còn kiêm nhiệm nhiều công tác khácnên không có điều kiện đầu tư thời gian, trí lực cho việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh. Thêm vào đó, thời gian tập trung dạy phụ đạo cũng không nhiều .Các giáo viên ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố chúng tôi tham gia dạy học, dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém còn gặp rất nhiều khó khăn 
2.3. Nguyên nhân từ phía học sinh:
 Đối tượng học sinh của Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa thường tiếp thu chậm, hiểu nội dung mơ hồ, khả năng cảm thụ một tác phẩm văn chương chưa tốt,...
* Ý thức học tập chưa tốt
Ý thức tự giác học tập ở các em chưa cao, không coi trọng các môn xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Do các em chưa nhận thức được môn Ngữ văn là môn học làm cơ sở để hỗ trợ cho nhiều môn học khác và bồi đắp nhân cách tâm hồn cho con người nên còn xem nhẹ, coi thường và nghĩ rằng đó là môn học không quan trọng, không cần đầu tư nhiều thời gian vì nó là môn học không khó chỉ cần học thuộc bài và đọc một số tài liệu tham khảo là đủ. Ở nhà các em không chuẩn bị bài tốt, không đọc trước văn bản, đến lớp không chú ý nghe giáo viên giảng bài, không ghi bài đầy đủ nên không tiếp thu được kiến thức bài mới.
Một số em bị hổng kiến thức từ những lớp dưới, năng lực học tập yếu, kém nên càng tỏ ra chán nản trong việc học tập, đến lớp không nắm bắt được nội dung bài mới, ngày càng lơ là bỏ bê việc học dẫn đến yếu, kém trong các kì thi
* Phương pháp học tập không phù hợp
Đa số học sinh đều nghĩ rằng học Văn không khó, không cần phải tư duy như những môn khoa học tự nhiên khác nên các em chọn cách học thuộc bài một cách máy móc như “học vẹt” học xong chẳng nhớ được gì, chẳng biết nội dung tác phẩm đó bàn đến vấn đề gì nên không có khả năng phân tích và cảm thụ tốt văn bản, không nắm chắc được phương pháp làm bài cho từng dạng bài cụ thể.
2.4. Một số nguyên nhân khác
Xã hội phát triển nên ngày càng có nhiều phương tiện giải trí hấp dẫn hơn khiến học sinh ít hứng thú với việc tiếp cận sách vở đặc biệt là đọc tác phẩm văn học để phục vụ tốt cho việc học tập môn Ngữ văn trong nhà trường.
Do xu thế chọn ngành nghề nên học sinh khối 12 không hứng thú với môn Ngữ văn vì đa số các em chỉ thi khối A, B mà không thi khối C, D vì vậy thái độ học lệch rất rõ. Điều đó làm cho tiết dạy Ngữ văn kém hiệu quả.
Do chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay hay nhưng rất khó với phần lớn học sinh. Chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung và lớp 12 nói riêng lượng kiến thức còn nặng so với tiết phân phối chương trình điều này cũng gây ức chế tâm lí về thời gian đối với giáo viên và học sinh. Mặt khác các em còn học nhiều môn, nhiều buổi nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng môn Ngữ văn
 Thực trạng học sinh không học văn, không hiểu văn có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả dạy học văn hiện nay. Nhưng nguyên nhân cơ bản là do các em học sinh không đọc tác phẩm, không chú ý nghe giảng, không hiểu nghĩa của từ,kết quả là các em học yếu kém môn văn. Trong quá trình giảng dạy với mong muốn tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn văn tôi luôn học hỏi , tìm tòi biện pháp , cách thức dạy văn đạt hiệu quả . Vì vậy tôi chọn đề tài " Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa" giúp học sinh dễ hiểu và say mê học văn đạt hiệu quả cao nhất.
III. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy phụ đạo học sinh yếu, kém môn Ngữ văn lớp 12 ở Trung Tâm GDNN - GDTX Thành Phố Thanh Hóa.
