SKKN Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục cùng với nhà trường ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2015 - 2016

SKKN Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục cùng với nhà trường ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2015 - 2016

Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

 Trong Kế hoạch số: 45/KH-PGD&ĐT về việc Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành cũng đã xác định: Các cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy nội lực, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục; cùng với Hiệu trưởng các nhà trường rà soát diện tích đất, quy hoạch cảnh quan trường lớp theo hướng xanh - sạch - đẹp, an toàn và hiện đại. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, làm cho nhân dân thấy được con đường xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhanh và bền vững phải bằng việc chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 20 trang thuychi01 5481
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục cùng với nhà trường ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Mục
Số trang
Lí do chọn đề tài
2
Mục đích nghiên cứu
3
Đối tượng nghiên cứu
3
Phương pháp nghiên cứu
3
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
6
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
10
Kết luận
11
 Kiến nghị
12
Tài liệu tham khảo
12
Phụ lục.
13
Đề tài
Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục 
cùng với nhà trường ở Trường Tiểu học Thành Tiến năm học 2015-2016 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
 Trong Kế hoạch số: 45/KH-PGD&ĐT về việc Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 8, Khóa XI về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thạch Thành cũng đã xác định: Các cấp ủy, chính quyền địa phương phát huy nội lực, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục; cùng với Hiệu trưởng các nhà trường rà soát diện tích đất, quy hoạch cảnh quan trường lớp theo hướng xanh - sạch - đẹp, an toàn và hiện đại. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, làm cho nhân dân thấy được con đường xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhanh và bền vững phải bằng việc chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục. 
Như chúng ta đã biết, cơ sở vật chất là một yếu tố cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Việc nhà trường có đủ các phòng học đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục diễn ra được hiệu quả. Ngoài ra, việc giáo dục và các điều kiện để giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung cũng rất cần thiết.
Trường Tiểu học Thành Tiến đạt Chuẩn Quốc gia mức độ I từ năm 2011. Cơ sở vật chất về cơ bản có đủ các phòng học và phòng chức năng. Trong đó có 6 phòng học chưa kiên cố là các phòng cấp 4 được xây dựng từ nhiều năm trước đây. Hiện nay, nhà trường tham gia Dự án Mô hình Trường Tiểu học mới Việt Nam VNEN, việc huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục là một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công của mô hình trường tiểu học mới. Tuy nhiên, trong 5 năm qua, cơ sở vật chất của nhà trường hầu như không được bổ sung, sửa chữa. Việc vận động cộng đồng tham gia các hoạt động giáo dục với nhà trường còn chưa triệt để. Chưa phát huy được vai trò to lớn của cộng đồng trong công tác giáo dục cùng với nhà trường.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và để tương xứng với danh hiệu trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia, nhà trường cần từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo có đủ các phòng học, phòng chức năng theo đúng quy định để giữ vững danh hiệu Trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia Mức độ 1 để từng bước phấn đấu xây dựng trường TH đạt Chuẩn quốc gia Mức độ 2 và quan trọng là huy động cộng đồng vào công tác giáo dục của nhà trường góp phần làm nên thành công của dự án mô hình trường Tiểu học mới .
Năm học 2014-2015, nhà trường đã tham mưu và xin UBND xã đầu tư để sửa lại các phòng học đã xuống cấp. Nhưng do ngân sách xã đã đầu tư xây dựng trường THCS đạt Chuẩn Quốc gia nên không còn kinh phí để đầu tư cho trường tiểu học. Xét thấy trong khi ngân sách nhà nước còn hạn hẹp thì việc huy động xã hội chung tay xây dựng trường học là việc làm vô cùng cần thiết và ý nghĩa.
Năm học này, với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, tôi thấy việc tiến hành ngay tu sửa cơ sở vật chất nhà trường và huy động cộng đồng vào công tác giáo dục cùng nhà trường là việc làm vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, lập kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo và được sự đồng ý của lãnh đạo xã Thành Tiến. Tôi đã bắt tay thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra. Kết quả, đã huy động được các nguồn lực xã hội chung tay ủng hộ cùng với nhà trường để xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động giáo dục đạt kết quả cao.
