SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, lớp 5 rèn kĩ năng làm văn miêu tả

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, lớp 5 rèn kĩ năng làm văn miêu tả

Văn là tiếng nói tình cảm, là hình thức thuần nhị và sắc bén của tư tưởng, có tác dụng sâu rộng và bền lâu trong đời sống tinh thần của học sinh.

 Đối với học sinh Tiểu học, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ cảm xúc của mình. Vì vậy trong dạy phân môn Tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng, chúng ta coi trọng sự sáng tạo, cá tính, suy nghĩ riêng của học sinh thì các em mới tạo ra được những sản phẩm chân thực, thể hiện được đúng tình cảm và nhận thức của mình. Dạy văn miêu tả là giúp cho học sinh kỹ năng thực hành vận dụng những hiểu biết về Tiếng Việt để nói, viết được một bài văn miêu tả. Ở khía cạnh khác văn miêu tả còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, khả năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận những tri thức vốn rất đa dạng và phong phú từ cuộc sống để biến nó thành cái độc đáo của riêng mình. Một bài văn miêu tả hay là phải tả thật. Trong quá trình làm bài văn miêu tả, người viết sử dụng các thao tác tư duy, các mối quan hệ chặt chẽ của ngữ pháp văn bản. Ngoài ra bài viết còn là sự nhận thức đúng đắn về đối tượng miêu tả và thể hiện được cảm xúc chủ quan của người viết. Muốn làm được điều đó người viết phải trải qua quá trình quan sát công phu, tỉ mỉ, phải cảm nhận đối tượng miêu tả bằng tất cả các giác quan. Từ quan sát trực tiếp các em có cơ sở để tạo ra cái mới cái đẹp, từ đó mới hình thành được bài viết trong ý thức. Được tiếp xúc với thiên nhiên, với loài vật, . và nhìn nhận chúng với cái nhìn trung thực đầy thiện chí sẽ làm cho các em thấy mọi điều đáng yêu hơn. Các em biết xây dựng cho mình năng lực cảm thụ riêng, cho một tấm lòng biết rung động trước cái hay, cái đẹp. Các em biết tự nhận xét về mình, biết loại trừ cái xấu để vươn tới cái đẹp chân – thiện – mĩ. Chính vì vậy, khi giảng dạy người giáo viên phải biết vận dụng quá trình nhận thức đó vào tiến trình bài giảng để phù hợp với tư tưởng, tâm lý học sinh để dần dần hình thành nhân cách cho các em.

 

doc 21 trang thuychi01 10313
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4, lớp 5 rèn kĩ năng làm văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN ĐỊNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN TRƯỜNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4, LỚP 5
RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ”
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Minh Lan
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Yên Trường – Yên Định
 SKKN thuộc lĩnh mực : Môn Tiếng Việt
YÊN ĐỊNH, NĂM 2019
MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
2
 1.1 Lí do chọn đề tài
2
 1.2. Mục đích nghiên cứu
2
 1.3.Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4: Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG
3
 2.1. Cơ sở lí luận
3
 2.2. Thực trạng
4
 a. Thuận lợi 
4
 b. Khó khăn
 4 
 c. Thực trạng
4
 2.3. Các giải pháp thực hiện
5
 2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, ghi chép và lập dàn ý.
5
 2.3.2. Giải pháp thứ 2: Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, ... trong bài văn miêu tả. 
7
 2.3.3. Giải pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ thông qua các môn học khác.
9
 2.3.4. Giải pháp thứ 4: Rèn luyện thao tác kĩ năng viết một bài văn hoàn chỉnh cho học sinh.
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
 3.1. Kết luận 
16
 3.2. Kiến nghị 
16
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
	Văn là tiếng nói tình cảm, là hình thức thuần nhị và sắc bén của tư tưởng, có tác dụng sâu rộng và bền lâu trong đời sống tinh thần của học sinh.
