SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả

Tập làm văn là một phân môn được hội tụ tất cả kiến thức và kĩ năng của các phân môn khác. Trong môn Tiếng Việt dạy Tập làm văn cho học sinh là cả một nghệ thuật, thông qua đó để giáo dục tình cảm, thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng, một học sinh có năng khiếu làm văn, lại được sự quan tâm, đầu tư của gia đình, sự bồi dưỡng, phát triển của nhà trường thì học sinh đó luôn có sự ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp, giàu cảm xúc và mạnh dạn, tự tin khi nói trước đông người. Ngược lại, những học sinh không có năng khiếu làm văn thường lúng túng, dùng từ thiếu chính xác trong giao tiếp.

Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn là nơi thử thách ở học sinh các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp. Văn miêu tả là loại văn có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Việc dạy học sinh làm tốt bài văn miêu tả là một vấn đề được đặt ra từ nhiều năm nay. Trong đời sống, mọi người ai cũng nhận ra những điều mình đã thấy nhưng làm thể nào để nói hoặc viết lại những điều đó cho mọi người cùng hiểu thì chúng ta phải miêu tả. Vì vậy, dạy học văn miêu tả là một vấn đề thiết yếu.

 

doc 19 trang thuychi01 7441
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU	1
1.1. Lý do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu	1
1.3. Đối tượng nghiên cứu	1
1.4. Phương pháp nghiên cứu	2
2. NỘI DUNG	2
2.1. Cơ sở lí luận	2
2.2. Thực trạng của vấn đề của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng SKKN	3
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả	4
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm	13
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ	14
3.1. Kết luận	14
3.2. Kiến nghị	15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Tập làm văn là một phân môn được hội tụ tất cả kiến thức và kĩ năng của các phân môn khác. Trong môn Tiếng Việt dạy Tập làm văn cho học sinh là cả một nghệ thuật, thông qua đó để giáo dục tình cảm, thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ nhận thấy rằng, một học sinh có năng khiếu làm văn, lại được sự quan tâm, đầu tư của gia đình, sự bồi dưỡng, phát triển của nhà trường thì học sinh đó luôn có sự ứng xử nhanh nhẹn trong giao tiếp, giàu cảm xúc và mạnh dạn, tự tin khi nói trước đông người. Ngược lại, những học sinh không có năng khiếu làm văn thường lúng túng, dùng từ thiếu chính xác trong giao tiếp.
Ở Tiểu học, phân môn Tập làm văn là nơi thử thách ở học sinh các kĩ năng Tiếng Việt, vốn sống, vốn văn học, năng lực cảm thụ văn học một cách tổng hợp. Văn miêu tả là loại văn có vị trí quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học. Việc dạy học sinh làm tốt bài văn miêu tả là một vấn đề được đặt ra từ nhiều năm nay. Trong đời sống, mọi người ai cũng nhận ra những điều mình đã thấy nhưng làm thể nào để nói hoặc viết lại những điều đó cho mọi người cùng hiểu thì chúng ta phải miêu tả. Vì vậy, dạy học văn miêu tả là một vấn đề thiết yếu.
Văn miêu tả ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng mang tính thông báo thẩm mĩ chứa đựng tình cảm của người viết. Bài văn miêu tả giúp các em thể hiện tình cảm và tổng họp các kiến thức đã học ở các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện,... đồng thời tạo đà để các em học tốt các thể loại văn khác. Các em có thể “vẽ lại” các sự vật một cách sinh động về dáng vẻ, tính cách, khung cảnh của thiên nhiên phong phú qua ngôn ngữ của mình giúp người nghe, người đọc hình dung được các sự vật ấy. Bằng cách miêu tả các em trau dồi ngôn ngữ nói và viết cho mình từ đó mà phát triển tư duy.
Từ thực tế trên đây, tôi nhận thấy vấn đề bồi dưỡng kiến thức và cách làm văn cho học sinh là rất ân thiết. Bản thân tôi cũng luôn trăn trở về vấn đề dạy như thế nào để học sinh làm văn tốt hơn đồng thời phát huy được khả năng làm văn của mình. Vì vậy, trong phạm vi hẹp của sáng kiến này, tôi xin được mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình về “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả".
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
- Nghiên cứu thực trạng việc dạy và học văn miêu tả trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5.
