SKKN Một số biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở trường THCS Nga Thủy thông qua môn Sinh Học
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn, nó đánh dấu bằng giai đoạn tuổi dậy thì. Khi bước vào tuổi dậy thì, các em có những thay đổi lớn cả về tâm lý và thể chất. Các em thường muốn khám phá, tìm tòi, tò mò về giới tính của mình và của người khác giới; hay buồn vui bất chợt; muốn khẳng định mình nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi bạn đồng lứa về các vấn đề tình dục. Sự thiếu hiểu biết về thụ thai và các biện pháp tránh thai hiện đại; chưa hiểu hết tác hại và sự nguy hiểm của việc mang thai ở lứa tuổi vị thành niên, chưa được giáo dục đầy đủ về sức khỏe giớí tính hay do môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn .chính là nguyên nhân mang thai ở tuổi vị thành và là những nguyên nhân niên sâu xa dẫn đến những câu chuyện đau lòng.
Theo thống kê hiện nay ở nước ta, trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) chiếm khoảng 23,8 triệu người(năm 20013), tức là chiếm 31% dân số. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi vị thành niên hoạt động tình dục ngày càng tăng cao dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo nguồn tin của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Mới tính đến 5 tháng đầu năm 2018 cả nước phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ và 562 em bị xâm hai. Đáng báo động hơn bởi hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi cũng trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại. Gần đây nhất và rung động nhất là vụ án « thiếu nữ giao gà » ở tỉnh Điện Biên hay như vụ án bé gái 9 tuổi ở Chương Mỹ Hà Nội bị xâm hại . (3)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NGA THỦY THÔNG QUA MÔN SINH HỌC Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường THCS Nga Thủy SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HÓA, NĂM 2019 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Mở đầu............................................................................................................ 1 1.1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 2 1.3 .Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 2 1.5. Những điểm mới của SKKN....................................................................... 3 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm................................................................ 3 2.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................. 3 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm................... 3 2.2.1. Thực trạng về tình trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục tại xã Nga Thủy. ............................................... 3 2.2.2.Thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tại trường THCS Nga Thủy trong những năm qua.......................................................... 4 2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện 6 2.3.1. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục vào môn sinh học............................................................ 6 2.3.1.1 Chọn lọc các bài trong chương trình để tích hợp 6 2.3.1.2. Tiết dạy minh họa môn Sinh học 8 8 2.3.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục 14 2.3.3. Tổ chức cho HS tham gia vào nhiều các hoạt động lành mạnh trong nhà trường nhằm mục đích tạo định hướng phát triển nhân cách các em đúng hướng và tránh xa những mối nguy cơ xâm hại tình dục.............................. 17 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiêm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 17 3. Kết luận, kiến nghị 18 3.1. Kết luận 18 3.2. Kiến nghị 19 Tài liệu tham khảo Danh mục các đề tài SKKN . MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng từ tuổi thiếu niên để bước vào tuổi người lớn, nó đánh dấu bằng giai đoạn tuổi dậy thì. Khi bước vào tuổi dậy thì, các em có những thay đổi lớn cả về tâm lý và thể chất. Các em thường muốn khám phá, tìm tòi, tò mò về giới tính của mình và của người khác giới; hay buồn vui bất chợt; muốn khẳng định mình nhưng lại dễ bị ảnh hưởng bởi bạn đồng lứa về các vấn đề tình dục. Sự thiếu hiểu biết về thụ thai và các biện pháp tránh thai hiện đại; chưa hiểu hết tác hại và sự nguy hiểm của việc mang thai ở lứa tuổi vị thành niên, chưa được giáo dục đầy đủ về sức khỏe giớí tính hay do môi trường sống xung quanh trẻ không an toàn ....chính là nguyên nhân mang thai ở tuổi vị thành và là những nguyên nhân niên sâu xa dẫn đến những câu chuyện đau lòng. Theo thống kê hiện nay ở nước ta, trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi) chiếm khoảng 23,8 triệu người(năm 20013), tức là chiếm 31% dân số. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở lứa tuổi vị thành niên hoạt động tình dục ngày càng tăng cao dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo nguồn tin của Hội Kế hoạch hóa gia đình thì Việt Nam là một trong ba nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% thuộc lứa tuổi vị thành niên. Mới tính đến 5 tháng đầu năm 2018 cả nước phát hiện 682 vụ xâm hại 735 em trong đó xâm hại tình dục là 572 vụ và 562 em bị xâm hai. Đáng báo động hơn bởi hàng trăm trẻ dưới 6 tuổi cũng trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại. Gần đây nhất và rung động nhất là vụ án « thiếu nữ giao gà » ở tỉnh Điện Biên hay như vụ án bé gái 9 tuổi ở Chương Mỹ Hà Nội bị xâm hại ... (3) Có thể nói, xâm hại xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên như bị xàm sỡ, dâm ô, cưỡng hiếp và mang thai ngày càng gia tăng và thực sự là một vấn đề gây nhiều bức xúc trong cộng đồng, gây tâm lý hoang mang cho mỗi người dân và nghiêm trọng hơn là đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Vì vậy, việc giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ vị thành niên hiện nay đang là vấn đề cấp bách và quyết liệt của xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, ở các nhà trường nói chung việc giáo dục sức khỏe sinh sản chưa trở thành nhiệm vụ cấp bách, chưa được lãnh đạo nhà trường, xã, huyện quan tâm đúng mức. Việc tổ chức thực hiện công tác giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh (HS) còn nhiều hạn chế. Nhận thức, thái độ, hành vi của người dân, của cán bộ giáo viên (GV), HS về vấn đề này còn mờ nhạt và nhiều biểu hiện không phù hợp, nhất là đối với HS THCS. Xuất phát từ những lý do trên, trong nhiều năm qua chúng tôi đã thử nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản và kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh và đúc rút thành kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy thông qua môn sinh học” 1.2 . Mục đích nghiên cứu: - Xác định tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh thông qua môn sinh học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. - Góp phần trang bị cho học sinh các kỹ năng để bảo vệ bản thân, đồng thời giúp các em xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong đời sống hằng ngày - Giáo dục ý thức thường trực cho học sinh , lòng nhân đạo, tình yêu thương con người. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các biện pháp nhằm giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trường THCS Nga Thủy thông qua môn sinh học một cách khoa học và hiệu quả nhất. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định có tính cấp thiết về việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên cho HS. Các hiện tượng, mâu thuẫn hiện tại của giáo viên, học sinh, nhà trường, địa phương và yêu cầu của xã hội. - Điều tra, khảo sát thực tế học sinh toàn trường: Sử dụng hệ thống câu hỏi qua phiếu điều tra để khảo sát mức độ nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thanh niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh. - Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân. - Thống kê, xử lý số liệu: Để đảm bảo tính chính xác của thực trạng, hiệu quả vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng thống kê toán học, xử lý số liệu để rút ra những kết luận quan trọng. 1.5. Nhứng điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến này được làm, áp dụng lần đầu tại trường THCS Nga Thủy và đã đem lại hiệu quả cao. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm Ngày 4/8/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 23/2008 CT-TTg “về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình”. Trong đó xác định nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo là triển khai có hiệu quả hoạt động giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản , giới tính trong và ngoài nhà trường. Các chương trình dự án đưa ra đã xác lập các nguyên tắc chỉ đạo việc tổ chức thực hiện giáo dục đặc biệt đã chú trọng xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phù hợp với từng đối tượng cụ thể, cũng như cần phải quan tâm đến đội ngũ giáo viên và đa dạng hóa các hình thức giáo dục (3) Từ năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với tổ chức UNICEF soạn thảo chương trình thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và kĩ năng sống cho học sinh THCS với 9 chủ đề Phòng tránh HIV/AIDS; Phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em; Phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng; Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; Quyền trẻ em; Bệnh lây qua đường tình dục; Phòng tránh ma túy; Phòng tránh thuốc lá, rượu bia và sống khỏe mạnh.(3) Năm 2004, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em triển khai đề án mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho vị thành niên và thanh niên tại 10 tỉnh thành phố năm 2006 mở rộng ra 28 tỉnh thành phố mục tiêu chính của đề án nhằm nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình bao gồm các vấn đề liên quan đến giới tính, tình dục an toàn góp phần giảm các hành vi gây tác hại đến sức khỏe sinh sản vị thành niên.(3) Với những căn cứ nêu trên cho thấy công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh là vấn đề hết sức cấp thiết. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1. Thực trạng về tình trạng giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục tại xã Nga Thủy : Nga Thủy là một trong ba xã bãi ngang ven biển của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, thường xuyên đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, biến đổi khí hậu, sự xâm nhập của nước mặnnên đời sống nhân dân rất khó khăn. Kinh tế chủ yếu phát triển nghề chiếu cói, đi biển. Do thu nhập thấp, bấp bênh nên trong những năm gần đây nhiều phụ huynh có xu hướng đi làm ăn xa gửi con cái ở nhà với ông bà hoặc tự chăm sóc bản thân với chiếc điện thoại có nhiều tính năng hiện đại, vì vậy các em gần như ít bị quản thúc, tự do về mọi mặt, nếu các em không có kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục thì rất có thể để lại những hệ lụy khó lường ở tương lai các em. Theo thống kê của Ban dân số-KHHGĐ của xã Nga Thủy thì trong những năm gần đây tại địa phương số trẻ em đang theo học cấp II, cấp III bị mang thai ngoài ý muốn buộc phải bỏ học giữa chừng để kết hôn ngày càng tăng. Vì vậy việc giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh hiện nay đang là vấn đề quan tâm được đặt lên hàng đầu của các cấp, các ngành. 2.2.2. Thực trạng về công tác giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh tại trường THCS Nga Thủy trong những năm qua * Phía nhà trường: - Do vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên đang còn là vấn đề tranh cãi của nhiều người nên hay không nên dạy cho trẻ những kiến thức này nên hầu như trong các năm học qua, vấn đề dạy kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên chưa được Ban giám hiệu nhà trường chú trọng, xây dựng kế hoạch chỉ đạo trực tiếp giáo viên tích hợp trong các môn học hay tổ chức dưới hình thức các hoạt động ngoại khóa khác. - Mặt khác nhà trường còn thiếu những biện pháp mạnh để xử lí tình trạng học sinh vi phạm nền nếp như sử dụng điện thoại có nhiều tính năng hiện đại trong nhà trường - Giáo viên chủ nhiệm chưa nhạy bén trong việc phát hiện và xử lí khéo léo, kịp thời hiện tượng học sinh thích nhau, yêu nhau trong lớp học. * Về nhận thức của GV, HS và Phụ huynh: - Đội ngũ cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường không được trang bị đầy đủ kiến thức, phương pháp, kỹ năng truyền đạt về sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục, chưa được tham gia lớp tập huấn, hoạt động cụ thể để giáo dục học sinh. Kiến thức mà bản thân có được