	Đối với học sinh Tiểu học, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh phải bộc lộ cả năng lực Tiếng Việt lẫn khả năng cảm thụ, thái độ cảm xúc của mình. Vì vậy trong dạy phân môn Tập làm văn nói chung và dạy văn miêu tả nói riêng, chúng ta coi trọng sự sáng tạo, cá tính, suy nghĩ riêng của học sinh thì các em mới tạo ra được những sản phẩm chân thực, thể hiện được đúng tình cảm và nhận thức của mình. Dạy văn miêu tả là giúp cho học sinh kỹ năng thực hành vận dụng những hiểu biết về Tiếng Việt để nói, viết được một bài văn miêu tả. Ở khía cạnh khác văn miêu tả còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, khả năng sử dụng các giác quan một cách tinh tế, nhạy cảm để tiếp nhận những tri thức vốn rất đa dạng và phong phú từ cuộc sống để biến nó thành cái độc đáo của riêng mình. Một bài văn miêu tả hay là phải tả thật. Trong quá trình làm bài văn miêu tả, người viết sử dụng các thao tác tư duy, các mối quan hệ chặt chẽ của ngữ pháp văn bản. Ngoài ra bài viết còn là sự nhận thức đúng đắn về đối tượng miêu tả và thể hiện được cảm xúc chủ quan của người viết. Muốn làm được điều đó người viết phải trải qua quá trình quan sát công phu, tỉ mỉ, phải cảm nhận đối tượng miêu tả bằng tất cả các giác quan. Từ quan sát trực tiếp các em có cơ sở để tạo ra cái mới cái đẹp, từ đó mới hình thành được bài viết trong ý thức. Được tiếp xúc với thiên nhiên, với loài vật, ... và nhìn nhận chúng với cái nhìn trung thực đầy thiện chí sẽ làm cho các em thấy mọi điều đáng yêu hơn. Các em biết xây dựng cho mình năng lực cảm thụ riêng, cho một tấm lòng biết rung động trước cái hay, cái đẹp. Các em biết tự nhận xét về mình, biết loại trừ cái xấu để vươn tới cái đẹp chân – thiện – mĩ. Chính vì vậy, khi giảng dạy người giáo viên phải biết vận dụng quá trình nhận thức đó vào tiến trình bài giảng để phù hợp với tư tưởng, tâm lý học sinh để dần dần hình thành nhân cách cho các em.
	Là một cán bộ quản lí phụ trách công tác chuyên môn, trong nhiều năm học, qua theo dõi giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục tôi thấy học sinh và giáo viên có nhiều cố gắng, đặc biệt là môn Tiếng Việt. Song thực tế cho thấy khi học phân môn Tập làm văn thì vẫn nhiều em còn lúng túng, kết quả học tập chưa cao. Với suy nghĩ làm thế nào để học sinh viết được một bài văn hay và tự tin trong học tập? Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi và sưu tầm tài liệu nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn, tháo gỡ những khó khăn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4,5 rèn kĩ năng làm văn miêu tả.”
1.2 Mục đích nghiên cứu
	Thông qua việc điều tra nghiên cứu thực trạng dạy và học ở trường Tiểu học, tôi không có nhiều tham vọng mà chỉ nhằm mục đích đóng góp một phần công sức của mình vào công tác giáo dục của nhà trường. Với việc nghiên cứu đề tài, tôi mong muốn sẽ có được bài học kinh nghiệm để có thể áp dụng vào thực tiễn giảng dạy phân môn Tập làm văn trong trường Tiểu học nói riêng, trong ngành giáo dục huyện nhà nói chung. Điều này càng có ý nghĩa nếu đề tài thành công, đồng thời là chất lượng học tập của các em học sinh cũng sẽ được nâng lên một cách đáng kể.
	Giúp học sinh có thể làm được bài văn miêu tả theo yêu cầu. Trên cơ sở kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả đã được học, các em vận dụng tốt ở các lớp trên. 
1.3 Đối tượng nghiên cứu
	Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4,5 trường Tiểu học Yên Trường – Yên Định – Thanh Hóa về rèn kĩ năng làm văn miêu tả.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Trong quá trình thực hiện kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Sưu tầm, đọc nghiên cứu tài liệu, bài báo có liên quan đến việc nghiên cứu.
 + Phương pháp phân tích tổng hợp.
 + Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 + Phương pháp luyện tập thực hành: Thông qua bài học, bài viết kiểm tra của học sinh.
 + Phương pháp trao đổi tranh luận.
 + Phương pháp thông kê, xử lí số liệu.
	Trong các phương pháp trên, khi nghiên cứu tôi vận dụng hài hòa các phương pháp để tìm ra các giải pháp đạt kết quả tốt nhất.
