SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh

Những năm gần đây với những thay đổi trong cách nhìn nhận của một bộ phận HS và phụ huynh đang xem nhẹ việc học bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là học sinh rất ngại phải viết văn mà trong đó kiểu bài văn thuyết minh là tương đối khó với các em, nhiều em còn chưa biết cách viết hay hoặc có em còn chưa viết đúng.

Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn mong muốn học trò của mình làm được những bài văn không chỉ đúng yêu cầu đề mà còn phải hay, hình thức trình bày đúng quy cách đồng thời rèn cho học sinh một số kĩ năng: kĩ năng diễn đạt, kĩ năng viết các đoạn văn, kĩ năng liên kết các đoạn văn để thành một bài văn mạch lạc. Trong đó kĩ năng viết các loại đoạn văn mà đặc biệt là rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 là một nội dung quan trọng đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải có sự chuẩn bị chu đáo, hiểu biết về kiến thức sâu rộng và có phương pháp giảng dạy phù hợp theo tinh thần đổi mới.

Hiện tại có rất nhiều tài liệu viết về phương pháp dạy kiểu bài thuyết minh nhưng để học sinh nhận định đề cũng như tìm ý, lập dàn ý cho từng kiểu bài một cách nhanh nhất, dễ nhớ, đúng trọng tâm thì còn ít tài liệu nói đến.

Xuất phát từ lý do trên, cùng với thực tế là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các đối tượng học sinh lớp 8 (trong đó có cả các em học khá, giỏi và các em học yếu). Bản thân tôi đã trăn trở tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy kiểu bài trên tại trường THCS Hoằng Đạo bước đầu đã có những chuyển biến song còn chậm. Chính vì vậy ở năm học tiếp theo 2017-2018 tôi đã tiếp tục nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm khi dạy kiểu bài này ở Trường THCS Nhữ Bá Sỹ- TT Bút Sơn với cùng đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh ”.

 

doc 17 trang thuychi01 45295
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU: ........
 1. Lí do chọn đề tài ......
 2. Mục đích nghiên cứu................................................................
 3. Đối tượng nghiên cứu..............................................................
 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................
 5. Những điểm mới trong SKKN................................................
II. NỘI DUNG:............
1. Cơ sở lí luận của vấn đề 
2. Thực trạng của vấn đề................................................................
3. Các giải pháp thực hiện ........
 3.1. Giúp HS tìm hiểu đề bằng cách đánh dấu từ ngữ.................
 3.2. Giúp HS lập dàn ý bằng cách diễn đạt theo kiểu các câu trần thuật (khẳng định hay phủ định) .........
 3.3. Giúp HS viết đoạn văn và liên kết đoạn văn bằng những từ, cụm từ. 
4.Hiệu quả của SKKN....................................................................
III. KẾT LUẬN: .....................
 1. Kết luận...............................................................................
2. Kiến nghị .......
 Tài liệu tham khảo	___________________________________
1
1
1
1
2
2
2
2
3
3
3
4
8
13
14
14
14
16
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây với những thay đổi trong cách nhìn nhận của một bộ phận HS và phụ huynh đang xem nhẹ việc học bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là học sinh rất ngại phải viết văn mà trong đó kiểu bài văn thuyết minh là tương đối khó với các em, nhiều em còn chưa biết cách viết hay hoặc có em còn chưa viết đúng.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi luôn mong muốn học trò của mình làm được những bài văn không chỉ đúng yêu cầu đề mà còn phải hay, hình thức trình bày đúng quy cách đồng thời rèn cho học sinh một số kĩ năng: kĩ năng diễn đạt, kĩ năng viết các đoạn văn, kĩ năng liên kết các đoạn văn để thành một bài văn mạch lạc. Trong đó kĩ năng viết các loại đoạn văn mà đặc biệt là rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn thuyết minh cho học sinh lớp 8 là một nội dung quan trọng đòi hỏi người giáo viên dạy Ngữ văn phải có sự chuẩn bị chu đáo, hiểu biết về kiến thức sâu rộng và có phương pháp giảng dạy phù hợp theo tinh thần đổi mới.
Hiện tại có rất nhiều tài liệu viết về phương pháp dạy kiểu bài thuyết minh nhưng để học sinh nhận định đề cũng như tìm ý, lập dàn ý cho từng kiểu bài một cách nhanh nhất, dễ nhớ, đúng trọng tâm thì còn ít tài liệu nói đến. 
