SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tốt phần đội hình đội ngũ môn Thể dục lớp 5

SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tốt phần đội hình đội ngũ môn Thể dục lớp 5

 Khoa học về sinh lý và tâm lý người đã chỉ rõ “ Một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho con người phát triển năng lực hoạt động trí óc của mình”. Bác Hồ lúc sinh thời đã từng nói “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới viêc gì cũng có sức khoẻ mới thành công” (Trích lời kêu gọi tập thể dục của Bác Hồ, ngày 27 /03 /1946 ). Vì vậy năm 1992 bộ môn giáo dục thể chất đã được quy định trong điều 41của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành “ chế độ bắt buộc trong trường học ”, tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới . Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục - Vệ sinh - Yêu nước” trong các nhà trường, chỉ thị 36 CT/ TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới còn khẳng định “ Mục tiêu cơ bản, lâu dài của thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần năng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên” để từ đó coi trọng giáo dục thể chất trong trường học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thể dục thể thao đi vào đời sống hàng ngày của học sinh là điều rất bổ ích, bởi sau những giê học căng thẳng và mệt mỏi thì việc vui chơi và giải trí là vấn đề cần thiết mà thể dục thể thao là biện pháp hữu hiệu chống lại sự mệt mỏi tạo cho con người tinh thần sảng khoái để học tập và rèn luyện mặt khác thể dục thể thao đem lại cho con ng­êi sức khoẻ, tinh thần minh mẩn, nâng cao khả năng thÝch øng của cơ thể đối với những biến đổi của môi trường bên ngoài, ngoài ra nó còn hợp lý hoá thời gian nhàn rỗi thu hút các hoạt động thể dục thể thao góp phÇn khắc phục và đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nhờ đó hoạt động thể dục thể thao giúp các em hiểu sâu hơn về cơ thể con người, về vệ sinh trong luyên tập, về phương pháp rèn luyện thân thể và theo dõi kiểm tra sức khoẻ cho bản thân. Thể dục thể thao còn có tác dụng tốt đến việc nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức khoa học cho học sinh.

doc 19 trang thuychi01 12802
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy học tốt phần đội hình đội ngũ môn Thể dục lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
1. Mở đầu
01
1.1 Lí do chọn đề tài
01
1.2 Mục đích nghiên cứu
02
1.3 Đối tượng nghiên cứu 
03
1.4 phương pháp nghiên cứu
03
1.5 Những điểm mới của sáng kiến
03
2. Nội dung
03
2.1 Cơ sở lí luận
03
2.2 Thực trang 
05
2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện
07
2.4 Kết quả đạt được
14
3. Kết luận và kiến nghị
16
3.1 Kết luận
16
3.2 Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Khoa học về sinh lý và tâm lý người đã chỉ rõ “ Một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho con người phát triển năng lực hoạt động trí óc của mình”. Bác Hồ lúc sinh thời đã từng nói “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà gây đời sống mới viêc gì cũng có sức khoẻ mới thành công” (Trích lời kêu gọi tập thể dục của Bác Hồ, ngày 27 /03 /1946 ). Vì vậy năm 1992 bộ môn giáo dục thể chất đã được quy định trong điều 41của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành “ chế độ bắt buộc trong trường học ”, tại chỉ thị 227 CT/TW ngày 18/11/1975 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra toàn diện về mục tiêu, nhiệm vụ và phương châm xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và ổn định an ninh xã hội, quốc phòng, xây dựng con người mới, nền văn hóa mới . Tiếp sau đó đầu năm 1979 Bộ Chính trị ban hành nghị quyết số 14-NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã yêu cầu ngành giáo dục chăm lo hơn nữa việc dạy thể dục và phát động phong trào “Thể dục - Vệ sinh - Yêu nước” trong các nhà trường, chỉ thị 36 CT/ TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới còn khẳng định “ Mục tiêu cơ bản, lâu dài của thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát triển và tiến bộ, góp phần năng cao sức khỏe, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học, nhằm mục tiêu làm cho việc tập luyện thể dục thể thao trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết sinh viên” để từ đó coi trọng giáo dục thể chất trong trường học là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thể dục thể thao đi vào đời sống hàng ngày của học sinh là điều rất bổ ích, bởi sau những giê học căng thẳng và mệt mỏi thì việc vui chơi và giải trí là vấn đề cần thiết mà thể dục thể thao là biện pháp hữu hiệu chống lại sự mệt mỏi tạo cho con người tinh thần sảng khoái để học tập và rèn luyện mặt khác thể dục thể thao đem lại cho con ng­êi sức khoẻ, tinh thần minh mẩn, nâng cao khả năng thÝch øng của cơ thể đối với những biến đổi của môi trường bên ngoài, ngoài ra nó còn hợp lý hoá thời gian nhàn rỗi thu hút các hoạt động thể dục thể thao góp phÇn khắc phục và đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nhờ đó hoạt động thể dục thể thao giúp các em hiểu sâu hơn về cơ thể con người, về vệ sinh trong luyên tập, về phương pháp rèn luyện thân thể và theo dõi kiểm tra sức khoẻ cho bản thân. Thể dục thể thao còn có tác dụng tốt đến việc nâng cao trình độ văn hoá, kiến thức khoa học cho học sinh.