 Với những lí do trên, tôi tự xét thấy các biện pháp mình đã thực hiện có hiệu quả.Vậy nên, tôi mạnh dạn chia sẻ “Một số kinh nghiệm huy động cộng đồng tham gia công tác giáo dục ở Trường Tiểu học tham dự Mô hình trường học mới Việt Nam VNEN năm học 2015-2016”
Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, tìm các giải pháp để làm tốt công tác xã hội hóa trong nhà trường. Tìm các giải pháp để xã hội chung tay cùng nhà trường tu sửa cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động giáo dục để nhà trường đảm bảo các điều kiện để đề nghị công nhận lại trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu, tổng kết các biện pháp, giải pháp để huy động nguồn lực từ nhân dân, từ xã hội cùng chung tay với nhà trường nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thuyết trình, tranh luận; 
-Phương pháp điều tra khảo sát điều tra thực tế, thu thập thông tin; 
-Phương pháp phân tích;
-Phương pháp so sánh, tổng hợp.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Căn cứ Nghị định số 90/CP ngày 21-8-1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, ta biết:
 -Xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển các sự nghiệp đó nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục, y tế, văn hóa và sự phát triển về thể chất và tinh thần của nhân dân.
-Xã hội hóa là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Ở mỗi địa phương, đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương và của từng người dân.
-Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục, ytế, văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bên cạnh việc củng cos các tổ chức của Nhà nước, cần phát triển rộng rãi các hình thức hoạt động do các tập thể hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khỏ chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đa dạng hóa chính là mở rộng các cơ hội cho các tâng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động trên. 
-Xã hội hóa là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. hát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế , văn hóa phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn, là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này. Khi nhân dân ta có mức thu nhập cao, ngân sách nhà nước dồi dào vẫn phải thực hiện xã hội hóa, bởi vì giáo dục, y tế, văn hóa là sự nghiệp lâu dài của nhân dân, sẽ hất triển không ngừng với nguồn lực to lớn của toàn dân.
-Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, giảm bớt phần ngân sách Nhà nước; trái lại, Nhà nước thường xuyên tìm thêm các nguồn thu đẻ tăng tỉ lệ ngân sách chỉ cho các hoạt động này, đồng thời quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó.
-Thực hiện xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiên slược phát triển kinh tế, xã hội của Đàng và Nhà nước. Công bằng xã hội không chỉ biểu hiện về mặt hưởng thụ, tức là người dân được xã hội và Nhà nước chăm lo, mà còn biểu hiện cả về mặt người dân đóng góp, cống hiến cho xã hội theo khả năng thực tế của từng người, từng địa phương.
-Công bằng xã hội trong việc huy động các nguồn lực của nhân dân vào các hoạt động văn hóa, xã hội không phải là huy động bình quân, mà là vận dụng cách huy động và mức huy động tùy theo các lớp người có điều kiện thực tế các nhau, có mức thu nhập khác nhau.
Theo Cẩm nang Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực của nhóm tác giả PGS.TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Nguyễn Thị Bẩy, ThS. Bùi Ngọc Diệp, ThS. Bùi Đức Thắng, TS. Ngô Thị Tuyên do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cũng đã chỉ rõ: “Cộng đồng cũng có thể đóng góp tài chính, nhân lực, vật lực nhằm giải quyết nnhững yếu kém về cơ sở vật chất của nhà trường, nhằm đảm bảo cho nhà trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát, có đủ nhà vệ sinh, bàn ghế, có các phương tiện dạy học”.
Theo tài liệu Hướng dẫn sự tham gia của cộng đồng theo mô hình trường tiểu học mới tại Việt Nam có nêu rõ: 
- Mô hình trường học mới xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, tương tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Cộng đồng và gia đình luôn có vai trò quan trọng trong giáo dục và hình thành nhân cách của trẻ. 
- Điều quan trọng là giúp học sinh thụ hưởng và kế thừa những kiến thức từ cha mẹ và cộng đồng.
- Sự kết nối giữa chương trình học với gia đình và cộng đồng sẽ hiệu quả hơn nếu khuyến khích gia đình và cộng đồng cùng tham gia. Từ đó có cơ hội chia sẽ các hoạt động văn hóa và kiến thức bản địa.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất nhà trường.
