Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe Tiếng Anh

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe Tiếng Anh

1. Cơ sở lý luận

Việc học tiếng Anh của thế hệ trẻ hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, có cung thì có cầu nên các trung tâm học tiếng Anh càng mọc lên theo nhu cầu mà chưa biết chất lượng ra sao. Tuy nhiên, các trung tâm tiếng Anh có rất nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh, nó đáp ứng được phần nào nhu cầu của người học. Đó cũng là lý do để thu hút được các bậc phụ huynh và các em học sinh đến theo học. Bên cạnh đó cách học của các trung tâm hướng người học phát triển các kỹ năng nghe, nói khá nhiều. Chính vì vậy, các trường phổ thông cũng đang chạy đua với nhu cầu của người học.

Trong năm học 2017-2018 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) tiếp tục thực hiện các Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020); Hoàn thiện các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ưu tiên các định dạng hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến; từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi ngoại ngữ quốc gia; Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; rà soát, thống nhất chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng, cấp học; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng. Như vậy, tiếng Anh ngày nay trong các trường phổ thông được quan tâm hơn bao giờ hết.

Điều quan trọng nhất hiện nay là môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường nên hướng tới việc khuyến khích các em thực hành nhiều hơn và quan tâm hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Học sinh phải được luyện tập nghe - nói trong những phòng riêng biệt, đầy đủ máy móc. Chỉ khi cơ sở vật chất đồng bộ, thầy cô mới có điều kiện đánh giá toàn diện trình độ của các em. Chính những người đang giảng dạy bộ môn tiếng Anh khẳng định rằng nhà trường chỉ có thể tạo ra môi trường dạy và học tiếng Anh năng động khi kết hợp được các yếu tố: Giáo viên giỏi, chương trình - sách giáo khoa tiên tiến, ưu tiên thực hành và cơ sở vật chất đảm bảo.

Trong việc học ngoại ngữ, kỹ năng nghe là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi người học phải giỏi các kỹ năng nói, đọc, viết, có vốn từ vựng tốt. thì nghe mới tốt và ngược lại. Không có lý do gì khi xếp các kỹ năng với nhau: nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng nghe được xếp lên vị trí đầu tiên. Do đó, để học tốt kỹ năng này nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị như: máy tính kết nối mạng, CD player, loa, đài (cassatte), bảng tương tác, máy chiếu (projector)

Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh, nhu cầu của người dạy đòi hỏi đổi mới không những về cơ sở vật chất mà còn về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do đó các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất; ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến nhu cầu của học sinh và giáo viên, tu sửa kịp thời trang thiết bị hư hỏng; giáo viên đứng lớp giảng dạy phải tự trau dồi về kiến thức qua các kênh thông tin, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng năm học, bài trừ những phương pháp không còn phù hợp, nghiên cứu đầu tư cho phương pháp mới, phát huy những phương pháp có hiệu quả đã sử dụng. Có như vậy mới thúc đẩy được sự hứng thú trong học sinh và nâng cao chất lượng của môn tiếng Anh.

 