 Giáo dục thể chất ở bậc Tiểu học là môn học chuyên biệt, trong quá trình giáo dục giúp các em hiểu sâu hơn về cơ thể con người, về vệ sinh trong luyện tập, về phương pháp rền luyện thân thể và theo dõi kiểm tra sức khoẻ cho bản thân, và những người xung quanh. Từng bước hình thành thói quen luyên tập giúp học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí  - Thể - Mỹ và các kỹ năng cơ bản khác góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện. 
 Trong môn Thể dục, đội hình đội ngũ giữ một vai trò rất quan trọng nó giúp các em học sinh vận động phát triển các chi, cơ, tăng cường hệ miễn dịch cho các em học sinh. Tuy nhiên nhiều giáo viên dạy bộ môn Thể dục chưa thực sự quan tâm đến nội dung này.
 Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn trong công tác giảng dạy ở trường Tiểu học, qua tìm hiểu và nghiên cứu tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm dạy học tốt phần đội hình đội ngũ môn Thể dục lớp 5”
1.2. Mục đích nghiên cứu
 Qua giảng dạy thực tế tôi thấy rằng việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ môn Thể dục là hết sức cần thiết, mục tiêu giáo dục thể chất từ mẫu giáo đến đại học là góp phần đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất vấn đề này đã được Bộ giáo dục quan tâm chú ý và coi trọng . 
 Có như vậy học sinh mới nhân thức , coi trong môn học, qua đó các em mới hoạt động nhiều hơn ,tích cực tham gia vào các hoạt động và tự mình khám phá cái mới chiếm lĩnh tri thức trong giờ học. 
 Trên cơ sở đó giúp học sinh dần hình thành và phát triển các kỹ năng , kỹ xảo vận động cũng như sự hứng thú tập luyện của học sinh, trong vai trò ý nghĩa của hoạt động thể dục thể thao.
 Ở løa tuổi bậc tiểu học cơ thể đang trong thời kỳ phát triển và từng bước hoàn thiện về các chức năng cũng như tâm sinh lý. Vì vậy cần có những phương pháp và sự kết hîp của những tác động bên ngoài , bên trong để tạo được sự cân đối hài hoà , phòng tránh được bệnh tật , và bảo vệ nâng cao sức khoẻ trong học tập lao động và vui chơi.
 1.3 . Đối tượng nghiên cứu
 Là học sinh khối 5 ( Lớp 5A, 5B ) Trường Tiểu Học Đông Lĩnh A - TP Thanh Hóa năm học 2016-2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương ph¸p trùc quan.
- Phương pháp dùng khẩu lệnh
- Ph­¬ng ph¸p ph©n ®o¹n hoµn chØnh.
- Ph­¬ng ph¸p dïng lêi nãi.
- Ph­¬ng ph¸p thùc hiÖn bµi tËp.
- Phương pháp chia nhóm luyện tập và trò chơi
1.5 Những điểm mới của sáng kiến
 Sáng kiến đã đưa ra các giải pháp phù hợp đối với học sinh lớp 5 phần đội hình đội ngũ. Góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, nhất là phần đội hình đội ngũ, tạo hứng thú cho học sinh tập luyện trong các giờ học Thể dục
2. NỘI DUNG
 2.1 Cơ sở lí luận
 Học sinh tiểu học thuộc lứa tuổi từ 6 đến 11 tuổi đang phát triển mạnh về tâm lý, sinh lý, giải phẫu học, ở lứa tuổi này hết sức thuận lợi để học tập động tác, và tiếp thu được những kỹ năng, kỹ xảo vận động đa dạng, tạo thành nền móng cho mai sau khi bước vào đời.