Xuất phát từ lý do trên, cùng với thực tế là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các đối tượng học sinh lớp 8 (trong đó có cả các em học khá, giỏi và các em học yếu). Bản thân tôi đã trăn trở tìm tòi, nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy kiểu bài trên tại trường THCS Hoằng Đạo bước đầu đã có những chuyển biến song còn chậm. Chính vì vậy ở năm học tiếp theo 2017-2018 tôi đã tiếp tục nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm khi dạy kiểu bài này ở Trường THCS Nhữ Bá Sỹ- TT Bút Sơn với cùng đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Với mục đích cung cấp cho học sinh một con đường nhanh và dễ để tạo lập văn bản trong khi làm bài viết. Đồng thời giúp cho bản thân tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề: Tìm hiểu đề nhanh, lập dàn ý ngắn gọn, cách viết đoạn văn, liên kết đoạn văn trong bài văn thuyết minh, từ đó hình thành cho mình kĩ năng để góp phần làm tốt bài văn. Ngoài ra với mục đích trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ sung những thiếu sót trong quá trình hướng dẫn các em làm bài. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối với đề tài này tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở vấn đề “ Một số biện pháp giúp các em lớp 8 viết tốt bài văn thuyết minh” qua 4 nội dung sau:
- Giúp học sinh nhận diện đề văn thuyết minh bằng cách đánh dấu từ ngữ.
- Giúp học sinh tìm ý cho đề văn thuyết minh bằng việc đặt ra các câu hỏi: tại sao? vì sao? như thế nào? là gì?
 - Giúp học sinh lập dàn ý từng kiểu bài bằng kiểu câu trần thuật hoặc khẳng định.
- Giúp học sinh biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ, cụm từ liên kết. 
Qua việc nghiên cứu tôi đã cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em viết đúng và hay bài văn thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1.Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tập hợp, phân loại, xử lý các tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo viên.
4.2.Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: thông qua dự giờ, thao giảng, sử dụng phiếu trắc nghiệm.
4.3.Phương pháp so sánh, đối chiếu.
4.4.Phương pháp thực nghiệm: Dạy thể nghiệm thực tế.
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Để giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh tôi đã nghiên cứu cách phát hiện đề bằng việc đánh dấu các từ ngữ quan trọng; giúp học sinh lập dàn ý bằng các kiểu câu trần thuật và câu khẳng định. Qua hai năm vận dụng vào dạy học từ năm 2015-2016 đến 2017-2018 bản thân tôi thấy để giúp các em viết hoàn chỉnh bài thì cần bổ sung một số kiến thức cho phần tìm ý và liên kết đoạn trong bài văn thuyết minh cụ thể như sau:
- Giúp học sinh tìm ý cho đề văn thuyết minh bằng việc đặt ra các câu hỏi: tại sao? vì sao? như thế nào? là gì?
 - Giúp học sinh biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ, cụm từ liên kết.
- Giúp các em lập dàn ý từng kiểu bài cụ thể từ đó các em nắm vững các bước làm bài, thuận tiện cho việc viết bài.
II. NỘI DUNG:
1.Cơ sở lí luận:
Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc - viết”. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm văn như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn?
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy kiểu bài nghị luận thuyết minh là kiểu bài khó trong phần Tập làm văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị luận, ... Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết. Một số em còn chưa biết trình bày đoạn văn, bài văn thì sơ sài, ý không sâu.
Từ những cơ sở thực tiễn như đã nêu tôi tiến hành nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra những biện pháp giúp học sinh lớp 8 làm tốt bài văn thuyết minh, đây cũng chính là đối tượng học sinh tôi đang trực tiếp giảng dạy trong năm học 2017-2018.
2. Thực trạng của vấn đề:
- Về phía người giáo viên: Trước đây khi dạy kiểu bài văn thuyết minh cho các em, tôi có dạy các bước tìm hiểu đề và tìm ý cho bài văn Thuyết minh nhưng chưa sâu, học sinh chưa biết cách tìm ý và lập dàn ý đúng trọng tâm và thật nhanh để viết bài. Đặc biệt là thời gian dành cho hướng dẫn viết dàn ý còn ít dẫn đến việc viết bài khó khăn, viết không đủ ý, viết chưa hay
- Về phía học sinh: Đa số các em ngại viết văn nói chung và lười viết dàn ý trước khi làm bài, không có kĩ năng làm kiểu bài thuyết minh. Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng ,dễ dẫn đến sai đề, thiếu kiến thức, bài viết sơ sài
3. Các giải pháp thực hiện:
3.1. Giúp HS nhận diện đề văn thuyết minh bằng cách đánh dấu từ ngữ.
3.1.a.Tìm hiểu đề
Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú ý đến bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc lệch đề nên bài văn thường không có điểm cao. 
Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, lệch đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn.
Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần thiết trước khi viết bài.
Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề).
Lấy bút chì gạch chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề:
- Xác định kiểu bài.
- Xác định nội dung của đề bài.
- Xác định giới hạn của đề bài.
Tìm hiểu một số đề cụ thể:
Đề 1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
Đề 2: Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Đề 3: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Đề 4: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Đề 5: Thuyết minh về quyến sách giáo khoa Ngữ văn 8 ,tập một. 
Đề 6: Thuyết minh về một món ăn dân tộc.
Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài:
- Kiểu bài: Thuyết minh về danh làm thắng cảnh, thuyết minh về một phương pháp, cách làm hay thuyết minh về vấn đề môi trường, 
- Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác định giới hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của đề bài cũng có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề
- Kiểu bài của mỗi đề là gì?
- Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp?
- Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào?
Sau khi hướng dẫn các em thực hiện xong giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý. 
3.1.b.Tìm ý: 
Đây là thao tác giúp cho người học viết tốt bài làm của mình nhờ vào các ý tìm được bằng cách đặt thật nhiều câu hỏi trong đầu mình về vấn đề đã xác định trong đề bài.
Khi tìm ý, người học cần thực hiện những bước sau đây:
+ Đặt câu hỏi (là gì? thế nào? tại sao? ra sao?) cho những gì vừa gạch chân.
+ Hình thành các câu hỏi xoay quanh đề bài (Là gì? Vì sao? Như thế nào?).
VD: Thuyết minh về chiếc xe đạp.
    Đặt câu hỏi:
+ Chiếc xe đạp có nguồn gốc, xuất xứ ra sao?
+ Chiếc xe đạp có cấu tạo như thế nào?
+ Để tạo nên một chiếc xe đạp thi bao gồm những bộ phận nào.
+ Cách sử  dụng nó ra sao?
+ Cách bảo quản nó ra sao?
+ Em có suy nghĩ gì  về nó?
 3.2. Giúp HS lập dàn ý từng kiểu bài bằng cách diễn đạt theo kiểu các câu trần thuật (khẳng định hay phủ định). 
Đối với văn bản thuyết minh của lớp 8 tập trung chủ yếu vào bốn loại chính sau đây:
- Thuyết minh về một đồ dùng, vật dụng, con vật, loài cây.
- Thuyết minh về một thể loại văn học.
- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm ).
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Ở mỗi loại đều có những đặc trưng riêng về cách thức làm bài, các em học sinh cần nắm được những vấn đề chính cụ thể sau đây:
- Bước 1:
+ Xác định đối tượng thuyết minh.
+ Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết
+ Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp
+ Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
- Bước 2: Dàn bài cụ thể cho từng kiểu bài
 Kiểu 1. Thuyết minh về một thứ đồ dùng, con vật, loài cây.
Dạng đề này yêu cầu người học thuyết minh một đồ dùng, vật dụng thường là gần gũi với ta. Khi thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, người học phải làm sao cho người đọc hiểu được cấu tạo, đặc điểm, tính chất, công dụng, cách sử dụng, cách bảo quản,... Trong các phương pháp thuyết minh về đồ dùng, vật dụng, các em có thể vận dụng phương pháp cho đồ dùng đó tự kể về bản thân mình hoặc sử dụng đối thoại, miêu tả nhằm tạo lên sự hấp dẫn cho bài thuyết minh.
Những đề văn minh họa :
VD1: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).
VD 2: Thuyết minh về kính đeo mắt.
VD 3: Thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài: ( Sử dụng kiểu câu trần thuật cho phần mở bài)
Giới thiệu đối tượng cần được thuyết minh (khi giới thiệu, chú ý giới thiệu khái quát về tên gọi, vai trò, ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày như thế nào...)
II. Thân bài
-     Đưa ra giải thích khái niệm về tên gọi của đồ dùng đó.
