SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi học tập làm văn
Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp của các dan tộc trên đất nước Việt Nam. Bởi vậy dạy Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống văn hóa – giáo dục đều có liên quan đến dạy Tiếng Việt. Trong đó việc dùng biện pháp tu từ so sánh góp một phần làm nên điều đó. Mặt khác, giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh để viết văn là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động dạy học nhằm làm tốt các đoạn văn, bài văn ở học sinh Tiểu học. Viết thành những đoạn văn, bài văn là kết quả của một quá trình lĩnh hội kiến thức tổng hợp môn Tiếng Việt. Một bài văn, đoạn văn hay không thể thiếu đi các biện pháp nghệ thuật. So sánh là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong văn chương, là cách nói ví von quen thuộc trong cuộc sống. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái tạo đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. So sánh còn làm cho tâm hồn và trí tuệ con người thêm phong phú, cảm nhận văn học và cuộc sống thêm tinh tế và sâu sắc hơn. Đối với học sinh Tiểu học, biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong các đoạn văn, bài văn các em viết là biện pháp so sánh. Việc sử dụng biện pháp so sánh khi làm văn sẽ giúp các đoạn văn, bài văn của các em thêm sinh động, gợi hình ảnh, âm thanh, cảm xúc và cả sự ngộ nghĩnh, đáng yêu. Khi chấm bài, chúng ta vẫn thường gặp các hình ảnh so sánh quen thuộc như: “Chú mèo có đôi mắt tròn như hòn bi ve”, hay “Đầu Mi-lu giống như một quả đu đủ”. Đôi khi chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh so sánh khập khiễng như: “Mặt cô giáo giống như quả xoài”,“Mái tóc của bà em dài như những đám mây”.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 BIẾT DÙNG HÌNH ẢNH SO SÁNH KHI HỌC TẬP LÀM VĂN Họ và tên: Trịnh Thị Hương Thủy Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường Tiểu học Lý Tự Trọng SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt THANH HOÁ NĂM 2017 MỤC LỤC Trang I. Mở đầu 1 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4.Phương pháp nghiên cứu 2 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2 2.2. Thực trạng vấn để trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2.1. Đặc điểm tình hình 3 2.2.2. Thực trạng về công tác dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh trong viết văn. 3 2.2.3. Nội dung chương trình Tập làm văn liên quan đến dùng hình ảnh so sánh trong bài viết và thực trạng viết văn của học sinh lớp 3 4 2.2.4. Kết quả khảo sát 4 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 5 2.3.1. Hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách tinh tế 5 2.3.2. Dạy kiến thức về biện pháp so sánh ở phân môn luyện từ và câu. 6 2.3.3. Bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc liên tưởng cho học sinh. 9 2.3.4. Hướng dẫn học sinh vận dụng các kiểu so sánh vào viết tường câu văn, đoạn văn. 10 2.3.5. Hướng dẫn học sinh tích lũy những hình ảnh so sánh trong thơ, văn; trong cuộc sống 11 2.3.6. Giáo dục ý thức nói và viết câu văn có hình ảnh so sánh thông qua dạy học tích hợp các phân môn Tiếng Việt với rèn kĩ năng sống hằng ngày 15 2.3.7. Mối quan hệ giữa các giải pháp 16 2.3.8. Kiểm nghiệm kết quả nghiên cứu 16 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Đề xuất 18 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp của các dan tộc trên đất nước Việt Nam. Bởi vậy dạy Tiếng Việt có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống văn hóa – giáo dục đều có liên quan đến dạy Tiếng Việt. Trong