SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng nhận biết tốt ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh tại trường mầm non thị trấn Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng nhận biết tốt ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh tại trường mầm non thị trấn Nga Sơn

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là là chủ nhân tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh phải có những con người có đủ sức, đủ tài, Để trẻ có một tương lai tươi sáng thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Trong đó giáo dục mầm non là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình đào tạo nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập thế giới. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới.

Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển nhận thức luôn luôn là một trong những hoạt động được quan tâm chú ý. Đồng thời, nó là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Vì vậy, phát triển nhận thức cho trẻ tuổi mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách và năm mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đối với trẻ lứa tuổi 25 – 36 tháng là độ tuổi chuyển sang bước ngoặt tâm lý của trẻ lên ba. Do đó, trẻ rất thích được tiếp xúc, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, những màu sắc bắt mắt, những sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh luôn hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích trẻ. Hoạt động nhận biết có vai trò đặc biệt trong việc phát triển nhận thức cho trẻ tuổi mầm non nhất là đối với trẻ 25 – 36 tháng tuổi. Bởi vì, thông qua hoạt động nhận biết trẻ được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh trẻ rất phong phú, đa dạng. Giúp trẻ thể hiện rất rõ sự hiểu biết và khám phá thế giới xung quang bằng giác các quan của trẻ. Nhận biết về màu sắc là một trong những bước khởi đầu quan trọng cho trẻ khi cảm nhận về cái đẹp. Vì mọi sự vật hiện tượng đều có màu sắc. Mỗi một sự vật hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Khi mới sinh ra trẻ đã có những phản ứng thích thú, hớn hở với những sự vật có màu đỏ, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng tuổi trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh. Việc giúp trẻ nhận biết tốt 3 màu cơ bản còn là bước đầu giúp trẻ phát triển nhận thức và thẩm mĩ. Là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt nhiều màu sắc khác nhau ở các độ tuổi tiếp theo. Chính vì vậy, việc giúp trẻ 25 -36 tháng tuổi biết nhận biết 3 màu đỏ, vàng, xanh rất quan trọng và cần thiết. Là người giáo viên mầm non được phân công phụ trách nhóm 25 - 36 tháng tuổi, tôi mong muốn được nghiên cứu vấn đề này với mong muốn bản thân có nhiều kinh nghiệm mở rộng vốn hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc. Từ đó tôi có thêm những hiểu biết mới, sinh động phong phú, đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động nhận biết màu sắc cho trẻ nhà trẻ đạt kết quả cao hơn. Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 25- 36 tháng nhận biết tốt ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh tại trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.

 

doc 25 trang thuychi01 24335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 25 - 36 tháng nhận biết tốt ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh tại trường mầm non thị trấn Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 25 - 36 THÁNG NHẬN BIẾT TỐT BA MÀU CƠ BẢN ĐỎ, VÀNG, XANH TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN NGA SƠN
 Người thực hiện: Hà Thị Thao
 Chức vụ: Giáo Viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Thị Trấn
 SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
TT
NỘ DUNG
Trang
1
MỤC LỤC.
2
1. MỞ ĐẦU.
1
3
1.1. Lí do chọn đề tài.
1
4
1.2 Mục đích nghiên cứu.
2
5
1:3. Đối tượng nghiên cứu.
2
6
1.4 . Phương pháp nghiên cứu.
2
7
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2
8
2.1. Cơ sở lý luận.
2
9
2.2. Thực trạng của vấn đề.
3
10
 * Thuận lợi.
3
11
 * Khó khăn:
4
12
* Kết quả thực trạng
4
13
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
4
14
Giải pháp 1. Quan sát, đánh giá mức độ nhận biết màu sắc của trẻ ở nhóm lớp.
4
15
Giải pháp 2. Dạy trẻ nhận biết ba màu: Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động chơi tập có chủ định.
5
16
 Giải pháp3. Dạy trẻ nhận biết ba màu: Xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động khác và mọi lúc mọi nơi.