doc 32 trang hoathepmc36 28/02/2022 14352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh Lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay, tiếng Anh là được công nhận là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chung và phổ biến trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường và hợp tác kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độ chuyên môn cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp, đây chính là vần đề nghiêm trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương cao và có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc. Đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một công việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học mà mình đang theo đuổi. Vì vậy, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. 
Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy tiếng Anh theo hướng tích cực tại các trường trung học phổ thông mang lại hiệu quả không cao, khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh không hài lòng. Đa số học sinh sau 7 năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông, các em không thể nghe, nói, đọc, viết. Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy kết quả rất bi quan: sau khi học hết trung học cơ sở (lớp 9), học sinh chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ. Nhận biết về điều này, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa con em mình đến các trung tâm, trường ngoại ngữ để trẻ có thể tiếp xúc với các chương trình học thực tế để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Điều này càng tăng thêm mối lo ngại rằng trong thực tế, các trường học chưa đáp ứng đủ nhu cầu học tập tiếng Anh một cách chuyên nghiệp và điều này càng chứng minh rằng việc đầu tư về cơ sở vật chất còn sơ sài chưa đáp ứng được nhu cầu của người học như ở các trung tâm Tiếng anh.
Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 Về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Nhiệm vụ đặt ra là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo Khung năng lực ngoại ngữ (KNLNN) hay là A1 của Khung tham chiếu chung của Châu Âu (Common European Framework of Reference, viết tắt CEFR); tốt nghiệp trung học đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN hay là A2 của CEFR; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN hay là B1 của CEFR. Sau gần 10 năm thực hiện đề án trên thì vẫn còn những bất cập kéo theo như: chất lượng giáo viên, chất lượng học sinh và tình hình thực tế giảng dạy đã đáp ứng được đề án trên? Câu hỏi đặt ra khá khó cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
	Đối với các huyện miền núi nói chung, huyện Krông Ana - tỉnh Đaklak nói riêng việc dạy và học môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và tư liệu dạy học. Với trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai nơi tôi đang công tác cũng nằm trong tình hình chung của huyện. Từ năm 2010 phòng Giáo dục huyện đã đầu tư cho trường một phòng học tiếng Anh riêng với đủ trang thiết bị nghe nhìn. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng phòng học không còn đáp ứng đủ nhu cầu cho giáo viên và học sinh và không còn phù hợp trong giai đoạn phát triển mạnh về công nghệ thông tin như hiện nay. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh cũng như ảnh hưởng đến quá trình dạy các kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng Nghe vì các trang thiết bị phục vụ cho kỹ năng nghe đã hỏng và xuống cấp. Từ những bất cập của đơn vị ban giám hiệu nhà trường cũng đã sửa chữa, bản thân tôi là giáo viên trực tiếp sử dụng phòng học cũng có những biện pháp khắc phục và tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy môn tiếng Anh tại trường. Tuy nhiên cũng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thầy và trò trong việc học tiếng Anh. Bên cạnh đó đối tượng học sinh tiểu học còn nhỏ nên các em lơ là trong học tập, mất tập trung khi học kỹ năng nghe và không có hứng thú khi học kỹ năng này. Qua quan sát, giao tiếp, khảo sát tình hình học tiếng Anh của các em học sinh khối 4, từ những bài kiểm tra cuối kỳ, hay những bài học trên lớp tôi thấy rằng đa số học sinh làm bài phần nghe khá thấp. Vậy nguyên nhân từ đâu? Do cơ sở vật chất hay do giáo viên không đầu tư cho tiết học, hay do các em học sinh không thể tập chung chú ý và có hứng thú khi học nghe?. Đây là những câu hỏi làm tôi trăn trở trong quá trình dạy học. 