là do sự tìm tòi, học hỏi từ các nguồn thông tin, tư liệu khác và một vốn kinh nghiệm ít ỏi có được trong đời sống. Do đó họ chưa thực sự ý thức, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giảng dạy kiến thức sinh sản vị thành niên và phòng chống xâm hại tình dục cho HS. - HS chưa nhận thức sâu sắc về việc cần thiết phải trang bị kiến thức về giáo dục sức khỏe sinh sản và phòng chống xâm hại tình dục, một phần còn e dè, xấu hổ khi nói về sức khỏe sinh sản khi thảo luận trên lớp trong các hoạt động ngoại khóa không dám chủ động tháo gỡ thắc mắc với người lớn nhưng với bản tính tò mòđôi khi dễ bị dụ dỗ, lôi kéo hoặc tự dò dẫm trên các trang mạng xã hội mà không được kiểm chứng về tính giáo dụcmà không có sự giám sát của người lớn. Điều này bắt nguồn từ việc tuyên truyền, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản giáo dục sinh sản cho các em chưa được quan tâm đúng mức. - Nhiều phụ huynh có thái độ thờ ơ, suy nghĩ đơn giản lớn rồi sẽ biết, hoặc lớn rồi mới nói hoặc dại gì mà vẽ đường cho hươu chạy nên không quan tâm, chưa quan tâm và giám sát con trẻ đúng mức. Bên cạnh đó còn buông lỏng, chưa quan tâm nhiều đến các mối quan hệ bên ngoài của các con cũng như việc sử dụng điện thoại của các con đang còn tự do vì nghĩ trẻ bây giờ có điều kiện kiện hơn nên thương con cho con được hưởng thụ những thành quả mà trước đây bố, mẹ không được hưởng, cho đến bây giờ nhiều người còn chưa hiểu rõ như thế nào được coi là xâm hại tình duc nên vẫn cò thờ ơ . Trên cơ sở tìm hiểu tình hình ở địa phương, thực trạng của HS nhà trường, chúng tôi đã khảo sát 335 HS thông qua phiếu điều tra, với nội dung như sau: Số TT Nội dung câu hỏi Trả lời Đ S 1 Theo em việc giáo dục kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trong nhà trường là quan trọng? 2 Em có tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục ? 3 Việc thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường, gia đình? 4 Em nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục? 5 Theo em việc được trực tiếp tham gia vào các hoat động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản là rất quan trọng để từ đó khắc sâu và rèn luyện kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục? 6 Theo em cần thiết phải đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục vào làm môn học chính trong trường phổ thông? Kết quả thu được: + 330/335 = 98,5% HS nhận thấy rằng việc giáo dục kiến thức sinh sản và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục trong nhà trường là quan trọng + 330/335 = 98,5% HS tự nhận thấy mình còn thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và phòng tránh xâm hại tình dục ở tuổi vị thành niên + 335/335 = 100% HS cho rằng thiếu kiến thức sinh sản ở tuổi vị thành niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục, là do chưa được giáo dục nhiều trong nhà trường? + 335/335 = 100% HS nhận thấy rằng bản thân cần thiết phải được cung cấp, trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục. + 335/335 = 100% HS nhận thấy việc được trực tiếp tham gia vào các hoat động đối phó với những tình huống xâm hại tình dục là rất quan trọng để từ đó biết cách bảo vệ bản thân khi xảy ra các tình huống tương tự trong đời sống. + 330/335 = 98,5% các em đồng ý với ý kiến: Phải đưa giáo dục kỹ năng sống trong đó có kĩ năng phòng tránh xâm hại tình dục vào làm môn học chính trong trường phổ thông. Nhận thức được tính cấp thiết của công tác giảng dạy kiến thức về giáo dục sinh sản vị thành niên, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của Đảng, nhà nước, các ban ngành và toàn xã hội hiện nay. Cùng với kết quả điều tra thực trạng trên, tôi đã xây dựng được nhiều giải pháp để giáo dục sức khỏe sinh sản, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục cho học sinh trong nhà trường. 