đó việc dùng biện pháp tu từ so sánh góp một phần làm nên điều đó. Mặt khác, giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh để viết văn là một hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động dạy học nhằm làm tốt các đoạn văn, bài văn ở học sinh Tiểu học. Viết thành những đoạn văn, bài văn là kết quả của một quá trình lĩnh hội kiến thức tổng hợp môn Tiếng Việt. Một bài văn, đoạn văn hay không thể thiếu đi các biện pháp nghệ thuật. So sánh là một biện pháp nghệ thuật phổ biến trong văn chương, là cách nói ví von quen thuộc trong cuộc sống. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái tạo đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. So sánh còn làm cho tâm hồn và trí tuệ con người thêm phong phú, cảm nhận văn học và cuộc sống thêm tinh tế và sâu sắc hơn. Đối với học sinh Tiểu học, biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong các đoạn văn, bài văn các em viết là biện pháp so sánh. Việc sử dụng biện pháp so sánh khi làm văn sẽ giúp các đoạn văn, bài văn của các em thêm sinh động, gợi hình ảnh, âm thanh, cảm xúc và cả sự ngộ nghĩnh, đáng yêu. Khi chấm bài, chúng ta vẫn thường gặp các hình ảnh so sánh quen thuộc như: “Chú mèo có đôi mắt tròn như hòn bi ve”, hay “Đầu Mi-lu giống như một quả đu đủ”. Đôi khi chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh so sánh khập khiễng như: “Mặt cô giáo giống như quả xoài”,“Mái tóc của bà em dài như những đám mây”. Biện pháp so sánh được đưa vào chương trình học môn Tiếng Việt bắt đầu từ lớp 3. Đối với phân môn Tập làm văn, các em học sinh lớp 3 chưa viết thành từng bài văn hoàn chỉnh mà mới chỉ tập viết từng đoạn. Việc viết được một đoạn văn đúng yêu cầu đề bài các em có thể đáp ứng được, song việc viết được những đoạn văn có những hình ảnh so sánh thì các em còn nhiều lúng túng. Để giúp các em học sinh lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh so sánh, làm nền tảng để viết văn tốt ở các lớp trên tôi đã băn khoăn, trăn trở tìm các biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn. Với những lí do cơ bản trên cùng với lòng ham thích và mong muốn được tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm từ các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi học Tập làm văn”, với hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc nâng cao chất lượng môn tập làm văn cho học sinh. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 biết dùng những hình ảnh so sánh khi viết các đoạn văn, bài văn. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. - Công tác giảng dạy các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn của học sinh lớp 3. - Học sinh lớp 3D. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu các tài liệu liên quan - Nghiên cứu thực tiễn dạy học - Thống kê toán học - So sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn: Đó là: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Tập viết, Kể chuyện. Một trong các phân môn đó thì phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó tận dụng các hiểu biết và kĩ năng Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Mặt khác, phân môn Tập làm văn còn rèn luyện cho HS các kĩ năng trình bày và viết văn bản. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn viết và nói. Để thực hiện được các văn bản này, HS phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đó là các kĩ năng dùng từ, đặt câu, phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, đoạn và kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đó biện pháp so sánh. Chúng ta đều biết rằng, chất lượng của một bài văn, nhất là văn miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm xúc mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động nhất hiện lên trước mắt người đọc khiến họ nhìn thấy rõ và ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là các chi tiết có góc cạnh, sinh động, thể hiện được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái Để có được những đoạn văn, bài văn như thế, ngoài sự quan sát có chọn lọc, biết phát hiện, rất cần sự biểu đạt, phô diễn các chi tiết đã có bằng cách dùng ngôn ngữ, vẽ nó lên trước mắt người đọc, người nghe. Sử dụng biện pháp so sánh trong làm văn là một cách kết nối giữa cảm nhận tinh tế của mọi sự vật ở người viết và người đọc. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.2.1. Đặc điểm tình hình Là một trường Tiểu học nằm trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được nhu cầu đối với phương pháp dạy học. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, chịu khó và luôn có ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Năm học 2015 – 2016, nhà trường tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học, đã tổ chức tốt nhiều hình thức học tập để nâng cao chất lượng đại trà cho HS. 2.2.2. Thực trạng về công tác dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh trong viết văn. Hoạt động dạy HS viết các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn được lồng trong các tiết tập làm văn. Một thức tế cho thấy trong mỗi lớp có nhiều đối tượng HS khác nhau, việc hướng dẫn các em viết được các đoạn văn không thể dẫn đến một đáp số đúng như môn toán mà có rất nhiều đáp số khác nhau. Để đạt được mục tiêu em nào cũng biết viết được một đoạn văn theo yêu cầu đề bài, thay vì phải mất rất nhiều thời gian, công sức, phần đa số GV cho HS thuộc văn mẫu và viết lại đoạn, bài đã thuộc. Với cách làm đó, việc giúp HS biết dùng hình ảnh so sánh trong làm văn cũng mờ nhạt, ít ỏi dần. Việc hướng dẫn con em làm văn ở nhà của các bậc phụ huynh không được coi trọng, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc hướng dẫn con em mình viết các câu văn có hình ảnh so sánh. 2.2.3. Nội dung chương trình Tập làm văn liên quan đến dùng hình ảnh so sánh trong bài viết và thực trạng viết văn của học sinh lớp 3. Trong chương trình phân môn Tập làm văn ở lớp 3, các tiết Tập làm văn được cụ thể thành các bài tập nhỏ. Các bài tập như: Kể lại buổi đầu đi học; Kể về người hàng xóm; viết đoạn văn về quê hương; viết đoạn văn về cảnh đẹp đất nước; viết đoạn văn về thành thị, nông thôn; kể về việc học tập của em; kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em (Ở học kì I), viết đoạn văn về người lao động trí óc; kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật; kể về lễ hội, kể lại một trận thi đấu thể thao; viết đoạn văn về bảo vệ môi trường (Ở học kì II) là những bài tập yêu cầu HS phải viết thành đoạn văn. Trước khi viết thành những đoạn văn ngắn, các em được thực hành kể hoặc trả lời các câu hỏi tìm ý cho đoạn văn. Việc viết thành một đoạn văn ngắn đối với các em HS lớp 3 đã trở nên quen thuộc vì từ lớp 2 các em đã thực hành viết đoạn văn nhiều lần. Tuy nhiên, việc đưa vào trong đoạn văn những hình ảnh so sánh chưa nhiều. Một số em đã viết được hình ảnh so sánh trong đoạn văn nhưng có hình ảnh lại thiếu chính xác, không phù hợp khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên thiếu tự nhiên, gò bó và ảnh hưởng đến chất lượng đoạn văn. 2.2.4. Kết quả khảo sát Để kiểm tra chất lượng viết đoạn văn có hình ảnh so sánh, tôi đã tiến hành cho các em HS lớp 3D làm bài kiểm tra. Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn về quê hương em. Kết quả đạt được như sau: Tổng số HS Số đoạn văn có hình ảnh so sánh hấp dẫn, sinh động Số đoạn văn đã có hình ảnh so sánh tương đối đảm bảo phù hợp Số đoạn văn có hình ảnh so sánh chưa phù hợp, thiếu chính xác. Số đoạn văn chưa có hình ảnh so sánh. 31 0 = 0 % 6 = 19,4 % 12 = 38,7% 13 = 41,9% Kết quả đánh giá một bài tập làm văn trên đây cho thấy chưa có HS nào viết được đoạn văn có hình ảnh so sánh sinh động, giàu hình ảnh, lôi cuốn người đọc hoặc gây ấn tượng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới kết quả đó là do vốn sống của các em chưa phong phú, vốn từ còn nghèo nàn, chưa có kĩ năng viết câu có hình ảnh so sánh trong đoạn văn. Thực trạng trên cho thấy các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, vị thế của nhà trường tuy đã có tác động nhiều đến chất lượng làm văn của học sinh song quan trọng hơn cả vẫn là cách dạy, các biện pháp dạy học nhằm giúp các em HS lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh, sinh động. Tìm hiểu thực trạng của việc viết đoạn văn có hình ảnh so sánh ở học sinh kết hợp với tích lũy những kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy môn Tiếng Việt và qua dự giờ góp ý đồng nghiệp, tôi đã có những giải pháp thực hiện cụ thể. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách tinh tế Quan sát không chỉ đơn giản là nhìn sự vật để nắm bắt các thông tin về sự vật đó mà còn phải sử dụng mọi giác quan để nhận biết về sự vật. Đối với học sinh Tiểu học, hướng dẫn các em quan sát sự vật là hướng dẫn các em thực hiện các nhiệm vụ mắt nhìn, mũi ngửi, tay sờ, lưỡi nếm, có khi còn phải dùng cả làn da để cảm nhận sự vật. Có những cảnh vật, con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì chúng ta sẽ không làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của chúng ta. Để viết được một đoạn văn có các hình ảnh so sánh trước hết giáo viên cần hướng dẫn học sinh xây dựng thói quen quan sát sự vật một cách kĩ càng bằng nhiều giác quan, tìm ra được những nét chính, thấy được những nét riêng độc đáo của mỗi sự vật, suy nghĩ xem các sự vật, các chi tiết độc đáo vừa quan sát đó giống với sự vật nào đã gặp, đã biết. Sau đó, giáo viên hướng dẫn các em ghi chép lại vào giấy nháp. VD: Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn về nông thôn, giáo viên định hướng để các em quan sát quang cảnh ở nông thôn quê em, có thể là cảnh đường làng, triền đê, cánh đồng, dòng sông, thôn xóm . Giáo viên gợi cho các em quan sát bằng hệ thống câu hỏi: Hỏi: + Con đường làng như thế nào? ( quanh co uốn lượn ). + Em thấy con đường giống với sự vật nào? (giống một con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất). + Hãy viết thành câu văn có hình ảnh so sánh nói về con đường? (Con đường làng quanh co uốn lượn như một con rắn khổng lồ đang trườn dài trên mặt đất). Từ việc hướng dẫn học sinh quan sát đến ghi chép kết quả quan sát và viết thành những câu văn, các em sẽ có những câu văn hay về nông thôn như: Cánh đồng lúa quê em đang thì con gái xanh mượt như một tấm thảm nhung êm ả hoặc Nhà cửa san sát bên nhau xen lẫn những vườn cây xanh tốt đẹp như một bức tranh hoặc Dòng sông như dải lụa mềm vắt qua làng quê em. Mỗi cảnh vật chỉ cần miêu tả bằng một đến hai câu văn nhưng phải thể hiện được những nét đặc trưng, nổi bật, tiêu biểu của cảnh đó kết hợp được một số hình ảnh so sánh mới giúp học sinh có được những đoạn văn hay, gây ấn tượng. Việc quan sát kĩ các sự vật còn giúp học sinh có sự nhìn nhận, đánh giá chính xác về sự vật. Từ đó giúp các em lựa chọn các hình ảnh so sánh hợp lí nhất. 