10
17
Giải pháp 4. Tạo môi trường giúp trẻ nhận biết tốt màu xanh, đỏ, vàng
11
18
Giải pháp5. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ nhận biết tốt 3 màu xanh, đỏ, vàng.
12
19
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
20
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
13
21
3.1. Kết luận.
13
22
3.2. Kiến nghị.
14
23
Tài liệu tham khảo.
16
24
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội đồng đánh giá xếp loại
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”
Thật vậy, trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là là chủ nhân tương lai của đất nước. Một đất nước muốn phát triển vững mạnh phải có những con người có đủ sức, đủ tài, Để trẻ có một tương lai tươi sáng thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại và toàn diện về mọi mặt. Trong đó giáo dục mầm non là khâu đầu tiên quan trọng của quá trình đào tạo nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập thế giới. Mục tiêu chung là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ bước phát triển sau này, sống và làm việc phù hợp với xã hội mới. 
Trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phát triển nhận thức luôn luôn là một trong những hoạt động được quan tâm chú ý. Đồng thời, nó là một trong những tiêu chí quan trọng cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Vì vậy, phát triển nhận thức cho trẻ tuổi mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách và năm mặt giáo dục đức, trí, thể, mỹ và lao động. Đối với trẻ lứa tuổi 25 – 36 tháng là độ tuổi chuyển sang bước ngoặt tâm lý của trẻ lên ba. Do đó, trẻ rất thích được tiếp xúc, tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, những màu sắc bắt mắt, những sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh luôn hấp dẫn, lôi cuốn và kích thích trẻ. Hoạt động nhận biết có vai trò đặc biệt trong việc phát triển nhận thức cho trẻ tuổi mầm non nhất là đối với trẻ 25 – 36 tháng tuổi. Bởi vì, thông qua hoạt động nhận biết trẻ được tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh trẻ rất phong phú, đa dạng. Giúp trẻ thể hiện rất rõ sự hiểu biết và khám phá thế giới xung quang bằng giác các quan của trẻ. Nhận biết về màu sắc là một trong những bước khởi đầu quan trọng cho trẻ khi cảm nhận về cái đẹp. Vì mọi sự vật hiện tượng đều có màu sắc. Mỗi một sự vật hiện tượng đều mang một màu sắc riêng biệt phong phú và đa dạng. Khi mới sinh ra trẻ đã có những phản ứng thích thú, hớn hở với những sự vật có màu đỏ, nhưng càng lớn trẻ càng nhận ra nhiều màu sắc hơn. Đối với lứa tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng tuổi trẻ chỉ có thể nhận biết, phân biệt được 3 màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh. Việc giúp trẻ nhận biết tốt 3 màu cơ bản còn là bước đầu giúp trẻ phát triển nhận thức và thẩm mĩ. Là nền tảng vững chắc để sau này trẻ sẽ nhận biết, phân biệt nhiều màu sắc khác nhau ở các độ tuổi tiếp theo. Chính vì vậy, việc giúp trẻ 25 -36 tháng tuổi biết nhận biết 3 màu đỏ, vàng, xanh rất quan trọng và cần thiết. Là người giáo viên mầm non được phân công phụ trách nhóm 25 - 36 tháng tuổi, tôi mong muốn được nghiên cứu vấn đề này với mong muốn bản thân có nhiều kinh nghiệm mở rộng vốn hiểu biết và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc. Từ đó tôi có thêm những hiểu biết mới, sinh động phong phú, đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động nhận biết màu sắc cho trẻ nhà trẻ đạt kết quả cao hơn. Với những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 25- 36 tháng nhận biết tốt ba màu cơ bản đỏ, vàng, xanh tại trường mầm non Thị Trấn Nga Sơn” để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Dựa vào đề tài đã chọn qua đó tiến hành phân tích, đánh giá những mặt đạt được và hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp tốt nhất để áp dụng vào thực tế dạy trẻ 25 – 36 tháng nhận biết tốt 3 màu đỏ, vàng, xanh tại trường mầm non Thị Trấn - huyện Nga Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 25- 36 tháng nhận biết tốt 3 màu xanh, đỏ, vàng tại trường mầm non Thị Trấn - huyện Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Qua tài liệu chuyên đề, sách, tập san....
