SKKN Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm
Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Học từ trải nghiệm trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống cho cá nhân, từ đó trẻ sẽ sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực và có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm, khái quát hóa các kinh nghiệm có được, kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan để trẻ có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ, giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động giảng dạy. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn và sửa sai cho trẻ. Tại trường mầm non trẻ có cơ hội khám phá các góc chơi mở, môi trường học không còn gò bó trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khu vườn trường, khu vận động của các lớp và cả những khu tham quan, du lịch trong hoạt động thực tế của trường.
Trong thời gian qua, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện nhưng chưa sát sao và đầu tư đúng mức về phương pháp dạy sao cho thu hút và phát huy tính tích cực của trẻ. Chính vì vậy, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn, trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động trải nghiệm của giáo viên trong nhà trường.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm học là quá trình tạo ra tri thức trên cơ sở trải nghiệm thực tế. Học từ trải nghiệm trẻ tích lũy được kinh nghiệm sống cho cá nhân, từ đó trẻ sẽ sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực và có khả năng suy nghĩ về những gì trải nghiệm, khái quát hóa các kinh nghiệm có được, kỹ năng giải quyết vấn đề để sử dụng những ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm của trẻ sử dụng tất cả các giác quan để trẻ có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận lâu hơn. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ, giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi thực hiện các hoạt động giảng dạy. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn và sửa sai cho trẻ. Tại trường mầm non trẻ có cơ hội khám phá các góc chơi mở, môi trường học không còn gò bó trong lớp học mà mở rộng hoạt động học tại khu vườn trường, khu vận động của các lớp và cả những khu tham quan, du lịch trong hoạt động thực tế của trường. Trong thời gian qua, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm đã được thực hiện nhưng chưa sát sao và đầu tư đúng mức về phương pháp dạy sao cho thu hút và phát huy tính tích cực của trẻ. Chính vì vậy, việc tổ chức cho trẻ trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn, trẻ chưa thực sự hứng thú với hoạt động trải nghiệm của giáo viên trong nhà trường. Trẻ mầm non là lứa tuổi rất thích tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh, việc giúp giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm là một trong những hình thức đổi mới cần thiết. Vì thế, tạo cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm thực tế sẽ giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ. Bằng trải nghiệm thực tế “Học bằng chơi – chơi mà học”, để tạo cho trẻ niềm hứng thú, tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Hoạt động trải nghiệm vừa giúp trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, vừa giúp giáo viên nhận biết tính cách, sở trường của từng trẻ để điều chỉnh phù hợp trong quá trình dạy học. Hoạt động trải nghiệm dựa trên hình thức lấy trẻ làm trung tâm thực hiện tại đơn vị giúp trẻ ngày càng năng động hơn, hình thành nét tư duy mới, kỹ năng mới đó là kỹ năng lĩnh hội và sáng tạo bản thân, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin phát triển phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong thời đại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam. * Ưu điểm: - Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, yêu nghề, yêu trẻ. Có nhận thức tương đối đầy đủ chính xác về vai trò của trẻ trong hoạt động, thường xuyên được bồi dưỡng, tự học, tự rèn để nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên theo quy định và đã áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy. - Nhà trường đã trang bị một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động trải