 Học sinh Tiểu học có khuynh hướng ghi nhớ được những kiến thức do cha mẹ thầy, cô chỉ bảo chưa có khả năng phân tích, tự giác. Tuy nhiên học sinh tiểu học bước đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc trưng cho sự vật, biết phân biệt sắc thái của các chi tiết, các phần kỹ thuật để đi đến tổng hợp, tuy nhiên đang còn giản đơn và chưa tinh tế. Khả năng phân tích tổng hợp còn non yếu, ở lứa tuổi tiểu học việc ghi nhớ và hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vân động đang phát triển, giáo viên khi lên lớp lý thuyết hoặc thực hành cần chú ý tới phương pháp sư phạm nhằm khuyến khích sự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo của học sinh giúp các em nắm được phần ý nghĩa của bài học, đặc biệt là các kỹ thuật động tác thực hành.
 Những năm vừa qua Đảng và nhà Nước ta đã quan tâm hơn tới nền giáo dục nước nhà và đã thực hiện đổi mới chương trình giáo dục ë các cấp nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng, không chỉ có các môn văn hoá mà cả môn giáo dục thể chất trong các cấp học, để đáp ứng những nhu cầu phát triển giáo dục trong giai đoan đất nước đổi mới .
 Xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay đang đặt ra cho giáo viên giáo dục thể chất ở trường tiểu học đòi hỏi phải làm sao để dạy tốt môn thể dục ở bậc tiểu học nói chung, môn thể dục lớp 5 nói riêng, cụ thể là phần đội hình đội ngũ, đi đều vòng phải, vòng trái đổi chân khi đi sai nhịp.
 Đặc biệt ở lứa tuổi học sinh tiểu học việc rèn luyện thể chất cho các em thông qua các bài tập thể dục là một việc làm hết sức quan trọng đối với giáo viên giảng dạy thể dục. Hơn thế nữa Bác đã nói: Mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi người dân mạnh khỏe tức làm cho đất nước hùng mạnh thêm”. Chúng ta cũng nhớ rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người “ Sức khỏe là vàng ”.
 Giáo dục thể chất là môn học phát triển toàn diện cho học sinh, gãp phần hình thành cho học sinh tiểu học những cơ sở ban đầu, hình thành nhân cách và phát triển lâu dài về Đức -Trí Thể - Mĩ . 
 Trong quá trình dạy học nói chung và dạy môn thể dục nói riêng thì người giáo viên là người tổ chức hướng dÉn hoạt động của học sinh, mọi học sinh đều hoạt động và học tập để hiểu biết về kinh nghiệm để học sinh chiÕm lĩnh tri thức và vận dụng các tri thức đó trong thực hành ôn luyện. Từ đó tạo cho học sinh tự giác tích cực và chủ động trong luyện tập, không dập khu«n máy móc và biết tự đánh giá được kết quả học tập của mình. Đặc biệt là giúp học sinh có niềm tin niềm vui trong học tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh phát huy được năng lực sở trường của mình, biết ứng dụng kiến thức mới trong học tập thể dục vào đời sèng hµng ngày .
 Ở lứa tuổi học sinh lớp 5, là lứa tuổi nhiều chuyển biến về tâm – sinh lí và tư duy. Hành động của các em chuyển dần từ thụ động, giản đơn sang trạng thái tương đối chủ động và linh hoạt hơn, ở lứa tuổi này các em đã có khả năng phân tích và tổng hợp đơn giản hơn, biết tự điều chỉnh những hoạt động cảu bản thân nhưng ở mức độ không cao.
Ngoài việc giảng dạy cho các em có được một sức khoẻ thật tốt, giáo viên còn phải luôn giáo dục cho học sinh trong trường tinh thần dũng cảm, tính trung thực, tự giác, tích cực, và khiêm tốn cho nên phân môn thể dục ở bậc tiểu học chiếm một vị trí hết sức quan trọng không thể thiếu trong giáo dục con người theo hướng toàn diện.