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, khảo sát, thực nghiệm thống kê.
- Phương pháp xử lý thông tin: Phân tích, đánh giá và so sánh.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1. Cơ sở lý luận 
 Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mỗi độ tuổi phát triển có những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo tâm, sinh lý lứa tuổi. Do đó, trẻ em cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt. Ở mỗi độ tuổi trẻ đều có nhận thức khác nhau so với thế giới bên ngoài. Trẻ nhỏ có chương trình học phù hợp với tuổi, trẻ càng lớn kiến thức của trẻ càng được nâng cao hơn. 
Trẻ 25-36 tháng tuổi là giai đoạn có tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh trong đó có sự phát triển các giác quan, yếu tố quan trọng để trẻ nhận thức thế giới xung quanh. Với đặc điểm tư duy của trẻ 25 - 36 tháng là tư duy trực quan hành động, trẻ khám phá thế giới xung quanh khi được tiếp xúc trực tiếp với các đồ vật, con vật, sự vật, hiện tượng, qua các giác quan. Tuy nhiên vốn tri thức, nhận thức thế giới xung quanh còn hết sức mơ hồ nhận thức của trẻ về tên gọi, đặc điểm, màu sắc còn nhiều sai lệch. 
Qua quá trình dạy dỗ và chăm sóc trẻ nhà trẻ nhiều năm, tôi nhận thấy trẻ hầu như không nhận biết chính xác được 3 màu: đỏ, vàng, xanh. Khái niệm về màu với trẻ rất mờ nhạt, trẻ cứ liên tục bị nhầm, lúc thì màu xanh, màu đỏ rồi lại vàng. Nguyên nhân chính là do não bộ của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh, còn rất non nớt. Trẻ chỉ có thể bắt chước nói theo cô như một con vẹt chứ chưa biết hình thành tư duy, ghi nhớ có chủ định. Mà đến cuối độ tuổi nhà trẻ, kiến thức chính của trẻ là nhận biết được 3 màu cơ bản: xanh, đỏ, vàng. Đây quả thực là một khó khăn rất lớn đối với các cô giáo khi dạy trẻ nhà trẻ từ 25 đến 36 tháng.
 Đi đôi với việc giúp trẻ nhận biết về màu sắc thì hoạt động “Nhận biết ” là một trong năm môn học chính bắt buộc của trẻ nhà trẻ 25 đến 36 tháng “trích dẫn thông tư 17/2009 ban hành kèm theo chương trình giáo dục mầm non”[1]). Với trẻ mẫu giáo nói chung, trẻ nhà trẻ nói riêng, hầu như trẻ đều rất ham chơi, ham vui, trẻ không thích gò bó trong các hoạt động học, trẻ học tập theo hình thức “học bằng chơi, chơi mà học”. “trích hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non nhà trẻ 24-36 tháng”[2]). Trẻ lúc nào cũng chỉ muốn khám phá thế giới xung quanh bằng các hình thức nhẹ nhàng, thoải mái. Với tâm lý như vậy, làm thế nào để trẻ có thể ngồi tập trung được trong các hoạt động chơi - tập có chủ định, cũng như khi rèn trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng. Hoạt động nhận biết sẽ thật là khô khan và cứng nhắc với trẻ nếu như không có sự sáng tạo của chính giáo viên giảng dạy. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi các cô giáo phải thường xuyên đôn đốc kiểm tra trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Thực trạng của việc tổ chức cho trẻ 25 - 36 tháng tuổi nhận biết 3 màu cơ bản ở trường mầm non Thị Trấn. Bản thân tôi qua thời gian trực tiếp đứng lớp và đi sâu tìm hiểu quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà trẻ tôi nhận thấy thực trạng sau: 
 * Thuận lợi:
- Trường mầm non Thị Trấn nằm ở vị trí trung tâm chính trị văn hóa - xã hội của huyện, trên địa bàn có bề dày trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên thường xuyên được tiếp cận và bồi dưỡng học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời các chương trình đổi mới. 
 - Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ. 
 - Trẻ được học và phân lớp theo đúng độ tuổi. 
- Bản thân tôi đã có gần 3 năm kinh nghiệm dạy lớp nhà trẻ. Trình độ đại học, luôn yêu nghề, mến trẻ.
* Khó khăn: 
- Sự quan tâm của các bậc phụ huynh về vấn đề nhận biết màu của con em mình trong độ tuổi nhà trẻ là không cần thiết. Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ các hoạt động giáo dục của trẻ nhà trẻ. 
- Thực tế ở lớp tôi việc nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng của trẻ là không đồng đều. Do mỗi cháu có một đặc điểm nhận thức, tâm, sinh lí lại khác nhau. Có trẻ nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng rất tốt. Nhưng cũng có nhiều trẻ khả năng nhận biết màu còn hạn chế. Vì thế để thực hiện tốt việc dạy trẻ nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng tôi đã gặp không ít khó khăn.
 * Kết quả bảng khảo sát đầu năm (xem phần phụ lục 1)
Từ những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại, ngay từ đầu năn học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề tài và bước đầu khảo sát mức độ nhận biết 3 màu xanh, đỏ, vàng trên trẻ ở nhóm lớp, kết quả thu được như sau :
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
Qua kết quả khảo sát để đáp ứng nhu cầu về khả năng nhận biết của trẻ về màu sắc trong chương trình giáo dục hiện nay. Tôi đã áp dụng một số biện pháp.
Giải pháp 1. Quan sát, đánh giá mức độ nhận biết màu sắc của trẻ ở nhóm lớp.
Qua quá trình chăm sóc trẻ hàng ngày, tôi đã quan sát và theo dõi trẻ có mục đích, nắm bắt đặc điểm nhận thức của trẻ, ghi lại những trẻ nhận biết màu tốt, chưa tốt hay mức độ nhận biêt màu của trẻ. Dựa trên kết quả quan sát này tôi thấy được khả năng nhận biết màu của từng trẻ để từ đó có biện pháp phát triển giúp cho trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng tốt hơn.
Mỗi ngày tôi lên kế hoạch quan sát 2-3 trẻ ở một hoạt động nào đó, sau mỗi buổi làm việc tôi dành ra 2-3 phút ghi lại những gì quan sát được ở trẻ.
 Ví dụ: Quan sát cháu Mỵ Đức Đam 34 tháng tuổi
Ngày quan sát 10/11/2016. Nơi quan sát: trong lớp
Thời gian bắt đầu từ 9h đến 9h05’
Mục đích quan sát: Khả năng nhận biết màu vàng của trẻ 
Tôi cho cháu chơi ở góc mở (Ai thông minh). Tôi chọn hình ảnh bé gái mặc váy vàng gắn lên mảng tường của góc, tôi yêu cầu cháu chọn váy áo màu vàng (ở trong một hộp đựng lộn váy áo xanh, đỏ) cho bạn gái và gắn lên tường tương ứng.
	+ Kết quả quan sát trẻ như sau.
 - Bé hiểu được lời nói của cô
	- Biết chọn đúng các váy áo màu vàng để gắn tương ứng.
	- Bé nói được câu 4 từ ( Váy áo màu vàng) 
	Ví dụ: Quan sát cháu Dương Văn Phong 28 tháng tuổi
Thời gian quan sát 10h đến 10h10’
Mục đích quan sát: Tìm hiểu khả năng nhận biết màu vàng, đỏ
Tôi đưa hai bông hoa màu vàng và màu đỏ ra hỏi cháu về màu sắc của hai bông hoa. Mới đầu cháu rụt rè không nói nhưng sau đó được sự động viên của cô cháu mạnh dạn trả lời nhưng lại trả lời sai về màu sắc của hai bông hoa. Như vậy khả năng nhận biết màu của cháu Phong còn hạn chế. 
