Định hướng xây dụng tiết dạy tìm hiểu kiến thức mới mang tính thực tiễn trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS Cẩm Liên

Định hướng xây dụng tiết dạy tìm hiểu kiến thức mới mang tính thực tiễn trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS Cẩm Liên

Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 của phòng GD&ĐT huyện Cẩm Thủy; Cụ thể hóa và triển khai thực hiện NQ số 29-NQ/TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; Tiếp tục thực hiện NQTW2 khóa VIII về GDĐT đó là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đào tạo nên những con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Chính vì vậy bản thân tôi luôn quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.Theo luật giáo dục Việt Nam năm 2010, điều 28 có chỉ rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo; phù hợp với đặc điểm từng môn học, lớp học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.

 Đặc thù của bộ môn hóa học là tính thực nghiệm, thực tiễn gắn liền với từng bài giảng nếu việc giáo viên giữ thói quen truyền thụ kiến thức theo sách giáo khoa không chú trọng đổi mới phương pháp dạy học bài giảng xa rời thực tiễn. ngoài ra các khái niệm, định luật, hiện tượng, bản chất hóa học mang tính trừu tượng, khó hiểu, khô cứng làm cho học sinh khó tiếp thu dễ dẫn đến nhàm chán, mất hứng thú học tập với bộ môn.

 

doc 22 trang thuychi01 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Định hướng xây dụng tiết dạy tìm hiểu kiến thức mới mang tính thực tiễn trong giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS Cẩm Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM THỦY
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỤNG TIẾT DẠY TÌM HIỂU KIẾN THỨC MỚI MANG TÍNH THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THCS CẨM LIÊN
Người thực hiện: Vũ Chí Công
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Cẩm Liên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
a. tác động của hóa học đến thực tiễn
b. Tác động củ thực tiễn đến dạy và học môn hóa học
c. tác động của đề tài đến giáo viên
2.2. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.3. các sáng kiến kinh nghiệm hay các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.a. Một số lưu ý khi xây dựng tiết dạy mang tính thực tiễn
2.3.b. Định hướng thực hiện
2.3c. Một số tình huống dùng để xây dựng bài tập thực tiễn hay thiết kế tình huống thực tiễn trong giờ học hóa học
2.3.d. Minh họa giáo án tiết dạy cụ thể
2.4. hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận
- Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
1
1
2
2
2
2
3
3
10
14
17
18
20
	1. MỞ ĐẦU
	1.1. Lí do chọn đề tài
	Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 của phòng GD&ĐT huyện Cẩm Thủy; Cụ thể hóa và triển khai thực hiện NQ số 29-NQ/TW về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"; Tiếp tục thực hiện NQTW2 khóa VIII về GDĐT đó là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đào tạo nên những con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Chính vì vậy bản thân tôi luôn quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.Theo luật giáo dục Việt Nam năm 2010, điều 28 có chỉ rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo; phù hợp với đặc điểm từng môn học, lớp học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”.
	Đặc thù của bộ môn hóa học là tính thực nghiệm, thực tiễn gắn liền với từng bài giảng nếu việc giáo viên giữ thói quen truyền thụ kiến thức theo sách giáo khoa không chú trọng đổi mới phương pháp dạy học bài giảng xa rời thực tiễn.... ngoài ra các khái niệm, định luật, hiện tượng, bản chất hóa học mang tính trừu tượng, khó hiểu, khô cứng làm cho học sinh khó tiếp thu dễ dẫn đến nhàm chán, mất hứng thú học tập với bộ môn.
Thực tế hiện nay chưa có tài liệu chính thống nào hướng dẫn cho giáo viên xây dựng một tiết dạy hóa học mang tính thực tiễn mà chỉ dừng lại ở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học nhỏ lẽ áp dụng chưa đồng bộ, Trong đội ngũ giáo viên giảng dạy môn hóa học có một vài sáng kiến nhưng chỉ tập trung nêu ra các hiện tượng thực tiễn “kinh điển” mang tính liệt kê, mà các ví dụ này có rất nhiều trong các tài liệu đã xuất bản. 
Với tất cả những lí do trên và qua tìm hiểu tài liệu, đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy và dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp tôi đã chọn thực hiện đề tài “Định hướng xây dựng tiết dạy tìm hiểu kiến thức mới mang tính thực tiễn trong giảng dạy bộ môn Hóa học ở trường THCS Cẩm Liên” 
	1.2. Mục đích nghiên cứu
	Mục đích của đề tài là xây dựng tiết học mang tính thực tiễn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học, từ đó học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo chiếm lĩnh tri thức, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn đóng góp vào nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu giáo dục và dạy học chung của nhà trường.