nghiệm của trẻ. Cán bộ quản lý thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chương trình, nề nếp lên lớp, kế hoạch giáo dục của giáo viên. * Nhược điểm: - Một số giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ, hạn chế về kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, thiếu vốn kiến thức về thế giới xung quanh cần để cung cấp cho trẻ. - Kỹ năng giao tiếp của trẻ đã hình thành nhưng vẫn còn nhút nhát, thụ động trong các mối quan hệ giữa trẻ với cô, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người khác. Do đó, đa số trẻ chỉ hoạt động theo sắp xếp của cô mà chưa có sự hứng thú, tích cực. - Môi trường, đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm còn hạn hẹp, thiếu thốn. Đa số các hoạt động trải nghiệm đều do giáo viên phải tự tìm tòi, sáng tạo. Điều này chiếm rất nhiều thời gian. Vì vậy, khó thu hút sự tham gia của các giáo viên. - Đa số các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến việc cho trẻ trải nghiệm. Từ những ưu và nhược điểm trên, chúng tôi quyết định lựa chọn “Một số biện pháp để giúp giáo viên phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm”, với việc tích hợp giáo dục rèn kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: - Nhằm tìm ra một số biện pháp để giúp giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của trẻ thông qua hoạt động trải nghiệm, giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. - Giúp đồng nghiệp, các bậc phụ huynh có thêm kiến thức và kinh nghiệm để giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao. - Thu hút sự đóng góp ủng hộ về vật chất từ phụ huynh. - Góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy – học. b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp: - Trẻ nhanh nhẹn, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động trải nghiệm. - Trẻ được phỏng đoán, xem xét, quan sát và khám phá các sự vât, hiện tượng xung quanh bằng tất cả các giác quan. - Trẻ biết vận dụng những kinh nghiệm hiểu biết về cuộc sống xung quanh để thỏa mãn nhu cầu khám phá của trẻ. - Trẻ được kích thích trí tò mò luôn tìm hiểu và giải thích về các sư vật và hiện tượng xung quanh từ đó hình thành óc suy luận, khả năng phán đoán, tư duy. Chính những trò chơi, thí nghiệm sẽ nuôi dưỡng ước mơ nghiên cứu khoa học ngay từ giai đoạn này. b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ So với giải pháp cũ thì giải pháp mới có nhiều điểm khác biệt như: - Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm sẽ giúp cho giáo viên lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức phù hợp khả năng của trẻ, thiết kế hoạt động với một không gian thoáng mát sạch đẹp luôn thay đổi hình thức sáng tạo, linh hoạt trong nội dung đáp ứng được với điều kiện cho trẻ hứng thú tích cực hơn trong học và chơi, phát triển trẻ toàn diện, hình thành và phát triển nhân cách trẻ. - Trẻ có một môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn, được trải nghiệm để lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng. - Trẻ có kiến thức, kĩ năng bền vững qua từng hoạt động - Giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng hấp dẫn sinh động. - Trẻ hứng thú tích cực thích tham gia hoạt động hơn. b.3. Cách thức thực hiện sáng kiến: Căn cứ vào mục tiêu thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non và tình hình thực tế của trường, giáo viên căn cứ vào để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp. Qua quan sát, dự giờ, thăm lớp, tư vấn, góp ý, chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện một số biện pháp như sau: b.4. Các bước thực hiện của sáng kiến Bước 1: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề Căn cứ vào kế hoạch hoạt động của trường và nắm bắt được đặc điểm, tình hình thực tế ở lớp, khả năng của trẻ phải luôn có sự chủ động, nhiệt tình. Từ đó, chúng tôi đã hướng dẫn giáo viên chủ động lập kế hoạch theo từng chủ đề phù hợp theo thực tế và từng lúc điều chỉnh kế hoạch một cách linh hoạt. Mỗi chủ đề, giáo viên cần tìm tòi và ứng dụng một vài hoạt động để cùng trẻ trải nghiệm nhiều hơn. Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng: Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm phải xác định được vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với việc hình thành các phẩm chất và năng lực chung của trẻ, yêu cầu cần đạt của hoạt động trải nghiệm trong Chương trình Giáo dục mầm non. Muốn đạt hiệu quả cao, giáo viên cần có thời gian tìm tòi, đọc tài liệu, nghiên cứu các hoạt động trải nghiệm sẽ tổ chức. Qua quan sát chúng tôi nhận thấy giáo viên biết lựa chọn được một số hoạt động trải nghiệm đơn giản nhưng vô cùng hứng thú và hấp dẫn trẻ như: + Ở chủ đề Thế giới thực vật: Giáo viên đã cho trẻ trải nghiệm với hoạt động: Ăn buffet với các loại quả; Trồng và chăm sóc vườn rau, vườn hoa. + Chủ đề Một số nghề: Trồng hoa kiểng; Đan giỏ lục bình. + Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên gồm các thí nghiệm: Sự hòa tan của nước; Tác dụng của nước, các lớp chất lỏng; Nước đá biến đi đâu,.. Với giải pháp lập kế hoạch cho từng chủ đề chúng tôi nhận thấy giáo viên đã chủ động trong việc lựa chọn nội dung cho trẻ thực hành trải nghiệm. Các nội dung trải nghiệm không bị lặp lại, trẻ chơi hứng thú tích cực hơn, có được những kỹ năng sống đơn giản, hợp tác và chia sẻ với bạn, trẻ mạnh dạn thể hiện khả năng phán đoán, suy luận của mình hơn trong giao tiếp hàng ngày. Bước 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Trong các buổi họp Cán bộ quản lý của nhà trường chúng tôi đã bàn bạc về việc bồi dưỡng kiến thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên và gợi ý triển khai trong các buổi học chuyên môn, các cuộc họp chuyên môn của trường, sinh hoạt chuyên môn của tổ. Chúng tôi luôn chú trọng việc bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên vì nếu làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo. Từ đó sẽ nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Chúng tôi cùng xây dựng kế hoạch và tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên với những hình thức cụ thể như: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia đầy đủ các buổi học chuyên môn, các buổi hội giảng do các cấp tổ chức. Sắp xếp thời gian hợp lý để giáo viên tham gia dự giờ các bạn đồng nghiệp trong trường. Bên cạnh đó, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn chúng tôi luôn khơi gợi, tạo mọi điều kiện để giáo viên tham gia thảo luận chia sẻ với nhau về các mục tiêu cần đạt để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Đồng thời, chúng tôi lên kế hoạch dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình thực hiện chuyên đề tổ chức cho trẻ trải nghiệm. Từng lúc khi kiểm tra giáo án của giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót và giải đáp những thắc mắc của giáo viên. Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về hoạt động trải nghiệm triển khai cho giáo viên nắm vững để thực hiện tốt. Bước 3: Tổ chức cho trẻ trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là một dạng hoạt động giáo dục, được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục trẻ được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu của trẻ. Qua thực tế chúng tôi đã giúp giáo viên phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong hoạt động trải nghiệm và đạt được kết quả cao ở một số hình thức như: + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua hoạt động học: Việc học qua trải nghiệm giúp trẻ chủ động lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ đối với sự vật hiện tượng và mọi người xung quanh. Ở lĩnh vực phát triển nhận thức, với mục tiêu trẻ nhận biết các sản phẩm từ lá dừa, giáo viên đã tổ chức cho trẻ trải nghiệm bằng cách tạo ra các sản phẩm từ lá dừa như: đồng hồ, cào cào, chong chóng, con bướm, con cá, bông hoa... Ngoài ra, giáo viên đã cho trẻ trẻ tham gia bữa tiệc buffet mang nhiều ý nghĩa, trong đó ý nghĩa về mặt dinh dưỡng: giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, hấp thu tốt hơn mà còn có ý nghĩa tích cực rất lớn trong việc giáo dục và hình thành các kỹ năng, lịch sự trong văn hóa ẩm thực và sự hiểu biết của trẻ về thực phẩm và các món ăn mà trẻ yêu thích. Tập cho trẻ phong cách ăn uống văn minh, lịch sự, hiện đại. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua trò chơi: Trò chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và không thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt đối với trẻ mầm non nói riêng, những trò chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực. Trò chơi là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi bằng học, học mà chơi”. Trò chơi có những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ dễ tiếp thu kiến thức mới, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo được bầu không khí thoải mái, tạo cho trẻ có tác phong nhanh nhẹn. Qua trò chơi thi đua “Đắp đê ngăn mặn” không những giúp trẻ rèn luyện được sức khỏe, tính nhanh nhẹn trong thi đua mà còn giúp trẻ có ý thức đối phó với tình hình xâm nhập mặn hiện nay. Tân dụng khu vận động của nhà trường giáo viên đã tổ chức cho trẻ một số trò chơi phù hợp với khả năng của trẻ, phát huy tích tích cực chủ động của trẻ khi tham gia chơi. Hình 1: Trẻ thi đua chơi Đắp đê ngăn nước mặn xăm nhập Những trò chơi dân gian cũng rất gần gũi với trẻ, gắn liền với tuổi thơ của trẻ những trò chơi dân gian như: Kéo co, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, nhảy cò chẹp, lò cò kéo mo cautrò chơi dân gian vừa gây hứng thú cho trẻ cũng giúp trẻ phát triển cơ thể qua những vận động. Trong quá trình trẻ chơi giáo viên kịp thời động viên khen ngợi những trẻ chơi ngoan, nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ có hành vi chơi không ngoan, gợi ý trẻ tham gia vào trò chơi tích cực hơn. Hình 1: Trẻ chơi trò chơi dân gian kéo co. Bên cạnh các trò chơi vận động, giáo viên còn tổ chức các trò chơi mô phỏng game truyền hình là những trò chơi được thiết kế mô phỏng như các game show truyền hình như: Chiếc nón kỳ diệu; Đường lên đỉnh Olympia; Ai là triệu phú; Rung chuông vàng... Qua các trò chơi này, trẻ được tham gia, tương tác và được củng cố kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua tham quan, dã ngoại: Hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mầm non. Trẻ mầm non rất thích hoạt động và những gì mới mẻ rất hấp dẫn đối với trẻ, trẻ rất thích được tiếp xúc tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ. Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua hành động tri giác bên ngoài như nhìn, nghe, sờ....và quá trình tâm lý bên trong như chú ý, tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ... Thông qua đó trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống. Các chuyến tham quan, dã ngoại sẽ tăng cường cơ hội cho trẻ được giao lưu, chia sẻ và thể hiện những khả năng vốn có của mình, đồng thời giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước, hiểu được giá trị truyền thống cao quý của dân tộc. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua hội thi: Hội thi là một trong những hình thức tổ chức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ và đạt hiệu quả cao. Hội thi mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập thể luôn hoạt động tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu mong muốn thông qua việc tìm ra người thắng cuộc. Chính vì vậy, tổ chức hội thi cho trẻ là một yêu cầu quan trọng, cần thiết của nhà trường, của giáo viên trong quá trình tổ chức cho trẻ trải nghiệm. Mục đích của tổ chức hội thi là nhằm lôi cuốn trẻ tham gia một cách chủ động, tích cực vào các hoạt động giáo dục của nhà trường, đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí cho trẻ, thu hút tài năng và sự sáng tạo của trẻ, phát triển khả năng hoạt động tích cực và tương tác của trẻ, góp phần bồi dưỡng cho trẻ động cơ học tập tích cực, kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức. Chúng tôi đã thành công trong việc tổ chức Hội thi “Sáng tạo từ lá cây”, hội thi đã thu hút rất đông đảo phụ huynh và trẻ cùng tham gia. Hình 3: Hội thi “Sáng tạo từ lá cây” Qua hội thi cũng đã chọn ra những sản phẩm đẹp để khen thưởng, tuyên dương và trưng bày ở góc truyền thống của nhà trường. + Tổ chức hoạt động trải nghiệm qua giao lưu: Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho trẻ được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp trẻ có được những nhận thức, tình cảm và thái độ phù hợp, có những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập. Qua hoạt động giao lưu với các chú bộ đội nhân ngày 22/12, giúp trẻ hiểu đúng đắn hơn về các đặc trưng cơ bản của ngành Quân đội, những phẩm chất và năng lực cao quý của các chú bộ đội. Từ đó, giúp trẻ có được sự nỗ lực vươn lên trong học tập và rèn luyện. + Cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động lễ hội Vào đầu năm học, cán bộ quản lý chúng tôi đã bàn bạc và thống nhất giao cho Đoàn thanh niên tổ chức cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động lễ hội. Đoàn thanh niên tiến hành xây dựng kế hoạch và tổ chức được một số lễ hội như: Ngày hội bé vui ẩm thực; Lễ hội mừng xuân; Mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Do điều kiện của nhà trường nên chỉ tổ chức được cho những trẻ khung chính tham gia, riêng trẻ khung lẻ sẽ tổ chức các hoạt động tại lớp. Trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động này. + Cho trẻ trải nghiệm qua hoạt động lao động Hoạt động lao động giúp trẻ hiểu được giá trị của lao động, từ đó biết trân trọng sức lao động của mình. Việc tham gia vệ sinh vườn trường, sân trường, vệ sinh lớp học, môi trường xung quanh nhà trường sẽ giúp trẻ có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh chung. Hoạt động trồng và chăm sóc vườn hoa, vườn rau sẽ giúp trẻ yêu quý và trân trọng sản phẩm làm ra. Bước 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để tổ chức các hoạt động trải nghiệm Hiện nay trong trường mầm non chưa có kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm. Vì vậy khi cho trẻ trải nghiệm chúng tôi và giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để vận động phụ huynh đóng góp công sức, kinh phí, nguyên vật liệu để giúp trẻ trải nghiệm với nội dung phong phú hơn. Giáo viên còn tận dụng việc đón – trả trẻ để giới thiệu cho phụ huynh biết góc khám phá của lớp và vận động phụ huynh đóng góp những vật liệu cần thiết cho trẻ hoạt động. Ở hoạt động khám phá khoa học của lớp phụ huynh đã hỗ trợ kinh phí để mua các dụng cụ như ly, muỗng, bột, đường,... để thực hiện thí nghiệm về sự hòa tan của nước. Hình 5: Bé khám phá khoa học về sự hòa tan của nước. Qua các buổi tham quan, dã ngoại hay tham gia giao lưu chúng tôi luôn huy động sự ủng hộ nhiệt tình của quý phụ huynh trong việc ủng hộ kinh phí để đi lại và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các con khi tham gia trải nghiệm. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phối hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho trẻ được tham gia trải nghiệm như: Cho trẻ trải nghiệm với quy trình trồng trúc đóm, trồng cau vàng, trồng hoa lan tại nhà của quý phụ huynh. Đồng thời qua một số hoạt động trải nghiệm còn có sự tham gia của các bậc phụ huynh cùng làm với trẻ, được chứng kiến sự trưởng thành của các con, từ đó tạo thêm lòng tin yêu, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh đối với nhà trường. Bước 5: Đánh giá trẻ trong hoạt động trải nghiệm Khi tổ chức cho trẻ trải nghiệm giáo viên luôn theo dõi ghi nhận lại những biểu hiện, những diễn biến về tâm sinh lý, sức khoẻ, hành vi, thái độ, ứng xử, mối quan hệ của trẻ. Giáo viên nhìn nhận đánh giá khả năng của trẻ để có hướng tổ chức phù hợp với khả năng của trẻ. Việc đánh giá giúp giáo viên phát hiện những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh của trẻ. Từ đó giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn, đồng thời qua đánh giá trẻ còn giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung chơi phù hợp khả năng của trẻ giúp trẻ tích cực, hứng thú hơn trong hoạt động. Sau khi quan sát đánh giá trẻ giáo viên ghi chép lại tỉ mỉ, cẩn thận, để đánh giá trẻ chính xác hơn, nắm được khả năng, ý thích của từng trẻ trong quá trình trải nghiệm, từ đó giáo viên có biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp, thuận lợi hơn về lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho chủ đề sau được hoàn chỉnh hơn. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến này được áp dụng và đạt kết quả tốt tại trường chúng tôi đang quản lý. Có khả năng vận dụng cho các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện và có thể nhân rộng ra trong toàn tỉnh. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có t
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giup_giao_vien_phat_huy_tinh_tich_cuc.doc