SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 9 rèn kĩ năng làm bài Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Ngữ văn ở Trường TH & THCS Thiệu Minh
Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Ngữ văn có vai trò quan trọng giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mácxim Gor-ki nói: “Học văn là học làm người” học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác và ngược lại. Chương trình đã nêu rất rõ mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở”.[1] Môn Ngữ văn luôn luôn là phương tiện, là người bạn tốt trên đường đời của mỗi học sinh, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn.
Dạy môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức làm nền tảng, cơ sở đề các em học sinh bước vào đời, tiếp xúc với xã hội hoặc tiếp tục học lên cao hơn; học văn các em sẽ hoàn thiện hơn về phẩm chất đạo đức hướng tới “chân, thiện, mỹ”. Sản phẩm thu được trong quá trình dạy không chỉ là hệ thống kiến thức mà các em còn được bồi đắp về tâm hồn, hình thành kĩ năng, vốn sống cho học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội, để các em có những hiểu biết về những vấn đề xã hội đã và đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta.
Để đảm bảo được chức năng này văn nghị luận có một vai trò đặc biệt.Cũng chính vì thế mà được chú trọng rèn luyện cho học sinh. Xuất phát từ tầm quan trong ấy Văn nghị luận được đưa vào chương trình trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Hơn thế nữa nếu học sinh không có nguyện vọng học tiếp thì những kiến thức học từ văn nghị luận sẽ là một hành trang quý giá cung cấp kiến thức, kĩ năng mọi mặt đời sống cho học sinh giúp các em ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Song có thể thấy một mâu thuẫn trong quá trình dạy học là hoc sinh quá quen với tư duy văn học , Các em chỉ nhạy bén với những vấn đề gần gũi đặc biệt là các hiện tượng liên quan đến các em. Còn việc rèn luyện kĩ năng vốn sống bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, các quan hệ chuẩn mực xã hội thường là những vấn đề xa vời với các em. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý phạm vi bao hàm nghĩa của nó rất đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ mà thời lượng dành cho các tiết học lý thuyết còn ít dẫn đến kỹ năng làm bài còn hạn chế. Trong khi đó cuối năm khi đi thi lại yêu cầu đòi hỏi học sinh phải thuần thục cách làm các dạng văn nghị luận này để các em làm tốt bài thi vào THPT nên đây là vấn đề trăn trở đối với giáo viên trực tiếp dạy Văn, nhất là Văn 9 làm thế nào các em hiểu đề bài, xác định được các luận điểm của bài văn đảm bảo đủ ý, các ý sắp xếp theo trình tự hợp lí, bài nghị luận của các em đủ sức thuyết phục người khác vấn đề mà đưa ra bàn luận. Bên cạnh đó dung lượng bài viết không được quá dài, trên thực tế, học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, kĩ năng làm bài chưa thuần thục.Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh.
MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Cùng với các môn học khác trong nhà trường môn Ngữ văn có vai trò quan trọng giáo dục tư tưởng tình cảm cho học sinh. Nhà văn hào Nga Mácxim Gor-ki nói: “Học văn là học làm người” học sinh học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác động tốt đến việc học các môn khác và ngược lại. Chương trình đã nêu rất rõ mục tiêu tổng quát của môn Ngữ văn: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở”.