SKKN Một số biện pháp giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Nga Thanh

SKKN Một số biện pháp giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Nga Thanh

Sinh thời Hồ Chủ Tịch nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác cho ta thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bao giờ hết. Bác cũng từng dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài năng cũng vô dụng. Lời dạy của Bác đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đạo đức của con người không phải là bẩm sinh mà có, phần nhiều do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội mà nên. Một yếu tố quan trọng chủ yếu có tính quyết định là do quá trình giáo dục.

Gia đình là cái nôi ra đời và trưởng thành - nơi đó sẽ hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc đáo mà cha mẹ chúng là những người hiểu rõ hơn ai hết. Trẻ em thường hay bắt chước người lớn trong gia đình, “Cha mẹ nào con nấy” nên cha mẹ phải hết sức chú ý và thận trọng hơn trong lời ăn tiếng nói đối với mọi người xung quanh, không nên để các em nhìn thấy và học tập những gì không hay từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đếm tâm hồn còn ngây thơ, trong sáng của các em .

Do vậy, giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh là việc làm, là mối quan tâm của toàn xã hội, là trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà trường, là nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cốt lõi là của người giáo viên. Trẻ em chịu sự tác động khác nhau từ nhiều mối giáo dục đan xen cho nên sự thống nhất hoạt động giáo dục của môi trường - gia đình - xã hội sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục con trẻ. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nhất là vấn đề phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của đất nước.

 

