SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “em thích môn toán” có kĩ năng so sánh phân số
Trong chương trình toán Tiểu học, phân số là một mạch kiến thức có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp học sinh biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú. Mạch kiến thức phân số còn góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện; hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyện trí thông minh; xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người mới là cơ sở để mở rộng các mạch kiến khác như hỗn số, số thập phân .Việc lĩnh hội các kiến thức về phân số còn giúp các em vận dụng vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày và là cơ sở để các em học tiếp lên các bậc học trên.
Trong chương trình sách giáo khoa Toán Tiểu học, mạch kiến thức về phân số có từ lớp 2 và lớp 3. Kiến thức về phân số lớp 2 và lớp 3 còn sơ giản nên học sinh dễ nắm bắt, vận dụng kiến thức vào rèn kĩ năng tính. Bắt đầu từ lớp 4, kiến thức toán về phân số được nâng lên một mức độ khó hơn và phức tạp hơn, nhiều dạng tính toán hơn. Trong đó dạng toán so sánh phân số là một dạng toán chiếm thời lượng tương đối lớn, nó xuyên suốt chương trình toán lớp 4 và lớp 5. Đặc biệt trong chương trình dạy bồi dưỡng học sinh tham gia trong các câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” thì dạng toán này càng đa dạng, phong phú hơn. Song thực tế số em giải quyết tốt các bài toán về so sánh phân số chưa nhiều, kết quả bài kiểm tra, bài thi chưa cao. Phải chăng những bài tập này là quá sức đối với học sinh? Không phải như vậy mà vì lứa tuổi học sinh Tiểu học tư duy còn hạn chế. Thêm vào đó, khi cung cấp cho học sinh hầu hết các giáo viên chưa đi thành các dạng bài, chưa khái quát được cách giải từng dạng cho học sinh nên phần nào cũng hạn chế phương pháp giải toán của các em.
Vậy làm sao để các em có thể vận dụng, giải các bài toán so sánh phân số? Vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ và trăn trở rất nhiều và nó là động lực giúp tôi học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều cách để so sánh phân số, mỗi một cách so sánh đều có cách giải riêng rất lí thú. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” có kĩ năng so sánh phân số.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT THỌ XUÂN ––––––––––––––––––––– SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 THAM GIA TRONG CÂU LẠC BỘ “EM THÍCH MÔN TOÁN” CÓ KĨ NĂNG SO SÁNH PHÂN SỐ Người thực hiện: Lục Đình Thương Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Xuân Phú - Thọ Xuân SKKN thuộc lĩnh vực môn: Toán THANH HOÁ NĂM 2018 THANH HOÁ NĂM 2018 MỤC LỤC STT Tên đề mục Trang 1 1. MỞ ĐẦU 1 2. 1.1. Lý do chọn đề tài. 1 3. 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1 4 1.3. Đối tượng nghiên cứu. 1 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu. 1 6 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIÊM 2 7 2.1. Cơ sở lí luận sáng kiến kinh nghiệm 2 8 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2 9 2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện. 4 14 2.4. Hiệu quả của sáng kiến. 19 15 3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 20 16 3.1. Kết luận 20 17 3.2. Kiến nghị. 20 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình toán Tiểu học, phân số là một mạch kiến thức có vai trò rất quan trọng bởi nó giúp học sinh biết suy luận một cách ngắn gọn, có căn cứ đầy đủ, chính xác, nhất quán; biết trình bày, diễn đạt ý nghĩ của mình một cách rõ ràng, mạch lạc biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn kỹ năng thực hành với những yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng phong phú. Mạch kiến thức phân số còn góp phần làm cho học sinh phát triển toàn diện; hình thành ở