[1] Môn Ngữ văn luôn luôn là phương tiện, là người bạn tốt trên đường đời của mỗi học sinh, giúp các em sống tốt hơn, đẹp hơn. Dạy môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức làm nền tảng, cơ sở đề các em học sinh bước vào đời, tiếp xúc với xã hội hoặc tiếp tục học lên cao hơn; học văn các em sẽ hoàn thiện hơn về phẩm chất đạo đức hướng tới “chân, thiện, mỹ”. Sản phẩm thu được trong quá trình dạy không chỉ là hệ thống kiến thức mà các em còn được bồi đắp về tâm hồn, hình thành kĩ năng, vốn sống cho học sinh. Rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội, để các em có những hiểu biết về những vấn đề xã hội đã và đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Để đảm bảo được chức năng này văn nghị luận có một vai trò đặc biệt.Cũng chính vì thế mà được chú trọng rèn luyện cho học sinh. Xuất phát từ tầm quan trong ấy Văn nghị luận được đưa vào chương trình trở thành tiêu chí đánh giá đối với học sinh không chỉ trong những bài kiểm tra, thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 và ngay cả thi tốt nghiệp THPT rồi đến kì thi Đại học. Hơn thế nữa nếu học sinh không có nguyện vọng học tiếp thì những kiến thức học từ văn nghị luận sẽ là một hành trang quý giá cung cấp kiến thức, kĩ năng mọi mặt đời sống cho học sinh giúp các em ứng xử giao tiếp trong cuộc sống. Song có thể thấy một mâu thuẫn trong quá trình dạy học là hoc sinh quá quen với tư duy văn học , Các em chỉ nhạy bén với những vấn đề gần gũi đặc biệt là các hiện tượng liên quan đến các em. Còn việc rèn luyện kĩ năng vốn sống bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, các quan hệ chuẩn mực xã hội thường là những vấn đề xa vời với các em. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý phạm vi bao hàm nghĩa của nó rất đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ mà thời lượng dành cho các tiết học lý thuyết còn ít dẫn đến kỹ năng làm bài còn hạn chế. Trong khi đó cuối năm khi đi thi lại yêu cầu đòi hỏi học sinh phải thuần thục cách làm các dạng văn nghị luận này để các em làm tốt bài thi vào THPT nên đây là vấn đề trăn trở đối với giáo viên trực tiếp dạy Văn, nhất là Văn 9 làm thế nào các em hiểu đề bài, xác định được các luận điểm của bài văn đảm bảo đủ ý, các ý sắp xếp theo trình tự hợp lí, bài nghị luận của các em đủ sức thuyết phục người khác vấn đề mà đưa ra bàn luận. Bên cạnh đó dung lượng bài viết không được quá dài, trên thực tế, học sinh quá quen với tư duy văn học, kiến thức về xã hội còn hạn chế, kĩ năng làm bài chưa thuần thục.Tất cả những điều đó tạo nên áp lực, gây khó khăn cho học sinh. Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng của việc làm bài nghị luận xã hội ở trường TH &THCS Thiệu Minh hiện nay, để tạo tiền đề cho việc học và làm văn của các em ở các bậc học tiếp theo, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 9 rèn kĩ năng làm bài Nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí góp phần nâng cao chất lượng dạy –học môn Ngữ văn ở Trường TH & THCS Thiệu Minh ”. Với sáng kiến này nhằm trao đổi với đồng nghiệp một vài kinh nghiệm trong việc dạy đồng thời giúp cho học sinh lớp 9 nắm vững hơn phương pháp làm bài, góp phần nâng cao chất lượng bài văn nghị luận xã hội cho học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm nhằm mục đích giúp giáo viên có những phương pháp hiệu quả rèn luyện văn nghị luận xã hội giúp học sinh không chỉ hoàn thiện kĩ năng trình bày quan điểm của mình, mà còn cung cấp tri thức vô cùng phong phú về những vấn đề xã hội, để các em có những hiểu biết về những vấn đề xã hội đã và đang diễn ra trong cuộc sống của chúng ta. Kiểu bài nghị luận xã hội, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận...Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết. Qua đó, giúp các em mở rộng vốn sống rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẫm mỹ, từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho các em. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Đề tài nghiên cứu: nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Nghiên cứu đề tài giúp học sinh nắm được một số biện pháp nâng cao kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 9 trường TH &THCS Thiệu Minh, Thiệu Hóa 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài bản thân tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết về văn nghị luận. - Điều tra, vấn đáp khảo sát tình hình thực tế về viết kĩ năng viết văn nghị luận ở học sinh. - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, số liệu. - Phương pháp thực nghiệm. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1. Nghị luận. Nghị luận là văn bản trình bày ý kiến bàn luận, đánh giá theo một quan điểm nhất định những sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, lịch sử, văn hóa, tư tưởng ...nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) theo quan điểm nào đó. 2.1.2. Văn Nghị luận Văn bản nghị luận dùng để trình bày trực tiếp một tư tưởng quan điểm bằng luận cứ và lập luận trước một vấn đề trong cuộc sống. Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 các em được tiếp cận với dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nghị luận văn học bao giờ cũng là nội dung và phương thức biểu đạt (nghệ thuật) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đềthì nghị luận xã hội là bộc lộ những quan điểm của mình trước vấn đề xã hội. Mà vấn đề xã hội không giống vấn đề văn chương, Goethe đã từng nói: “Nếu coi văn chương là lí thuyết thì xã hội chính là cuộc đời. Mọi lí thuyết đều màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”[1]. Ở đây màu xám ta hiểu theo một nét nghĩa nào đó là cái chuẩn mực có đơn vị kiến thức cơ bản đã được cung cấp, còn cây đời- cuộc đời xã hội thì muôn màu muôn vẻ, phong phú, đa dạng có rất nhiều góc độ để soi chiếu. Văn nghị luận nói chung là dùng lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó từ đó thuyết phục người đọc người nghe. 2.1.3. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người. Về nội dung: Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Về hình thức: bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc. Lời văn: rõ ràng, sinh động.[2] Dựa trên cấu trúc và nội dung kiểu bài, giáo viên không chỉ nắm chắc kĩ năng làm bài mà còn biết tận dụng, phát huy vốn kinh nghiệm đời sống và năng lực tư duy của học sinh bằng những câu hỏi gợi mở thích hợp và tổ chức viết từ đoạn văn ngắn đến bài văn ngắn. Với từng kiểu bài cần đưa ra những vấn đề trong quá trình dạy để học sinh biết cách nhận diện bài và liên hệ thực tế cho đúng yêu cầu. 2.1.4. Các bước làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý Được rèn kĩ năng qua 4 bước: Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý: Tức là tìm hiểu dạng nghị luận, đối tượng nghị luận, phạm vi nghị luận. Tìm ý: là thao tác đặt câu hỏi để tìm các luận điểm chính: câu hỏi để giải nghĩa, câu hỏi bàn luận, câu hỏi tìm bài học nhận thức. Bước 2: Lập dàn bài: Phần mở bài phải dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận. Phân thân bài: Chủ yếu làm rõ 3 ý : Tìm ra tư tưởng đạo lý. Bàn luận về tư tưởng đạo lý. Bài học nhận thức được rút ra. Bước 3:Viết bài: Triển khai các ý ở phần mở bài, thân bài kết bài thành các đoạn văn đảm bảo rõ luận điểm và liên kết. Bước 4: Đọc và sửa chữa: Sửa chữa các lỗi nhỏ như chỉnh tả, liển kết câu 2.1.5. Cách làm nghi luận về một vấn đề tưởng đạo lý. Ở kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, học sinh qua những trải nghiệm của bản thân, trình bày những hiểu biết, ý kiến, quan niệm, cách đánh giá, thái độ...của mình về các vấn đề xã hội, từ đó rút ra được bài học (nhận thức và hành động) cho bản thân. Để làm tốt khâu này, học sinh không chỉ biết vận dụng những thao tác cơ bản của bài văn nghị luận (như giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ...) mà còn phải biết trang bị cho mình kiến thức về đời sống xã hội. Bài văn nghị luận xã hội nhất thiết phải có dẫn chứng thực tế. Cần tránh tình trạng hoặc không có dẫn chứng hoặc lạm dụng dẫn chứng mà bỏ qua các bước đi khác của quá trình lập luận. Mặt khác với kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, học sinh cần làm rõ vấn đề nghị luận, sau đó mới đi vào đánh giá, bình luận, rút ra bài học cho bản thân. Thực tế cho thấy nhiều học sinh mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ vấn đề nghị luận mà coi nhẹ khâu thứ hai, vẫn coi là phần trọng tâm của bài nghị luận.... Phân biệt nghị luận xã hội về sự việc, hiện tượng dời sống và nghị luận về tư tưởng, đạo lí. Nghị luận về một vấn đề trực tiếp và gián tiếp. Vì những yêu cầu trên mà việc rèn luyện giúp cho học sinh có kĩ năng làm tốt một bài văn nghị luận xã hội là một việc làm rất cần thiết. Văn nghị luận là một dạng văn khó với học sinh. Khác hoàn toàn với cách viết văn tự sự, miêu tả, biểu cảm hay dạng văn theo khuôn mẫu có sẵn như văn thuyết minh. Do vậy giáo viên cần tìm tòi, học hỏi để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm môn học giúp các em học tập tích cực sáng tạo và chủ động nhằm đạt kết quả tốt nhất. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy môn Ngữ văn 9. Tôi đã tiến hành ra đề nghị luận xã hội dạng nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý: “Một mùa xuân nho nhỏ. Lặng lẽ dâng cho đời” Từ ý thơ của Thanh Hải viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ước nguyện cống hiến. Kết quả được thể hiện qua bài kiểm tra chất lượng đầu năm của các em như sau: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 9 31 1 3.2 5 16.1 18 58.1 7 22,6 Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy thực trạng trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh đó là: Giáo viên dạy: Dạy Tập làm văn thường khô và khó nên tâm lý giáo viên không đầu tư vào phân môn này. Giáo viên đã có ý thức ra bài tập rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh tuy nhiên hệ thống bài tập chưa nhiều, đôi khi chưa cung cấp đầy đủ cách làm các dạng văn nghị luận dẫn đến học sinh lúng túng khi xác định hệ thống luận điểm. Về phía học sinh học: Những năm gần đây học sinh có xu thế ngại học văn, sợ học văn hầu hết các em không hứng thú với việc học văn mà chủ yếu thiên về các môn tự nhiên dẫn đến kĩ năng làm văn của nhiều học sinh còn hạn chế nên khi viết bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lý các em thường lúng túng, diễn đạt chung chung, sơ sài chưa thể hiện được những suy nghĩ của mình trước một hiện tượng đời sống, thậm chí không có bố cục của bài Tập làm văn, nghĩa là các em chưa biết cách trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề tư tưởng đạo lý. Từ đó các em khó có thể xác định và tìm được hướng đi của bài, thậm chí các em chỉ làm qua loa, đại khái cho xong có em còn làm lạc đề hoặc kết cấu bài làm thiếu ý, đoạn văn thiếu mạch lạc rõ ràng. Cá biệt nhiều em không cần suy nghĩ cách làm, khi giáo viên giao đề văn thì ngay lập tức đi tìm sách tham khảo để xem để chép hoặc dựa vào dàn ý cô giáo cho sẵn để làm dẫn đến bài viết không linh hoạt khô cứng, không chân thật có phần gượng ép. Từ kết quả bài kiểm tra đầu tiên tôi nhận thấy học sinh nhiều em chưa biết cách làm bài nghị luận hầu hết bài làm của các em thiếu ý, các ý sắp xếp theo trình tự chưa hợp lí, hết một ý, một luận điểm học sinh không biết tách ý, tách đoạn chuyển ý, chuyển đoạn. Về hành văn thì chưa lưu loát, lí lẽ dẫn chứng chưa đủ tính thuyết phục, chưa biết liên hệ và nêu bài