2.2. Thực trạng
Trong những năm học vừa qua tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Thể dục trong đó có khối lớp 5. Qua thực tế công tác, tôi nhận thấy rằng thực trạng học sinh học môn thể dục nói chung và bài tập đội hình đội ngũ chưa tích cực tập luyện, như đi sai nhịp, đi đều cùng tay cùng chân, đi đều vòng phải, vòng trái học sinh chưa chú ý trong luyện tập cũng như sửa sai động tác. Năm học 2016 - 2017 kết quả kiểm tra đánh giá ban đầu quá trình tập luyện tập đội hình đội ngũ của hai lớp 5A và 5B là chưa cao cụ thể như sau:
Lớp
Tổng Số HS
Kết đánh giá 
Hoàn thành tốt
 Hoàn thành
Chưa hoàn thành 
SL
%
SL
%
SL
%
5A
39
7
17.9 %
20
51.2%
12
30.9%
5B
36
5
13.8%
23
63.8%
8
22.4%
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất nhất là đội hình đội ngũ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em rèn luyện phát triển thể chất, qua thực tế công tác tại trường, tôi luôn trăn trở làm thế nào để các em tích cực tập luyện trở thành những người có sức khoẻ tốt, có tri thức, có đạo đức và thành người có ích cho xã hội.
 Trong giảng dạy đa số giáo viên tổ chức một giê học còn đơn điệu, nghèo nàn xem nhẹ hình thức lên lớp, chưa biến hoá nội dung, hình thức luyện tập để gây hứng thú cho học sinh luyện tập. Giáo viên chưa thật sự chú ý đến chất lượng học sinh, sở dĩ như vậy là do mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa tác dụng của môn thể dục đối đối với học sinh, trong khi đó lên lớp chỉ chú ý vào phần nội dung chứ chưa chú ý vào phần sửa sai kỹ thuật động tác, dẫn đến học sinh thụ động về trình độ, tiếp thu kiến thức, do đó học sinh luôn bị lệ thuộc vào giáo viên. Trang thiết bị dạy học cho môn thể dục đang còn hạn chế, trang phục học tập của học sinh chưa được phụ huynh quan tâm.
 Khi luyện tập hoặc cho các em vui chơi trò chơi thì có ảnh hưởng đến các lớp đang học. Vì vậy, giáo viên dạy cũng không được tốt lắm, học sinh cảm thấy chưa say mê tích cực trong tập luyện. Học sinh không chỉ học những bài thể dục tay không, trò chơi vận động mà các em còn rèn luyện thêm các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo léo thông qua các nội dung học như: bật nhảy, chạy, nhảy dây, đá cầu.
 Đông lĩnh là một xã có diên tích rộng, dân số đông, có 2 trường tiểu học, trong đó 98 % là con em nông thôn nên sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với các môn phụ, nhất là môn thể dục đang còn hạn chế các bậc phụ huynh mới chỉ quan tâm các môn văn hoá chứ chưa quan tâm tới các môn đặc thù như bộ môn thể dục. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
 2.3.1 Giải pháp 1: Phương pháp trực quan 
 Khi dạy động tác mới trước hết giáo viên phải nêu tên động tác, cho học sinh xem tranh ảnh để hình thành động tác, phân tích và làm mẫu hoàn chỉnh động tác sau đó giáo viên có thể làm mẫu lại cho học sinh noi theo.
 Những động tác phức tạp có sự phối hợp của nhiều bộ phận giáo viên nên làm chậm từng nhịp, hoặc có thể dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo, giáo viên có thể quan sát và sửa sai cho học sinh.
 Sau mỗi lần, giáo viên có thể cho học sinh xem tranh minh họa, khi xem tranh giáo viên nhấn mạnh nhưng điểm cơ bản của động tác giúp học sinh nắm vững được các kĩ thuật từ đó các em hứng thú hơn trong việc luyện tập động tác mới và khó.
 Giáo viên phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác của bài thể dục phát triển chung.
 Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập được bồi dưỡng về phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng.
 Ví dụ: " Quay sau " 
 Giáo viên nêu rõ tên động tác, phân tích kỹ thuật động tác đặt biệt là biên độ động tác nhằm nâng cao kỹ thuật động tác
 Giáo viên làm mẫu cho lớp xem vừa phân tích kỹ thuật cho lớp nghe và giáo dục học sinh, tinh thần học tập cũng như tác dụng của bài tập.