- Mong muốn giúp học sinh có hứng thứ trong học Tiếng Việt, có khả năng sáng tạo trong viết văn.
- Qua đó đẩy mạnh chất lượng học tập của các em làm nền tảng cho các cấp học sau này.
- Mục đích chủ yếu nhất vẫn là nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ cho quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt thể loại văn miêu tả.
- Học sinh trong lớp phụ trách, học sinh khối 5 của trường trong năm học 2017- 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1. Đọc sách, đọc tài liệu.
- Đọc sách giáo viên, sách giáo khoa, vở bài tập. Tìm hiểu về nội dung dạy học môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn, nghiên cứu kĩ phần dạy học Văn miêu tả cho học sinh lớp 5, chuẩn kiến thức và kĩ năng để nắm vững mục tiêu chương trình.
1.4.2. Điều tra thực trạng
- Dự giờ, rút kinh nghiệm.
- Kiểm tra.
- Phỏng vấn trò chuyện với giáo viên và học sinh.
1.4.3. Nghiên cứu lí luận: Tham khảo các phương pháp giảng dạy và nội dung dạy học thể loại văn miêu tả ở lớp 5.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Phân môn Tập làm văn lớp 5 nhằm mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thấm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. Trong chương trình Tiểu học hiện hành, các bài Tập làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Quá trình thực hiện các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng kiến thức về cuộc sống theo chủ điếm đã học. Việc phân tích đề bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả, biên bản, góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại cho học sinh. Tư duy trừu tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá khi miêu tả cảnh và người.
Học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận vói vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh có dịp hướng tói chân, thiện, mĩ được định hướng trong các đề bài, các bài luyện tập báo cáo thống kê, làm đơn, làm biên bản, lập chương trình hoạt động... tạo cơ hội cho học sinh thể hiện mối quan hệ với cộng đồng. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Trong chương trình Tập làm văn lớp 4, 5, văn miêu tả là thể loại chiếm tỷ lệ cao (50% số tiết). Đây là thể loại văn nghệ thuật sử dụng lời văn có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thế, sinh động về sự vật, hiện tượng ... trong đời sống. Có thể nói rằng: Mỗi bài văn miêu tả là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, là sản phẩm, là sự đúc kết của việc tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã học.
Quá trình dạy học sinh viết văn miêu tả sẽ mang lại kết quả khả quan nếu như thầy biết tố chức đúng đắn và khêu gợi được những hoạt động cần thiết ở các em, vì tư duy của trẻ ở lứa tuổi tiểu học thường thiên về tính cụ thể. Ở lứa tuổi này có những yếu tố của tư duy trừu tượng nhưng còn hạn chế nhiều so với học sinh ở các lớp trên. Quá trình nhận thức của học sinh lớp 5 khi viết văn miêu tả đều thông qua thực tiễn các em thấy gì viết nấy. Vì thế người giáo viên cần phải quan tâm đúng mức và khêu gợi đế học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong viết văn miêu tả.
2. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu trước khi áp dụng SKKN:
2.2.1. Thực trạng việc dạy văn miêu tả:
Đối với việc dạy văn miêu tả cho học sinh, giáo viên đều cho rằng: Qua hệ thống bài tập giáo viên đã giúp học sinh quan sát đối tượng miêu tả, lựa chọn sắp xếp ý, dựng đoạn và viết bài văn miêu tả. Song để học sinh biết dùng khả năng của mình để miêu tả một sự vật, một cảnh đẹp ... lại là rất khó, đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp phù hợp để đạt kết quả cao. Qua dự giờ, trao đổi, thống kê tôi thấy: Các tiết dạy theo chương trình nhìn chung giáo viên luôn chú ý để đạt được mục tiêu của tiết học. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã được giáo viên quan tâm, giảm hẳn lối dạy học một chiều.
Mặc dù vậy việc dạy văn miêu tả của giáo viên bộc lộ những hạn chế sau:
Giáo viên thường coi trọng lý thuyết, xem nhẹ kỹ năng thực hành. Trong quá trình dạy, giáo viên chưa chú ý đến việc rèn kỹ năng ở các tiết khác để làm điểm tựa cho tiết Tập làm văn...
