SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống; đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để chung sống.

Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [1]

Phương pháp giáo dục phổ thông đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp vào một số môn học và các hoạt động giáo dục thực tiễn trong các nhà trường; việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường; Giáo dục phòng chống HIV/AIDS; Giáo dục phòng chống ma tuý; Giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích Đặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo.

 

doc 26 trang thuychi01 4911
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯƠNG NGOẠI – HUYỆN BÁ THƯỚC – 
TỈNH THANH HÓA
 Người thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Lương Ngoại
 SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý
THANH HÓA NĂM 2018
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1 
Lý do chọn đề tài:
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
NỘI DUNG
3
2.1
Cơ sở lý luận
3
2.2
Thực trạng ở trường Tiểu học Lương Ngoại.
4
2.2.1. 
Đặc điểm của địa phương
4
2.2.2. 
Đặc điểm của nhà trường
4
2.2.3.
Thực trạng của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
5
2.3
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lương giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 
6
2.3.1
 Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên
6
2.3.2 
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng sống cho học sinh
6
2.3.3 
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
8
2.3.4 
Chỉ đạo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học chính khóa.
10
2.3.5 
Tăng cường chỉ đạo việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
11
2.3.6 
Phối kết hợp với phụ huynh để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
15
2.3.7 
Huy động các lực lượng xã hội tham gia giáo dục kỹ năng cho học sinh.
16
2.4
Hiệu quả
17
3
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống; đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và học để chung sống. 
Luật Giáo dục năm 2005, Điều 2 đã xác định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp giáo dục cũng đã được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” [1]
Phương pháp giáo dục phổ thông đã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp vào một số môn học và các hoạt động giáo dục thực tiễn trong các nhà trường; việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường; Giáo dục phòng chống HIV/AIDS; Giáo dục phòng chống ma tuý; Giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tíchĐặc biệt, rèn kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông, giai đoạn 2008 – 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước những tình huống của cuộc sống rõ ràng là phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông.
Dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất cần thiết đặc biệt với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Ngay từ Tiểu học các em đã có những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu ngược lại, sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chữa những kĩ năng sống không tốt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Điều II luật phổ cập Giáo dục đã nêu: “ Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống Giáo dục Quốc dân” Tiểu học, là bậc học đầu tiên của hệ thống Giáo dục, bậc học đào tạo những cơ sở ban đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học trên, giúp trẻ hình thành những cơ sở ban đầu, những đường nét cơ bản của nhân cách. Do vậy, giáo dục ở bậc Tiểu học có tính chất đặc biệt, có bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng.[2]
Trong thực tế, học sinh Tiểu học đến trường được thầy cô giáo nhồi nhét kiến thức nhiều hơn là giáo dục kỹ năng cuộc sống cho học sinh. Đại đa số học sinh có kỹ năng sống quá sơ giản. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm và chính thức đưa giáo dục kỹ năng sống vào dạy lồng ghép vào các môn học trong các nhà trường. 
Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình , cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh.
Nhận thức rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng, trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. Áp dụng vào quá trình chỉ đạo hoạt động dạy học và giáo dục tại trường Tiểu học Lương Ngoại trong năm học 2016-2017, 2017-2018 đã mang lại hiệu quả nhất định.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Lương Ngoại, nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường phát triển một cách toàn diện, trang bị cho các em có vốn sống cần thiết để các em có kỹ năng sống học tập và rèn luyện tốt hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: 
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra, kiểm tra, đánh giá.
- Phương pháp đàm thoại. 
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Kĩ năng sống bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác kĩ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
Có thể nói kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn dề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu kĩ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống. Hoặc người không có kĩ năng giao tiếp sẽ khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sẽ khó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những nhiệm vụ chung,...
Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kĩ năng sống còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
Việc giáo dục kĩ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Giáo dục kĩ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì:
Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới. Nếu không có kĩ năng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức, những áp lực tiêu cực. Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc.
Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bàn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. 
 Ngày 22 tháng 7 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị sô 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phố thông giai đoạn 2008- 2013.[3]. Căn cứ vào nhiệm vụ của ngành trong các năm học 2016-2017; năm học 2017-2018 và căn cứ vào tình hình thực tế của trường Tiểu học Lương Ngoại trong đó có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh .
Giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, hoạt động giáo dục và xây dựng quy tắc ứng xử văn hoá. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia chăm sóc giáo dục đạo đức và kĩ năng sống cho học sinh. Thực hiện Chỉ thị 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ GD&ĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.[4]; Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.[5]; Thông tư số 17/2014/TT-BGDĐT ngày 14/3/2014 Quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học; Công văn số 1490/SGDĐT-GDTH ngày 11/8/2015 về việc Hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học [6]. 