	1.3 Đối tượng nghiên cứu
	Đề tài này đưa ra định hướng xây dựng tiết dạy hóa học mang tính thực tiễn mà bản thân tôi đúc rút trong quá trình dạy học cũng như học hỏi đồng nghiệp...
	1.4.Phương pháp nghiên cứu
 Trong đề tài bản thân tôi sử dụng các phương pháp như: 
	Phương pháp khảo sát thực tế : Khảo sát thái độ học tập của học sinh với bộ môn hóa học ở trường THCS Cẩm Liên đầu và giữa năm học 2016-2017 trên phạm vi HS khối 9
	Phương pháp thu thập thông tin, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết : nhằm định hình và hoàn thiện nội dung của đề tài
	2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH GHIỆM
	2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
	2.1.1. Tác động của hóa học đến thực tiễn
 Hóa học là khoa học có ứng dụng phong phú, từ những ứng dụng quen thuộc trong đời sống như giải thích các hiện tượng tự nhiên, nghiên cứu tìm ra thuốc bổ, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật , phân bón hóa học , vật liệu thay thế như tơ sợi, nilon, nhựa, cao su...chế tạo nên các đồ dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống của con người.
	Trong sản xuất hóa học có vai trò nghiên cứu tạo ra các nguồn nhiên liệu mới, các vật liệu mới phục vụ cho các ngành sản xuất chế tạo từ những cổ máy nông nghiệp đơn giản đến những thiết bị hiện đại như tàu vũ trụ....
Với môi trường: hóa học còn nghiên cứu phát hiện nguyên nhân, diễn biến, hậu quả và cách khắc phục của hiện tượng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu trên toàn cầu...
	Với các lĩnh vực khác hóa học len lỏi vào các lĩnh vực như nghệ thuật, khảo cổ hoc, khoa học hình sự...
	Với các khoa học khác hóa học được xem là khoa học trung tâm kết nối toán học, vật lí, sinh học, địa lí...
	2.1.2. Tác động của thực tiễn tới việc dạy và học môn hóa học
 Việc thiết kế xây dựng giờ dạy mang tính thực tiễn có sử dụng liên hệ thực tế làm cho học sinh hứng thú học tập bộ môn nắm được kiến thức cơ bản đồng thời phát triển năng lực quan sát, giải quyết vấn đề qua bộ môn hóa học từ đó các em nắm bắt được các vấn đề cuộc sống thực tiễn liên quan đến bộ môn kích thích các em phát huy trí tìm tòi làm phong phú hơn kiến thức của bản thân. Qua những giờ học “ mang hơi thở cuộc sống” học sinh sẽ không còn cảm thấy xa lạ với bộ môn hóa học làm quá trình học tập đạt hiệu quả cao hơn
	2.1.3. Tác động của đề tài đến giáo viên
 	 Để xây dựng các giờ học mang tính thực tiễn giáo viên cần tự học nhiều hơn, sử dụng nhiều phương tiện và và các phương pháp dạy học linh hoạt qua đó phát triển được các kĩ năng cần thiết cho quá trình giảng dạy học sinh
	2.2.Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
 	Thực tiễn nhiều năm giảng dạy bộ môn hóa học với đối tượng là học sinh vùng đặc biệt khó khăn tại đơn vị trường THCS Cẩm Liên bản thân tôi nhận thấy rằng đa số các em không nắm rõ vai trò của bộ môn hóa học cũng như phương pháp học tập bộ môn kết hợp với chất lượng đầu vào thấp của học sinh làm cho các em cảm thấy hóa học là môn học khó từ đó nảy sinh tâm lí không thích học môn hóa học dẫn đến chất lượng bộ môn còn thấp. Một số ít học sinh học được chỉ dừng lại ở việc làm một số bài tập có nội dung khô khan thiếu tính thực tiễn... 
