SKKN Một số biện pháp dạy học ca dao cho học sinh khối 7 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát dưới khía cạnh thi pháp

SKKN Một số biện pháp dạy học ca dao cho học sinh khối 7 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát dưới khía cạnh thi pháp

Ca dao là một bộ phận chủ yếu của văn học dân gian Việt Nam. Từ xa xưa ca

 dao đã đi vào đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam như một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Và cũng từ lâu, ca dao là “cuốn sách gối đầu giường” của các nhà văn, nhà thơ. Đối với người dạy và học văn thì ca dao như một phần “gân cốt” của mỗi người.

 Người ta học tập ở ca dao lối diễn tả tình cảm và ý nghĩ. Vừa tình cảm, vừa hồn nhiên, vừa cụ thể, vừa hàm xúc từ những cung bậc khác nhau, thể hiện đầy đủ các hình ảnh, tươi vui, dân giã cũng như cái triết lí bác học của dân gian. Do vậy, người Việt Nam ta, ai cũng muốn mình có và hiểu được một số bài ca dao để làm vốn phục vụ cho đời sống tinh thần của bản thân.

 Tầm quan trọng của ca dao trong đời sống con người là như vậy nên việc dạy, học ca dao ở trường THCS luôn luôn là vấn đề cần thiết và ngày càng được đổi mới để những áng dân gian này sáng lên và sống mãi trong lòng các thế hệ con người Việt Nam.

 Một vấn đề nữa để tôi tâm huyết với đề tài này là trong hệ thống môn Ngữ văn THCS thì ca dao tập trung ở chương trình lớp 7. Nó được sắp xếp theo từng chùm, từng chủ đề cùng với những câu hỏi ở phần hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa nhưng các câu hỏi đó lại chỉ mang tính khái quát. Điều đó đã phần nào làm mất đi cái riêng vốn có của ca dao là phong phú và độc đáo, nó là “chất văn” của tác phẩm mà lẽ ra phải được khai thác nhiều hơn.

 Hơn thế nữa, tôi thấy con đường tiếp cận ca dao hiện nay cũng cần được quan tâm hơn, tránh sự khiên cưỡng: Khi dạy bài nào cũng chỉ lo tìm từ ngữ, hình ảnh ở các phương thức tu từ mà bỏ quên mất cái khía cạnh của thi pháp và thi pháp hiện đại trong việc phân tích, tiếp cận tác phẩm văn chương theo tinh thần dạy và học mới hiện nay. Đó là vấn đề về thi pháp như:

 - Thi pháp nhân vật.

 - Thi pháp không gian và thời gian nghệ thuật.

 - Thi pháp chi tiết nghệ thuật.

 - Thi pháp về lời văn nghệ thuật

 Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy học ca dao cho học sinh khối 7 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát dưới khía cạnh thi pháp”. Với đề tài này tôi cho học sinh tìm hiểu thêm về thi pháp của ca dao và đề xuất một số biện pháp dạy, học ca dao ở trường THCS hiện nay dưới khía cạnh của thi pháp để mong góp phần khơi dậy sự đam mê cho việc dạy – học ca dao. Làm cho giờ dạy và học ca dao ở lớp 7 ngày càng trở nên hấp dẫn, tạo được nhiều hứng thú cho người dạy cũng như người học.

 