 2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận
	Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học, văn miêu tả chiếm một vị trí quan trọng. Ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, văn miêu tả được dạy 30 tiết với 3 kiểu bài cụ thể: Tả đồ vật, Tả cây cối, Tả con vật. Chương trình Tiếng Việt lớp 5 tiếp tục dạy về văn miêu tả với hai kiểu bài: Tả cảnh – 14 tiết; tả người – 12 tiết. Các bài văn thường gắn với chủ điểm của đơn vị học. Qua quá trình thực hiện kĩ năng phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn là giúp học sinh mở rộng hiểu biết về cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, miêu tả, ... giúp học sinh nâng cao khả năng phân tích tổng hợp. Tư duy hình tượng của các em cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ, .... khi miêu tả cảnh, tả người. Học các tiết Tập làm văn học sinh có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các bài văn đoạn văn điển hình. Khi phân tích đề tập làm văn, học sinh lại có dịp hướng tới cái hay, cái đẹp của chân, thiên, mĩ được định hướng trong các đề bài. Nhưng cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và việc xung quanh được nảy nở, tâm hồn của học sinh thêm phong phú. Đó cũng là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của học sinh.
	Trong văn miêu tả, người ta không đưa ra những nhận xét chung chung, hời hợt hoặc những lời đánh giá trừu tượng về đối tượng mà văn miêu tả giúp người đọc nhìn thấy được sự vật, hiện tượng, cảnh vật, thiên nhiên, ... một cách sinh động, cụ thể qua việc sử dụng ngôn ngữ. Hình ảnh miêu tả không phải là nhìn ảnh chụp lại, sao chép lại nhưng nó giúp người đọc thấy rõ đối tượng như đang xem tận mắt. Miêu tả còn là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc mà người viết đã ghi lại được khi quan sát tìm hiểu đối tượng. Mỗi bài văn miêu tả đều thể hiện rõ tình cảm của người viết. Tình cảm đó có thể là sự yêu thương hay căm ghét; cũng có thể là sự gắn bó thân thiết hay hời hợt nông cạn. Trong văn miêu tả, đối tượng rất đa dạng, phong phú. Đó có thể là con người (ông bà, cha mẹ, thầy cô, ....); hay đó là cảnh thiên nhiên, con vật, đồ vật, ... nên chúng có những đặc điểm khác nhau. Chính vì thế, việc giúp các em thấy rõ những nét riêng đó của mỗi đối tượng là rất quan trọng, tạo điều kiện cho các em viết được những bài văn miêu tả vừa đúng thể loại, vừa mang những nét riêng của đối tượng và thể hiện cá tính của người viết.
	Muốn có bài tập làm văn đạt kết quả cao, đòi hỏi mỗi em phải chịu khó tập viết, tập nói, tập dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn nhiều lần. Mà không ngại tập đi tập lại, không ngại sửa đi sửa lại đoạn văn, câu văn đã viết. Và chính bản thân giáo viên cũng kiên trì hướng dẫn học sinh luyện tập và giúp các em sửa chữa sai sót. Một câu châm ngôn đã nói: “Tài năng một phần mười là bẩm sinh, chín phần mười là do lao động kiên trì làm nên”.
	2.2. Thực trạng
 a. Thuận lợi 
- Được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo về chuyên môn của ngành giáo dục huyện, UBND huyện, sự quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của cha mẹ học sinh trường Tiểu học Yên Trường.
- Trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đội ngũ CBGV-NV. Đa số là giáo viên trẻ, nhiệt tình, trình độ trên chuẩn đạt 100%. Tiếp cận chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông nhanh, có hiệu quả. Có kiến thức để vận dụng trong dạy và học. Biết sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
 - Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện, biết nghe lời thầy cô giáo. Đa số phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ sách vở đồ dùng học tập cho các em.
 b. Khó khăn
- Một bộ phận gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa.
 Vì vậy việc quan tâm mua đủ sách, vở, đồ dùng học tập cho các em chưa đáp ứng đầy đủ phục vụ việc dạy học 2 buổi/ ngày.
 - Địa phương Yên trường là một nơi dân cư chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán và nông nghiệp, điều kiện kinh tế phát triển không đồng đều dẫn đến việc quan tâm chăn lo học hành cho con cái của họ còn rất hạn chế, còn giao phó cho giáo viên.
 - Phân môn Tập làm văn tương đối khó với học sinh do đó nhiều em không thích học. Mặt khác học sinh không được mở mang tầm nhìn chỉ bó hẹp trong vùng thôn quê, ít phong cảnh đẹp, vốn từ ngữ tự nhiên hạn chế.
c. Thực trạng
	Qua thực tế việc dạy học ở trường Tiểu học, đặc biệt là lớp 4 và lớp 5 tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
 - Đa số các bài viết của các em chưa có sự sáng tạo, còn mang tính liệt kê nhiều hơn miêu tả.