doc 20 trang thuychi01 8524
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Nga Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1. Cơ sở lý luận 
2
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
3
3.Các giải pháp tổ chức thực hiện
6
3.1. Giáo viên tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình của từng em.
6
3.2. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em thông qua việc xây dựng nội quy của lớp.
6
3.3. Giáo dục phẩm chất, năng lực học sinh thông qua tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
9
3.4. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh kết hợp với một số biện pháp khác
11
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
14
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
1. Kết luận
16
2. Kiến nghị
16
I. Më ®Çu
1. Lí do chọn đề tài
Sinh thời Hồ Chủ Tịch nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Lời dạy của Bác cho ta thấy tài tuy quan trọng nhưng đức còn cần thiết hơn bao giờ hết. Bác cũng từng dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì tài năng cũng vô dụng. Lời dạy của Bác đã chỉ rõ vai trò, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Đạo đức của con người không phải là bẩm sinh mà có, phần nhiều do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội mà nên. Một yếu tố quan trọng chủ yếu có tính quyết định là do quá trình giáo dục. 
Gia đình là cái nôi ra đời và trưởng thành - nơi đó sẽ hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Mỗi đứa trẻ là một cá nhân độc đáo mà cha mẹ chúng là những người hiểu rõ hơn ai hết. Trẻ em thường hay bắt chước người lớn trong gia đình, “Cha mẹ nào con nấy” nên cha mẹ phải hết sức chú ý và thận trọng hơn trong lời ăn tiếng nói đối với mọi người xung quanh, không nên để các em nhìn thấy và học tập những gì không hay từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng đếm tâm hồn còn ngây thơ, trong sáng của các em .
Do vậy, giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh là việc làm, là mối quan tâm của toàn xã hội, là trách nhiệm của ngành giáo dục, của nhà trường, là nhiệm vụ chính, nhiệm vụ cốt lõi là của người giáo viên. Trẻ em chịu sự tác động khác nhau từ nhiều mối giáo dục đan xen cho nên sự thống nhất hoạt động giáo dục của môi trường - gia đình - xã hội sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp trong việc giáo dục con trẻ. Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay. Nhất là vấn đề phẩm chất đạo đức của thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của đất nước. 
2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, hiện nay hiện tượng học sinh gây gổ đánh chửi nhau quá nhiều, học sinh nữ túm tóc, giật áo đánh bạn. Học sinh nam đánh, chửi thầy, cô giáo. Học sinh về nhà chửi cha mẹ, lấy cắp tiền của cha mẹ mua điện thoại, ăn quà vặt thậm chí có em còn giết chết ông ngoại để lấy tiền chơi game,  hiện tượng trên được cập nhật thường xuyên, liên tục qua các trang mạng và các kênh thông tin đại chúng trên khắp cả nước. Điều này gây xôn xao dư luận không tốt tới môi trường giáo dục của các nhà trường và ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tâm lí xã hội. Hình ảnh đẹp về các nhà trường đang bị lu mờ dần trong con mắt của một số phụ huynh như hiện nay.
Đối với học sinh lớp 5, lớp cuối cấp của bậc Tiểu học. Các em chuẩn bị bước vào Trung học cơ sở - một môi trường rộng lớn hơn và đặc biệt là các em đang ở độ tuổi thay đổi nhiều về tâm sinh lí mà nhiều người gọi là tuổi “ khó bảo”. Các em ở lứa tuổi này rất nhạy bén với môi trường xung quanh. Các em hay bắt chước người lớn, hay tò mò và có suy nghĩ cũng như hành động bộp phát. Vậy chúng ta cần phải làm gì trước khi các em bước vào giai đoạn của một tuổi mới - Giai đoạn tuổi vị thành niên. Chính vì thế mà cần phải giáo dục phẩm chất và năng lực cho các em ngay từ những ngày đầu của bậc Tiểu học.
Đứng trước tình hình đó, khẳng định việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh là một yêu cầu hết sức cấp bách, quan trọng ở các nhà trường và công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên. Mỗi giáo viên Tiểu học phải dạy liên tục một ngày từ 5- 7 tiết. Nếu một lớp học mà có một số em không ngoan, hay gây mất trật tự, không có ý thức tự giác học bài, không đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ bạn bèthì liệu giáo viên có thể yên tâm giảng dạy suốt một buổi được hay không ? Nếu phẩm chất, năng lực của học sinh được nâng cao sẽ tạo nên những chuyển biến cơ bản cho các mặt giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Giáo dục phẩm chất, năng lực trước hết là giáo dục nền nếp, thói quen cho học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy cũng như việc giáo dục học sinh theo nội qui đã được qui định trong các trường phổ thông. Nền nếp lớp học có tốt mới có chất lượng tốt. Đó cũng chính là điều mà bản thân tôi nhận thấy,và trăn trở. Khi chúng ta được giao nhận một lớp chủ nhiệm và giảng dạy trong suốt một năm mà có nhiều học sinh ý thức học tập chưa tốt, nói năng thiếu lễ phép, hay bỏ học đi chơi....thì làm sao có chất lượng tốt. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ, tôi đã mạnh dạn đưa ra: “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Nga Thanh” nơi tôi công tác.
3. Đối tượng nghiên cứu 
Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Nga Thanh nói riêng và học sinh Tiểu học xã Nga Thanh nói chung. 
4. Các phương pháp nghiên cứu 
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc sách báo, tạp chí giáo dục, sách tham khảo
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra thực tế, phương pháp xử lí số liệu, phương pháp quan sát, phương pháp giảng giải, phương pháp thuyết trình, phương pháp phỏng vấn, phương pháp đàm thoại, phương pháp đánh giá