 Giáo viên điều khiển lớp tập và đi quan sát sửa sai cho các em .
 Một số sai lầm thường mắc: Khi quay học sinh mất thăng bằng hoặc vung tay quá mạnh.
 Cách sủa: Giáo viên làm mẫu chậm động tác cho học sinh xem, cho học sinh tập chậm sau đó ghép hoàn chỉnh động tác theo nhịp hô bình thường
 Ví dụ: Khi hướng dẫn " đi đều vòng phải, vòng trái " giáo viên cho học sinh quan sát tranh, phân tích kỹ thuật động tác và chú ý tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên .
 Giáo viên làm mẫu động tác.
 Giáo viên hô cho lớp tập, quan sát sửa sai cho học sinh.
 Cán sự lớp hô lớp tập, giáo viên quan sát sửa sai cho các em.
 Giáo viên chia nhóm tập theo từng khu vực, qui định thời gian, quan sát giúp đỡ học sinh sửa sai.
 Tổ chức thi đua tổ với nhau, giáo viên nhận xét tuyên dương. 
 Đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương. 
 Một số lỗi học sinh thường mắc: khi đi đến chỗ vòng các em ở hàng trong cùng đi quá nhanh, làm các hàng ngoài đi không kịp gây rối loạn đội hình.
 Cách sủa sai: Giáo viên đứng chỗ vòng của các hàng để nhắc nhở học sinh đi đúng hang ngang theo hướng đi mới.
 Ví dụ: Hướng dẫn học sinh học" đổi chân khi đi sai nhịp" giáo viên nêu tên động tác, phân tích và làm mẫu. Khi đi đều nếu bước chân trái chạm đất phía trước vào nhịp 2 hoặc chân phải vào nhịp 1 để đi dúng nhịp cần bước một bước đệm là được ta giữ nguyên chân đúng, nhảy một bước đệm.
 Học sinh tiến hành tập theo sự điều khiển của giáo viên, giáo viên đi quan sát giúp đỡ sửa sai.
 Một số sai lầm thường mắc: Khi thực hiện động tác học sinh thường nhảy lên hoặc bước đệm quá dài.
 Cách sủa : Giáo viên làm mẫu lại động tác bước đệm, sau đó cho học sinh tập chậm theo các cử động nêu trên cho tới khi thuần thục theo nhịp đi thường.
 Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biến độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. Nếu giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em.	
 2.3.2 Giải pháp 2: Phương pháp dùng khẩu lệnh 
 Trong quá trình dạy, giáo viên cần chú ý tới các thuật ngữ chuyên môn ( khẩu lệnh), khẩu lệnh của giáo viên phải chính xác bắt buộc học sinh phải thực hiện theo.
 Ví dụ: Khi hô “ đằng sau quay” giáo viên dùng khẩu lệnh; “ đằng sauquay” 
 Khẩu lệnh đưa ra phải rõ, nhanh, chính xác, khẩu lệnh phát ra phải kéo dài hợp lý để học sinh chuẩn bị thực hiện khi có lệnh kế tiếp.
 Đối với đi đều vòng phải, vòng trái khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, khi hô giáo viên hô kéo dài ( Vòng bên trái  bước).
 Trong giảng dạy khẩu lệnh áp dụng rộng rãi, song đối với học sinh tiều học không nên sử dụng quá nhiều.
2.3.3 Giải pháp 3: Phương pháp phân đoạn hoàn chỉnh
 Trong quá trình dạy đội hình đội ngũ có một số động tác khá phúc tạp như đổi chân khi đi sai nhịp giáo viên cần phân đoạn động tác.Ví dụ: nhịp 1 bước sai qua chân phải, nhịp 2 bước sai qua chân trái giáo viên cho học sinh tập phân đoạn các động tác sau đó cho học sinh tập hoàn chỉnh động tác.
 Sau khi đã phân đoạn tập luyện giáo viên cần có bước hoàn chỉnh động tác bằng cách hô vài lần nhịp 1,2 - 1,2 để học sinh hoàn chỉnh động tác giáo viên lưu ý, nhịp 1 -2 đầu là các em đi sai, nhịp 1-2 tiếp theo là các em thể hiện đổi chân khi sai nhịp, nhịp 1-2 tiếp theo là em em đã đi đúng sau khi đã đổi chân. Nhắc nhở các em sau khi đã đổi chân khi sai nhịp mà mình vẫn thấy mình sai thì tiếp tuc rê chân thực hiện động tác đổi chân khi sai nhịp. 