 - Bài viết chưa chọn được nhiều ý hay, miêu tả còn hời hợt sáo rỗng, kém tự nhiên.
 - Các em sử dụng từ ngữ còn nhiều chỗ chưa hợp lý, giọng văn gượng gạo.
 - Các bài viết của các em chưa bày tỏ được tình cảm chân thực với đối tượng miêu tả, còn bắt chước bài mẫu một cách dập khuôn, máy móc; chưa tìm ra được cái mới, cái riêng, cái độc đáo.
 - Bài viết ít khi sử dụng được các biện pháp nghệ thuật (tu từ, so sánh, nhân hóa) để miêu tả.
 Kiểm tra chất lượng viết bài văn miêu tả của học sinh lớp 4A; Lớp 4B; lớp 5A; lớp 5B cuối học kì I năm học 2017 – 2018 với đề bài sau:
 Đề bài (lớp 4): Tả một đồ dùng học tập mà em yêu thích.
 Đề bài (lớp 5): Tả một người thân đang làm việc.
 Kết quả thu được như sau:
Lớp
 Điểm
TSHS
9, 10
7, 8
5, 6
< 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4A
30
8
26,7
12
40,0
8
26,7
2
6,6
4B
30
7
23,3
12
40,0
8
26,7
3
10,0
5A
27
6
22,3
11
40,7
9
33,3
1
3,7
5B
27
6
22,3
10
37,0
10
37,0
1
3,7
 2.3. Các giải pháp thực hiện
 2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, ghi chép và lập dàn ý
	Việc quan sát trong văn miêu tả rất là quan trọng. Quan sát để nhằm kể, tả một đối tượng cụ thể, nó đòi hỏi phải vừa viết chi tiết, cụ thể vừa có tính khái quát. Qua chi tiết, các em phải làm cho người đọc thấy được bản chất của sự vật. Vì vậy quan sát phải có lựa chọn. Nó yêu cầu các chi tiết phải cụ thể nhưng không phải là những chi tiết rời rạc, tản mạn mang tính liệt kê. Chúng ta không cần đưa ra quá nhiều chi tiết mà phải chọn lọc. Đó là những chi tiết lột tả được cái thần của người và vật. Khi quan sát cần sử dụng đồng thời nhiều giác quan và điều quan trọng là phải quan sát bằng tâm hồn. Để quan sát tốt cần xác định được vị trí quan sát (trước, sau), trình tự (từ ngoài vào trong; từ trên xuống dưới; từ xa đến gần) và nội dung quan sát. Khi đã quan sát cần phải bám theo một trình tự quan sát nhất định. 
 Bài văn tả con vật, giáo viên hướng dẫn quan sát: Trước tiên xác định vị trí quan sát, trình tự quan sát(từ bao quát đến cụ thể) như: hình dáng con vật (con vật cao, to thế nào?), màu lông, sau đó quan sát các bộ phận tiêu biểu của con vật (ví dụ: mặt, mắt mũi tai, miệng, chân, đuôi, ...), hoặc hoạt động của con vật (chạy, nhảy, ăn, kiếm mồi, làm việc theo sự sai khiến của người, ...), hoặc hoạt động của con người với con vật (chăm sóc: cho ăn, tắm, dạy làm việc...).
 Thường khi quan sát học sinh thấy cái gì tả cái đó nên sau khi quan sát chi tiết và tỉ mỉ, cần hướng dẫn học sinh lựa chọn để giữ lại những chi tiết quan sát tiêu biểu cho con vật đó về hình dáng, màu sắc, một vài bộ phận tiêu biểu, hoạt động, lợi ích. Đặc biệt tìm ra cái không bình thường và thể hiện được cái nghịch lí đó.
 Ví dụ: Đề bài: Quan sát một con vật nuôi trong nhà mà em thích và ghi lại những quan sát của em.
 Tôi sẽ gợi ý cho học sinh bằng những câu hỏi như sau:
 - Tên con vật, ai nuôi, đã được bao lâu, vẻ đẹp của con vật khiến em yêu thích là gì?
 - Hình dáng của con vật, màu sắc của lông, một đặc điểm nổi bật nhất của con vật (đặc điểm về giống loài, về tính tình và thói quen, về hoạt động, về hình dáng, ...)
 - Một số bộ phận của con vật:
 + Đầu: hình dáng, màu lông, hoạt động, đặc điểm riêng.