Qua trao đổi và chưng cầu ý kiến từ học sinh, các em nói rằng “kỹ năng nghe là kỹ năng khó nhất”. Lý do thứ nhất là trang thiết bị lỗi thời không còn sử dụng được, không còn phù hợp với thời đại công nghệ thôn tin mới; lý do thứ hai là các em có vốn từ vựng kém, phát âm chưa tốt nên để nghe bài rất khó; thứ ba là các em còn mất tập trung và gây ồn ào khi học kỹ năng nghe; một lý do quan trọng nữa mà chính bản thân tôi nhận định mà học sinh học nghe yếu nữa là giáo viên ít áp dụng những phương pháp học tập tích cực như tạo hứng thú cho học sinh tập trung vào bài học nghe. Chính vì vậy giáo viên dạy tiếng Anh cần trau dồi về kiến thức, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh chủ động. Lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động học nhằm giúp các em phát huy tính tư duy, độc lập, phát triển khả năng học tập, tạo niềm say mê và hứng thú đối với thầy và trò trong từng giờ học. Tạo cho các em niềm đam mê với môn học tiếng Anh nhằm giúp các em đủ khả năng và đạt được trình độ sau khi hoàn thành chương trình tiểu học. 
Xuất phát từ quá trình dạy học và kinh nghiệm áp dụng tôi đã chọn đề tài “Một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh” để khắc phục những khó khăn trên và để việc dạy nghe trong nhà trường đạt chất lượng tốt hơn, đây cũng là cơ hội cho tôi và các đồng nghiệp tại huyện Krông Ana học hỏi và trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như hoàn thiện tốt hơn những kinh nghiệm mà tôi đưa ra dưới đây. 
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Nêu ra một số biện pháp tạo hứng thú, thúc đẩy động lực học, tạo môi trường học tập vui vẻ và thân thiện cho học sinh khi học kỹ năng nghe tiếng Anh. Giúp học sinh có thái độ tích cực trong học tập, bên cạnh học tốt kỹ năng nghe đề tài này còn giúp học sinh phát triển đồng đều các kỹ năng: nói, đọc, viết.
- Khuyến khích học sinh tự học nghe ở nhà qua các kênh học online, youtube, nghe các bài hát tiếng anh và xem phim hoạt hình bằng tiếng anh
3. Đối tượng nghiên cứu
 	Đề tài này nghiên cứu về một vài biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 4 trước khi học kỹ năng nghe tiếng Anh.
 4. Giới hạn của đề tài
- Thời gian thực hiện đề tài từ năm học 2016-2017; 2017-2018.
 - Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động phần pre-listening activities (hoạt động trước khi nghe) học sinh khối 4 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đaklak. 
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 
- Phương pháp phân tích-tổng hợp tài liệu: nghiên cứu các khái niệm công cụ, tình hình dạy học ngoại ngữ, các văn bản, tài liệu, sách, báo.
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: tìm hiểu thực trạng học ngoại ngữ của huyện và trường TH Nguyễn Thị Minh Khai huyện Krông Ana.
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
- Phương pháp điều tra khả năng học nghe của học, trao đổi, phỏng vấn học sinh về học kỹ năng nghe tiếng Anh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm, rút ra từ thực tế và công tác giảng dạy để tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp, giải pháp hiểu quả.
- Phương pháp khảo nghiệm, thực nghiệm, quan sát học sinh khi học các dạng bài nghe trong sách giáo khoa (SGK).
c) Phương pháp thống kê toán học:
- Khảo sát học sinh trước và sau khi thực hiện đề tài, tổng hợp kết quả trong quá trình thực hiện. 
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Việc học tiếng Anh của thế hệ trẻ hiện nay trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, có cung thì có cầu nên các trung tâm học tiếng Anh càng mọc lên theo nhu cầu mà chưa biết chất lượng ra sao. Tuy nhiên, các trung tâm tiếng Anh có rất nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh, nó đáp ứng được phần nào nhu cầu của người học. Đó cũng là lý do để thu hút được các bậc phụ huynh và các em học sinh đến theo học. Bên cạnh đó cách học của các trung tâm hướng người học phát triển các kỹ năng nghe, nói khá nhiều. Chính vì vậy, các trường phổ thông cũng đang chạy đua với nhu cầu của người học. 
Trong năm học 2017-2018 Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GD&ĐT) tiếp tục thực hiện các Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 (sửa đổi Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020); Hoàn thiện các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ưu tiên các định dạng hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến; từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi ngoại ngữ quốc gia; Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; Đa dạng hóa các chương trình, sách giáo khoa, học liệu và hình thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo và nhu cầu học tập ngoại ngữ của học sinh, sinh viên; quan tâm xây dựng và phát triển môi trường thực hành ngoại ngữ thông qua phát triển các cộng đồng học tập ngoại ngữ; Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, đặc biệt là đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; rà soát, thống nhất chương trình, tài liệu, học liệu đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng, cấp học; chú trọng phương thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến; thực hiện công tác khảo thí ngoại ngữ đảm bảo minh bạch, khách quan, công bằng. Như vậy, tiếng Anh ngày nay trong các trường phổ thông được quan tâm hơn bao giờ hết.