doc 24 trang thuychi01 6225
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy học ca dao cho học sinh khối 7 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát dưới khía cạnh thi pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MƯỜNG LÁT
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CA DAO CHO HỌC SINH KHỐI 7 Ở TRƯỜNG THCS DÂN TỘC NỘI TRÚ MƯỜNG LÁT DƯỚI KHÍA CẠNH THI PHÁP
Người thực hiện: Lê Thị Thục
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS DTNT Mường Lát
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
Số thứ tự
 Tên đề mục
Trang
1
 Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.3
Các giải pháp đã sử dụng
5
2.3.1
Những vấn đề cơ bản của thi pháp ca dao
a. Thể loại
b. Kết cấu của ca dao
c. Phương diện nghệ thuật
 c.1. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong ca dao
 c.2. Chi tiết nghệ thuật trong ca dao
 c.3. Lời văn trong ca dao
d. Nhân vật trữ tình trong ca dao
e. Không gian và thời gian nghệ thuật trong ca dao
 e.1. Không gian nghệ thuật
 e.2. Thời gian nghệ thuật
5
5
5
6
6
8
8
9
9
9
10
2.3.2
Một số biện pháp dạy – học ca dao dưới khía cạnh thi pháp
a. Một số biện pháp
 a.1.Xác định nhân vật trữ tình
 a.2.Tập trung phân tích trung tâm sáng tạo của bài ca dao
 a.3.Kết hợp phân tích với những khơi gợi
 a.4.Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng bài ca dao
b.Cải tiến một bài soạn cho bài dạy và học ca dao ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát.
10
10
10
11
11
11
12
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
17
2.4.1
Đối với công tác giảng dạy của bản thân
17
2.4.2
Đối với đồng nghiệp
18
2.4.3
Đối với nhà trường
18
3
 Kết luận, kiến nghị
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
 1. Mở đầu
Lí do chọn đề tài:
Ca dao là một bộ phận chủ yếu của văn học dân gian Việt Nam. Từ xa xưa ca
 dao đã đi vào đời sống sinh hoạt của con người Việt Nam như một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Và cũng từ lâu, ca dao là “cuốn sách gối đầu giường” của các nhà văn, nhà thơ. Đối với người dạy và học văn thì ca dao như một phần “gân cốt” của mỗi người.
 Người ta học tập ở ca dao lối diễn tả tình cảm và ý nghĩ. Vừa tình cảm, vừa hồn nhiên, vừa cụ thể, vừa hàm xúc từ những cung bậc khác nhau, thể hiện đầy đủ các hình ảnh, tươi vui, dân giã cũng như cái triết lí bác học của dân gian. Do vậy, người Việt Nam ta, ai cũng muốn mình có và hiểu được một số bài ca dao để làm vốn phục vụ cho đời sống tinh thần của bản thân.
 Tầm quan trọng của ca dao trong đời sống con người là như vậy nên việc dạy, học ca dao ở trường THCS luôn luôn là vấn đề cần thiết và ngày càng được đổi mới để những áng dân gian này sáng lên và sống mãi trong lòng các thế hệ con người Việt Nam.
 Một vấn đề nữa để tôi tâm huyết với đề tài này là trong hệ thống môn Ngữ văn THCS thì ca dao tập trung ở chương trình lớp 7. Nó được sắp xếp theo từng chùm, từng chủ đề cùng với những câu hỏi ở phần hướng dẫn tìm hiểu bài trong sách giáo khoa nhưng các câu hỏi đó lại chỉ mang tính khái quát. Điều đó đã phần nào làm mất đi cái riêng vốn có của ca dao là phong phú và độc đáo, nó là “chất văn” của tác phẩm mà lẽ ra phải được khai thác nhiều hơn.
 Hơn thế nữa, tôi thấy con đường tiếp cận ca dao hiện nay cũng cần được quan tâm hơn, tránh sự khiên cưỡng: Khi dạy bài nào cũng chỉ lo tìm từ ngữ, hình ảnh ở các phương thức tu từ mà bỏ quên mất cái khía cạnh của thi pháp và thi pháp hiện đại trong việc phân tích, tiếp cận tác phẩm văn chương theo tinh thần dạy và học mới hiện nay. Đó là vấn đề về thi pháp như:
 - Thi pháp nhân vật.
 - Thi pháp không gian và thời gian nghệ thuật.
 - Thi pháp chi tiết nghệ thuật.
 - Thi pháp về lời văn nghệ thuật
 Chính vì lẽ đó, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp dạy học ca dao cho học sinh khối 7 ở trường THCS Dân tộc Nội trú Mường Lát dưới khía cạnh thi pháp”. Với đề tài này tôi cho học sinh tìm hiểu thêm về thi pháp của ca dao và đề xuất một số biện pháp dạy, học ca dao ở trường THCS hiện nay dưới khía cạnh của thi pháp để mong góp phần khơi dậy sự đam mê cho việc dạy – học ca dao. Làm cho giờ dạy và học ca dao ở lớp 7 ngày càng trở nên hấp dẫn, tạo được nhiều hứng thú cho người dạy cũng như người học.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 - Tiến hành thực hiện đề tài này, bản thân tôi muốn góp phần kiến giải làm sáng tỏ thêm vấn đề về thi pháp của ca dao (thi pháp thể loại và thi pháp tác phẩm). Con đường tiếp cận những bài ca dao ở trường THCS bằng thi pháp thật sự sẽ mang lại hiệu quả trong việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của ca dao.
 - Đề tài nêu lên những đề xuất về một số biện pháp dạy, học ca dao ở trường THCS, đồng thời thiết kế, cải tiến nội dung bài soạn dạy một bài ca dao cụ thể để trên cơ sở đó giúp bản thân cũng như bạn đọc có được cách nhìn mới và sự tham khảo cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giờ giảng văn về ca dao hiện nay.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 - Đối tượng nghiên cứu là giảng dạy ca dao trong Ngữ văn 7 dưới khía cạnh thi pháp.
 - Đề tài này áp dụng cho học sinh khối 7, tuy nhiên cũng có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp khi tìm hiểu và phân tích một bài ca dao.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Là phương pháp giúp chúng tôi có kiến thức một cách có hệ thống về việc khảo sát trong thực tế để chuẩn bị tốt cho việc tiến hành phương pháp mới.
 - Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi phân loại và lựa chọn chính xác được đối tượng để nghiên cứu. 
 - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Phương pháp này giúp chúng tôi nắm bắt những thông tin và số liệu cụ thể, chính xác để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình được xác thực hơn.
 - Phương pháp phân tích: Là phương pháp nghiên cứu nội dung đề tài, nhằm xác định các kiến thức cơ bản cần có để tiến hành thực hiện.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Ca dao là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn bằng thơ lục bát, giàu vần điệu, hình ảnh, ngắn gọn sinh động, nhằm phản ánh đời sống vật chất và biểu hiện tâm tư, tình cảm của họ trong dòng chảy thời gian và lịch sử. [ 1]
 Thi pháp là cơ chế vận hành ngôn ngữ, tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Yếu tố thi pháp được áp dụng trong cả văn học viết và văn học dân gian. [ 2]
 Việc dạy học theo thi pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình khai thác tác phẩm.
 Crapxốp (1906 – 1980) – nhà Pholklore học Xô Viết cho rằng: “Thi pháp với tư cách là tổng hợp những đặc điểm hình thức nghệ thuật của các tác phẩm ngôn từ bao gồm: 
 - Những đặc điểm của cấu trúc ngữ pháp.
 - Hệ thống những phương tiện phản ánh như các sự kiện lịch sử, sinh hoạt và đặc điểm của con người, thiên nhiên.