 + Mặt: mắt, tai, mũi, miệng, có đặc điểm gì? (mỗi bộ phận cần quan sát hình dáng, màu sắc, hoạt động, đặc điểm riêng khác,...)
 + Chân: mấy chân (hoặc mấy vây), hình dáng, màu sắc, hoạt động, đặc điểm riêng khác?
 - Một số hoạt động của con vật: ăn, chạy, nhảy hoặc chơi, bơi lội, đùa giỡn,....
 Sau khi cho học sinh quan sát kĩ con vật nuôi trong nhà và với các câu hỏi gợi ý trên, thì tất cả 27/27 học sinh có bài làm và kết quả thu được tương đối tốt. Cụ thể có: 
 9 bài đạt điểm 9 – 10
 10 bài bài đạt điểm 7 – 8
 8 bài đạt điểm 5 – 6 không còn bài dưới điểm 5. Tiêu biểu nhất là bài của em Lê Thị Linh Chi:
2.3.2. Giải pháp thứ 2: Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các biện pháp tu từ, so sánh, nhân hóa, ... trong bài văn miêu tả
 Một bài văn miêu tả hay là bài văn giàu chất gợi cảm trên cơ sở biết sử dụng các tính từ, từ tượng thanh, từ tượng hình, từ láy và các hình thức tu từ như điệp từ, điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, ... tạo nên sự hòa đồng, vừa dễ nhận thấy, vừa giàu sức gợi cảm, vừa gần gũi, vừa gợi tả.
 Vì vậy một trong những yếu tổ quan trọng làm nên cái hay, cái đẹp của bài văn miêu tả chính là biết sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm và dùng các biện phát tu từ, so sánh, nhân hóa, .... Chính vì thế khi hướng dẫn học sinh miêu tả, tôi luôn hướng dẫn học sinh:
 - Về màu sắc các em nên dùng các từ láy hoặc từ ghép để tả vì những từ này thể hiện được nhiều mức độ của màu sắc.
 Ví dụ: Tả lông của con vật, giáo viên hướng dẫn các em đưa ra các từ chỉ màu sắc: như đen, trắng, xám, nâu, ...
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm được những từ ghép hoặc từ láy để thay thế cho từ “đen” tả bộ lông của con vật này (đen tuyền, đen mượt, đen bóng, đen như gỗ mun; trắng muốt, trắng tinh, trăng trắng; xám xịt, xam xám, nâu nâu,. ..) hoặc các cụm từ như trắng và đen, vàng và có những đốn xám, đen và có những khoang trắng, nâu và có những chỗ pha đen,...
 - Hay về hình dáng hoặc ngoại hình, bộ phận của đồ vật, cây cối, con vật,  hay khi tả hình dáng từng sự vật trong cảnh (cây cối, con vật, các sự vật có trong tự nhiên như bầu trời, đám mây, núi sông, suối, ... tôi hướng dẫn cho các em nên so sánh tưởng tượng, liên tưởng để tạo ra các hình ảnh so sánh hay nhân hóa làm cho sự vật miêu tả như có tâm trạng, tính nết, cách ứng xử của con người, giúp người đọc, người nghe hình dung rõ ràng, cụ thể hơn về con vật hay bộ phận cơ thể của nó, đồng thời gợi cảm giác thú vị ở người nghe, người đọc.
 Ví dụ: Tả hình dáng con cá vàng có thể so sánh với nàng công chúa con vua Thủy Tề, ... hay khi tả hai cái tai của con mèo có thể so sánh với hai chiếc nấm mèo, tả cái miệng của em bé: đôi môi bé căng mọng, đỏ chót như cánh hoa hồng nhung, ... Hay khi tả hình dáng quả bưởi có thể so sánh với quả bóng tròn và to, tả những đó hoa có thể nhân hóa nó thành những nàng công chúa kiêu hãnh,...
 - Tả hay về âm thanh của sự vật các em cần dùng các từ mô tả âm thanh có trong tự nhiên.
 Ví dụ: Tả tiếng chim hót có thể dùng các từ mô phỏng âm thanh thánh thót như tiếng sáo diều khi gần, khi xa. Tả tiếng cười của người đàn ông lớn tuổi có thể dùng từ khà khà, ... tiếng cười của trẻ con có thể dùng từ khúc khích, khanh khách, tiếng mưa rơi nên dùng từ rào rào, ào ào (nếu mưa to và mạnh), mưa lộp độp (nếu mưa chậm nhưng nặng hạt), ....