Qua khảo sát 43 HS khối 9 năm học 2016-2017 từ đầu năm học kết quả như sau
* Thái độ học tập với bộ môn
Tổng số HS
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú
SL
%
SL
%
SL
%
43
5
11,63
13
30,23
25
58,14
* Chất lượng khảo sát đầu năm
Tổng số HS
GIỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
43
1
2,32
8
18,60
28
65,13
6
13,95
	2.3.Các sáng kiến kinh nghiệm hay các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
 	 Để xây dựng tiết dạy mang tính thực tiễn giáo viên cầ thực hiên theo từng bước trong quy trình của một tiết dạy tìm hiểu kiến thức mới. Tại từng hoạt động của quá trình dạy học giáo viên thiết kế các tình huống gắn với thực tiễn hay bài tập mang ý nghĩa thực tiễn mà vẫn phù hợp với yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
	2.3.1. Một số lưu ý khi xây dựng tiết dạy mang tính thực tiễn:
*Các tình huống và bài tập đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc: Chính xác khoa học, đảm bảo tính thực tiễn, logic ngắn gọn, đảm bảo tính giáo dục, đảm bảo tính sư phạm, kích thích hứng thú và khả năng sáng tạo của người học.
* Quy trình thiết kế tình huống và bài tập mang tính thực tiễn
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung chính của bài học nhằm định hướng cho việc xây dụng tiết dạy của giáo viên
+ Bước 2: Lựa chọn chính xác vấn đề để xây dựng tình huống dựa trên căn cứ như: lợi ích của vấn đề đem lại khi được giải quyết ( giáo dục cái gì cho học sinh), tính đơn giản hay phức tạp của vấn đề khi thiết kế bài tập hay tình huống, thời gian giải quyết, mức độ phù hợp với đối tượng học sinh...
+Bước 3: Thu thập dữ liệu từ các nguồn sách, báo, tài liệu, phóng sự, nguồn internet, các tình huống trong cuộc sống, trong các hiện tượng tự nhiên....
+ bước 4: Đánh giá phân tích dữ liệu: Giáo viên phải đánh giá được dung lượng thông tin của vấn đề, nội dung kiến thức nào sử dụng phù hợp với đối tượng học sinh mình giảng dạy, nội dung nào khó hoặc không cần thiết đưa vào tình huống...từ đó đảm bảo tính trọng tâm của nội dung bài học.
+ Bước 5:Lựa chọn hình thức và kĩ thuật thiết kế: Để phát huy tối đa giá trị của tình huống hay bài tập thực tiễn đem lại và tùy theo điều kiện cụ thể giáo viên có thể lựa chọn các hình thức sau: Mô tả bằng câu chuyện kể, qua đoạn clip, ca dao tục ngữ, qua thí nghiệm nhỏ, qua mẩu vật....
+ Bước 6 Thiết kế tình huống, bài tập mang tính thực tiễn
+ Bước 7: Hoàn thiện bài giảng
	2.3.2. Định hướng thực hiện
* Quy trình của một tiết tìm hiểu kiến thức mới dạy bao gồm
- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra kiến thức của bài học ở tiết trước hoặc phần kiến thức đã học có liên quan đến nội dung của bài học tiết này
- Đặt vấn đề
- Bài mới: Gồm các hoạt động hướng dẫn của giáo viên và học tập của học sinh
- Vận dụng củng cố: Giáo viên đưa ra câu hỏi bài tập giúp học sinh hệ thống lại và vân dụng kiến thức đã học
- Hướng dẫn học bài ở nhà: Giáo viên giao bài tập cho học sinh vận dụng kiến thức đã học và nhiệm vụ học tập ở tiết sau.
Bước 1: Kiểm tra bài cũ: Giáo viên sử dụng các câu hỏi bài tập mang tính thực tiễn
VÍ dụ 1: Trong phần kiểm tra bài cũ ở tiết 2 bài Tính chất ứng dụng của Hiđro
 ( Hóa học 8-Tiết 48 bài 31) Giáo viên có thể đặt các câu hỏi kiểm tra như sau:
Câu 1: Khí nào sau đây được dùng bơm vào bóng bay để bóng có thể bay lên trong không trung mà các em hay chơi hoặc trang trí vào ngày lễ tết:
A.Khí Clo B. Khí cácboníc C.Khí Hiđro D. Khí Oxi
Câu 2. Vì sao hỗn hợp lỏng H2,O2 được dùng làm nhiên liệu trong động cơ chính của tàu con thoi
Vì hổn hợp trên gây nổ
Vì hỗn hợp trên nhẹ
Vì hỗn hợp trên khi sảy ra phản ứng cháy tỏa nhiều nhiệt
Vì hỗn hợp trên cháy được
Ví dụ 2: Khi kiểm tra bài cũ về các bon giáo viên có thể đặt câu hỏi như: Tại sao than hoạt tính được dùng để lọc nước
Vì than hoạt tính hấp thụ các chất hòa tan trong nước
Vì than hoạt tính hấp phụ trên bề mặt các chất hòa tan trong nước
Vì than hoạt tính tác dung hóa học với các chất trong nước
VÌ than hoạt tính diệt khuẩn
Bước 2:Đặt vấn đề: 
 Trong mỗi bài dạy theo thiết kế của SGK luôn có sẵn phần đặt vấn đề tuy nhiên để bài học thêm phần sinh động và phù hợp với từng vùng miền thì giáo viên có thể tự thiết kế phần đặt vấn đề cho tiết dạy của mình. 
