SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nga Yên chữa lỗi sai trong câu văn, đoạn văn
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người phát triển toàn diện, có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động, sáng tạo. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh.
Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ đó càng nặng nề hơn trong trường Tiểu học. Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, sự hiểu biết về ngôn ngữ còn hạn chế. Để có một vốn ngôn ngữ trau chuốt, các em phải được huấn luyện ngay từ lúc tập nói. Các em phải được rèn dũa, được uốn nắn ngay từ khi viết từ, viết câu đầu tiên.
Chữa từ sai, câu sai cho học sinh là một vấn đề quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt. Để có cách nói, cách viết trong sáng, mạch lạc, các em phải nói đúng, viết đúng các mẫu câu, phải biết ứng xử phù hợp với nhân vật giao tiếp. Các em còn hay nói theo ngôn ngữ tự do, nghĩ sao nói vậy. Đại đa số các em chưa biết chắt lọc ngôn ngữ trong giao tiếp. Bởi vậy, khi nói, viết câu và viết đoạn văn thường lủng củng, lộn xộn nên bài văn thường không hay, thiếu mạch lạc.
Thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện cách dùng từ, đặt câu sai của học sinh và hướng dẫn học sinh cách sửa trong dạy học môn Tiếng Việt. Trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đề cập “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nga Yên chữa lỗi sai trong câu văn, đoạn văn” với mục đích giúp học sinh trường Tiểu học Nga Yên nói và viết Tiếng Việt được tốt hơn.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục Tiểu học có vai trò quan trọng, giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người phát triển toàn diện, có tri thức và tay nghề, có năng lực thực hành, chủ động, sáng tạo. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho học sinh. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt là nhiệm vụ quan trọng của nền giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ đó càng nặng nề hơn trong trường Tiểu học. Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, sự hiểu biết về ngôn ngữ còn hạn chế. Để có một vốn ngôn ngữ trau chuốt, các em phải được huấn luyện ngay từ lúc tập nói. Các em phải được rèn dũa, được uốn nắn ngay từ khi viết từ, viết câu đầu tiên. Chữa từ sai, câu sai cho học sinh là một vấn đề quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt. Để có cách nói, cách viết trong sáng, mạch lạc, các em phải nói đúng, viết đúng các mẫu câu, phải biết ứng xử phù hợp với nhân vật giao tiếp. Các em còn hay nói theo ngôn ngữ tự do, nghĩ sao nói vậy. Đại đa số các em chưa biết chắt lọc ngôn ngữ trong giao tiếp. Bởi vậy, khi nói, viết câu và viết đoạn văn thường lủng củng, lộn xộn nên bài văn thường không hay, thiếu mạch lạc. Thấy được tầm quan trọng của việc phát hiện cách dùng từ, đặt câu sai của học sinh và hướng dẫn học sinh cách sửa trong dạy học môn Tiếng Việt. Trong sáng kiến này, tôi mạnh dạn đề cập “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nga Yên chữa lỗi sai trong câu văn, đoạn văn” với mục đích giúp học sinh trường Tiểu học Nga Yên nói và viết Tiếng Việt được tốt hơn. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng nói và viết văn của học sinh phân môn Tập làm văn lớp 4 trường TH. Giúp học sinh làm giàu vốn từ và biết cách sử dụng, sửa lỗi câu sai trong câu văn, đoạn văn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Lý luận dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học. - Đối tượng học sinh lớp 4 trường Tiểu học Nga Yên, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Các phương pháp nghiên cứu . Trong quá trình làm tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp trực quan. + Phương pháp đàm thoại gợi mở. + Phương pháp luyện tập. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. Chữa từ sai, câu sai cho học sinh là một vấn đề quan trọng trong việc bồi dưỡng kiến thức Tiếng Việt cho học sinh ngay từ bậc Tiểu học. Để các em học sinh có cách nói, cách viết trong sáng, mạch lạc, các em phải nói đúng, viết đúng các mẫu câu, phải biết ứng xử phù hợp với nhân vật giao tiếp trong từng hoàn cảnh nhất định. Không có một vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Việc bồi dưỡng vốn từ ở tiểu học sẽ tạo cho học sinh năng lực từ ngữ, giúp học sinh nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập những cấp học tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của học sinh càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, sâu sắc bấy nhiêu. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp học sinh sử dụng tiếng Việt có hiệu quả trong giao tiếp, đồng thời phát triển các năng lực trí tuệ và các năng lực hoạt động của học sinh, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn từ tiếng Việt. Từ đó, các em vận dụng kiến thức tạo lập văn bản. Để viết được một bài văn, học sinh phải sử dụng ngôn ngữ và năng lực tư duy của mình. Năng lực đó thể hiện trước hết ở việc các em diễn đạt suy nghĩ của mình bằng các câu, hay liên kết các câu đó để bày tỏ những điều mình suy nghĩ. 2.2. Thực trạng việc sử dụng từ, nói viết câu của HS trường Tiểu học Nga Yên. Từ thực tiễn của việc dạy và học môn Tiếng Việt 4 ở bậc Tiểu học, tôi nhận thấy để các em học sinh lớp 4 viết được câu văn đúng ngữ pháp, hay là vấn đề không đơn giản. Hơn nữa ở các lớp 1,2,3, các em mới chỉ đặt các câu đơn giản gồm hai thành phần chính đó là chủ ngữ và vị ngữ (câu đơn). Lên lớp 4, các em phải đặt câu có các thành phần phụ như trạng ngữ,Đây là những kiến thức mới. Việc vận dụng ngữ pháp để đặt những câu này là vấn đề khó, bỡ ngỡ với các em. Do đó, còn nhiều em đặt câu sai, chưa hoàn chỉnh hoặc nội dung chưa rõ ràng, thoát ý. Năm học 2018- 2019, tôi được phân công dạy lớp 4B. Ngay từ tháng đầu tiên nhận lớp, với lòng yêu nghề mến trẻ, tôi bắt tay ngay vào việc tìm hiểu, khảo sát và phân loại lỗi sử dụng từ, nói viết câu của học sinh lớp mình. Việc khảo sát phân loại lỗi được tiến hành ở cả khâu nói và viết. Bởi vì nếu chỉ khảo sát bài viết chưa đủ để thống kê hết các loại lỗi câu sai mà học sinh mắc phải. Chính vì vậy trong quá trình học sinh làm bài, đặt câu trong các tiết Luyện từ và câu, các tiết Tập làm văn, khi cho học sinh trình bày trước lớp tôi đã thống kê các lỗi mà học sinh mắc phải. Đồng thời tôi cũng ra đề viết khảo sát như sau: Đề bài: Câu 1: Đặt câu với mỗi từ sau: nhân hậu, công nhân (Tiết LTVC Tuần 2 lớp 4) Câu 2: Viết đoạn văn ngắn kể về Quê hương em. (Tiết tập làm văn lớp 3) Sau khi chấm bài tôi có kết quả như sau: Bảng thống kê, phân loại lỗi STT Loại lỗi Số lượng Tỉ lệ % 1 Sai nghĩa 10 40 2 Lặp từ, thừa từ 12 48 3 Thiếu chủ ngữ 3 12 4 Thiếu chủ ngữ + vị ngữ 3 12 5 Thiếu bổ ngữ 11 44 6 Thiếu vị ngữ 10 40 7 Thừa thành phần, không xác định thành phần 4 16 8 Dấu câu 6 24 9 Không rõ nghĩa 5 20 Tổng số 25 100 Qua kiểm tra kết quả khảo sát môn Tiếng Việt bản thân tôi nhận thấy việc viết câu của học sinh còn quá nhiều bất cập. Số lượng học sinh viết câu sai còn nhiều. Câu sai thể hiện cả về cấu trúc ngữ pháp và trong bài tập làm văn. Số lượng học sinh chưa có kĩ năng dùng từ, viết câu văn còn khá cao khiến cho tôi băn khoăn trăn trở. Làm thế nào để giúp các em nâng cao về trình độ ngữ pháp, ít phạm lỗi hơn khi viết câu và viết Tập làm văn để nâng cao chất lượng học Tiếng Việt của học sinh. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy nổi bật lên các nguyên nhân sau. Một là: Vốn từ của học sinh còn nghèo, kĩ năng sử dụng từ ngữ còn hạn chế. Các em chưa nắm vững được nghĩa của từ nên khi sử dụng cũng chưa chính xác. Hai là: Việc phân tích cấu tạo câu của học sinh chưa tốt, chưa nhận diện được các lỗi sai trong câu nên viết câu còn lộn xộn, lủng củng. Ba là: Nhiều học sinh không đọc kĩ đề bài, cứ thấy đề văn các em đọc lướt và làm bài. Hơn nữa, bố cục bài văn không rõ ràng, câu từ còn sai lỗi chính tả. Bốn là: Khi trả bài kiểm tra, giáo viên chưa chưa thực hiện một cách triệt để việc chữa lỗi cho học sinh. Với tình hình trên, tôi luôn trăn trở, làm thế nào để học sinh nói và viết Tiếng Việt được tốt hơn. Sau một năm nghiên cứu, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau. 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 2.3. 1. Tìm hiểu những lỗi viết câu và nguyên nhân dẫn đến viết câu sai của học sinh. 1. Lỗi trong câu: - Lỗi thiếu thành phần câu. * Câu thiếu chủ ngữ: Qua thực tế nhiều năm giảng dạy khối lớp 4, tôi nhận thấy những đề bài đặt câu theo một chủ đề nào đó thì số học sinh đặt câu thiếu chủ ngữ hầu như không có. Ví dụ: Với yêu cầu "Đặt câu với từ trong chủ đề: Trung thực, tự trọng" thì hầu hết học sinh đặt được câu có chủ ngữ. Nhưng với những đề bài đặt câu, viết đoạn văn ngắn không cho trước chủ đề thì tỉ lệ viết câu thiếu chủ ngữ có cao hơn đặc biệt trong viết đoạn văn ngắn. Câu thiếu chủ ngữ xuất hiện nhiều bởi nhiều học sinh nhầm đối tượng. Ví dụ: Có hàng cây hai bên xanh và tốt. * Câu thiếu vị ngữ: Đó là những câu chỉ có một cụm danh từ. Ví dụ: Ở một góc sân trường, cây bằng lăng. Tỷ lệ học sinh viết câu thiếu vị ngữ nhiều hơn những câu thiếu chủ ngữ. Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh nhầm tưởng những danh từ được phát triển dài là một câu, tưởng đã có nội dung thông báo trọn vẹn mặc dù ở đó mới chỉ nêu đối tượng thông báo. * Câu thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ Những câu mắc lỗi sai, thiếu thành phần chủ ngữ và vị ngữ là những câu chỉ có thành phần trạng ngữ và cũng không nói được với những câu tiếp sau để tạo thành một câu mới có trạng ngữ. * Nguyên nhân của loại lỗi này là học sinh không hiểu rằng chủ ngữ không thể đứng sau quan hệ từ, các danh từ chỉ thời gian như khi, lúc cần phải có bộ phận bổ sung nghĩa. Mặt khác thường là bộ phận đứng sau quan hệ từ được phát triển dài khiến học sinh tưởng là nó có nội dung thông báo. Ví dụ: Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể. Trong ba loại câu thiếu thành phần thì tỉ lệ học sinh mắc lỗi sai câu thiếu thành phần chủ ngữ, vị ngữ nhiều hơn câu mắc lỗi thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ. - Lỗi thừa thành phần câu (lỗi diễn đạt rườm rà, dài dòng): Là loại lỗi do câu có thành phần câu lặp lại một cách không cần thiết . Đây là loại lỗi gặp phổ biến trong thực tế viết câu của học sinh hiện nay. Loại lỗi này, khi học sinh kiểm tra lại rất khó nhận biết, nó làm cho đoạn văn các em viết rất lủng củng. Ví dụ: Nhà em có nuôi một con chó mà em rất yêu quý, đó là con con Boola rất đáng yêu. * Nguyên nhân của loại lỗi này là do các em viết như nói nên câu văn không rành mạch, kỹ năng viết câu vào tình trạng kể lan man. - Lỗi câu khó xác định nội dung biểu đạt, không lôgic về ý: Là những câu về cấu tạo khó xác định các bộ phận câu kết hợp với nhau theo quan hệ ngữ pháp nào, từ đó khó xác định thành phần câu. Loại câu này có thể ngắn, có