 - Những chức năng tư tưởng thẩm mĩ của cấu trúc tác phẩm và những chức năng tư tưởng thẩm mĩ của các phương tiện thể hiện tác phẩm ( sự thể hiện một cách xúc cảm trước hiện thực, sự đánh giá những sự kiện và hành vi của nhân vật, sự khám phá ý đồ sáng tạo cùng giá trị tư tưởng nghệ thuật và tay nghề sang tạo ra tác phẩm). [ 3]
 Ca dao là một thể loại thơ trữ tình của văn học dân gian. Ca dao phản ánh lịch sử, miêu tả khá chi tiết phong tục, tập quán trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động, nhưng trước hết là bộc lộ tâm hồn dân tộc trong đời sống riêng tư, đời sống gia đình và đời sống xã hội. Từ cuộc sống lao động vất vả của nhân dân đã nảy sinh nhiều câu ca dao thể hiện các hình thức lao động và nghề nghiệp khác nhau, thể hiện tình yêu nam nữ, tình cảm vợ chồng, cha con, anh em, họ hàng Có thể nói, ca dao phản ánh khá phong phú tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và hiện thực đời sống của nhân dân ta.
 Không những vậy, ca dao còn tác động đến tình cảm, hướng con người đến những lối sống tốt đẹp, con đường mang đạo đức đến với con người của ca dao là con đường của cảm xúc, của trái tim, nên chức năng giáo dục của ca dao dân ca rất sâu sắc và thấm thía. Ca dao mang đến cho con người những khoái cảm thẩm mỹ, cho con người niềm vui khi tìm thấy cái đẹp của đời sống, cái đẹp của tình cảm. Qua ca dao, con người thấy mình đẹp hơn và cũng chính đặc tính thẩm mỹ ấy góp phần khơi dậy khả năng sáng tạo cái đẹp trong mỗi con người.
 Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta, những người thầy, cô giáo trong việc đưa ca dao đến với học sinh chính là nhiệm vụ định hướng và làm cho học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của ca dao, dân ca. Công việc ấy bắt đầu từ chính bản thân mình, phải hiểu và thấy được cái hay, cái đẹp của ca dao, ta mới có thể truyền đạt những điều ấy cho học sinh của mình với hy vọng các em sẽ nhân rộng sự hiểu biết ấy hơn nữa. 
Giúp các em hiểu, thích và thuộc nhiều ca dao, tâm hồn các em sẽ như được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Khi đó, các em biết sống tốt hơn, biết yêu thương nhau, biết sống có hiếu với ông bà cha mẹ và hơn nữa là biết yêu quê hương, Tổ quốc mình. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 Học sinh THCS của huyện Mường Lát nói chung và học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú nói riêng đều là con em người dân tộc thiểu số sống trên địa bàn gồm: Hmông, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú. Nhìn chung các em còn gặp khá nhiều khó khăn trong cuộc sống. Các em đến trường mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh Đặc biệt trong học tập còn nhiều hạn chế. Chất lượng học tập chưa cao, nhiều em còn chậm chạp chưa nắm hết được những kĩ năng cần thiết. Riêng đối với môn Ngữ văn, môn học có tính chất quan trọng trong nhà trường chúng tôi vẫn gặp những khó khăn nhất định. Và đây là những khó khăn của giáo viên và học sinh ở trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Mường Lát:
 -Về giáo viên: Bản chất vốn có của môn Văn học là sự trừu tượng, bắt buộc người học phải có trí tưởng tượng phong phú, sự liên hệ với cuộc sốngNhất là trong quá trình học, người học cần phải biết cảm thụ cái hay cái đẹp của văn chương mà nhất là cái hay cái đẹp trong ca dao thì quả là vô cùng khó khăn đối với học sinh con em người dân tộc thiểu số. Điều đó đã dẫn đến sự đối phó trong quá trình lên lớp của các thầy cô. Lên lớp để hoàn thành nhiệm vụ của mình chứ không phải là sự yêu nghề, đam mê hay tâm huyết vào bài giảng của mình để truyền cái hay, cái đẹp của cuộc đời qua những trang thơ, trang văn đến với học sinh nữa. Dạy qua loa, đại khái, đọc chép cho hết bài mà không có bình, có giảng. Cũng có những thầy cô rất nhiệt tình và tâm huyết với bài giảng của mình nhưng lại dập khuôn, gò bó. Là tổ trưởng tổ Xã hội, tôi thường xuyên phải đi dự giờ, thăm lớp của anh, chị em trong tổ. Tôi cũng được dự rất nhiều giờ dạy về ca dao, dân ca - Ngữ văn 7, tập 1 nhưng tất cả đều có chung một điểm là sự sáo mòn về phương pháp truyền thụ kiến thức cho HS. Đó là việc bỏ bình, ngại bình giảng ca dao, chỉ tập trung diễn nôm theo hệ thống, làm mất đi chất văn của những bài ca dao đáng quí vô ngần đã có từ ngàn xưa.
 -Về học sinh: Ngữ văn là một môn học về nghệ thuật ngôn từ mà đối với HS người dân tộc, việc tiếp thu kiến thức từ môn Ngữ văn là hoàn toàn mới bởi tiếng mẹ đẻ của các em và tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Việt là tiếng phổ thông nhưng vẫn là ngôn ngữ thứ hai của các em. Vì thế việc phát âm của các em cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môn Văn. Các em HS người H’Mông, người Thái thường xuyên bị lẫn lộn giữa các phụ âm như: b – v, l – n, t – pdẫn đến viết sai chính tả. Do thiếu thốn về sách vở, các phương tiện thông tin đại chúng nên mặt bằng chung hiểu biết xã hội còn thấp. Nhiều khi giáo viên nói nhưng các em không thể hiểu, không thể hình dung được sự vật, hiện tượng hay bản chất của vấn đề. Học đã khó, dạy còn khó hơn. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng dạy mà không đạt được chất lượng cao của giáo viên và sự tiếp thu bài của HS.
 Với thực trạng đó, việc dạy văn nói chung và dạy ca dao nói riêng đang trên con đường bị sáo mòn, đó là sự sáo mòn về phương pháp dạy và học. Người dạy thì ngại bình, ngại giảng, người học thì thờ ơ, hờ hững với môn văn. Nếu vào lớp mà yêu cầu các em đọc thuộc vài câu ca dao thì họa chăng được vài ba em, còn đa số không biết, cũng không thuộc nổi một câu ca dao. Thử hỏi đứng trước tình trạng đó thì làm sao môn văn có thể theo kịp với phong trào học tập của những vùng miền khác. 
 Trước tình trạng trên, việc nghiên cứu tìm cách khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và dạy các bài ca dao nói riêng cho học sinh người dân tộc ở trường chúng tôi là vô cùng cần thiết. Đề tài này tôi đã ấp ủ cách đây rất nhiều năm, khi tôi dạy các bài ca dao này cho học sinh khối 7 của khóa học trước theo phương pháp thông thường thì hiệu quả không cao. Vì vậy tôi đã quyết tâm áp dụng đề tài này vào dạy và học ca dao cho học sinh khối 7 năm học 2017 – 2018. Trước khi áp dụng đề tài, tôi đã khảo sát học sinh của hai lớp bằng hai đề kiểm tra 15 phút về việc nêu cảm nghĩ về một bài ca dao. Nhưng kết quả thật đáng buồn, bài làm thì sơ sài, không đủ ý, vốn từ nghèo nàncó thể nói các em không biết cách khai thác và cảm thụ về một bài ca dao.
 Sau đây là kết quả của hai bài khảo sát trước khi áp dụng đề tài:
Lớp
Sĩ số học sinh
Bài làm đạt điểm giỏi
Bài làm đạt điểm khá
Bài làm đạt điểm trung bình
Bài làm còn yếu, kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A
30
1
3,3%
9
30%
16
53,4
4
13,3%
 7B
30
 2
6,6%
 8
26,7%
15
50%
5
16,7%
2.3. Các giải pháp đã sử dụng:
 Để đưa các khía cạnh của thi pháp vào việc tìm hiểu và khai thác các bài ca dao nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tôi xin đưa ra một số biện pháp cụ thể mà trong quá trình giảng dạy ở trường THCS DTNT Mường lát tôi đã đúc rút được theo các nhiệm vụ như sau:
 - Nhiệm vụ 1: Những vấn đề cơ bản của thi pháp ca dao.
 - Nhiệm vụ 2: Một số biện pháp dạy, học ca dao dưới khía cạnh thi pháp và thiết kế một giờ dạy theo phương pháp mới.
2.3.1: Những vấn đề cơ bản của thi pháp ca dao:
 a. Thể loại:
 Xét theo thể loại, ca dao chính là những tác phẩm thơ dân gian. Tìm hiểu thi pháp ca dao chính là tìm hiểu thi pháp của thơ dân gian, tức là nói đến “giá trị nội dung của hình thức”, nói đến các hình thức chuyển tải chủ yếu của thơ, những hình thức độc đáo của thể loại này.
 Thể thơ của ca dao vô cùng phong phú và đa dạng. Thể thơ tự do, thể thơ lục bát, ngũ ngôntrong đó thể loại chủ yếu và bao trùm là thể lục bát. Lục bát là thể có vần, điệu, nhịp nhàng phù hợp với nội dung phô diễn tình cảm, giãi bày cảm xúc nhẹ nhàng, uyển chuyển như chính lời ăn tiếng nói của nhân dân. 
 Phương thức biểu hiện hay lối diễn đạt chủ yếu của ca dao được nhìn nhận từ những dấu hiệu sau:
 b. Kết cấu của ca dao:
 - Đó là một kiểu kết cấu đối đáp, tính chất đối đáp thể hiện ở kết cấu hai vế. Nếu có một vế thì nó vẫn cứ in đậm dấu ấn đối đáp.
 + Tính chất ngắn gọn cũng là một đặc điểm của ca dao. Ca dao Việt Nam có tới 90% số bài gồm hai câu và bốn câu, điều này cũng phù hợp với tính sinh động và tính truyền miệng của loại văn này.
 + Một số kiểu kết cấu ta thường thấy ở ca dao đó là lối kết cấu tầng bậc. Cách nói từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, rồi điểm kết chính là sự bộc bạch tâm tình (dạng kết cấu phổ biến của ca dao)
 - Kết cấu vòng tròn, kết cấu trùng điệp:
 Tập trung thể hiện lối kết cấu này là những bài đồng dao (chức năng tổ chức trò chơi cho trẻ). Ví dụ:
 “Con kiến mà leo cành đa
 Leo phải cành cụt, leo ra leo vào
 Con kiến mà leo cành đào
 Leo phải cành cụt, leo vào leo ra”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Kết cấu theo lối đối ngẫu của ca dao:
 Đây là kiểu kết cấu hai vế tương đồng. Vế A chỉ những đặc điểm, tính chất tương đối cố định của thiên nhiên. Vế B chỉ những nét trạng thái tâm lí của con người. Đây là một đặc điểm triết luận tư duy dân gian và như một phương pháp đòn bẩy. Ví dụ:
 “Nứa trôi sông chẳng dập cũng gãy
 Gái bị chồng rãy không chứng nọ cũng tật kia”
Hoặc:
 “Năng mưa thì giếng năng đầy
 Hãy năng đi lại thì thầy, mẹ thương”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Kết cấu đối lập (tương phản): Khi xưa – bây giờ, ngày nào – giờ đây,  cũng thường thấy trong ca dao.
 - Một số mô típ, mô thức mở đầu thường gặp ở ca dao: Chiều chiều, mình về, rủ nhau Ví dụ:
 “Thân em như dải lụa đào
 Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”
 “Thân em như trái bần trôi
 Gió dập, sóng dồi biết tấp vào đâu”
 “Rủ nhau xuống bể mò cua
 Đem về nấu quả mơ chua trên rừng”
 “Rủ nhau đi cấy đi cày
 Bây giờ khó nhọc, mai này phong lưu”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 c. Phương diện nghệ thuật.
 c.1. Các biện pháp tu từ thường sử dụng trong ca dao:
 Chúng ta đều biết ý, tình của bài ca dao luôn được tác giả thể hiện ở những phương thức giãi bày của thể tỉ, thể phú và thể hứng. Phú chính là sự phô diễn tình cảm, phô diễn sự việc; hứng tức là tức cảnh sinh tình; còn tỉ là sự so sánh, ví von – đây là lối diễn tả và biểu đạt phổ biến nhất của ca dao. 