Phần đặt vấn đề có thể là một câu hỏi, một hiện tượng thực tế , một câu chuyện, một giai thoại hoặc một thí nghiệm hóa học vui...mang tính khơi gợi trí tò mò mong muốn giải quyết vấn của học sinh.
Ví dụ 1: Trước khi dạy bài tính chất vật lí chung của kim loại ( Tiết 21 bài 15 hóa học 9) giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi mở dựa trên hiểu biết thực tế của học sinh như: Dây dẫn điện thường được làm bằng chất nào ? hay: kim loại có ứng dụng trong những lĩnh vực nào trong cuộc sống và sản xuất
Ví dụ 2: Bài Sự ăn mòn kim loại, bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn ( tiết 21 bài 27 hóa học 9) giáo viên có thể đặt vấn đề qua một hiện tượng gần gủi với học sinh như: Dao, cuốc, xẻng...để lâu ngoài trời sẽ có một lớp chất rắn màu đỏ nâu xuất hiện lớp chất này càng dày lên thì phần kim loại trong các dụng cụ đó các mòn đi. nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài học hôm nay.
Ví dụ 3: Đặt vấn đề bằng câu truyện hay giai thoại hóa học
Bài Benzen ( tiết 50- bài 39 hóa học 9) giáo viên có thể kể như sau: Trong quá trình tìm tòi cấu trúc của phân tử ben zen nhà bác học kekule gặp nhiều khó khăn và bế tắc , nhưng mọi chuyện được tháo giở bắt đầu từ một giấc mơ của ông. Trong giấc mơ kekule thấy các chuỗi nguyên tử dài vặn vẹo như những con rắn, đột nhiên có một con ngậm lấy đuôi của nó quay cuồng trước mặt nhà bác học, ông bừng tỉnh và nảy sinh ra ý tưởng tìm ra cấu trúc vòng của phân tử ben zen...[3]
Ví dụ 4 : Đặt vấn đề bằng thí nhiệm hóa học vui
Trong bài dung dịch giáo viên có thể dùng thí nghiệm “ảo thuật : đóng băng nước không dùng tủ lạnh” bằng cách cho Na2SO4 vào nước nóng 600C tạo dung dịch quá bão hòa, sau đó đặt vào khay nước lạnh để dung dịch nguội đến nhiệt độ thường sau đó bí mật thả tinh thể Na2SO4 vào dung dịch Na2SO4 quá bão hòa dung dịch sẽ lập tức kết tinh trong như đóng băng [3]
Bước 3: Bài mới
Dạy học tích hợp gắn với thực tiễn trong quá trình tìm hiểu tính chất, ứng dụng của các chất
Trương trình giáo dục THCS hiện nay tách rời kiến thức của các môn khoa học khác nhau với các mảng kiến thức tách rời, cô lập với những khía niệm khó nhớ. Xu hướng giáo dục mới là tích hợp các môn khoa học với nhau làm cho học sinh thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các môn khoa học này.Việc dạy học tích hợp nang lại nhiều lợi ích trong việc hình thành phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, ¼đều liên quan đến kiến thức vật lí hay nhiều hiện tượng thiên nhiên, hoặc kiến thức hóa hữu cơ: gluxit, lipit, protein,¼đều liên quan đến kiến thức sinh học, nên khi sử dụng những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau. 
Ví dụ: khi học vật lí ta giải thích hiện tượng: càng lên cao thì không khí càng loãng dựa vào lực hút của trái đất, thì với hóa học các em sẽ hiểu rõ hơn là do khối lượng mol các khí nặng nhẹ khác nhau nên bị hút mạnh yếu khác nhau, khí oxi có khối lượng mol nặng hơn so với khối lượng mol của không khí nên tập trung bên dưới, tầng trên chỉ còn lại các khí có khối lượng mol nhỏ như: H2, He...ít khí oxi nên không khí loãng. 
Tuy nhiên, để dạy theo cách tích hợp như trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy, còn phần kiến thức dễ hiểu nên hướng dẫn học sinh về nhà đọc SGK hoặc các tài liệu tham khảo. Ngoài ra, giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn phù hợp với nội dung bài mới tăng hứng thú, say mê học tập, tìm hiểu bộ môn. 