thể dài, càng dài, càng lỗi, càng lủng củng. Về ý nghĩa mối quan hệ giữa các bộ phận câu cũng không rõ ràng, chính xác không lôgíc. Do đó, các câu tối nghĩa hoặc vô nghĩa. Đây là loại lỗi thường gặp ở học sinh trung bình, trong các bài tập làm văn, ít gặp trong các bài tập đặt câu. Ví dụ: Dưới bàn chân chú thấy một đệm thịt để khi bắt chuột không gây tiếng động. * Nguyên nhân của loại lỗi này khá phức tạp, trước hết là học sinh không chuẩn bị cho mình một nội dung cần nói nên không phân cách được trong tư duy ra từng ý rạch ròi. Các em viết gần như trong tình trạng vô thức, nhớ từ nào, cụm từ nào là viết ngay trong bài, không tìm cách tổ chức, sắp xếp các cụm từ để biểu đạt nội dung. Đây là loại lỗi rất khó chữa, nhiều lúc phải trao đổi trực tiếp với học sinh mới biết các em muốn diễn đạt điều gì để chữa lại cho đúng. Loại lỗi câu sai này chiếm tỷ lệ lớn trong các lỗi câu, có thể thống kê các lỗi câu này như sau: - Câu không xác định được thành phần. Ví dụ: Xoài có hoa có quả khi quả chín nó lại có màu vàng nhạt và quả to hạt mỏng ăn vào ngọt lịm. - Các câu có một bộ phận cùng giữ hai chức năng ngữ pháp khác nhau trong câu. VD: Em rất yêu quý những hàng xoan trước ngõ đã không còn xanh mướt như những ngày nào. 2. Lỗi về nghĩa . - Câu sai nghĩa là những câu chứa đựng nội dung không phù hợp với hiện thực khách quan, phản ánh sai hiện thực khách quan. Ví dụ: Chú chó nhà em như một chú sư tử. - Câu không rõ nghĩa: Là câu thiếu thông tin. Đó là những câu đúng về mặt cấu tạo ngữ pháp, nghĩa là có đầy đủ thành phần chính, đúng về quan niệm ngữ nghĩa chung. Nhưng thật sự câu kiểu này còn thiếu thành phần phụ bổ nghĩa cho các từ trong câu, nên nghĩa câu không đầy đủ gây hụt hẫng cho người đọc. Ví dụ: Mùa hè đến, em đi chơi. - Câu không có sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu, giữa các vế câu. Loại lỗi này chiếm số lượng rất lớn và đa dạng. Có thể xem loại lỗi này là loại lỗi từ vựng - ngữ pháp. Ví dụ: Vườn rau xanh mơn mởn lao xao trước gió - Câu có các vế câu không tương hợp Ví dụ: Những khóm hoa rung rinh trước gió, những đường gân gồ ghề như con rắn. - Câu có tác dụng quan hệ giữa các thành phần không lô gíc không tương hợp là câu có các thành phần đồng chức không đồng loại. Ví dụ: Tan học em về nhà nấu cơm và đi thả diều. * Nguyên nhân dẫn đến lỗi sai là do học sinh không hiểu rõ nghĩa của từ, chưa biết cách dùng từ phù hợp và chọn các hình ảnh so sánh không tương đồng và nắm được khả năng kết hợp của chúng. 3. Lỗi về hình thức, lỗi về dấu câu Lỗi về dấu câu có thể chia làm 2 loại: Lỗi không dùng dấu câu và lỗi dùng dấu câu sai. - Lỗi không dùng dấu câu: Là lỗi câu sai do không dùng dấu câu ở những phần cần thiết, thường học sinh mắc lỗi này do không sử dụng dấu chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách giữa các thành phần câu. Có những bài viết các em không sử dụng một dấu câu nào. Loại lỗi này là một lỗi phổ biến. * Nguyên nhân của loại lỗi này là do học sinh đã vi phạm nguyên tắc sử dụng dấu câu. Khi đã kết thúc một ý phải đặt dấu ngắt câu. Việc không sử dụng dấu câu gây khó khăn trong giao tiếp khiến người đọc không thể nhanh chóng nắm được nội dung các em cần truyền đạt thậm chí có những trường hợp không xác định được ý muốn diễn tả. Ví dụ: Lớp em có bạn Nam là học sinh giỏi và cũng là người bạn của em bạn còn là người con ngoan và hiếu thảo bạn và em đã giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn bạn đã rất quý và tôn trọng em còn em cũng đối xử với bạn ấy như vậy. - Lỗi sử dụng dấu câu sai: Là lỗi của những câu đã sử dụng dấu câu khi không cần thiết hoặc đáng lẽ phải dùng dấu câu này, lại dùng dấu câu khác. Biểu hiện của lỗi là học sinh dùng dấu chấm ngắt câu khi chưa đúng ý, dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách động từ với bổ ngữ, dùng dấu phẩy ngăn cách các thành phần chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách động từ với bổ ngữ, dấu hai chấm ngăn cách hai vế câu khi vế nọ không có ý giải thích cho vế kia. Phổ biến nhất trong loại lỗi này là câu dùng dấu chấm tuỳ tiện khi chưa hiểu ý, cắt đôi câu ra một cách vô lý. Ví dụ: Bàn được làm từ gỗ xoan đào. Khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên, cái bàn của em còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Việc học sinh không sử dụng dấu câu hoặc sử dụng sai dấu câu là do chưa biết áp dụng dấu câu trong việc diễn đạt nội dung, chưa nắm được cách sử dụng chúng. 4. Lỗi ngoài câu - Trong khi viết van học sinh thường mắc lỗi câu lạc chủ đề là lỗi do trong văn bản có những câu phá vỡ tính liên kết chủ đề của đoạn văn. Ví dụ: Sân trường được đổ bê tông sạch sẽ. Những bồn hoa của các lớp với những loại khác nhau cùng đua nhau khoe sắc đẹp rực rỡ như những cánh bướm. Những hạt sương đêm còn đọng trên cánh hoa và nhuỵ hoa. Hai bên được lắp vòi để chăm sóc công trình măng non. Nhìn thẳng trên còn có mấy cái ghế đá cho các em ngồi chơi. Từ ví dụ trên ta thấy lỗi do các câu trong văn bản mâu thuẫn với nhau về nghĩa, phá vỡ tính liên kết về nghĩa của văn bản tạo ra những câu liên kết không lô gíc. Loại lỗi này học sinh ít mắc phải. - Lỗi lặp câu: Những câu này được xem là lặp lại vì lặp lại nhiều lần 1 từ, một ngữ, hay lặp lại một ý nghĩa nào đó trong những câu gần nhau. Đây là một sự lặp lại không cần thiết làm cho đoạn văn không phát triển được, lủng củng, tối nghĩa. Ví dụ: Cái cặp có 4 ngăn, mỗi ngăn cặp đều được phân chia thành các ngăn rất rõ ràng. Chính vì thế mà em chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. * Như vậy với việc tìm hiểu, hệ thống và tìm nguyên nhân dẫn đến học sinh viết câu sai, giáo viên từ đó mới có thể giúp học sinh của mình sửa được câu sai và hướng dẫn học sinh viết được câu đúng. 2.3.2. Giúp học sinh nắm vững về câu và thành phần cấu tạo câu: Chúng ta thấy rằng chỉ khi nắm chắc về kiến thức học sinh mới có thể viết được các câu đúng, chính xác. Vì vậy trong quá trình dạy luyện từ và câu và trong quá trình viết văn giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cách viết câu đúng. Như chúng ta đã biết câu không phải là đơn vị có sẵn mà nó được tạo ra trong quá trình tư duy và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ vào đơn vị có sẵn là từ ngữ. Câu chính là do từ tạo thành và diễn đạt được ý trọn vẹn. Chính vì vậy trong quá trình dạy học Luyện từ và câu hay tập làm văn giáo viên cần chú ý giúp học sinh nắm vững đến vấn đề: * Khắc sâu cho học sinh biết bản chất của câu chính là do từ ngữ tạo thành. Trong kho tàng ngôn ngữ có nhiều từ ngữ tạo nên những ý nghĩa khác nhau, khi nói, viết câu phải sắp xếp những từ ngữ sao cho tạo thành một hệ thống nhất định, diễn tả một ý chọn vẹn mới có thể tạo nên một câu hoàn chỉnh. Những hệ thống từ ngữ có dài bao nhiêu nhưng không diễn đạt được một ý trọn vẹn thì không gọi là câu. Ví dụ: Hôm nay, lớp em lao động ngoài vườn trường. - Giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ những từ ngữ trên đã kết hợp với nhau theo một trần tự nhất định và diễn tả được ý đến với người nghe, người đọc rằng lớp của em hôm nay đang lao động ở vườn trường. Chuỗi từ trên mang đầy đủ các điều kiện của một câu nên nó là một câu văn hoàn chỉnh. Nếu ta thay đổi trật tự của câu văn như sau: “Lớp