Một số tiết học, GV chưa khơi gợi huy động vốn hiểu biết, cách sử dụng từ ngữ mà bắt HS học nhiều, yêu cầu HS nhớ nhiều để bắt chước rồi “làm Văn”.
2.2.2. Việc học văn miêu tả của học sinh:
Học sinh hầu như không có hứng thú với phân môn Tập làm văn. Qua dự giờ, khảo sát chất lượng tôi nhận thấy: số bài làm khá, có bố cục rõ ràng, chọn chi tiết miêu tả hợp lý, câu văn viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác câu văn có hình ảnh còn rất ít và có những hiện tượng phô biến như :
Học sinh thường dễ dàng thuộc một đoạn văn, bài văn mẫu. Khi giáo viên chấm bài rất có thể khen nhầm bài văn của người khác mà cứ tưởng là bài văn của HS mình. Khi đọc bài văn của nhiều em cứ na ná nhau. HS còn lúng túng trong cách viết văn thông thường các em bắt chước theo bạn, theo thầy cô. Mà bản chất của làm văn không phải là sự bắt chước máy móc, nếu băt chước mãi thì bài văn không còn gì là của riêng mình như vậy dần biến mình thành người máy. 
Miêu tả hời hợt, chung chung, không trung thực, không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được miêu tả. Vì thế bài văn ấy có thể gắn cho đối tượng miêu tả cùng loại nào cũng được. Còn thụ động tiếp thu bài giảng, không sáng tạo, còn rập khuôn văn mẫu. Kĩ năng liên kết, sắp xếp các ý trong đoạn bài còn rất hạn chế. Kĩ năng sử dụng ngôn từ, diễn đạt ý thành câu văn còn vụng về.
2.2.3. Chất lượng của việc dạy - học phân môn Tập làm văn đầu năm của lớp chủ nhiệm.
Qua khảo sát chất lượng và điều tra về học tập đối với phân môn Tập làm văn của lớp chủ nhiệm tôi đã thu được kết quả như sau:
Tổng
số HS
Chất lượng của học sinh
Viết đúng chính tả
Dùng từ chính xác
Câu văn diễn đạt gãy gọn, rõ ràng
Sắp xếp ý phù hợp, có hình ảnh
Biết sử dụng
các biện pháp nghệ thuật
Bố cục
chặt chẽ
39
25
15
15
10
9
20
Kết quả khảo sát trên, cho ta thấy một số học sinh chưa thực hiện được các yêu cầu của một bài văn như:
+ Bố cục bài viết không rõ ràng.
+ Sắp xếp ý còn lộn xộn, diễn đạt câu văn còn lúng túng, dùng từ thiếu chính xác. 
+ Bài văn nghèo ý, sơ sài.
+ Mắc nhiều lỗi chính tả, sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
2.3. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả.
Qua thực tế giảng dạy tôi đã rút ra một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt thể loại văn miêu tả như sau:
2.3.1. Xây dựng lòng yêu phân môn Tập làm văn cho học sinh.
Học văn miêu tả, học sinh cũng có điều kiện tiêp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn miêu tả điển hình. Khi phân tích đề văn miêu tả, học sinh lại hướng tới cái chân, cái thiện, cái mĩ, được định hướng trong các đề bài. Khi quan sát đối tượng miêu tả học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, găn bó với thiên nhiên, con người và sự vật xung quanh của trẻ được nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ.
Trong quá trình dạy, tôi đã đọc cho học sinh nghe một số bài văn mẫu “miêu tả về cảnh đẹp vào buổi sáng (trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cảnh đồng trên dòng sông...” rồi kể cho học sinh nghe những câu chuyện xưa, những chuyện về những nhân vật mà các em yêu quý. Mặc dù, các em chưa được đến những nơi đó nhưng vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp đó. Và cho học sinh thấy được mặc dù ta không sống cùng thời với những nhân vật đó nhưng ta vẫn biết về họ, được nghe những câu nói rất hay, rất ý nghĩa của họ. Lưu giữ được những câu chuyện đó là nhờ có các nhà văn, nhà thơ... Từ đó, các em sẽ yêu môn học mới ham thích, say sưa học tập, tâm hồn các em được “chất dồn” những lời hay, ý đẹp, những cảm xúc và những hiểu biết trẻ thơ góp phần làm cho các bài văn bay bổng hơn, dễ đi vào lòng người hơn.