-     Trình bày các tri thức liên quan đến đối tượng:
+ Nguồn gốc, xuất xứ.
+ Cẩu tạo, các loại của đồ dùng.
+ Sự thay đồi về các đặc điếm, tính chất của đồ dùng theo thời gia.
+ Công dụng, lợi ích của nó trong cuộc sống hàng ngày.
+ Cách thức sử dụng.
+ Bảo quản.
Lưu ý: Những tri thức trên em có thể kết hợp một cách khéo léo theo trình tự (có sự lựa chọn, hoặc kết hợp các trình tự):
+ Trình tự không gian (Trong - Ngoài, Xa - Gần, Trên – Dưới....)
+ Trình tự thời gian (Trước - Sau. Sớm - Muộn,...)
III. Kết bài
-     Nêu lên giá trị, ý nghĩa của đồ dùng.
-     Sự phát triển của đồ dùng đó trong tương lai.
 Kiểu 2. Thuyết minh về một thể loại văn học
Dạng đề này chọn hình thức quan sát một thể thơ hoặc một thể loại văn học, hoặc một tác giả, tác phẩm làm đối tượng quan sát để thuyết minh. Tuy vậy, để làm được một bài thuyết minh về một thể loại văn học, người học cần có vốn tri thức vê bằng, trắc, vần, niêm, ngắt nhịp,... Những khái niệm này người học sẽ được giáo viên cung cấp, hoặc người học có thế chủ động tìm hiểu trên các sách tham kháo, mạng in-tơ-nét,...để tích luỹ vốn tri thức về các thế loại văn học cho mình. Từ đó. người học sẽ có cơ sở vừng chắc để làm tốt bài văn thuyết minh. Trong quá trình quan sát thể loại văn học, người học cần phải có sự lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu, quan trọng và cần có những ví dụ cụ thể (thường là lấy chính bản thân tác phẩm) để làm sáng tó các đặc điểm ấy.
Những đề văn minh họa:
VD1: Thuyết minh về một tập truyện.
VD 2: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở những truyện đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về thể loại được thuyết minh.
II.Thân bài
-     Đưa ra giải thích, khái niệm về tên gọi của thể loại đó.
-     Phạm vi thể loại này thường hay xuất hiện.
-     Hình thức chủ yếu của thể loại đó bao gồm những đặc điểm nào: bằng, trắc, niêm, vần, ngắt nhịp...
III. Kết bài
Việc sử dụng thể loại văn học này có ý nghĩa gì trong việc thế hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phấm (tên gọi, nội dung khái quát).
II. Thân bài
+ Tác giả
-     Tên gọi, năm sinh, năm mất, quê quán, xuất thân.
-     Quá trình sáng tác văn học.
-     Tác phẩm tiêu biểu.
-     Những đóng góp cho nền văn học.
+ Tác phẩm
-     Sự ra đời của tác phẩm trong hoàn cảnh nào.
-     Nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 
III. Kết bài
-     Nêu suy nghĩ của em về tác giả, tác phẩm.
-    Khẳng định lại giá trị. ý nghĩa của tác giả, tác phẩm trong nền văn học, nghệ thuật.
Kiểu 3. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) là hướng dẫn cho người khác cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Đó có thể là một món ăn, một món đồ chơi...Khi người học giới thiệu, bản thân phải nắm chắc phương pháp (cách làm) đó và có thể người học đã có kinh nghiệm thực hiện qua. Khi thuyết minh, cần trình bày rõ ràng, dề hiểu, khoa học về điều kiện, cách thức, trình tự,..làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sàn phẩm đó.
Những đề văn minh hoạ:
VD1: Giới thiệu bánh tôm Hồ Tây.
VD 2: Giới thiệu món chả cá.
VD 3: Thuyết minh về cách làm đèn ông sao.
VD 4: Thuyết minh về món trứng đúc  thịt.
VD 5: Thuyết minh về cách làm món cơm rang thập cẩm.
VD 6: Thuyết minh về cách làm món bún riêu.
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về món ăn gắn liền với tên một vùng miền nối tiếng.
II. Thân bài
-     Nguyên liệu chuẩn bị.
-     Các bước tiến hành chế biến:
+ Sơ chế nguyên vật liệu.
+ Làm chín thức ăn.
+ Bày trí món ăn.
+ Yêu cầu thành phẩm.
+ Cách thưởng thức món ăn.