Trường Tiểu học Thành Tiến những năm trước năm 2010, cơ sở vật chất còn thiếu nhiều. Phòng học cho mỗi lớp còn chưa đủ, phải học 2 ca. Các phòng học tạm bợ, còn nhiều phòng học tranh tre nứa lá.
Tới năm 2004 được Dự án “ Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng” xây khu nhà 2 tầng 8 phòng. Lúc này, nhà trường có 18 lớp học. Như vậy vẫn còn 10 phòng học chưa đảm bảo yêu cầu.
Năm 2010, nhờ Dự án “Kiên cố hóa trường lớp học” nhà trường được xây dựng thêm khu nhà 1 tầng 4 phòng học. Năm học 2009-2010, nhà trường có 11 lớp Như vậy, về cơ bản nhà trường đã có đủ các phòng học kiên cố cho các lớp.
Năm 2010-2011, nhà trường có đủ các phòng học, phòng chức năng, cơ sở vật chất đảm bảo đạt các tiêu chí của trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1. 
 Đầu năm học 2015-2016, qua khảo sát, tôi thấy dãy nhà 6 phòng cấp 4 hiện nay đã xuống cấp, các thanh xà đã bị mối mọt, có nguy cơ bị sập rất cao, ngói bị thủng, vỡ rất nhiều vì thế hễ trời mưa là dột. Các phòng thư viện, thiết bị và phòng y tế đều phải che chắn áo mưa phía trên mỗi khi trời mưa. Điều này làm việc bảo quản các tài liệu và thiết bị dạy học rất vất vả.
 Ngoài ra, các phòng học đều chưa có bồn rửa tay, chưa có hệ thống dẫn nước tới các phòng học. Xét theo các tiêu chuẩn công nhận trường học Xanh- sạch- đẹp- an toàn trong Quyết định số 331 /QĐ-PGD&ĐT, ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Trưởng phòng Giáo dục Thạch Thành thì nhà trường chưa có đủ nước rửa mặt, tay chân cho học sinh trước khi vào lớp học (khoảng 10 vòi cho 300 học sinh) vì cả trường chỉ có 1 khu bể nước.
 Trường chưa có thảm cỏ. Vì đã nhiều lần nhà trường tổ chức cho giáo viên, học sinh trồng cỏ song do đất quá nhiều đá sỏi lại bị bạc màu nên cỏ không sống được. 
Việc huy động cộng đồng vào công tác xây dựng tổ chức lớp học còn chưa tốt. Việc làm sơ đồ cộng đồng trong lớp học đa phần là do giáo viên và nhà trường thực hiện. Ngoài ra, việc xây dựng tủ sách lớp học cũng là do giáo viên, nhà trường mua, quyên góp. Thực trạng các tủ sách có quá ít tài liệu, thiếu các tài liệu về địa phương.
2.2.2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục tại nhà trường trong những năm qua.
Trong những năm qua, nhà trường cũng đã chú ý tới công tác xã hội hóa giáo dục song hiệu quả chưa cao. Qua điều tra, khảo sát, tôi nhận thấy, lí do dẫn đến hiệu quả của công tác này chưa được như mong muốn là do cách vận động và do chưa có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm và quan trọng hơn cả là do chưa có được sự đồng tình, ủng hộ của người dân địa phương.
Thực tế là năm học 2010-2011, nhà trường đã kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và người dân địa phương ủng hộ cây để tôn tạo khuôn viên xây dựng trường Chuẩn. Năm đó, mội người ủng hộ rất nhiệt tình. Đã hoàn thiện được khuôn viên nhà trường có quy mô và khang trang, sạch đẹp.
Qua thực tế đã cho thấy, khi nhân dân xã Thành Tiến tin tưởng nhà trường, thấy kế hoạch nhà trường đưa ra là thiết thực và cần thiết đối với con em họ thì họ luôn sẵn sàng chung tay cùng với nhà trường để hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Vấn đề là làm thế nào để nhân dân tin. Chỉ cần có niềm tin với nhà trường thì nhân dân sẽ chung tay ủng hộ.
Song những năm sau đó, tuy nhà trường có làm công tác xã hội hóa giáo dục, có huy động cộng đồng vào công tác giáo dục của nhà trường nhưng chưa xứng tầm với nội lực của cộng đồng địa phương. 