2.3.2. Quan sát kỹ và ghi nhận những điểm tiêu biểu của đối tượng miêu tả:
Để giúp học sinh viết tốt bài văn miêu tả tôi hướng dẫn học sinh quan sát từ xa đến gần từ bao quát đến cụ thể và bằng nhiều giác quan.
Việc quan sát này tôi có thể tiến hành bằng nhiều hình thức nhưng quan sát trực tiếp vẫn là cơ bản. Quan sát thì phải dùng nhiều giác quan thì mới nhìn nhận sự vật đó một cách chính xác và sinh động.
Nhờ có thị giác (mắt) ta nhìn thấy hình khối, màu sắc, đường nét...
Nhờ có thính giác (tai) mà ta nghe được những âm thanh, nhạc điệu.
Nhờ có khứu giác (mũi) mà ta phân biệt các mùi thơm khác nhau.
Nhờ vào xúc giác (da) mà ta có cảm giác nóng, lạnh.
Nhờ vào vị giác (lưỡi) ta thấy vị mặn, ngọt, chua chát.
Khi các em sử dụng nhiều giác quan để quan sát một vật nào đó thì chắc chắn vật đó sẽ được nắm bắt rất kĩ, cụ thể, chi tiết thì khi đó các em sẽ có nhiều thông tin để viết.
Tuy nhiên trong khi quan sát, tôi hướng dẫn các em tìm nét riêng biệt và nét tiêu biểu của sự vật, tìm được trọng tâm cần viết, tránh viết lan man không đúng trọng tâm mà phải trải qua sự sàng lọc.
Ví dụ: Tả bà em.
Trong bài: “Tả bà em” các em phải sử dụng nhiều giác quan quan sát để có được nhiều chi tiết nhất cho bài văn: Dùng mắt để quan sát hình dáng, nước da mái tóc, khuôn mặt của bà. Dùng tai để nghe giọng nói của bà. Dùng mũi để ngửi thấy mùi thơm gội đầu bằng lá xả, lá bưởi của mái tóc bà. Dùng tay nắm bàn tay bà để thấy sự ấm áp từ đôi bàn tay của bà như truyền thêm sức mạnh cho cháu và mỗi khi bà để dành quả chín thơm ngon ta lại dùng lưỡi để thưởng thức vị ngọt ngào ấy. Có được nhiều chi tiết như thế bài văn sẽ hay sinh động và giàu hình ảnh.
Ví dụ: Tả quê em khi mùa xuân về.
Tôi hướng dẫn các em sử dụng các giác quan để quan sát và cảm nhận mùa xuân xinh đẹp trên quê em: Dùng mắt để quan sát cảnh vật: cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc. Dùng mũi để ngửi thấy mùi hoa thoang thoảng bay theo làn gió. Dùng tai để nghe tiếng chim hót líu lo, tiếng mọi người cười đùa vui vẻ. Và qua làn da ta cảm nhận được sự mát mẻ ấm áp khi mùa xuân về.
Khi các em sử dụng nhiều giác quan để quan sát các em thu thập được nhiều tư liệu và giúp các em làm bài văn tả cảnh mùa xuân hay.
Tuy nhiên, quan sát có thể là trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp. Đó là có thể các em quan sát và ghi chép luôn kết quả quan sát (một cơn mưa, cảnh trường em, một cây ăn quả, một bạn học cùng lớp...), phục vụ cho bước tìm ý, lập dàn bài và làm bài hoàn chỉnh. Cũng có thể là các em hồi ức lại một cảnh vật (cảnh đẹp đã được đến thăm, một cơn mưa đã qua...), một nhân vật nào đó (thầy, cô giáo cũ; một bà cụ; một em bé gặp trên đường...) đã từng được quan sát và giờ miêu tả lại.
2.3.3. Giúp học sinh viết câu văn hay giàu hình ảnh.
2.3.3.1. Giúp học sinh hiểu thế nào là câu văn hay và cách viết những câu văn hay.
Phần lớn học sinh viết câu mới đúng ngữ pháp chứ chưa hay, câu văn khô khan chưa có hồn.
Ví dụ: - Tả cây: Cây bàng ở sân trường to và cao. Lá bàng xanh tốt.
- Tả em bé: Đôi mắt em to và đen. Tóc thưa và mỏng.