III. Kết bài
-     Ý nghĩa văn hóa trong món ăn.
-     Bày tỏ tình cảm của em về món ăn.
Kiểu 4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Thuyết minh về một danh lam thắng cánh là giới thiệu cho người đọc những hiểu biết về danh lam thẳng cảnh đỏ. Trong bài thuyết minh, người học cẩn giới thiệu được vị trí, nét độc đáo xoay quanh danh thắng đó. Khi giới thiệu, bản thân người học phải có vốn kiến thức về danh thắng, kiến thức có được có thể do tham khảo sách vở, ti vi, hoặc đã từng trực tiếp đến tham quan. Nếu đó là di tích lịch sử. thì thường là nó sẽ gắn liền với kết cấu di tích, thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật, ýnghĩa của di tích đối với đất nước, địa phương.... Còn nếu đó là cảnh vật thì cần chú ý thuyết minh về nét đẹp độc đáo. nối bật của nó. Để có được một bài thuyết minh về danh lam thẳng cảnh hay. thì lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn, tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cư sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thích hợp, lời văn cần chính xác và biểu cảm.
Những đề văn minh họa:
VD 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
VD 2: Giới thiệu danh thắng Hương Sơn                                                  
VD 3: Giới thiệu Hồ Tây.
VD 4: Thuyết minh về chùa Một Cột
Dàn ý chung tham khảo
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về tên gọi. vị trí địa lí, gắn liền với vùng miền nổi tiếng.
II. Thân bài
-     Nguồn gốc, lịch sử, nhân vật lịch sử nào gắn liền.
-     Kết cấu, hình dạng của danh thắng.
-     Miêu tả vẻ đẹp của danh thắng.                                                            
-     Ý nghĩa của danh thắng trong lòng mỗi con người khi tham quan..
III. Kết bài
-     Ý nghĩa văn hóa, tư tưởng của danh thang đối với đất nước, địa phương.
- Bày tỏ suy nghĩ cùa em về danh lam thẳng, cảnh đó.
Các em có thể lập dàn ý chi tiết để trình bày thì các luận điểm sẽ được tiếp tục phát triển thành các luận cứ, các lí lẽ... Nội dung dàn ý là sự tóm tắt ngắn gọn các luận điểm, luận cứ theo trật tự trên dưới, trước sau, theo quan hệ bao hàm hoặc kế cận. Ta nên diễn đạt theo kiểu các câu trần thuật hay khẳng định. Cũng có thể diễn đạt nội dung của dàn ý chi tiết bằng một hệ thống các câu hỏi nhỏ theo một trật tự nhất định. Để phân biệt rành mạch các ý lớn, ý nhỏ ta thường dùng cách xuống dòng, các dòng kế tiếp nhau được trình bày lùi dần về phía tay phải của trang và được ký hiệu tuần tự bằng chữ số La Mã ( I,II,II,IV...), chữ cái in ( A,B,C...), chữ số Ả rập (1,2,3...), rồi đến các con chữ nhỏ (a,b,c...), nếu còn chi tiết hơn nữa thì có dấu gạch đầu dòng(+) (-)...
- Bước 3: Viết bài văn thuyết minh
Để viết tốt bài thuyết minh giáo viên cần cung cấp đầy đủ các phương pháp thuyết minh cho các em: Có 6 phương pháp thuyết minh.
* Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
* Phương pháp liệt kê. 
* Phương pháp nêu ví dụ. 
* Phương pháp dùng số liệu (con số) 
* Phương pháp so sánh 
* Phương pháp phân loại, phân tích. 
3.3. Giúp HS biết cách viết đoạn, liên kết đoạn văn bằng những từ, cụm từ liên kết .
Đoạn văn là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Vì vậy viết tốt đoạn văn là một trong những điều kiện để có một bài văn hay.Học sinh cần nắm vững các bước sau:
- Nắm cấu trúc thông thường của một đoạn văn: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn.
- Nắm các phương pháp thuyết minh để sử dụng một phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp thuyết minh để viết đoạn văn thuyết minh:
- Sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh theo một trình tự nhất định.
Trong chương trình Ngữ văn 8, học sinh được học cách xây dựng đoạn văn ở tiết 10 – Xây dựng đoạn văn trong văn bản, trong đó học sinh đã nắm được kiến thức về hình th

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_8_lam_tot_bai_van_th.doc