các em những cơ sở của thế giới quan khoa học, rèn luyện trí thông minh; xây dựng những tình cảm, thói quen, đức tính tốt đẹp của con người mới là cơ sở để mở rộng các mạch kiến khác như hỗn số, số thập phân.Việc lĩnh hội các kiến thức về phân số còn giúp các em vận dụng vào trong thực tế cuộc sống hàng ngày và là cơ sở để các em học tiếp lên các bậc học trên. Trong chương trình sách giáo khoa Toán Tiểu học, mạch kiến thức về phân số có từ lớp 2 và lớp 3. Kiến thức về phân số lớp 2 và lớp 3 còn sơ giản nên học sinh dễ nắm bắt, vận dụng kiến thức vào rèn kĩ năng tính. Bắt đầu từ lớp 4, kiến thức toán về phân số được nâng lên một mức độ khó hơn và phức tạp hơn, nhiều dạng tính toán hơn. Trong đó dạng toán so sánh phân số là một dạng toán chiếm thời lượng tương đối lớn, nó xuyên suốt chương trình toán lớp 4 và lớp 5. Đặc biệt trong chương trình dạy bồi dưỡng học sinh tham gia trong các câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” thì dạng toán này càng đa dạng, phong phú hơn. Song thực tế số em giải quyết tốt các bài toán về so sánh phân số chưa nhiều, kết quả bài kiểm tra, bài thi chưa cao. Phải chăng những bài tập này là quá sức đối với học sinh? Không phải như vậy mà vì lứa tuổi học sinh Tiểu học tư duy còn hạn chế. Thêm vào đó, khi cung cấp cho học sinh hầu hết các giáo viên chưa đi thành các dạng bài, chưa khái quát được cách giải từng dạng cho học sinh nên phần nào cũng hạn chế phương pháp giải toán của các em. Vậy làm sao để các em có thể vận dụng, giải các bài toán so sánh phân số? Vấn đề này đã làm tôi suy nghĩ và trăn trở rất nhiều và nó là động lực giúp tôi học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy có rất nhiều cách để so sánh phân số, mỗi một cách so sánh đều có cách giải riêng rất lí thú. Vì vậy tôi muốn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” có kĩ năng so sánh phân số.. Với đề tài này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu và áp dụng giảng dạy về rèn kĩ năng so sánh phân số cho học sinh lớp 4 tham gia giao lưu trong câu lạc bộ Toán. Mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các cấp quản lí và các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn và áp dụng rộng rãi trong giảng dạy. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp học sinh lớp 4 tham gia trong câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” thực hiện tốt các bài toán so sánh phân số. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Cách thực hiện so sánh phân số cho học sinh lớp 4 năm học 2016 – 2017 và 2017 - 2018 trong Trường Tiểu học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực trạng; Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm; Phương pháp luyện tập, thực hành. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Ở chương trình toán Tiểu học, học sinh được học các kiến thức như sau: Lớp 2: Học sinh được học về . Lớp 3: Học sinh được học về tìm một phần mấy của một số, tìm một trong các phần bằng nhau của một số. Lúc này học sinh được mở rộng hơn tìm một phần mấy của một số, không còn gói gọn trong khoảng nữa. Lớp 4: Học sinh học khái niệm về phân số, phân số và phép chia số tự nhiên, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, so sánh phân số và các phép tính với phân số. Ở lớp 2, 3 sách giáo khoa chưa đưa ra khái niệm rõ ràng về phân số mà ta chỉ ngầm hiểu khái niệm về phân số. Trong khi đó, ở lớp 4 phân số được được nghiên cứu rõ ràng hơn. Học sinh lúc này được tìm hiểu rõ qua các khái niệm, tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, rút gọn phân số, quy đồng mẫu số các phân số, các cách so sánh, các phép tính với phân số. Trong chương trình toán lớp 4, so sánh phân số có các dạng sau: so sánh phân số cùng tử số, so sánh phân số cùng mẫu số, so sánh phân số khác mẫu số, so sánh phân số với 1. Trong đó so sánh phân số cùng tử số và so sánh phân số với 1 không được phân phối tròn tiết mà hình thành kiến thức mới thông qua bài tập. Hệ thống các bài tập về so sánh trong chương trình sách giáo khoa vẫn còn ít và mức độ còn đơn giản chưa đủ để rèn kĩ năng cho học sinh, nhất là những học sinh năng khiếu tham gia trong các câu lạc bộ môn Toán. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo tôi nhận thấy ngoài các cách mà sách giáo khoa cung cấp thì còn nhiều cách so sánh tiện ích hơn và rất vừa sức với các em giúp các em có nhiều cách lựa chọn trong khi làm bài. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Như đã nói trên, phân số là kiến thức mới với học sinh lớp 4. Khi bước vào bài mở đầu, các em hào hứng, hăng say khi học tập, tiếp thu bài rất tốt. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, tôi thấy học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức, đặc biệt là các bài toán về so sánh phân. Các em còn hổng kiến thức và kĩ năng tính toán nên các em hay làm nhầm, làm sai nhiều. Khi gặp dạng bài so sánh phân số đặc biệt là các bài toán về so sánh phân số khác mẫu số, so sánh phân số với 1 các em còn lúng túng trong cách làm, trong các kì giao lưu Câu lạc bộ, nếu gặp các bài toán về so sánh phân số khó hơn mức độ sách giáo khoa đưa ra thì nhiều học sinh làm còn sai, hoặc bỏ bài. Lúc này tôi đặt ra câu hỏi vì sao học sinh lại gặp khó khăn như vậy? Theo tôi các bài toán về so sánh phân số trong sách giáo khoa đưa ra còn ít và chỉ ở mức độ đơn giản để minh họa cho phần lý thuyết trong tiết học. Vì thế học sinh chưa được rèn luyện kỹ năng nhiều, học sinh chưa thể đạt đến kĩ năng, kĩ sảo khi làm các bài toán liên quan đến so sánh phân số. Để hình thành được kĩ năng so sánh phân số một cách bền vững thì các em cần được trang bị phần lí thuyết và phần bài tập một cách có hệ thống và được luyện tập nhiều hơn. Để khảo sát mức độ tiếp thu của học sinh, sau khi dạy hết phần so sánh phân số theo phân phối chương trình (Tiết 111- Luyện tập chung sách giáo khoa Toán 4), tôi đưa ra bài khảo sát trong hai năm liên tục (Năm 2016 – 2017 và năm 2017 – 2018) như sau: So sánh phân số. a. và b. và c. và d. và e. và g . và Kết quả khảo sát Câu lạc bộ “ Em yêu thích môn Toán” lớp 4 năm 2016 – 2017 và năm 2017 - 2018 như sau: Câu Năm học: 2016 - 2017 Năm học: 2017 - 2018 Tổng số học sinh: 25 em Tổng số học sinh: 27 em HS làm đúng HS làm sai HS không làm HS làm đúng HS làm sai HS không làm SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL a 25 100 0 0 0 0 27 100 0 0 0 0 b 18 72 7 28 0 0 20 74,1 7 25,9 0 0 c 15 60 10 40 0 0 18 66,7 9 33,3 0 0 d 15 60 8 32 2 8 16 59,3 9 33,3 2 7,4 e 7 28 10 40 8 32 10 37,1 8 29,6 9 33,3 g 15 60 8 32 2 8 16 59,3 9 33,3 2 7,4 Từ kết quả trên cho thấy kĩ năng so sánh phân số của học sinh trong Câu lạc bộ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là cách trình bày bài trong từng bài cụ thể. Tôi đã tìm thấy nguyên nhân của những hạn chế đó. Cụ thể có những nguyên nhân sau: *Về giáo viên: Giáo viên chưa thực sự linh hoạt trong phương pháp, cung cấp kiến thức chưa có hệ thống nên chưa khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Với dạng toán so sánh phân số giáo viên chưa chốt được cách giải từng dạng cho học sinh. Sau khi dạy những kiến thức cơ bản nhất giáo viên chưa có sự mở rộng cho học sinh khắc sâu kiến thức nên học sinh còn chưa linh hoạt trong phương pháp làm bài. *Về học sinh Qua các bài tập khảo sát trên thì tôi tìm ra một số nguyên nhân sau: Câu a. Học sinh làm đúng vì đây là kiến thức cơ bản với các em, các em đều so sánh bằng cách quy đồng tử số hoặc quy đồng mẫu số. Câu b. Một số học sinh làm sai do nhầm lẫn với cách so sánh phân số cùng mẫu số. Câu c. Các em