học cho bản thân Cá biệt còn có em không hiểu được đề bài cần phải triển khai những ý chính nào? Xuất phát từ thực tế đó tôi xin đưa ra một số giải pháp 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1. Kiểm tra và hệ thống lí thuyết làm văn nghị luận về kiểu bài nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí cho học sinh 2.3.1.1 Sự cần thiết của kiểm tra và hệ thống lí thuyết: Trong 6 kiểu văn bản mà học sinh được tiếp cận và học trong chương trình THCS thì văn bản nghị luận chiếm một vị trí quan trọng. Thực chất văn bản nghị luận đã được học trong chương trình lớp 7, học sinh đã được làm quen và thực hành ở dạng đơn giản chứng minh hay giải thích. Lên lớp 9 hai dạng bài đặc trưng được học trong chương trình là văn hai dạng bài nghị luận: nghị luận về hiện tượng xã hội và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Trong hai dạng nghị luận này thì nghị luận về một tư tưởng đạo lý khó hơn. Mặc dù các em đã được làm quen ở lớp 7 nhưng thời gian sẽ làm các em nhanh chóng lãng quên nên muốn học sinh làm tốt trước hết phải cho học sinh nắm vững kiến thức lý thuyết về văn văn đặc biệt là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Khắc sâu cho học sinh từ tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết bài hoàn chỉnh 2.3.1.2 Cách kiểm tra và hệ thống: Sử dụng các kĩ thuật điền khuyết, ghép đôi, trình bày 1 phút để kiểm tra và hệ thống kiến thức cho học sinh. Cụ thể: * Cách kiểm tra: Sử dụng kĩ thuật điền khuyết để kiểm tra khái niệm Gv dùng bảng phụ hoặc máy chiếu sẵn ngữ liệu khuyết để học sinh điền khuyết. VD: Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm dưới đây: “ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là............. về một vấn đề thuộc lĩnh vực .....có ý nghĩa quan trọng đối .........” - Dùng kĩ thuật ghép đôi để kiểm tra những yêu cầu làm bài nghị luận: VD: Em hãy nối cột A với nội dung của cột B sao cho phù hợp để thể hiện những yêu cầu khi làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí: Cột A Cột B Nội dung Rõ ràng, sinh động. Hình thức Làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết Lời văn Bài văn phải có bố cục 3 phần rõ ràng, luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc * Cách hệ thống lí thuyết về bài nghị luận về tư tưởng đạo lí Sau khi kiểm tra xong kiến thức GV sẽ dùng hệ thống kiến thức bằng cách sử dụng kĩ thuật “Trình bày 1 phút”. Để hệ thống toàn bộ lí thuyết về làm văn nghị luận GV đặt câu hỏi khái quát để HS trả lời 1 phút. VD: Thế nào là văn nghị luận? Bài nghị luận cần nắm vững những yêu cầu nào? (HS sẽ trình bày 1 phút để hệ thống lí thuyết) 2.3.2. Rèn cho học sinh kĩ năng phân biệt hai kiểu bài: Nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về tư tưởng đạo lí 2.3.2.1 Sự cần thiết của việc rèn kĩ năng phân biệt hai kiểu bài: Khắc sâu để học sinh nắm được kiến thức của từng kiểu bài là hết sức quan trọng để các em vận dụng tốt trong quá trình làm bài cụ thể. Việc nắm vững các kiểu bài sẽ giúp học sinh các em không bị nhầm lẫn các kiểu bài dẫn đến trình trạng viết nhầm dạng nhầm bài.Thường thường khi giáo viên dạy chỉ chú ý đến cho hoc sinh trình bày hai khái niệm và nhắc nhở các em phân biệt kiểu bài cách nắm khái niệm như vậy sẽ rất chung chung. Học sinh sẽ vẫn nhầm lẫn hai kiểu bài này. Chỉ cần học sinh xác định sai kiểu bài thì toàn bộ quá trình lập luận tiếp theo của các em sẽ không được chấp nhận. Để khắc phục tình trạng này trong quá trình dạy tôi giúp học sinh phân biệt hai kiểu bài bằng cách sau 2.3.2.2. Cách rèn kĩ năng phân biệt hai kiểu bài Lập bảng so sánh hai kiểu bài Căn cứ phân biệt Kiểu bài NL về sự việc hiện tượng đời sống NL về tư tưởng đạo lí Dạng đề và tính chất của đề - Vấn đề