2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 2.3.1. Tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh xâm hại tình dục vào môn Sinh học 2.3.1.1. Chọn lọc các bài học trong chương trình để tích hợp Lớp Tên bài Địa chỉ Nội dung tích hợp Hình thức 8 Bài 7: Bộ xương Mục 1 : các phần của bộ xương Giáo dục HS ý thức bảo vệ và sự phát triển cân đối bộ xương, đặc biệt khung xương chậu, đặc biệt là các bạn nữ → Hình thành ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân. Liên hệ 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động Mục 2 : Vệ sinh hệ vận động Giáo dục HS ý thức chăm sóc, rèn luyện bảo vệ hệ xương, cơ, để có cơ thể phát triển cân đối thuận lợi cho việc mai thai sau này→ Hình thành ý thức chăm sóc sức khỏe sinh sản bản thân. Lồng ghép một phần 8 Bài 40 : Cả bài Giáo dục HS ý thức chăm sóc sức khỏe bảo vệ hệ bài tiết cũng như hư cơ quan sinh dục → Tránh viêm nhiễm cơ quan sinh dục từ hệ bài tiết. Lồng ghép 8 Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh Cả bài Giáo dục HS ý thức bảo vệ hệ thần kinh tránh những tác động gây căng thẳng, ức chế hệ thần kinh... → hình thành lối sống tích cực, lành mạnh để không gây ảnh hưởng tâm lí của tuổi vị thành niên. Lồng ghép 8 Bài 58: Tuyến sinh dục Cả bài - Nhận biết được những dấu hiệu của tuổi dậy thì. - Đặc biệt HS biết được khi bước vào tuổi dậy thì nếu có quan hệ tình dục sẽ có khă năng mang thai. - Xây dựng tình bạn trong sáng, giúp học sinh giữ gìn bản thân trong tình bạn và tình yêu. Lồng ghép 8 Bài 60,61: Cơ quan sinh dục nam, nữ Cả bài - Nhận biết được các bộ phận của cơ quan sinh dục, chức năng của các bộ phận, đặc điểm của trứng và tinh trùng → Biết cách chăm sóc sức khỏe sinh sản, vệ sinh tránh bị viêm nhiễm. Nội dung chính 8 Bài 62,63 Thụ tinh, thụ thai, sự phát triển của thai. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai Cả bài - HS xác định được điều kiện để xảy ra thụ tinh, thị thai từ đó biết được cơ sở của các biện pháp tránh thai, Những nguy cơ có thai ở tuổi vị thành niên → Biết cách phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. - HS biết được hiện tượng kinh nguyệt → biết cách chăm sóc sức khỏe thời kì kinh nguyệt, dấu hiệu có thai nếu có lỡ quan hệ tình dục. - Biết cách tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại tình dục. Nội dung chính 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục Cả bài Từ tác nhân, biểu hiện và hậu quả của các bệnh tình dục như lậu, giang mai -> HS biết cách phòng tránh lây nhiễm các bệnh tình dục, sự cần thiết đấu tránh chống xâm hại tình dục. Lồng ghép, liên hệ 8 Bài 65: Đại dịch AIDS – Thảm họa của loài người Cả bài Từ tác nhân, biểu hiện và hậu quả của các bệnh HIV/AIDS -> HS biết cách phòng tránh lây nhiễm các bệnh tình dục, sự cần thiết đấu tránh chống xâm hại tình dục. Lồng ghép, liên hệ 9 Bài 29: Bệnh và tật di truyền ở người Cả bài Từ việc tìm hiểu các bệnh tật di truyền ở người giúp HS biết cách tạo ra sống sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe bản thân để hạn chế bệnh tật di truyền cho thế hệ sau. Lồng ghép, liên hệ 9 Bài 30: Di truyền học với con người Cả bài - Giúp HS hiểu được khi có vấn đề thắc mắc cả về tình yêu, tình bạn khác giới cả trong giai đoạn vị thành niên hay trường thành hãy đến các trung tâm để được gỡ rối, đảm bảo luôn có những quyết định đúng đắn. - HS hiểu được người phụ nữ cần chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào, nên sinh con ở độ tuổi nào là hợp lí để đem lại hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Lồng ghép, liên hệ 2.3.1.2. Tiết dạy minh họa môn Sinh học 8 Tiết 65 : Thụ tinh, thụ thai. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Qua bài học, HS cần: - Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và sự thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về sự thụ tinh và thụ thai. - Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển. - Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt. - Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hóa gia đình. - Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên. - Giải thích được cơ sở của các biện pháp tránh thai, từ đó xác định được các nguyên tắc cần tuân thủ để có thể tránh thai. 2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng: - Thu thập thông tin tìm kiếm kiến thức. - Vận dụng kiến thức thực tế vào chăm sóc sức khỏe bản thân. - Hoạt động nhóm. 3. Về thái độ: - Gi
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_suc_khoe_sinh_san_vi_thanh_ni.doc