làm sai do không nhớ cách so sánh phân số với 1 mà chủ yếu các em so sánh tử số với tử số, mẫu số với mẫu số (9 < 15 và 5 < 119 nên < ) Một số em chọn cách quy đồng mẫu số để so sánh đây không phải là cách hay. Câu d, e. Học sinh làm sai do quá trình tính toán trong bước quy đồng mẫu số. Nếu chọn cách làm này sẽ mất nhiều thời gian không có thời gian dành cho các bài còn lại nên nhiều em bỏ qua không làm. Các em chưa biết cách so sánh phần bù hoặc so sánh phân số tung gian bởi các em chưa được cung cấp cách so sánh đó. Câu g. Học sinh làm sai do tính toán khi quy đồng, hầu như các em chưa biết cách sử dụng phép chia phân số để so sánh. Trước thực trạng đó. Tôi băn khoăn, suy nghĩ bằng cách nào đó tôi phải nâng cao chất lượng và rèn kĩ năng so sánh phân số cho các em tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, các trang mạng, bản thân cũng tự lập nick để tham gia giải toán trên Violimpic cùng với học sinh. Trong chương trình đó, tôi đã giải các bài toán khó. Sau quá trình nghiên cứu và tự bồi dưỡng, tôi đã nhận ra được nhiều điều và điều quan trọng nhất là tôi đã tìm ra được cách dạy cho học sinh cách so sánh phân số. Với cách dạy này, học sinh của tôi đã có được kĩ năng so sánh phân số một cách thuần thục. Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Giải pháp 1: Tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Nắm vững nội dung chương trình. Muốn nâng cao chất lượng một cách bền vững phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: đó là học sinh chăm chỉ, chịu khó học không? Là phụ huynh học sinh có quan tâm đến việc học tập của con em mình không?Nhưng yếu tố quan trọng và quyết định đến chất lượng học sinh đó là giáo viên. Ngoài sự tâm huyết, lòng nhiệt tình thì giáo viên phải có phương pháp tốt, trình độ chuyên môn vững vàng. Ý thức được điều này bản thân tôi luôn tự học để hoàn chỉnh kĩ năng, phương pháp, nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình. Hằng ngày, ngoài công việc chuẩn bị chu đáo cho những giờ lên lớp, tôi thường nghiên cứu, tự giải các bài toán trong các tài liệu tham khảo, các đề thi trên mạng Internet, đặc biệt là theo sát các vòng thi của cuộc thi “ Giải toán trên mạng VIOLIMPIC” do Bộ giáo dục & Đào tạo tổ chức. Từ đó tôi đã thống kê, phân loại, sắp xếp các dạng toán theo từng nội dung cần cung cấp cho học sinh. Trong các dạng bài đó có các bài toán về so sánh phân số. Bên cạnh đó tôi cùng với đồng nghiệp trong tổ khối thường xuyên trao đổi nội dung dạy học khó, vướng mắc vào các buổi sinh hoạt chuyên môn và những giờ ra chơi để trao đổi, tìm phương pháp dạy học mới để truyền tải đến học sinh dễ hiểu nhất. Hơn nữa, tôi đã nghiên cứu để dạy những bài khó cho đồng nghiệp dự giờ, góp ý rút kinh nghiệm, trong đó có các bài toán về so sánh phân số (cả chính khóa và trong tăng giờ buổi 2). Ngoài ra, tôi thường xuyên nghiên cứu để có những sáng kiến trong dạy học. Tôi cũng đã có những sáng kiến hiện đang được thử nghiệm tại trường và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua quá trình bồi dưỡng đã giúp tôi tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc trong dạy học, đồng thời tôi đã tích luỹ thêm được nhiều kiến thức, kĩ năng để ngày càng vững hơn về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài việc nghiên cứu chương trình, việc tự học hỏi tôi còn thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu, tham khảo các đồng nghiệp, qua đó tôi cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiêm và vững vàng hơn trong chuyên môn, nghiệp vụ. Qua quá trình đó tôi đã đúc rút ra được một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 tham gia giao lưu trong “ Câu lạc bộ Toán” vững tin hơn khi gặp các bài toán về so sánh phân số. Tôi đã áp dụng trong giảng dạy cho học sinh