Điều quan trọng nhất hiện nay là môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường nên hướng tới việc khuyến khích các em thực hành nhiều hơn và quan tâm hơn trong việc đầu tư cơ sở vật chất. Học sinh phải được luyện tập nghe - nói trong những phòng riêng biệt, đầy đủ máy móc. Chỉ khi cơ sở vật chất đồng bộ, thầy cô mới có điều kiện đánh giá toàn diện trình độ của các em. Chính những người đang giảng dạy bộ môn tiếng Anh khẳng định rằng nhà trường chỉ có thể tạo ra môi trường dạy và học tiếng Anh năng động khi kết hợp được các yếu tố: Giáo viên giỏi, chương trình - sách giáo khoa tiên tiến, ưu tiên thực hành và cơ sở vật chất đảm bảo.   
Trong việc học ngoại ngữ, kỹ năng nghe là một kỹ năng quan trọng, đòi hỏi người học phải giỏi các kỹ năng nói, đọc, viết, có vốn từ vựng tốt... thì nghe mới tốt và ngược lại. Không có lý do gì khi xếp các kỹ năng với nhau: nghe, nói, đọc, viết thì kỹ năng nghe được xếp lên vị trí đầu tiên. Do đó, để học tốt kỹ năng này nhà trường cần trang bị đầy đủ các thiết bị như: máy tính kết nối mạng, CD player, loa, đài (cassatte), bảng tương tác, máy chiếu (projector)
Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh, nhu cầu của người dạy đòi hỏi đổi mới không những về cơ sở vật chất mà còn về phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Do đó các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất; ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến nhu cầu của học sinh và giáo viên, tu sửa kịp thời trang thiết bị hư hỏng; giáo viên đứng lớp giảng dạy phải tự trau dồi về kiến thức qua các kênh thông tin, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy qua từng năm học, bài trừ những phương pháp không còn phù hợp, nghiên cứu đầu tư cho phương pháp mới, phát huy những phương pháp có hiệu quả đã sử dụng. Có như vậy mới thúc đẩy được sự hứng thú trong học sinh và nâng cao chất lượng của môn tiếng Anh.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Thuận lợi: 
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana, của Ban giám hiệu nhà trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất. 
 Giáo viên trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, có trình độ trên chuẩn. Giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, tìm tòi các cách thức mới phù hợp trong quá trình dạy học... Giáo viên có trình độ đại học sư phạm Tiếng Anh, đạt trình độ B2 theo khung tham chiếu châu Âu; biết ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đa số các em học sinh thích môn học tiếng Anh, thích khám phá, ham tìm hiểu và tích cực học môn tiếng Anh. Các em tích cực tham gia các cuộc thi của trường và nghành tổ chức những năm học trước, học sinh có khả năng tiếp thu tốt kiến thức, một số em có năng khiếu môn tiếng Anh.
Cha mẹ học sinh rất khuyến khích con em mình học tiếng Anh vì họ biết được tầm quan trọng của tiếng Anh trong việc học ở các cấp phổ thông cũng như tầm quan trọng của tiếng Anh trong quá trình hội nhập.
- Khó khăn:	
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đã có phòng học tiếng Anh riêng tuy nhiên trang thiết bị đã hỏng và chưa được đầu tư kịp thời để học sinh phát huy hết bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Sách giáo khoa thường xuyên thay đổi, học sinh phải làm quen với các phương pháp mới và cách thức học mới. Tranh ảnh dùng cho bộ sách không đủ để đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy của học sinh và giáo viên. 
Học sinh còn mất tập trung và ồn ào trong khi học kỹ năng nghe; học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Đa số học sinh phát âm và nhấn trọng âm sai do các em bị ảnh hưởng giọng nói vùng miền. Mặc dù giáo viên đã hướng dẫn cách phát âm và nhấn trọng âm thường xuyên. Đây cũng là lý do mà các em học yếu kỹ năng nghe.
Do lớp học quá đông nên giáo viên ít có thời gian rèn luyện kỹ năng cho mỗi học sinh. Thời lượng học kỹ năng nghe còn hạn chế nên các em chưa chú trọng tập trung học kỹ năng này khi ở nhà qua các hình thức: nghe nhạc tiếng Anh, nghe tiếng Anh qua việc xem phim hoạt hình, học nghe tiếng anh qua các kênh học online cho trẻ em.
  	Hệ thống bài tập luyện kỹ năng nghe chưa phong phú để cuốn hút học sinh.
Giáo viên dành nhiều thời gian cho việc dạy chưa chú trọng hướng dẫn học sinh tự học nghe tiếng Anh tại nhà. 
Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình. Đa số cha mẹ học sinh không biết và hiểu nhiều về tiếng Anh. Vì vậy, họ không thể chủ động trong việc hướng dẫn con học tiếng Anh và hướng dẫn con em mình sử dụng một số phần mềm tiện ích trong việc học nghe tiếng Anh ở nhà. Đa số phụ huynh học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên chưa đủ điều kiện trang bị máy tính, loa cho các em.