2.3.2. Dạy kĩ kiến thức về biện pháp so sánh ở phân môn luyện từ và câu Biện pháp so sánh được đưa vào dạy trong chương trình luyện từ và câu lớp 3, chủ yếu ở học kì I. Thông qua hệ thống các bài tập, giáo viên giúp các em phát hiện ra các mô hình so sánh: So sánh: Sự vật - sự vật. So sánh: Sự vât - con người So sánh: Âm thanh - âm thanh So sánh: Hoạt động - hoạt động Để giúp học sinh nhận diện, phân biệt các mô hình so sánh nói trên, giáo viên giúp các em tìm hiểu, nắm vững yêu cầu các bài tập trong sách giáo khoa phân tích cụ thể các hình ảnh so sánh tìm được. Ngoài ra, giáo viên cần sưu tầm thêm nhiều dạng bài tập cùng loại hoặc sáng tạo để giúp học sinh nắm vững, hiểu rộng hơn về biện pháp so sánh. Ví dụ: So sánh sự vật với sự vật trong sách giáo khoa có các bài tập như: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau: “Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. (Huy Cận) “Mặt biển sáng trong như một tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”. (Vũ Tú Nam) Đối với bài tập trên, sau khi hướng dẫn học sinh phân tích các hình ảnh so sánh, các em sẽ nêu được các sự vật được so sánh với nhau là: “Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”; “Mặt biển” so sánh với “tấm thảm khổng lồ”. Từ so sánh là từ “ như”. Ngoài ra, giáo viên giáo viên có thể lấy thêm các ví dụ về hình ảnh so sánh khác để làm rõ hơn kiểu so sánh sự vật – sự vật như: Chỉ ra các sự vật được so sánh với nhau, các từ so sánh trong đoạn thơ sau: “ Lá thông như thể chùm kim Reo lên trong gió một nghìn âm thanh Lá lúa là lưỡi liềm cong Vây quanh bảo vệ một bông lúa vàng Lá chuối là những con tàu Bồng bềnh chở nặng một màu gió trăng”. (Phạm Đức) Trong đoạn thơ trên “lá thông” được so sánh với “ chùm kim”. Từ so sánh là từ “như thể”. “ lá lúa” được so sánh với “ lưỡi liềm”. Từ so sánh là từ “ là”. Ví dụ: So sánh sự vật với con người ở tuần 5 có bài: Gạch chân các hình ảnh so sánh. Viết lại các từ chỉ sự so sánh trong khổ thơ sau: Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Sự vật “ những ngôi sao” được so sánh với “ mẹ”. Từ so sánh là “ chẳng bằng”. Ví dụ: So sánh âm thanh với âm thanh tuần 10 có bài: Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa. Ở đây âm thanh “ Tiếng suối ” được so sánh với âm thanh của “ tiếng hát xa”. Ví dụ: So sánh hoạt động với hoạt động, ở tuần 12 có bài: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ. Ở khổ thơ trên hoạt động “ chạy” được so sánh với hoạt động “ lăn tròn”. Sau khi học sinh đã nắm được các kiểu bài so sánh, giáo viên có thể mở rộng giới thiệu thêm một số dạng bài so sánh sáng tạo hơn cho học sinh học tốt. Chẳng hạn bài tập sau: Trong trường ca Đam San có viết: “Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài như sức bay của một con chim”. Hãy nêu các hình ảnh được so sánh trong hai câu trên? Các hình ảnh so sánh ấy có gì đặc biệt? Sau khi phân tích, tìm hiểu, học sinh sẽ tìm được các hình ảnh so sánh là “nhà dài” so sánh với “tiếng chiêng”, “hiên nhà” so sánh với “sức bay của một con chim”. Các từ so sánh ở hai câu trên là: “như” , “bằng”. Giáo viên phân tích thêm để học sinh thấy được sự so sánh ở đây là không cùng loại: nhà/ tiếng chiêng (So sánh sự vật với âm thanh), hiên nhà/ sức bay của chim ( so sánh sự vật với tính chất). Từ sự so sánh ấy, các em cảm nhận được sự bất ngờ, độc đáo, thú vị qua hai câu văn và cũng hiểu được phần nào sắc thái của trường ca Đam San cũng như bản sắc của con người, núi rừng Tây Nguyên. Thông qua hệ thống bài tập, giáo viên giúp các em nhận ra các từ so sánh thể hiện sự ngang bằng: như, là, giống, giống