 - So sánh trong ca dao chính là sự chuyển nghĩa nhằm khám phá ra sự giống nhau giữa hai sự vật theo một cách nhìn nghệ thuật.
 “Thân em như thể con ong
 Con quấn con quýt con trong con ngoài”
 So sánh trong ca dao vừa có tính ước lệ, vừa có tính cụ thể, sinh động:
 - “Anh nhớ em như là nhớ muối” (cụ thể)
 - “Thiếp nhớ chàng như Cuội nhớ trăng” (ước lệ)
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Ẩn dụ trong ca dao lại là sự so sánh ngầm. Từ nghĩa đen người ta suy ra nghĩa bóng. Đây là cách nói giàu hình ảnh, tế nhị làm cho trường liên tưởng của người tiếp nhận được mở rộng hơn:
 “Con sông bên lở bên bồi
 Một con cá lội mấy người buông câu”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 Khi dạy ca dao, người giáo viên cần lưu ý khi thấy xuất hiện những ẩn dụ kép. Loại ẩn dụ này có kết cấu gồm hai hình ảnh sóng đôi. Nó có chủ yếu ở ca dao giao duyên, chủ yếu thể hiện mối quan hệ lứa đôi và tình yêu đôi lứa.
 - Biểu tượng trong ca dao: Biểu tượng chính của nó là ẩn dụ nhưng ẩn dụ ở đây đã được kí hiệu hóa, xã hội hóa, do vậy nó là bước nâng cao của ẩn dụ, mà biểu tượng là một đặc trưng của thể loại ca dao.
Ví dụ: Loan – Phượng: Tượng trưng cho đẹp đôi phải lứa.
 Rồng – Mây: Tượng trưng cho gặp gỡ, sum vầy.
 Trúc – Mai: Tượng trưng cho sự thẳng thắn, thanh cao.
 - Điệp từ, điệp ngữ trong ca dao chính là chỗ tác giả dân gian cố ý lặp đi lặp lại hai hay nhiều lần những từ có ý nghĩa hay, khắc sâu để làm nổi bật tình cảm, làm cho câu văn mạnh mẽ, mạch văn thông suốt và âm điệu hài hòa:
 “Trông trời, trông đất, trông mây
 Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
 Trông cho chân cứng đá mềm
 Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
- Biện pháp chơi chữ trong ca dao cũng chính là sự nhuần nhuyễn, tạo được sự bất ngờ mà lại có ý nghĩa sâu xa, đồng thời làm nên không khí mới mẻ và sự hóm hỉnh của dân gian. Chơi chữ thường thấy trong ca dao trào phúng:
 “Đi tu Phật bắt ăn chay
 Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Nhân cách hóa và vật hóa cũng thường thấy trong ca dao. Nó làm cho sự vật có hồn và thế giới của những vật vô tri trở thành có duyên, sinh động trong đời sống con người:
 “Anh đi gìn giữ nước non
 Tóc xanh em đợi, lòng son em chờ”
 Đó là nhân hóa còn vật hóa rất cụ thể ở bài ca dao sau đây:
 “Chính chuyên lấy được chín chồng
 Vê viên bỏ lọ gánh chồng đi chơi
 Chẳng may quang đứt lọ rơi
 Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng”.
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Cách nói phản ngữ trong ca dao cho ta thấy một hình thức biểu đạt độc đáo, đó là ý trong lòng và ngoài lời hoàn toàn trái ngược nhau. Phải trong hoàn cảnh người đọc, người nghe mới nhận ra sự tương phản giữa ý và lời:
 “Nực cười châu chấu đá xe
 Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Kết cấu vòng tròn cũng là một cách biểu đạt của ca dao, ca dao còn chứa đựng cả lối nói ngược như:
 “Mày tát ao tao
 Tao tát ao mày
 Mày đầy rổ cá
 Tao đầy rổ tôm”
 (Tuyển tập Ca dao – Dân ca Việt Nam) 
 - Về mặt phương diện ngôn ngữ, cần chú trọng đến tính chất thường thấy ở ngôn ngữ ca dao đó là: Dùng đại từ nhân xưng và đại từ phiếm chỉ như: “ai, người dưng, đó, đây”
 “Gió sao gió mát sau lưng
 Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này”
Hay

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_hoc_ca_dao_cho_hoc_sinh_khoi_7_o_t.doc