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn, xây dựng bài tập thực tiễn ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: Hóa học với bảo vệ môi trường, với các hiện tượng tự nhiên, với những úng dụng trong cuộc sống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây. 
*Hóa học với bảo vệ môi trường
Vấn nạn ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang là vấn đề thời sự nóng bỏng trên toàn cầu. học tập và nghiên cứu kiến thức hóa học có thể giúp học sinh hiểu được nguyên nhân và các giải pháp cho vấn đề này
Ví dụ 1: Khi dạy phần tác dụng của cây xanh đối với con người - bài Không khí sự cháy ( Tiết 42,43 bài 28 hóa học 8) giáo viên có thể nêu: Mỗi người mỗi ngày cần 20-30m3 không khí để thở ( Trong đó 1/5 thể tích là khí Oxi) ngoài ra Khí Oxi còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của các sinh vật khác cũng như nhiều quá trình trong cuộc sống và sản xuất của con người có thể nói nhu cầu về khí Oxi là rất lớn vậy lượng khí Oxi trong khí quyển có bị thay đổi không?
Đáp án: Lượng khí Oxi không được duy trì do quá trình quang hợp của cây xanh do đó chúng ta cần tích cự trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Ví dụ 2: Bài 2: Một số oxit quan trọng - Hóa 9. 
"Hiện tượng mưa axit" là gì ? Tác hại như thế nào ? 
Giải thích: - Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,¼Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 
2SO2 + O2 + 2H2O ® 2H2SO4 
2NO + O2 ® 2NO2 
4NO2 + O2 + 2H2 O ® 4HNO3 
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. 
Hiện nay, mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): 
CaCO3 + H2SO4 ® CaSO4 + CO2­ + H2O 
CaCO3 + 2HNO3 ® Ca(NO3)2 + CO2­ + H2O 
Áp dụng: Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đă gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Cụ thể giáo viên có thể đặt câu hỏi trên liên hệ tích hợp môi trường trong các bài : Không khí – Sự cháy – Hóa học 8 hay bài Một số Oxit quan trọng – hóa học 9 
*Hóa học với các hiện tượng trong tự nhiên
Một trong những phương pháp học tập hóa học là quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, lí giải các hiện tượng đó thông qua hiểu biết về hóa học nói riêng và các môn học khác nói chung giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn qua đó hình thành phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua môn hóa học cho học sinh
Ví dụ 1: Khi dạy về sự tồn tại của khí CO2 trong nước tự nhiên ( Bài axit các bonic và muối cacbonat ) giáo viên có thể liên hệ: tại sao người ta nói “nước chảy đá mòn” em hãy chỉ ra yếu tố hóa học trong câu nói này
Đáp án : Khí CO2 tồn tại trong nước tự nhiên gây ra phản ứng làm mòn đá
CO2 + H2O + CaCO3 -> Ca(HCO3)3 [3]
Ví dụ 2: Hang động và thạch nhũ được hình thành như thế nào ?
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi tạo cho đá có hình thù khác nhau
CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2
Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2   CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những  hình thù đa dạng.
Áp dụng: Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẽ Bàng ( Quảng Bình) hay các hang động tại địa phương như Chùa Rồng-Cẩm Thạch , Suối cá Cẩm Lương... Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học. Dựa vào tính chất của Canxi cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở bài “Axit cacbonic và muối cacbonat”(tiết 37 Hóa học lớp 9).
*Hóa học và những ứng dụng trong cuộc sống : Hóa học nghiên cức các chất và sự biến đổi của chất nhằm phục vụ cho cuôc sống của con người vì vậy trong khuôn khổ các bài học trong chương trình THCS giáo viên cần cho học sinh thấy được vai trò của hóa học thông qua các phần kiến thức mà học sinh tìm hiểu 
Ví dụ 1: Trong khi dạy bài Dầu mỏ và khí thiên nhiên ( Tiết 51bài 40 hóa học 9)
 Ngoài những sản phẩm của quá trình chưng cất được trình bày như SGK giáo viên có thể tạo sự ngạc nhiên thích thú cho học sinh khi cho các em biết rằng: từ dầu mỏ qua các quá trình hóa học có thể tạo ra các sản phẩm như : tất da chân, bút sáp màu, thuốc aspirin, kẹo cao su, quần áo chống nhăn,

Tài liệu đính kèm:

  • docdinh_huong_xay_dung_tiet_day_tim_hieu_kien_thuc_moi_mang_tin.doc