như, giống hệt, giống đúc, giống lột, y như, y hệt, y như là, bằnghoặc dùng dấu câu như dấu gạch ngang, dấu phẩy; các từ so sánh thể hiện sự hơn kém như: hơn, kém, thua, chẳng bằng, gần bằng, 2.3.3. Bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc liên tưởng cho học sinh Khi học sinh đã có kĩ năng quan sát kĩ sự vật, giáo viên giúp các em phát huy trí tưởng tượng phong phú của tuổi thơ. Việc tưởng tượng, liên tưởng các sự vật có nét tương đồng, giống nhau giúp các em viết được câu văn có hình ảnh so sánh chính xác, độc đáo. Trong bài tập đọc “Nhớ lại buổi đầu đi học”, bằng trí tưởng tượng và óc liên tưởng phong phú của mình, nhà văn Thanh Tịnh đã viết được những hình ảnh so sánh vô cùng đặc sắc như: “Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Hoặc hình ảnh “Họ như con chim non nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”. Đối với HS lớp 3, yêu cầu các em dựa vào trí tưởng tượng, óc liên tưởng để viết các câu văn có hình ảnh so sánh chỉ ở mức độ đơn giản. Chỉ cần HS tạo ra được một hình ảnh so sánh dù chưa hay, chưa chính xác, chúng ta sẽ giúp các em chỉnh sửa phù hợp. Ví dụ1: Khi viết đoạn văn về ngày đầu tiên đi học, có em viết: “Ngày đầu tiên đến trường em thấy rất sợ sệt, sợ như có ai đang dọa em”, giáo viên có thể gợi mở để sửa lại: Hỏi: + Ngày đầu tiên đi học, em có cảm giác như thế nào? (Vui, hồi hộp, lo sợ). + Niềm vui, sự hồi hộp đó giống lần nào? ( Giống lần đầu tiên em được bố mẹ cho đi chơi xa). Kết quả HS có thể viết: Ngày đầu tiên đi học em thấy vui và hồi hộp như lần đầu tiên em được bố mẹ cho đi chơi xa. Ví dụ 2: Khi viết đoạn văn về quê hương, ở cuối đoạn văn, giáo viên có thể khơi gợi trí tưởng tượng của các em như: Hỏi: Một ngày không xa, quê hương em sẽ trở nên giàu mạnh, lúc đó, nhà cửa, đường xá, cây cối sẽ như thế nào? Con người và cảnh vật trên quê hương em sẽ thay đổi ra sao? Hoặc có thể đặt câu hỏi khác như : Em mơ ước quê hương em trong tương lai sẽ như thế nào? Kết quả học sinh có thể viết được: Một ngày không xa, quê em sẽ trở nên giàu mạnh hơn bây giờ rất nhiều. Những ngôi nhà cao tầng san sát bên nhau. Những con đường dải nhựa đến từng ngõ xóm. Cuộc sống của người dân sung túc, hiện đại như mong ước của mọi người. Để giúp các em có được trí tưởng tượng phong phú, giáo viên luôn dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn đề ở mỗi bài văn viết bằng các từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh, tạo hình hoặc sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, chỉ ra các sự vật gần gũi, thân quen hằng ngày để giúp các em biết kết nối chúng lại với nhau, so sánh với nhau. Điều đó góp một phần tạo ra được các đoạn văn có hình ảnh so sánh. 2.3.4. Hướng dẫn HS vận dụng các kiểu so sánh vào viết từng câu văn, đoạn văn Nắm vững kiến thức về biện pháp so sánh các em học sinh có thể tự tin hơn khi vận dụng biện pháp so sánh trong làm văn. Tuy nhiên, giáo viên cần hướng dẫn để các em hiểu không phải câu văn nào trong đoạn văn cũng phải có hình ảnh so sánh. Chỉ những sự vật, âm thanh, hoạt động tiêu biểu, có tác dụng làm nổi bật đoạn văn hoặc những sự vật, hoạt động đã được quan sát kĩ càng, lựa chọn được hình ảnh so sánh hợp lí thì mới tạo ra một hình ảnh so sánh sinh động. Giáo viên nên định hướng cho HS tìm ý so sánh trước khi làm bài. VD: Khi viết đoạn văn về quê hương, giáo viên có thể gợi mở, định hướng: Hỏi: + Làng quê em vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa chín vàng có thể so sánh với những gì? ( nong kén vàn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_3_biet_dung_hinh_anh.doc