Thực trạng có cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Tuy tham gia Dự án VNEN đã 2 năm, song cha mẹ học sinh và cộng đồng hầu như không tham gia vào công tác xây dựng tổ chức lớp học. Cộng đồng còn chưa hiểu rõ về Mô hình trường tiểu học mới tại việt Nam mà trường đang thực hiện. Các hoạt động ngoại khóa như tham quan di tích lịch sử hầu như không thực hiện được do không có kinh phí.
Nhận thức được thực trạng nhà trường như vậy, tôi đã tiến hành các giải pháp để huy động cộng đồng tham gia cùng với nhà trường trên cả hai phương diện: huy động cơ sở vật chất và tham gia các hoạt động giáo dục như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo xã, các ban ngành đoàn thể, các Hội Cựu giáo chức, Hội cựu chiến binh,  trên địa bàn xã.
Nhận thức được vai trò quan trọng của lãnh đạo xã cũng như sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể ở địa phương. Khi lập xong kế hoạch thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương năm học 2015-2016, tôi đã xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo xã. Được sự góp ý và thống nhất, tôi đã hoàn thiện kế hoạch.
Tiếp theo, cần đến gặp các trưởng ban ngành đoàn thể trong địa phương, nêu rõ thực trạng nhà trường và việc cần thiết phải xã hội hóa giáo dục. Khi được mọi người hiểu rõ tình hình nhà trường thì mọi người sẽ nhiệt tình ủng hộ. 
Trước khi tổ chức họp Đại diện cha mẹ học sinh toàn trường, cần họp riêng trước các đại diện ban chấp hành để tuyên truyền, vận động và thông qua kế hoạch để tranh thủ sự ủng hộ. Bởi vì đây là lực lượng có sức tuyên truyền sâu rộng, nhanh, mạnh nhất. 
Trong năm học 2015-2016, do đất nhà trường quá nhiều đá sỏi, lại bạc màu nên cây cỏ khó sống. Vì thế tôi đã vận động được Hội cha mẹ học sinh năm học 2015-2016 đã đổ 15 xe đất màu mỡ để rải lên trên. Đoàn thanh niên xã, Hội phụ nữ, Hội cha mẹ học sinh đã đến san đất, đào cỏ ba lá từ ngoài bờ ruộng vào để cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trồng cỏ.
Các hộ ở thôn 1 đã quyên góp ủng hộ làm cho hệ thống dẫn nước và các vòi phun nước để tưới cỏ mọc thuận lợi dễ dàng. 
Ngoài ra, các hộ ở thôn 6 đã lắp đặt hệ thống nước rửa tay, bồn rửa đến tận mỗi lớp học. Điều này giúp nhà trường giáo dục học sinh giữ vệ sinh cá nhân cho học sinh được dễ dàng. Trước mỗi giờ học, trước khi vào lớp học sinh được rửa tay sạch sẽ, điều đó đã góp phần cho thành công của phong trào” Giữ vở sạch- Viết chữ đẹp” của nhà trường.
Hiện tại nhà trường ban đầu chưa có sân cỏ. Bây giờ, nhà trường đã có sân cỏ với độ bao phủ thảm cỏ chiếm 35% diện tích toàn trường. Cỏ được trồng thành thảm có khuôn hình phù hợp với khuôn viên, được phủ kín, không có các loại cây tạp, cây có gai, dây leo và các vật cứng, sắc nhọn. được chăm sóc cắt tỉa thường xuyên. Khu vực hố chứa rác đầy đã được đào và xử lý rác. 
 2.3.2. Thành lập, bồi dưỡng đội tình nguyện đi vận động ủng hộ.
Đội tình nguyện đi vận động ủng hộ được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện. Các thành viên đi làm công tác kêu gọi phải là những người yêu trường lớp, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục tại địa phương mới có đủ lòng nhiệt tình và chịu khó để hoàn thành xuất sắc công việc này.
Trước khi cử các thành viên đi tới các thôn và doanh nghiệp trên địa bàn, cần cho mọi người hiểu rõ kế hoạch xã hội hóa giáo dục của nhà trường. Nắm vững điều kiện hiện tại của nhà trường và những khó khăn trong hoạt động giáo dục của nhà trường để tư vấn cho mọi người có cơ sở và có định hướng chung.