Qua các kết quả quan sát đánh giá và ghi chép lại trong sổ nhật ký theo dõi hàng ngày đã giúp tôi biết cách điều chỉnh phương pháp dạy trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ và lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với nhu cầu của từng trẻ. Từ đó có biện pháp tiếp cận, phân nhóm hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động theo sở thích , không gò bó, ắp đặt trẻ.
Ví dụ: Cháu Huyền Anh thông minh, nhanh nhẹn, nhận biết màu tốt tôi dùng phương pháp nêu gương khích lệ trẻ.
Cháu Phong rụt rè, khả năng nhận biết màu của cháu Phong còn hạn chế tôi dùng phương pháp tình cảm động viên nêu gương, dành thời gian tiếp cận trẻ nhiều hơn để chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ để luyện khả năng nhận biết màu cho trẻ.
Giải pháp 2. Dạy trẻ nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng thông qua các hoạt động chơi- tập có chủ định:
Muốn thực hiện tốt việc dạy cho trẻ nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng đạt được chất lượng và hiệu quả cao, ngoài việc thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong chương trình, tiến hành đúng phương pháp .Tôi còn chú trọng đầu tư vào hoạt động chơi - tập một cách phong phú, linh hoạt. Bên cạnh việc dạy trẻ nhận biết ba màu đỏ, vàng, xanh thông qua hoạt động chơi- tập có chủ định. Tôi còn lồng ghép, tích hợp nội dung nhận biết, ba màu xanh, đỏ, vàng vào các hoạt động chơi - tập khác một cách linh hoạt, khéo léo bằng cách chuẩn bị đồ dùng trực quan liên quan đến các tiết học như: Tranh ảnh, vật mẫu thật, tất cả các đồ dùng đều có ba màu cơ bản xanh, đỏ vàng để gây sự chú ý, thích thú cho trẻ. 
* Thông qua hoạt động nhận biết 
Để trẻ nhận biết ba màu xanh, đỏ, vàng thành công trong hoạt động nhận biết, đầu tiên tôi phải dùng thủ thuật thu hút được sự chú ý của trẻ vào hoạt động. Theo từng chủ đề, tôi lựa chọn, sử dụng các đồ chơi, tranh ảnh, vật thật có màu xanh, hoặc màu đỏ hoặc màu vàng để trẻ gọi tên đồ vật kèm theo màu sắc. Khi cho trẻ chơi trò chơi để luyện cho trẻ phát âm tôi chọn trò chơi có đồ dùng trực quan mang màu sắc xanh, đỏ, vàng cho trẻ được cầm, được chọn theo yêu cầu của cô để trẻ phát âm. Bên cạnh đó tôi còn tìm tòi sáng tạo làm ra các mô hình thật đẹp, hấp dẫn và sử dụng thêm một số thủ thuật như: Tôi sử dụng màn hình máy chiếu, ti vi để thay đổi hình thức giúp trẻ được xem hình ảnh của các đối tượng thật sinh động, cho trẻ gọi tên, đặc điểm, màu sắc. Qua đó tôi thấy trẻ hứng thú học hơn, thích được nói hơn và việc lồng ghép, tích hợp nhận biết màu sắc sẽ thuận tiện hơn, giúp trẻ khắc sâu tư duy ghi nhớ hơn.