- Tả ông (bà): Ông em thích nhất uống trà. Ông em rất thích uống trà, thích yên tĩnh và không thích ồn ào.
- Câu văn chưa có giá trị miêu tả và không tạo được hứng thú cho người đọc, người nghe, chưa diễn tả chính xác được cảnh hoặc sự vật, con người.
Từ đó, tôi tiến hành giúp các em khắc phục những nhược điểm đó như sau:
Để có một bài văn hay tất yếu phải có những câu văn hay. Tôi giúp học sinh hiểu như thế nào là câu văn hay để từ đó các em có thể viết được câu văn hay: Tôi cho học sinh đối chiếu các câu văn cụ thể để các em thấy rõ điều đó:
Vi dụ: - Mùa xuân, bầu trời rất trong và rất cao.
	 - Mùa xuân, bâu trời trong xanh, cao vời vợi.
Ví dụ: - Nước sông rất trong.
 - Nước sông trong xanh như một tẩm gương khổng lồ phản chiếu mây trời.
 Từ những thực tế đó để các em thấy rõ nếu viết câu văn có hình ảnh, có từ gợi tả thì câu văn sẽ hay hơn nhiều, qua đó giúp các em thấy được cần phải viết ra sao.
Câu văn hay phải là những câu văn diễn tả được một cách sinh động, chính xác những điều mà mình muốn diễn đạt (hình ảnh, màu sắc, có sức truyền cảm...).
Muốn viết được những câu văn hay như vậy thì ta phải biết sử dụng những từ gợi tả (gợi hình, gợi thanh) biết sử dụng những biện pháp nghệ thuật như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, đảo ngữ và dùng những từ bộc lộ rõ cảm xúc, tâm trạng của mình.
2.3.3.2. Giúp học sinh sử dụng những phưong pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, dùng từ gợi tả, gợi cảm trong khi viết.
Đối với học sinh lớp 5 các em đã bước đầu biết các biện pháp so sánh, nhân hoá. Vì vậy trong những giờ làm văn ta có thể huy động vốn kiến thức đã có của các em để giúp các em viết văn được hay hơn.
Ví dụ: Học sinh đã viết: “Hàng cây được trồng xung quanh hồ
Đây là một câu đúng ngữ pháp, đúng cả về ý nghĩa nhưng chưa có sức gợi cảm. Vậy ta có thể sửa lại như thế nào? để hình ảnh của hàng cây, hồ nước hiện lên cụ thể hơn. Giữa hàng cây và hồ nước có sự gắn bó hơn.
Tôi gợi ý để học sinh sửa lại bằng cách thêm từ ngữ.
 Hàng cây như thế nào?
(Hàng cây xanh tốt. Hàng cây cao vút. Hàng cây sum sê cao vút)
 Hồ nước thế nào? Mặt hồ thế nào?
(Mặt hồ như một tấm gương cực lớn. Mặt hồ trong xanh. Mặt hồ lấp lánh mặt trời. Mặt hồ trong veo).
Và cuối cùng sửa lại cả câu:
 Một hàng cây xanh tốt, cành lá sum sê ôm lấy mặt hồ trong xanh gợn sóng.
(Mặt hồ như một tấm gương cực lớn. Mặt hồ trong xanh. Mặt hồ lấp lánh mặt trời. Mặt hồ trong veo).
Và cuối cùng sửa lại cả câu:
- Một hàng cây xanh tốt, cành lá sum sê ôm lấy mặt hồ trong xanh gợn sóng.
- Hàng cây xanh tốt nghiêng mình soi bóng xuống hồ nước trong veo.
Ví dụ: Khi tả con đường có học sinh viết:
“Con đường rất thẳng, rất rộng, rất dài”.
Tôi gợi ý để các em có thể tìm những từ ngữ thay thế cho từng nhóm từ trong câu sao cho gợi tả hơn.
Thay “rất rộng “bằng “rộng rãi ”, “rộng thênh thang”.
Thay “rất thẳng” bằng “thẳng tắp”...
Học sinh thay: + Chạy xa mãi nhưng không có điếm cuối cùng.
+ Chạy tít mãi đến chân trời.
+ Vươn dài mãi về phía Bắc.