2.2 Thực trạng ở trường Tiểu học Lương Ngoại.
2.2.1. Đặc điểm của địa phương.
	Lương Ngoại là xã vùng sâu thuộc vùng 30a có diện tích 3.033,95 ha , toàn xã có 892 hộ với 3.645 khẩu, xã có 299 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong xã là 33,52%. Cận nghèo 66 hộ tỷ lệ 7,39%. Trong xã có 3 dân tộc, Mường,Thái, Kinh. Chủ yếu là dân tộc Mường. Toàn xã có 7 thôn đều là thôn văn hóa, địa bàn rộng đi lại gặp nhiều khó khăn, là xã có điện lưới quốc gia phủ kín đến tất cả các thôn. Chính quyền địa phương vững mạnh, xã có trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh.
2.2.2. Đặc điểm của nhà trường.
Nhà trường được thành lập tháng 8 năm 1997, được phân bố làm 3 khu:1 khu chính và 2 khu lẻ. Toàn trường gồm có 12 phòng học, cán bộ giáo viên, nhân viên có 20 đồng chí (trong đó có 1 giáo viên hợp đồng). 
Tổng số lớp:13 lớp (có 2 lớp ghép) với 255 học sinh .
a. Thuận lợi:
Trường Tiểu học Lương Ngoại đóng chân trên địa bàn thôn Ngọc Sinh Xã Lương Ngoại. Nhà trường được sự quan tâm của cấp ủy Đảng chính quyền, đang dần đầu tư về cơ sở vật chất, nhà trường đã được Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa cấp bằng công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I vào ngày 25 tháng 12 năm 2014.
Học sinh chăm ngoan và hiếu học, chất lượng dạy học ngày một nâng lên, phụ huynh đại đa số rất quan tâm đến việc học tập của con em và luôn sát cánh cùng nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, khuôn viên ngày một khang trang hơn.
Công tác lãnh chỉ đạo của Chi bộ rất hiệu quả, quan tâm, dành nhiểu kinh phí và thời gian cho hoạt động đặc biệt là việc giáo dục kỹ năng sống cho học thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
b. Khó khăn:
- Các thiết bị phục vụ cho dạy và học còn thiếu, một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến con học hành. Học sinh con nhà nghèo và cận nghèo là 108 em chiếm 42,5%. Cha mẹ đi làm ăn xa để lại con cái cho ông bà, anh chị nên việc giáo dục cho học sinh còn hạn chế.
- Một số giáo viên chưa tực sự năng nổ, chưa chủ động trong hoạt động, việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh đôi khi còn xem nhẹ và sơ sài về nội dung, đơn điệu về hình thức, còn dành nhiều thời gian dạy kiến thức môn học.
2.2.3.Thực trạng của việc chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
Cùng với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáo dục kỹ năng sống được Bộ giáo dục yêu cầu cao đối với các nhà trường trong những năm gần đây. Nhưng thực tế, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các nhà trường nói chung ở trường tiểu học Lương Ngoại nói riêng còn hạn chế về nhiều mặt.
- Về nhà trường: Hàng năm đã có nhiều cố gắng đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học để cơ bản đáp ứng theo quy định trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên chưa đủ điều kiện đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động giảng dạy, giáo dục. Cảnh quan nhà trường tuy đã khang trang hơn trước nhưng vẫn chưa đảm bảo để học sinh học tập, vui chơi tốt nhất.
Tài liệu giáo dục kỹ năng sồng trong các môn học mới chỉ là định hướng nên việc lựa chọn nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học đối với giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. 
- Đối với giáo viên: Một số giáo viên tuổi đời còn ít, kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế. Một bộ phận giáo viên cho rằng giáo dục kỹ năng sống không phải là trọng tâm trong quá trình dạy học nên chưa chú trọng đầu tư cho nội dung này. Một số giáo viên tuổi cao, năng lực hạn chế, nên khó tiếp cận đổi mới phương pháp, trong dạy học chỉ chú trọng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống dẫn đến một bộ phận học sinh thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh và cách ứng xử cần thiết trong cuộc sống 
- Về học sinh: Học sinh trường tiểu học Lương Ngoại trên 90% là con em nông nghiệp, ít được tham gia các hoạt động văn hoá xã hội, chưa ý thức được giá trị bản thân trong việc làm; chưa có thói quen ứng xử văn hoá, chưa mạnh dạn, thiếu tự tin trong giao tiếp, chưa biết thể hiện sự chia sẻ, cảm thông và quan tâm gần gũi với những người cần sự giúp đỡ, chưa biết yêu lao động và quý trong sản phảm do lao động làm ra...
Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy giáo, xưng hô với bạn bè chưa phù hợp, khi được hỏi các em trả lời chưa mạnh dạn, nói chưa đủ câu, kĩ năng hợp tác với bạn còn hạn chế, hiện tượng học sinh không hứng thú học tập còn phổ biến. Nguyên nhân về cơ bản vẫn là do các em còn thiếu hụt kĩ năng sống. Để xác minh điều đó, khi dự giờ, tôi tiến hành khảo sát ở một số kỹ năng cơ bản ở học sinh toàn trường từ khối 1 đến khối 5 vào tháng 10 năm 2016 thu được kết quả như sau:
Tổng số học sinh được kháo sá : 224 em (Năm học 2016-2017)
Kỹ năng sống
Mức độ đạt được
Tốt
Khá
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Kĩ năng giao tiếp
15
6,7
31
13,8
56
25
122
54,5
 Kĩnăng làm việc và sinh hoạt nhóm
10
4,5
28
12,5
52
23,2
134
59,8
Kĩ năng xử lý tình huống 
11
4,9
27
12
64
28,5
122
54,6
Kĩ năng thể hiện sự tự tin
10
4,5
33
14,7
61
27,2
120
53,6
Qua thống kê khảo sát đã cho thấy số học sinh có kỹ năng sống ở mức độ tốt và khá còn chiếm tỷ lệ thấp, số học sinh có kỹ năng sống trung bình và yếu chiếm tỷ lệ cao.
Tóm lại: Công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại trường TH Lương Ngoại trong những năm qua còn gặp khó khăn về nhiều mặt, đòi hỏi nhà trường phải có biện pháp và bước đi thích hợp trong công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phát huy hiệu quả tốt nhất. 
2.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lương giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Lương Ngoại, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. 
2.3.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong đội ngũ giáo viên.
 Tiếp tục nâng cao nhận thức trong đội ngũ để giáo viên xác định giáo dục kĩ năng sống là một trong 5 nội dung chủ yếu của phong trào thi đua“ Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực.”
- Triển khai đầy đủ các văn bản, hướng dẫn của phòng Giáo dục có nội dung tích hợp giáo dục kĩ năng sống. Chú trọng nội dung chuyên đề hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống được phòng giáo dục triển khai.
- Thông qua sinh hoạt chuyên môn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thể hiện ở các nội dung sau :
+ Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
+ Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ.
+ Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
+ Đội ngũ giáo viên là bộ phận không thể thiếu trong quá trình giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
	Tóm lại: Giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và phải có thời gian. Nhận thức được điều đó, giáo viên đã từng bước không chỉ chú ý nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ mà đã thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư, tình cảm của học sinh.
2.3.2 Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên rèn kỹ năng sống cho học sinh:
	Đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là nhân 
tố không kém phần quan trọng. Trong thực tế, giáo viên khi đến lớp chủ yếu là truyền thụ các kiến thức cơ bản có liên quan đến các môn học, chưa quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng sống cho học sinh, nên việc giáo dục kỹ năng cho các em còn hạn chế và không phải ai cũng năng động trong các hoạt động mà thường thường giáo viên thường ngại, rụt rè, xem dạy kiến thức theo chương trình là đủ. Nên việc, bồi dường năng lực về giáo dục kỹ năng cho giáo viên là rất cần thiết.
Như ta thường nói: “Trò giỏi ắt phải có thầy giỏi” “không thầy đố mày làm nên”. Trong công tác giáo dục học sinh trình độ chuyên môn và năng lực của thầy cô là quan trọng nhất, thầy hình thành kỹ năng, nhân cách, lối sống, những yếu tố đó học sinh được học tập từ thầy cô của mình. Nên bản thân quan tâm đến việc bồi dưỡng đội ngũ cụ thể như: 
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm; như ăn mặc, lời nói, cử chỉ, tác phong, phải thật là sư phạm vì học sinh Tiểu học các em hay bắt chước thầy và người lớn.
- Giáo dục cho học sinh kỹ năng phòng tránh nạn ấu dâm, xâm hại tình dục, Hiện nay, nạn ấu, dâm xâm hại tình dục ở trẻ em ngày một gia tăng, nạn đuối nước xãy ra thường xuyên trong thời gian học sinh nghỉ học. Nên, các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi đã đưa ra các nội dung trên để quán triệt tới cán bộ giáo viên. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng về các kiến thức bảo vệ sức khỏe, giáo dục học sinh tuổi dậy, cách phòng và biết tự bảo vệ mình có nguy cơ xâm hại thì Ban văn thể mỹ sẽ tập huấn triển khai cho các em.
- Ngay từ đầu các năm học trong hội nghị CB-CCVC việc triển khai nhiệm vụ năm học trong kế hoạch năm học, cần phải xây dựng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường một cách 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_k.doc