 Một số sai lầm thường mắc: Khi thực hiện một số em thực hiện chưa đúng, hay nhảy lên, bước đệm quá dài.
 Cách sủa: Giáo viên cho học sinh tập chậm động tác, nhắc nhở học sinh bước vừa phải, khi bước đêm không được nhảy lên.
2.3.4 Giải pháp 4: phương pháp sử dụng lời nói
 Trong quá trình giảng dạy dùng lời nói để phân tích về nội dung cơ bản, trọng tâm, phương hướng vận động, phân tích các mấu chốt kỹ thuật, các cử động liên tục đi tới việc hoàn chỉnh kỹ thuật .
 Giúp học sinh quan sát có mục đích, hiểu và nắm được kỹ thuật từng phần động tác, taọ điều kiện cho học sinh tiếp nhận bài tập chính xác về mặt kỹ thuật, qua đó nhằm hình thành biểu tượng về động tác cho học sinh. 
 Lời giảng giải của giáo viên cần ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu. 
 Ví dụ: Khi dạy đi đều qua giảng giải phân tích, học sinh nắm được kỹ thuật đi đều tránh cùng tay cùng chân.
Việc giảng giải cần hướng được sự chú ý giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về kỹ thuật và nhấn mạnh yếu cầu của động tác đã học. 
 Ví dụ: Ở động tác đổi chân khi đi sai nhịp khi học sinh thực hiện động tác giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh thực hiện đúng động tác, khi thực hiện đổi chân không nhảy lên.
Khẩu lệnh của giáo phát ra phải chính xác, bắt buộc học sinh phải hành động theo.
 Ví dụ: "Nghiêm! bên phải, quay!" mục đích của khẩu lệnh là giúp học sinh hình thành các phản ứng kịp thời (khi bắt đầu và kết thúc các hành động với tốc độ và hướng vận động chính xác)
Trong quá trình giáo viên có thể dùng câu hỏi dùng trong đàm thoại nhằm kích thích sự quan sát, tính tích cực sáng tạo trong suy nghĩ giúp học sinh nắm được qui tắc, đánh giá được hành động của mình và của bạn.
 Ví dụ: "Ai biết trò chơi này? cách chơi như vậy có đúng không?
Giảng giải trong giảng dạy thể dục cho học sinh tiểu học có vị trí quan trọng, nhưng căn cứ vào điều kiện cụ thể như đặc điểm tâm lý, sinh lý, trình độ tiếp thu của học sinh, mức độ đơn giản hay phức tạp của động tác (mới hay đã học qua) để tăng giảm thời gian giảng giải và làm động tác mẫu sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu của HS.
2.3.5 Giải pháp 5: phương pháp thực hiện bài tập
 Khi giảng dạy thể dục nhất là đội hình đội ngũ, giáo viên thường xuyên cho học sinh thực hiện các bài tập và lặp lại nhiều lần các động tác trong điều kiện có định mức chặt chẽ lượng vận động.
 Các định mức chặt chẽ là tạo nên những điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động mới và phát triển các năng lực khác cho học sinh.
 Ví dụ: Tập đi đêù vòng phải, định lượng 3 lần.
 2.3.6 Giải pháp 6: Phương pháp chia nhóm luyện tập và trò chơi
 Trong đội hình đội ngũ giáo viên cần chú ý tới phương pháp chia nhóm luyện tập, khi chia nhóm học sinh sẽ có thời gian luyện tập nhiều hơn, bên cạnh đó cũng tăng tính tự quản của các em trong mỗi tiết học. 
 Trong quá trình tham gia chơi các trò chơi vận động các em tích cực tham gia chơi trò chơi, giúp các em đỡ mệt mỏi bởi các tiết học căng thẳng, tinh thần thoải mái, hăng say học tập trong các tiêt sau.
 Tóm lại: Trong quá trình giảng dạy đội hình đội ngũ của phân môn thể dục để các em phát triển tốt về thể chất giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về sân bãi, dụng cụ tập luyện và kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học như: phương pháp làm mẫu, phương pháp luyện tập, phương pháp ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tot_phan_doi_hinh_doi_ngu_mo.doc