và kết quả đạt được là rất khả quan trong hai năm học vừa qua. (Năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018) Giải pháp 2. Phân dạng các bài toán về so sánh phân số. Qua việc nghiên cứu nhiều tài liệu như sách giáo khoa, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh, chuyên đề về phân số, tỉ số, Tự luyện Violimpic Các bài toán trong các tài liệu đó cũng rất vừa sức với học sinh. Đây chính là tư liệu tham khảo hữu ích với giáo viên nói chung và với bản thân tôi nói riêng. Tuy nhiên các tài liệu này thường chưa phân dạng toán cụ thể, chưa đưa ra cách làm cụ thể sau từng dạng toán và cách so sánh nào là hợp lý nhất, làm sao để chọn được cách so sánh hợp lý cho từng bài thì đó còn là vấn đề còn “bỏ ngõ” của các tài liệu tham khảo. Trước vấn đề đó, tôi đã nghiên cứu chương trình để phân loại, sắp xếp các dạng bài toán theo các mức độ từ dễ đến khó, hướng dẫn học sinh giải và hướng dẫn học sinh rút ra được cách giải của từng dạng bài. Và cuối cùng tôi đưa ra hệ thống bài tập tương ứng với từng dạng để học sinh rèn luyện kĩ năng tính một cách thuần thục. Trong chương trình toán Tiểu học, các bài toán về so sánh phân số rất đa dạng và phong phú, nhiều bài cũng khá phức tạp với học sinh. Để giúp các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ tôi phân chia các bài toán so sánh phân số thành 3 dạng: Dạng 1: So sánh các phân số có cùng mẫu số. Dạng 2: So sánh các phân số cùng tử số. Dạng 3: So sánh phân số có mẫu số và tử số đều khác nhau. Trong chương trình sách giáo khoa thì dạng toán so sánh phân số học sinh được học một tiết bài mới và một tiết luyện tập, dạng bài tập so sánh phân số có cùng tử số được giới thiệu ở tiết Luyện tập, sau cả ba dạng thì có một tiết luyện tập chung. Với thời lượng và sự phân phối chương trình như vậy thì chưa đủ thấm với học sinh nhất là với lứa tuổi “ chóng quên” của học sinh tiểu học. Nhưng trên thực tế khi so sánh các phân số với nhau, ta có nhiều cách so sánh, trong đó có những cách so sánh phân số nhanh gọn không cần quy đồng mẫu số hoặc quy đồng tử số rất vừa sức với học sinh mà sách giáo khoa chưa đề cập đến. Vì lẽ đó để rèn kĩ năng so sánh phân số cho các em, tôi đã xây dựng hệ thống chương trình và dạy vào buổi 2 của chương trình 10 buổi/tuần. Với chương trình này, tôi đã củng cố, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học sau đó mở rộng thêm các cách so sánh khác. Dạng 1. So sánh phân số có cùng mẫu số. (Đây là dạng so sánh cơ bản trong SGK nên tôi dạy chắc chắn ngay từ tiết 107 SGK trang 119 trong tiết học chính khóa). Điều kiện áp dụng: Dạng này được sử dụng khi các phân số đã có cùng mẫu số hoặc sau khi rút gọn, quy đồng mẫu số các phân số được các phân số có mẫu số bằng nhau. Để có được kĩ năng so sánh phân số một cách bền vững trước hết học sinh phải có kiến thức cơ bản về so sánh phân số. Mà muốn học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản thì ngay từ khi hình thành kiến thức mới, giáo viên cần giúp học sinh hiểu bản chất dạng toán. Đối với dạng bài này tôi tiến hành dạy như sau: Bước 1. Hình thành và củng cố chắc kiến thức cơ bản đã học. Bước 2. Mở rộng kiến thức có liên quan. Bước 3. Xây dựng hệ thống bài tập để học sinh củng cố kiến thức. Tôi đã hình thành kiến thức mới như sau: Ví dụ: So sánh hai phân số: và (SGK Toán 4, trang 119) Hướng dẫn học sinh phân tích: - Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB vào nháp, chia đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau. Trên đoạn thẳng AB lấy độ dài đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB. Độ dài đoạn thẳng AD bằng độ dài đoạn thẳng AB (Giáo viên thực hiện song song cùng học sinh) ( như hình vẽ) A B D C - Đoạn thẳng AB gồm mấy phần bằng nhau? (Gồm 5 phần bằng nhau) - Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?