thường xuất hiện ở sự việc, sự kiện có tính thời sự cao - Yêu cầu HS bàn luận trực tiếp về chính những sự việc, sự kiện đã được đề cập. - Những sự việc hiện tượng xuất hiện trong đề bài có thể thấy hoặc sờ được. VD: Suy nghĩ của em về ô nhiễm môi trường hiện nay. Tình trạng nghiện điện tử ở lứa tuổi học đường - Vấn đề là lối sống, đạo đức, cách cư xử.. - Yêu cầu học sinh bàn luận về ý kiến, cách đánh giá nào đó - Những vấn đề đã được xác định thậm chí đã được coi là chân lý ( danh ngôn, châm ngôn tục ngữ), cũng có thể là vấn đề bức xúc cập nhật do cuộc sống hiện đại đặt ra VD: Trách nhiệm của con cháu với tổ tiên. Tinh thần đoàn kết. Tình yêu quê hương. Lòng vị tha. Phương pháp lập luận Xuất phát từ hiện tượng sau đó phân tích các biểu hiện nguyên nhân, biện pháp-> Rồi lại rút ra ý kiến người viết được khái quát thành chân lý. Ví dụ : Từ việc chỉ ra hiện tượng rác thải, phân tích nguyên nhân, mặt hại, ý kiên, người viết phải đưa ra nhận thức hành động về tư tưởng tốt đẹp đó là thói quen văn minh văn hóa trong cộng đồng Xuất phát thì chân lý đã có sẵn. Người viết lấy dẫn chứng trong thực tế trong văn chương để chứng minh, bàn luận về chân lý ấy Ví dụ : Để làm rõ tinh thần đoàn kết thì người viết phải lấy dẫn chứng trong thực tế, dẫn chứng được mọi người thừa nhận để chứng minh tính chân lý của tư tưởng đạo lý. Định hướng khi làm bài Theo các ý: Biểu hiện, nguyên nhân, tác dụng/ tác hại, biện pháp Theo cách đặt câu hỏi: Là gì? Tại sao? Thế nào? như thế để làm gì? Phải làm như thế nào? 2.3.3. Rèn luyện các kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý Thứ nhất: Kĩ năng tìm hiểu đề Bước tìm hiểu đề nếu các em xác định tốt thì bài làm đúng hướng, đủ ý còn ngược lại nhiều em vội vàng hấp tấp chưa chú ý cẩn trọng khi tìm hiểu đề nên dẫn đến làm bài thiếu ý hoặc làm lạc đề, không đúng yêu cầu của đề bài. Để khắc phục tình trạng trên tôi đã hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi và tự trả lời. Các đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý rất đa dạng đặc biệt nếu nó nằm dưới dạng những ý kiến cần giải nghĩa từ hay nằm dưới dạng câu chuyện, câu danh ngôn... nếu không đọc kỹ xác định sai nội dung nghị luận thì quá trình lập luận sau đó cũng sai. Trong quá trình hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề giáo viên cũng chỉ nhắc nhở chung chung các em đọc kĩ đề nhưng chưa có cách thức hay một con đường dễ nhát cho các em tìm hiểu. Cách làm của bản thân giúp học sinh nhận diện như sau: Cách 1 : Tìm hiểu đề thể hiện ở nội dung nghị luận Những vấn đề tư tưởng đạo lý hết sức phong phú và đa dạng. Học sinh rất dễ nhầm lẫn và khó xác định. Nên trong quá trình dạy đặc biệt là các bài mở đầu tôi thường quy về các dạng nội dung nghị luận và đặt câu hỏi Đề thuộc dạng đề gì? Vấn đề nhận thức :lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách : Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung độ lượng, tính trung thực dũng cảm chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi. Vấn đề về quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em. Vấn đề về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trồ, tình bạn. Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống Với cách làm này học sinh có thể dễ dàng nhận diện các nội dung nghi luận trong từng đề. Cách 2 : Tìm hiểu đề thể hiện trong dạng thức đề thi: Dạng thức đề thi được thể hiện ở mệnh lệnh làm bài. Khi cho học sinh tiếp xúc với đề tôi luôn nhắc nhở các em xác định yêu cầu của đề bởi: Có đề thể hiện rõ yêu cầu nghị luận, có đề chỉ đưa ra yêu cầu nghị luận mà không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào. Có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_9_ren_ki_nang_lam_ba.doc