Sau đó, tổ chức tập huấn cho mọi người cách tiếp cận, trình bày thuyết trình và kêu gọi các cá nhân, tập thể trên địa bàn để mội người hiểu rõ kế hoạch và có kĩ năng ứng xử cũng như xử lý khi làm công tác tuyên truyền.
2.3.3. Tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ của nhân dân dưới nhiều hình thức.
Vấn đề về công tác xã hội hóa đã được các ban ngành đoàn thể địa phương ủng hộ. Vậy làm sao để kế hoạch này đến được với tất cả người dân trên địa bàn xã cũng như đến với người dân thành đạt của xã đang công tác ở nơi khác? Đó là vấn đề đòi hỏi chịu khó và sự khéo léo. 
Tôi đã bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, hiệu quả như: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng (Loa đài truyền thanh của các thôn); qua các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; thông báo lồng ghép vào sinh hoạt nội bộ của các ban ngành tại địa phương ; tăng cường tuyên truyền thông qua hệ thống cha mẹ học sinh và học sinh; viết thư kêu gọi ủng hộ nhà trường tu sửa, làm mới cơ sở vật chất. 
 Sau đó, chọn lựa giáo viên, nhân viên và phân cho các thành viên đi đến từng thôn và một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Liên hệ với trưởng thôn để biết lịch họp thôn, Đến với buổi họp thôn để tuyên truyền, kêu gọi làm dân hiểu, dân tin và dân ủng hộ.
Ngoài ra, tôi còn gửi thư kêu gọi tới các cá nhân là con em của xã đang công tác ở nơi khác.
Công tác tổ chức buổi tuyên truyền tập trung phải luôn được chú trọng. Bởi cộng đồng có cơ hội được giao lưu với nhau, người biết sẽ giới thiệu thêm cho người chưa biết về mô hình Trường tiểu học mới Việt Nam, những người tham dự sẽ là nguồn vận động hiệu quả hơn hết trong công tác tuyên truyền vận động trong cộng đồng nhân dân. Trong năm học, tôi đã tổ chức buổi tuyên truyền về Mô hình trường Tiểu học mới việt Nam. Tới dự buổi tuyên truyền, có mặt đầy đủ các lãnh đạo xã, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể trong xã, trưởng thôn của 7 thôn, đại diện ban chấp hành hội cha mẹ học sinh, đại diện gia đình các học sinh. Nội dung trong buổi tuyên truyền tôi giới thiệu về Mô hình trường tiểu học mới Việt Nam mà nhà trường đang áp dụng, lồng ghép vào nội dung tuyên truyền là phần báo cáo kết quả thực hiện dự án mà nhà trường đang thực hiện đồng thời nêu rõ những khó khăn và điều kiện còn thiếu mà cộng đồng có thể chung tay giúp đỡ cho nhà trường. Chính buổi tuyên truyền đã giúp cộng đồng đoàn kết, nhất trí và chung tay với sự nghiệp giáo dục trong nhà trường.
2.3.4. Lựa chọn cá nhân uy tín trong địa bàn ủng hộ đầu tiên để có sức thuyết phục cho nhân dân tin tưởng noi theo.
Cần biết chọn người xung phong, đi đầu là tấm gương cho mọi người học tập noi theo. Với mỗi thôn, lựa chọn đầu tiên là đến vài gia đình khá giả trong thôn để tuyên truyền và kêu gọi. 
Các hộ này phải là những hộ được mọi người tin tưởng, yêu mến có uy tín với mọi người và luôn sẵn lòng ủn hộ công tác giáo dục của nhà trường. Được những người này ủng hộ, các gia đình có điều kiện khác sẽ học tập để noi theo.
2.3.5. Công khai quỹ do nhân dân, xã hội ủng hộ.
Trên tinh thần tự nguyện, ai có nhiều thì ủng hộ nhiều, ai có ít thì ủng hộ ít. Người có của thì giúp của, người có công thì giúp công. 
Kết quả quyên góp ủng hộ của các cá nhân, tập thể , tôi niêm yết tại bảng tin của nhà trường. Trong các buổi họp với các ban ngành đoàn thể tôi cũng thông báo rộng rãi những cá nhân, tập thể đã ủng hộ xây dựng nhà trường.
Ngoài ra, ở các c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huy_dong_cong_dong_tham_gia_cong_tac.doc