Ví dụ: Ở chủ đề “Cây, rau quả và những bông hoa đẹp”
Đề tài: Nhận biết quả cà chua, quả chuối, quả cam. Tôi chuẩn bị quả thật, quả may bằng vải dạ nhồi bông, mô hình vườn cây ăn quả, có màu sắc đỏ, xanh và vàng rõ ràng, 
Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng đầy đủ, đẹp, trong tiết dạy tôi còn áp dụng linh hoạt, sáng tạo, thay đổi hình thức dạy, thay đổi các hoạt động để trẻ tập trung chú ý. Để gây hứng thú tôi cho trẻ thăm mô hình vườn cây ăn quả có quả thật màu xanh, đỏ, vàng cho trẻ quan sát, trò chuyện gọi tên quả và màu sắc.Vào nội dung chính tôi cho trẻ quan sát từng loại quả và đưa ra các câu hỏi đàm thoại có câu hỏi về màu sắc của quả như: Hỏi cả lớp: “Cô có quả gì đây?”, “Quả cà chua”; “Quả cà chua màu gì?”, “Quả cà chua màu đỏ”; “Quả chuối màu gì?”, “Quả chuối màu vàng”; “Quả cam màu gì?”, “Quả cam màu xanh”. Sau mỗi câu hỏi tôi cho nhiều trẻ được trả lời nếu trẻ nói chưa đúng, chưa rõ ràng tôi yêu cầu trẻ nói lại theo cô. Đồng thời, tôi cho trẻ phát âm các từ chỉ tên gọi: Quả chuối, Quả cà chua, Quả cam; các từ chỉ màu sắc: màu đỏ, màu vàng, màu xanh; các từ chỉ đặc điểm, đặc trưng cơ bản của các loại quả. Sau đó, tôi cho trẻ sử dụng các giác quan để được sờ nắn, nếm vị ngọt, chua, ngửi mùi của các loại quả. Bằng việc sử dụng các giác quan trẻ được làm quen, nhận biết, khám phá và trải nghiệm về các loại quả một cách chính xác nhất. Trẻ không chỉ nhận biết đúng về màu đỏ, vàng, xanh mà còn được nhận biết tập nói và phát triển từ.
Đến trò chơi củng cố tôi phát cho mỗi trẻ một rổ đựng quả đồ chơi được may bằng vải dạ nhồi bông cho trẻ chơi chọn quả theo yêu cầu. Cô nói “tìm quả cà chua”, trẻ tìm quả cà chua giơ lên và nói được “Quả cà chua màu đỏ”, Khi cô nói “Tìm quả màu vàng”, trẻ tìm quả chuối giơ lên và gọi tên “quả chuối màu vàng”, “Tìm quả cam” trẻ tìm và đọc “quả cam màu xanh”. 
Tiếp đó, tôi tổ chức trò chơi đĩa nào, quả ấy. Tôi chuẩn bị ba đĩa có màu đỏ, vàng, xanh và yêu cầu trẻ chọn quả màu đỏ xếp vào đĩa màu đỏ, quả màu vàng xếp vào đĩa màu vàng, quả màu xanh xếp vào đĩa màu xanh. 
Với cách tổ chức như vậy tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động, tư duy của trẻ phát triển tốt. Trẻ nhận biết màu xanh, đỏ, vàng, hiệu quả hơn, nhiều trẻ biết trả lời câu hỏi về màu sắc một cách rõ ràng mạch lạc, từ đó củng cố kiến thức về màu sắc và phát triển từ cho trẻ. 
Ngoài ra tôi chia trẻ thành từng nhóm với mức độ nhận biết 3 màu xanh, đỏ, vàng khác nhau; giỏi có, khá có, trung bình có. Tôi thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức dựa vào nội dung mỗi bài nhận biết và mức độ nhận biết của trẻ, để tìm cách giới thiệu hay nhất nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ vào tiết học, xong tôi đi sâu vào phần chính của bài nhận biết, rèn cho trẻ nhận biết màu sắc cơ bản.
Ví dụ: Ở chủ đề “Bé có thể đi các nơi bằng phương tiện giao thông”.
Đề tài: Nhận biết: Xe đạp, xe máy, xe xích lô.
Để giúp trẻ cảm nhận và nắm được nội dung thông qua các câu đố, hình ảnh bằng các hình thức như:
Cho trẻ quan sát chiếc xe đạp, xe máy, xe ô tô qua Powerpoint để kích thích tính tò mò, khám phá, nhận xét đặc điểm của từng loại xe, đưa ra câu hỏi đàm thoại trong đó có các câu hỏi về màu sắc và cho nhiều trẻ được trả lời: Cô có hình ảnh nói về cái gì?, Xe đạp có màu gì? (xe đạp màu xanh), hình ảnh cái gì đây?, Xe máy có màu gì? (Xe máy màu đỏ), Xe ô tô màu gì? (xe ô tô màu vàng).