	 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Thông qua các biện pháp mà tôi đưa ra nhằm mục đích tạo hứng thú trong học tập đối với học sinh, không gây sự nhàm chán và mất tập trung trong khi học. Giúp các em phát triển kỹ năng nghe tốt hơn và tạo môi trường học tập thân thiện, vui tươi, từ đó các em học sinh yêu thích môn tiếng Anh hơn.
Giúp giáo viên nhận thức được rằng cần thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với từng kỹ năng và phù hợp với từng đối tượng học sinh. Giúp giáo viên dễ dàng bao quát và kiểm soát lớp học, quân tâm hơn đối với mỗi cá nhân học sinh. 
- Tích hợp dạy và học với nhiều nguồn tư liệu giúp học sinh mở rộng kiến thức và sự hiểu biết, động viên, khuyến khích học sinh học tiếng Anh qua mạng (IOE); học qua các kênh như mạng internet, nghe nhạc tiếng Anh rèn kỹ năng, các bài tập nghe trong sách tham khảo
- Kết hợp các giải pháp, biện pháp trong quá trình học tập nhằm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ đối với từng đối tượng học sinh, từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng các em học sinh khá, giỏi và phụ đạo các em học sinh yêu trong quá trình học tập. Bên cạnh đó giáo viên có cơ sở để đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
	Nghe (Listening) là một trong kỹ năng quan trọng trong môn tiếng Anh, kỹ năng này bổ trợ cho người học học tốt các kỹ năng khác như kỹ năng nói (speaking), đọc (reading) và viết (writing). Mỗi kỹ năng đều có tiến trình dạy và học riêng, kỹ năng nghe cũng chia làm 3 bước chính: trước, trong khi và sau khi nghe, sau đây là các bước dạy cơ bản của kỹ năng nghe: 
Trước khi nghe (Pre-listening):
-  Giới thiệu nội dung chủ điểm/tình huống;
-  Các câu hỏi đoán về nội dung sắp nghe;
- Các bài tập bổ trợ, các hoạt động gây hứng thú cho học sinh trước khi nghe.
- Các câu hỏi tạo trí tò mò, gây hứng thú về nội dung sắp nghe;
-  Ra yêu cầu bài nghe.
- Lưu ý: Giới thiệu một số từ mới hoặc cấu trúc ngữ pháp mới có liên quan đến việc hiểu nội dung bài nghe; tuy nhiên không nên giới thiệu hết mọi từ mới không quan trọng.
Trong khi nghe (While-listening):
 -  Ra câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu mục đích khi nghe;
-  Chia quá trình nghe thành từng bước nếu cần. Ví dụ, nghe lần thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý; nghe lần thứ hai: nghe chi tiết nội dung; có thể cho học sinh nghe thêm lần thứ ba để tự tìm hết đáp án hay tự sửa lỗi trước khi giáo viên sửa lỗi và cho đáp án.
-  Lưu ý: Nên cho nghe hết cả nội dung bài, không dừng từng câu một (trừ trường hợp câu khó muốn cho học sinh tìm thông tin chi tiết chính xác)
 Sau khi nghe (Post-listening):
-  Các bài tập ứng dụng.
-  Cần phối hợp nhiều cách kiểm tra các đáp án như: để học sinh hỏi lẫn nhau, trao đổi đáp án và chữa chéo, hay một HS hỏi trước lớp và chọn người trả lời trước khi giáo viên cho đáp án cuối cùng.
 - Thực hành nói sau khi đã chữa bài cho học sinh, có thể tạo tình huống trong bài nghe cho các em thực hành nói bài đã nghe.
Đối với đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu và đưa ra các biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng trước khi nghe (Pre-listening) nhằm gây hứng thú cho học sinh tích cực tham gia bài học một cách hiểu quả, đặc biệt học sinh không ồn ào và mất tập trung khi nghe.
Các dạng bài nghe trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Anh 4:
+ Listen and tick;
+ Listen and complete;
+ Listen and write;
+ Listen and circle a, b or c;
+ Listen and number;
+ Listen and match;
+ Listen and tick Yes (Y) or No (N);
+ Listen and tick True (T) or False (F)
	Trong đề tài này tôi chỉ tập trung đưa ra các giải pháp cho phần Pre_listening activities nhằm tạo hứng thú và động lực học tập cho học sinh, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe tốt hơn. 
Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi nghe bằng các trò chơi (cho phần Pre-listening activities).
+ Mục đích: Sử dụng các trò chơi trước khi nghe nhằm các mục đích: một là tạo môi trường học tập vui vẻ, thư giãn; hai là tạo hứng thú và tăng động cơ học tập; ba là ôn lại kiến thức liên quan đến bài nghe giúp học sinh nghe chính xác thông tin trong bài. Như vậy, sử dụng trò chơi (games) trong khi dạy nghe mang lại lợi ích khá lớn đối với giáo viên và học sinh. Đây được coi như là một phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm mà tôi thường xuyên sử dụng. 
Games cũng là một trong các kỹ thuật đánh giá thường xuyên trên lớp đối với học sinh, vì vậy giáo viên nên thường xuyên sử dụng trò chơi khi dạy học.
Có rất nhiều trò chơi trong quá trình dạy học vì vậy giáo viên cần chắt lọc một số trò chơi phù hợp với từng bài nghe trong sách giáo khoa. Sau đây là một số trò chơi tôi thường áp dụng:
Trò chơi: Challenging (thách đấu).
+ Mục đích: ôn lại từ theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nghe, nói.
+ Chuẩn bị: không cần chuẩn bị đồ dùng.
+ Cách chơi:
Giáo viên sẽ chia lớp thành 2 đội (hoặc h

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc.doc