em lao động hôm nay vườn trường ngoài”. Vẫn là những từ ngữ đó nhưng khi nói, đọc chúng ta sẽ không diễn đạt được ý gì. Chính vì vậy hệ thống từ trên không trở thành mọt câu được. Vậy việc sắp xếp, lựa chọn từ ngữ để tạo thành câu là vấn đề cơ bản, cốt lõi giúp học sinh viết văn, đây cũng chính là yếu tố tạo nên chất văn cho mỗi học sinh. Điều đó có nghĩa là khi hướng dẫn học sinh viết câu, viết đoạn văn giáo viên cần phải chú ý giúp học sinh tránh các sai lầm. Ví dụ: Khi làm văn tả con vật, có học sinh đã viết: Bingo có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung, hai cái lỗ tai của Bingo nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. - Như vậy học sinh đã diễn tả được con chó với hình dáng bên ngoài và các đặc điểm lông, tai vì vậy nó chứa đựng nhiều ý. Để giúp học sinh diễn đạt chính xác, rõ ràng, mạch lạc hơn giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng dấu câu để tách những ý câu văn ra thành nhiều câu như: Bingo có một thân hình đẹp cân đối. Bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Bingo nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình. Bingo rất thông minh và ngoan ngoãn. * Giúp cho học sinh phân loại câu theo mục đích nói. Trong phân môn Luyện từ và câu nhằm trang bị cho học sinh kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp chuẩn mực nhằm rèn cho học sinh có kỹ năng vận dụng vào trong tư duy và giao tiếp hằng ngày. Sản phẩm của nó là những câu văn hoàn chỉnh. Để làm được điều đó học sinh phải vận dụng cả 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết. Tùy vào mục đích nói khác nhau người ta chia ra các loại câu khác nhau. Nhằm kể về một sự việc hay tả một cảnh vật, sự vật cho người khác biết, người nói thường phải lựa chọn từ ngữ, hệ thống câu sao cho phù hợp nhằm truyền tải được nội dung sâu sắc nhất, những hệ thống câu đó được gọi là câu kể. Cuối câu kể dùng dấu chấm, dấu chấm lửng, dấu hai chấm. Ví dụ: Dấu chấm lửng ở cuối câu: Đi học về em thường giúp mẹ nấu cơm, quét nhà, rửa bát - Hay dấu hai chấm ở cuối câu: Hôm qua lúc đi học về, bạn Hà nói: - Nam ơi! Cậu có đi đá bóng không ?... Khi muốn hỏi người khác về một sự vật, sự việc ta lại sử dụng câu hỏi. - Bạn đã làm bài tập cô giao chưa? - Trong câu hỏi thường có các từ dùng để hỏi như: ai, gì, nào, thế nào, làm sao. Và cuối câu có dấu chấm hỏi. - Khi yêu cầu người khác làm một việc gì người ta sử dụng câu khiến, thường dạng câu này người ta dùng các từ để tỏ ý mời mọc, đề nghị, khuyên bảo, bắt buộc, ngăn cấm, nhờ vả, sai khiến như: đề nghị, nên, hãy, chớ, đừng, cấm và cuối câu có dùng dấu chấm than. Ví dụ: Đề nghị cả lớp trật tự! - Để bộc lộ cảm xúc của mình trước hiện thực ta dùng câu cảm. Trong từ sử dụng các từ ngữ thể hiển sự ngạc nhiên, thán phục, đau xót như: ôi, a, ồ, eo ôi, chao ôi, trời ơihay sự đánh giá: quá, lắm, ghê thật, Ví dụ: Ôi! Bạn Minh giỏi quá! - Việc hướng dẫn học sinh nắm vững về các kiểu câu trên không chỉ giúp các em nắm được câu chia theo mục đích và có khả năng vận dụng đặt được các câu văn mang nội dung đó. Giáo viên cũng cần có sự so sánh, đối chiếu để học sinh thấy được sự khác nhau giữa mục đích thông báo nội dung. Giáo viên cũng cần lưu ý cho các em một điểm khác nhau đó là cách dùng dấu câu ở mỗi loại câu, đây là điểm khác nhau về mặt hình thức giữa các câu. * Giúp học sinh nắm vững thành phần cấu tạo nên câu: Nói đến câu không thể nói đến các bộ phận quan trọng nhất không thể thiếu được nếu không có hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy khi dạy Luyện từ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_truong_tieu_hoc_ng.doc