Cuối cùng từ những gợi ý để các em hoàn chỉnh câu:
- Con đường nhựa thắng tắp, rộng thênh thang, chạy mãi về phía chân trời phía Bắc.
- Con đường nhựa rộng rãi vạch một đường thẳng tắp về phía chân trời.
- Con đường nhựa rộng thênh thang như một đường kẻ vươn mãi đến chân trời phía xa.
Ví dụ: Trong một câu văn học sinh đã viết: “Lá tràm nhỏ, cong cong màu xanh”
Tôi đã gợi ý để các em tìm ra được sự liên tưởng, so sánh:
Nhìn lá tràm nhỏ, cong cong em liên tưởng tới những vật gì?
Học sinh: Liên tưởng tới: Quả chuối còn non; Vầng trăng khuyết; Trăng đầu tháng; Cái lưỡi liềm; Con thuyền.
Từ những liên tưởng ấy em đã dùng phương pháp so sánh để viết lại câu văn trên sao cho hay hơn.
Học sinh viết:
+ Lá tràm màu xanh, cong cong như một vành trăng khuyết.
+ Lá tràm giống hệt như một vầng trăng đầu tháng màu xanh,
+ Lá tràm như những vầng trăng đầu thảng treo lơ lửng trên cành cây.	
+ Mỗi chiếc lá tràm là một lưỡi liềm xanh bé xíu.
2.3.3.3. Giúp học sinh viết được những câu văn bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của người viết.
Đây cũng là một cách để góp phần thông báo chính xác điều mà các em nói, muốn diễn tả, muốn thể hiện. Không chỉ có vậy đây là một biện pháp tạo sức nặng, sức rung động cho bài văn,
+ Bình thường: Nhìn, trông.
Bộc lộ bằng cách thêm một từ chỉ tâm trạng, trạng thái.
Ví dụ:	 + “Nói”:	bình thường không có sắc thái.
+ “Ân cần nói": sự quan tâm.
+ “Dịu dàng nói”: yêu thương.
 - Bộc lộ bằng cách thêm một tập hợp từ diễn tả cụ thể trạng thái, tình cảm của người viết.
Ví dụ: Nhìn nước da ngày một sạm đi của mẹ, tôi càng thương mẹ hơn. Hàng ngày mẹ phải nắng mưa vất vả làm lụng vì anh em tôi.
Từ những suy nghĩ ấy, trong quá trình lên lớp giảng dạy tôi đã giúp các em làm quen dần với cách viết những câu văn có cảm xúc.
Ví dụ: Từ câu học sinh viết: “Mẹ hỏi em: Con ăn cơm chưa? ”
 Tôi gợi ý để các em thêm từ tả tâm trạng vào đê chuyển thành những câu có cảm xúc.
Học sinh viết: + Mẹ dịu dàng hỏi em: Con ăn cơm chưa?
 + Mẹ ân cần hỏi em: Con ăn cơm chưa?
 + Mẹ trìu mến hỏi em: Con ăn cơm chưa?
Hoặc ở câu: "Em nhìn những cảnh diều đang bay trên bầu trời”. Tôi gợi ý để các em viết lại sao cho khi đọc lên người ta thấy rõ những cánh diều ấy đẹp và em rất thích chúng.
Học sinh viết lại:
+ Em say sưa ngắm nhìn những cánh diều đang bay lượn trên bầu trời.
+ Em nhìn những cánh diều đang bay trên trời lòng tràn ngập niềm vui, chính nhũng cánh diều ấy đã nâng cánh ước mơ cho em.
Hoặc có học sinh viết: “Đôi tay của bà rất gầy guộc”. Đây là một câu chỉ có giá trị thông báo do đó tôi hướng dẫn các em có thể viết lại để câu văn không chỉ có giá trị thông báo mà còn có giá trị về mặt tình cảm. “Nhìn đôi tay gầy guộc của bà em có suy nghĩ gì?”
Học sinh viết:
+ Nhìn đôi tay gầy guộc, em cảm thấy thương bà vô cùng.
+ Mỗi khi nhìn đôi tay gầy gò của bà lòng em lại trào lên một sự thương yêu kì lạ.
+ Em yêu biết mấy đôi tay gầy guộc của bà.
- Từ những câu cảm xúc theo một dề tài định sẵn.
Ví dụ: Hãy viết một câu thể hiện tâm trạng,

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_the_loai_v.doc