Đối với những trẻ đang nhận biết và trả lời sai về màu sắc, ngay giờ học đó tôi đã chú ý sửa sai cho trẻ. Tôi đưa từng hình ảnh ra chỉ và nói màu rõ ràng cho trẻ phát âm theo. Ngoài ra tôi cho bạn nhận biết màu đúng, rõ ràng lên gọi màu sắc trước cho cả lớp nghe, sau đó động viên, khuyến khích trẻ phát âm chưa đúng. Khi gọi trẻ trả lời, gọi tên màu tôi luôn động viên trẻ gọi đúng màu, phát âm rõ ràng như các bạn.
Thông qua quá trình nhận biết đã thúc đẩy sự phát triển các giác quan và khả năng nhận biết màu sắc có chủ định cho trẻ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Đồ chơi của bé” chủ đề nhánh “Những đồ chơi bé thích”, tiết nhận biết “Đồ chơi màu xanh, màu đỏ”.Tôi chuẩn bị cho trẻ quả bóng màu xanh, quả bóng màu đỏ, búp bê váy xanh và búp bê váy đỏ. Gây hứng thú tôi cho trẻ hát bài “búp bê” cho hai búp bê xuất hiện với hai túi đựng quà. Hỏi trẻ “búp bê mặc váy màu gì? Cho trẻ trả lời “Váy xanh”, “váy đỏ”. Phần nhận biết tôi cho trẻ mở khám phá túi quà của hai bạn búp bê. Đặt câu hỏi cho cả lớp và cá nhân trẻ “Cô có quả gì đây?”, “Quả bóng màu gì?”, cho nhiều trẻ trả lời “Quả bóng màu xanh”, “Quả bóng màu đỏ”, tôi đặt hai quả bóng màu xanh, màu đỏ song song và hỏi trẻ về màu sắc từng quả bóng “Cô có quả bóng màu gì đây?” và cho trẻ quan sát hỏi trẻ “quả bóng màu gì to hơn”, “Quả bóng màu gì nhỏ hơn”. Cô đặt quả bóng màu đỏ trước quả bóng màu xanh “Cô có những quả bóng màu gì?” Cho trẻ gọi màu sắc của 2 quả bóng mà trẻ nhìn thấy nhiều lần, tiếp theo cô đặt quả bóng màu xanh trước quả bóng màu đỏ hỏi “Cô có quả bóng màu gì” trẻ nhìn và phải trả lời “Quả bóng màu xanh”, “Quả bóng màu đỏ đâu rồi” cô nhận xét và đưa quả bóng màu đỏ ra. Như vậy qua hình thức tổ chức trên không những giúp trẻ nhận biết màu sắc mà còn giúp trẻ nhận biết kích thước to nhỏ của đồ chơi. Sau đó tôi cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem ai chọn đúng” cô nói tên quả to, nhỏ hoặc nói màu sắc trẻ giơ quả lên và phát âm nhiều lần “Quả bóng nhỏ màu đỏ”, “quả bóng to màu xanh”. Để củng cố nhận biết màu xanh, màu đỏ tôi cho trẻ chơi trò chơi “tặng quà cho búp bê”, cho trẻ lên tặng bóng cho búp bê: Bóng màu xanh tặng cho búp bê váy màu xanh và bỏ vào giỏ màu xanh, bóng màu đỏ tặng cho búp bê váy đỏ và bỏ vào giỏ màu đỏ.
Ví dụ: Ở chủ đề “Mùa hè đến rồi”, đề tài: nhận biết trang phục mùa hè màu xanh, màu đỏ, màu vàng”. Tôi cho trẻ quan sát cái áo màu đỏ, cái quần màu vàng, cái mũ màu xanh. Đến 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_25_36_thang_nhan_biet_tot_ba.doc