 1. Xác định đối tượng
Là học sinh lớp 12 dù đã xác định chọn khối thi và bắt đầu có xu hướng học lệch nhưng các em phải thấy được tầm quan trọng của môn Ngữ văn không chỉ là học kiến thức mà còn học làm người vì vậy mỗi học sinh phải thật sự yêu thích môn Ngữ văn không được xem nhẹ.
Mỗi học sinh nhất là học sinh yếu, kém phải chịu khó đọc nhiều sách báo để nâng cao năng lực đọc văn, cảm thụ văn bản và khả năng nói viết lưu loát, rõ ràng, đúng chuẩn.
Phải tích cực tìm hiểu, tham khảo các tài liệu liên quan đến môn Ngữ văn, tham gia các hoạt động ngoại khóa do tổ chuyên môn tổ chức để nâng cao hứng thú và niềm yêu thích đối với môn Ngữ văn
Một số em còn hạn chế khả năng phân tích, cảm thụ, diễn đạt lưu loát cũng như nói viết đúng chuẩn đòi hỏi học sinh phải đọc bài nhiều lần trước khi phân tích văn bản. Vì vậy khả năng tiếp thu bài không tốt dẫn đến hậu quả không hiểu bài , làm bài thi chỉ suy diễn không đúng nội dung bài học và phải nhận điểm yếu kém môn Ngữ văn.
 Học sinh yếu kém lớp 12 là những học sinh tiếp thu bài chậm, ý thức học tập kém, ham chơi, hổng kiến thức nên nội dung công việc lại càng khó khăn hơn.
Sau khi tìm hiểu và có sự phân loại học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu, kém và chú ý nhiều hơn đến học sinh yếu kém. Từ đó xác định đối tượng học sinh tìm hiểu nguyên nhân xem do đâu mà các em yếu, kém để có phương pháp dạy phụ đạo thích hợp giúp các em tiến bộ.
2.  Dạy phụ đạo học sinh yếu, kém môn văn lớp 12:
    a. Xây dựng kế hoạch 
 Trung Tâm GDNN- GDTX Thành Phố Thanh Hóa với số lương học sinh ít ỏi ,học sinh học giỏi văn là hiếm chỉ là những em học khá, trung bình và cả yếu kém. Sau khi đã xác định được đối tượng học sinh học yếu kém môn văn ,tôi xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo (Bao gồm cung cấp kiến thức,ôn luyện đề, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng).  Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh.
     b. Các bước rèn luyện kỹ năng làm văn
           * Lựa chọn hướng ra đề  
            Tôi luôn ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên . Đề đúng và hay sẽ kích thích hứng thú làm bài của học sinh, giúp người thầy nắm được điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh. Từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh, mà còn giảm thiểu tính độc lập sáng tạo không gây được hứng thú học văn. Và hậu quả của nó là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa.
       Một là, tăng cường các đề thi gắn với thực tiễn đời sống (nghị luận xã hội). Có thể ra đề về những vấn đề gần gũi với học sinh, thanh niên đó là những vấn đề về lý tưởng, đạo đức, lối sống những vấn đề mang tính thiết yếu, cập nhật của xã hội, đất nước, như về việc học tập, về đọc sách, giải trí, về văn hóa, thiên nhiên, môi trường v.v
       Hai là, với loại đề nghị luận văn học, cần coi trọng đánh giá năng lực vận dụng chứ không phải là khả năng nhớ và thuộc bài. Vì thế, ngoài những văn bản đã được giảng kỹ trong chương trình, đề có thể đưa ra những văn bản mới để thí sinh thể hiện năng lực đọc hiểu của mình bằng cách vận dụng các tri thức ngữ văn đã được tích lũy trong cả quá trình học phổ thông cùng với các kỹ năng cần thiết đã được hình thành và rèn luyện qua việc đọc hiểu nhiều văn bản trong sách giáo khoa...  
Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tôi đã hình thành một số dạng đề cơ bản sau: 
 * Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học 
      Mục đích của dạng đề này là nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ, đọc hiểu
          Chẳng hạn: 
            Đề :  Cảm nhận của anh (chị) về một bài thơ yêu thích?
 Qua dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức cơ bản của học sinh về tác phẩm, như hệ thống chi tiết, hình ảnh; hiểu khái quát giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm; năng lực chọn lựa và cảm thụ tác phẩm trên nhiều cấp độ: chỉnh thể tác phẩm - hình tượng - chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ
 Tuy nhiên, không nên chỉ giới hạn trong những tác phẩm đã có trong sách giáo khoa. Làm như vậy học sinh rất khó thể hiện năng lực thật sự của mình. Cần mạnh dạn đưa thêm những đoạn thơ, đoạn văn trong phần đọc thêm hoặc chưa có trong sách giáo khoa. Cố nhiên, với những bài chưa có trong sách giáo khoa, cần cung cấp văn bản và chỉ nên đưa ra một đoạn ngắn, yêu cầu người làm bài phải suy nghĩ, vận dụng tổng hợp tri thức và năng lực tư duy.  
 * Đề kiểm tra kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ tác phẩm 
Dạng đề này yêu cầu học sinh phải bao quát được những vấn đề cơ bản của lí luận văn học và soi sáng nó vào những tác phẩm văn học cụ thể.
Chẳng hạn:
 Đề 1: Anh chị hiểu như thế nào về lời nói của cổ nhân “thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.
Hãy chọn và phân tích một bài thơ mà anh chị tâm đắc nhất trong chương trình phổ thông để làm sáng tỏ ý kiến trên.
          Đề 2: Bàn về thơ, R.Tagore viết: "Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong".Ý kiến anh chị?
 Đề 3: Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: "Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn mới, tình cảm mới, về những việc, những điều mà ai cũng biết cả rồi" (Nhà văn nói về tác phẩm - NxbVH, 1998, tr. 260).
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học mà anh (chị) cho là lớn.
 Đề 4:  Trong tác phẩm Đaghextan của tôi, Raxun Gamzatốp viết: "Bài ca là sứ giả của nỗi buồn hay của niềm vui sướng. Bài ca là tấm chứng minh thư của lòng trung thực và lòng dũng cảm, của ý nghĩ và việc làm".
                                      (Quyển II, Nxb Cầu Vồng,  1984, tr. 187)
Với ý nghĩa "bài ca" là những tác phẩm thơ ca, anh (chị) hãy bình luận về ý kiến trên.
          Với dạng đề này có thể kiểm tra được kiến thức của học sinh về những vấn đề lí luận văn học cơ bản, như: đặc trưng văn học, đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật, bản chất của lao động nghệ thuật, giá trị và chức năng của văn học, vai trò của văn học đối với đời  sống v.v đồng thời củng cố kiến thức cơ bản về tác phẩm văn học, gắn lí luận văn học với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Qua lí luận văn học, học sinh có căn cứ khoa học để hiểu sâu hơn tác phẩm. Và ngược lại, qua tác phẩm, học sinh hiểu và biết khái quát những vấn đề lí luận văn học cơ bản.
  * Đề rèn luyện kỹ năng so sánh văn học 
 Đề ra dạng này là dạng đề khó, nhưng học sinh dễ có cơ hội để phát huy năng khiếu . Nó đòi hỏi học sinh vừa nắm được những vấn đề cụ thể, chi tiết, vừa biết khái quát tổng hợp và lý giải vấn đề. Có thể so sánh tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng trong một giai đoạn văn học, của một tác giả hoặc của nhiều tác giả trong những giai đoạn văn học khác nhau.
Chẳng hạn:
 Đề 1: Hình tượng người lính qua hai bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng.
 Đề 2: Những tương đồng và khác biệt trong cách cảm nhận và thể hiện số phận người nông dân nghèo qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Vợ nhặt (Kim Lân).
 * Đề văn nghị luận xã hội
 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_phu.doc