(Đoạn thẳng AC bằng độ dài đoạn thẳng AB) - Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB?(Đoạn thẳng AD bằng độ dài đoạn thẳng AB) - Hãy so sánh độ dài đoạn thẳng AC và độ dài đoạn thẳng AD? ( Độ dài đoạn thẳng AC bé hơn độ dài đoạn thẳng AD) - Vậy phân số sẽ như thế nào so với phân ? ( Phân số bé hơn phân số) - Hãy so sánh và ; và () - Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân sốvà ? ( Hai phân số có mẫu số bằng nhau, phân số có tử số bé hơn phân số ) - Tôi yêu cầu học sinh so sánh hai phân số và ( vì hai phân số có tử số bằng nhau) - Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm thế nào? Ta so sánh tử số của chúng với nhau: + Phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. +Phân số nào có tử số bé hơn thì bé hơn. + Phân số có tử số bằng nhau thì bằng nhau) Học sinh đã biết cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, tôi mở rộng kiến thức cho các em là khi so sánh 3, 4, 5hay nhiều phân số có cùng mẫu số thì ta vẫn áp dụng đúng quy tắc trên cứ phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn, phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn. Sau khi học sinh rút ra được quy tắc so sánh phân số tôi lấy ví dụ cho học sinh làm nhanh (bằng bảng con) xem học sinh đã thực sự nắm được kiến thức hay chưa. Sắp xếp các phân số sau: a. và b. c. - Qua ví dụ nhanh, tôi thấy học sinh đều biết cách so sánh hai hay nhiều phân số cùng mẫu số. Học sinh Tiểu học, các em còn nhỏ, trí nhớ chưa bền. Các em dễ nhớ nhưng cũng rất chóng quên. Vì vậy để củng cố, khắc sâu kiến thức cho học sinh, ngoài dạy chắc kiến thức mới, tôi đã xây dựng thêm hệ thống bài tập và dạy vào các buổi học thứ hai của chương trình 10 buổi/tuần như sau: Xây dựng hệ thống bài tập để học sinh củng cố kiến thức Bài 1: So sánh phân số a) và b) và c) và d) và - Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số, học sinh dễ dàng hoàn thành nhanh bài tập này. Các em có thể trình bày như sau: a) Vì 6 20 nên > c) Vì 21 > 17 nên > d) Vì 7 < 11 nên và Bài 2: Số a) > b) Bài 3: Tìm a, biết a) < < b) < < Bài 4: Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự giảm dần. b) Với bài 3 và bài 4, để tìm a, sắp xếp các phân số, trước hết học sinh cần so sánh các phân số đó với nhau. Đây không còn là so sánh hai phân số nữa mà là so sánh 4 hay 5 phân số với nhau. Nhưng các phân số này đã có cùng mẫu số nên các em chỉ cần so sánh các tử số với nhau để đưa ra kết luận. Dạng 2. So sánh phân số có cùng tử số. Điều kiện áp dụng: Dạng này thường dùng khi so sánh các phân số đã có cùng tử số hoặc sau khi rút gọn, quy đồng tử số các phân số có tử số bằng nhau Dạng bài này kiến thức mới không được xây dựng thành một bài riêng biệt mà được hình thành qua bài tập số 3 của tiết Luyện tập (trang 122 – SGK Toán 4). Tôi đã tiến hành ôn tập theo từng bước như khi so sánh phân số có cùng mẫu số. Ví dụ: So sánh và Hướng dẫn học sinh phân tích: - Tôi yêu cầu học sinh thực hiện quy đồng mẫu số hai phân số để đưa về dạng so sánh phân số cùng mẫu số. Học sinh làm như sau: và - Hãy so sánh hai phân số sau khi đã quy đồng: - Vậy phân số sẽ như thế nào so với phân ? ( Phân số lớn hơn phân số) - Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân số và (Hai phân số có tử số bằng nhau, phân số có mẫu số bé hơn phân số) - Muốn so sánh hai phân số (khác 0) có tử số bằng nhau ta làm thế nào? Ta so sánh mẫu số của chúng với nhau: + Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn. + Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn. Tôi cũng lưu ý cho học sinh từ quy tắc so sánh sánh hai phân số có cùng tử số trên chúng ta có thể mở rộng so sánh 3,4,5 hay nhiều phân số có cùng
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_tham_gia_trong_cau.doc