 Sau khi hướng dẫn học sinh cách lựa chọn từ ngữ đã cho học thực hành thông qua đề kiểm tra sau:
 Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn 5 – 7 câu tả về một vài bộ phận của cây trong đó có sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
 Nhìn chung tất cả 30 học sinh lớp 5A đều đã được sử dụng phép so sánh, nhân hóa để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề bài một cách có hiệu quả và bài làm được đánh giá tốt nhất là bài của em Nguyễn Minh Thư:
 2.3.3. Giải pháp thứ 3: Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ ngữ thông qua các môn học khác
 Phân môn Tập đọc
 * Giúp các em tích lũy vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc: Những bài tập đọc là các bài văn miêu tả. Hướng dẫn học sinh phát hiện cái hay, sự sáng tạo của các nhà văn khi dùng chúng.
 Ví dụ: Dạy bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (Tiếng Việt 5, tập 1), tôi đã phân tích cách dùng từ ngữ để diễn tả màu sắc của tác giả. Tác giả đã sử dụng rất nhiều từ chỉ màu vàng nhưng mỗi từ được dùng để miêu tả những đối tượng khác nhau. Các từ ngữ tác giả chọn trong bài văn miêu tả rất chính xác, phù hợp với đối tượng miêu tả. Hướng dẫn học sinh nhận xét cách dùng từ của tác giả để từ đó các em thấy được giá trị của cách dùng từ khi viết bài, không dùng từ một cách tùy tiện.
 Ví dụ: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngã màu vàng hoe.
 + Nếu các em dùng hai từ “vàng xuộm” và “vàng hoe” đổi chỗ cho nhau đọc lên em cảm thấy thế nào?
 + Màu lúa chín dưới đồng vàng hoe. Nắng nhạt ngả màu vàng xuộm.
 Như vậy câu văn không hay, không phản ánh được đúng đối tượng miêu tả, cách dùng từ như vậy là thiếu chính xác. Tôi đã cho học sinh dùng từ chỉ màu vàng khác nhau thay thế vào câu văn để các em so sánh. Qua đó học sinh thấy được giá trị của việc dùng từ để tích lũy vào vốn từ của mình.
 Cũng còn có rất nhiều bài tập đọc cho ta thấy cách dùng từ ngữ miêu tả rất hay và thật đa dạng. Tôi luôn tận dụng vốn quý này để nhân vốn từ ngữ của từng học sinh bằng cách cho học sinh ghi vào sổ tay những từ ngữ hoặc những câu văn hay. Đồng thời tôi thường xuyên theo dõi và xem quyển sổ tay của học sinh trước mỗi giờ tập làm văn. Có như vậy mới giúp các em học sinh tích dần vốn từ ngữ của mình.
 Đọc tác phẩm văn học truyện ngắn, thơ... cũng là dịp để học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả. Với biện pháp này, tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh đọc ở nhà, xem bài đọc thêm, tham khảo những bài văn hay.
 * Phân môn Luyện từ và câu
 Việc dạy – học phân môn Luyện từ và câu cũng là một dịp để các em không chỉ hiểu rõ từ mà còn mở rộng chúng khi dùng những từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
 Ví dụ: Các em được học bài mở rộng vốn từ: nhân hậu – Đoàn kết ở lớp 4, do vậy khi dạy bài Tổng kết vốn từ, tôi đưa ra bài tập:
 “Tìm những từ nói lên lòng nhân hậu đoàn kết của con người?”
 (Học sinh có thể tìm các từ: yêu quý, yêu mến, kính trọng, kính yêu, kính trên nhường dưới, trên kính dưới nhường, hiếu thảo, gần gũi, thân mật, hòa thuận, đầm ấm, gắn bó, thương yêu, đùm bọc, che chở, san sẻ, chan hòa ...)
 Hay trong tiết Luyện từ và câu của tuần 16, tôi đưa lên cho các em bài tập:
 “Tìm các từ miêu tả tính tình vui vẻ của một người?”
 (Do các em đã được học bài mở rộng vốn từ: Lạc quan yêu đời ở lớp 4 nên hầu hết các em tìm được các từ: vui vẻ, vui sướng, vui thích, vui tính, vui tươi, vui nhộn....)
 Ví dụ: Khi miêu tả người tôi thường xuyên nêu lên cho học sinh thấy bên cạnh từ “đẹp” còn có hàng loạt từ ngữ khác như: xinh xắn, dễ coi, ưa nhìn, dễ nhìn, ....

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_4_lop_5_ren_ki_nang.doc