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 1. Cơ sở lí luận
Giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh hiện nay là vấn đề đặc biệt được coi trọng, được xã hội quan tâm. Giáo dục phẩm chất, năng lực là một mặt của quá trình giáo dục, cần phải đặt lên hàng đầu. Đất nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khi sự nghiệp đổi mới đất nước đang được đẩy mạnh cùng với quá trình đó là việc giáo dục con người mà trước hết là việc phát triển con người một cách toàn diện.Trong công cuộc đổi mới hiện nay, khi yếu tố con người được đặc biệt coi trọng thì tiềm năng trí thức cùng với sức mạnh tinh thần và phẩm chất của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực. Nói đến việc phát triển giáo dục trước hết phải kể đến việc phát triển Đức- Trí- Thể- Mĩ. Một con người yếu ớt về sức khỏe, còi cọc về trí tuệ, thấp kém về phẩm chất, năng lực thì làm sao có thể làm chủ tương lai một đất nước trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay.
Bậc Tiểu học là bậc đã hoàn thành phổ cập, bất kỳ người công dân nào, dù công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội đều trải qua những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường Tiểu học. Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng những dấu ấn ở trường Tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời mỗi người. Chính vì vậy, việc giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh được tất cả mọi người quan tâm và tiến hành ngay ở bậc Tiểu học. Nội dung giáo dục các em ở lứa tuổi này cần phải chuyển tải một cách nhẹ nhàng, sinh động thông qua các hoạt động: hoạt động học tập - vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động ngoại khóa thông qua các hoạt động đó trẻ mới bộc lộc lời nói và hành động, đánh giá và tự đánh giá hành vi của mình với những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học.
 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 
Thực tế môi trường giáo dục trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều điều nghịch lý như học trò đánh thầy giáo, con cái cãi lời cha mẹ, anh chị em đánh, chửi lẫn nhau. Có một số gia đình ít con hoặc hiếm muộn con nên thường nuông chiều con quá mức dẫn đến trẻ sinh ra hư hỏng. Xã hội thời buổi kinh tế thị trường, bùng nổ internet... Tệ nạn xã hội cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn của các em qua những bộ phim võ thuật thiếu tính giáo dục lành mạnh, những trò chơi điện tử bạo lực gây kích động, tệ nạn cờ bạc, số đề, cá độ bóng đá.được mở ra ở khắp mọi nơi nói chung và xung quanh địa bàn xã Nga Thanh nói riêng cũng đã thu hút một số học sinh tham gia, nhất là học sinh đang trong lứa tuổi nhỏ, các em thích bắt chước, thích làm theo. 
Về phía học sinh, ở trường tôi còn một số em chưa ngoan, có các biểu hiện: các em nam đánh nhau, nói tục, chửi bậy gây mất đoàn kết. Một số học sinh nữ đi học về thì la cà ăn quà vặt có em tính khí ngang ngược hay đánh bạn, tháo hơi xe đạp của bạn Tất cả đều do ảnh hưởng từ môi trường trong đó phải kể tới tác động từ hoàn cảnh gia đình và tác động của bên ngoài xã hội.
* Thuận lợi:
Năm học 2017- 2018 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5A. Lớp gồm có 25 em: 13 nam và 12 nữ thuộc hầu hết là con em trong xã, nhà cách trường không xa. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Thư viện nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Các em đều là con em của các gia đình có bố, mẹ tuổi đời rất trẻ, khoẻ, và quan tâm tới việc học tập của con em. Các em đi học chuyên cần, có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Sách giáo khoa được cấp theo dự án của mô hình Trường học mới Việt Nam. 
*Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi, trường tôi gặp một số khó khăn đó là một vài giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm chủ nhiệm lớp. Chưa huấn luyện được cho Hội đồng Tự quản lớp làm việc có tinh thần trách nhiệm. Lớp chưa có ý thức tự quản khi giáo viên vắng mặt. ý thức tự giác làm việc của các em chưa cao. Giáo viên chưa chú ý đến kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống cho học sinh
Mặt khác, các em sống trong môi trường xã hội hết sức phức tạp. Các em lớp tôi chủ nhiệm hầu hết tập trung ở xóm 5 và xóm 6. Đây là hai xóm có nhiều điểm tụ tập của các quán internet, chiêm chích ma tuý, số đề, cờ bạc, Mặt khác, một số em có cha mẹ đi làm ăn xa gửi con lại ở nhà với ông bà chăm sóc. Có em sinh ra không có bố, lại bị mẹ ruồng rẫy bỏ rơi Có em, mẹ đi làm ô sin, ở nhà với bố, bố thì rượu chè, cờ bạc...Vì thế, nhiều em thiếu đi hẳn sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc chu đáo của cha mẹ. Chính vì thế, nên tính khí của các em đó rất khác thường: cục cằn, nóng nảy, hoặc lầm lì, ít nói khác hẳn với những em được giáo dục đầy đủ. Một số em chưa ngoan, trong lớp không tích cực, tự giác hợp tác học bài cùng bạn, hay bỏ học theo anh chị lớn đi chơi điện tử. Một số em khác chưa có ý thức tham gia các hoạt động của trường, lớp; thường vi phạm nội qui của lớp. Thực tế phẩm chất học sinh lớp 5A do tôi chủ nhiệm đầu năm làm cho tôi băn khoăn, trăn trở đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giảng dạy. Không những bản thân tôi mà giáo viên bộ môn cũng phàn nàn về cách cư xử trò với trò, trò với giáo viên thiếu lễ phép, thiếu lịch sự thậm chí các em còn chửi nhau, đánh nhau trong lớp làm ảnh hưởng tới giờ dạy của giáo viên.
Từ khó khăn nêu trên, tôi đã đề ra cho mình một mục tiêu là trước hết phải chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em song song với việc dạy kiến thức trên lớp. Vào đầu năm học, tôi đã đề ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhằm trang bị cho học sinh một số chuẩn mực về hành vi đạo đức, bồi dưỡng về mặt tình cảm, ý thức và thái độ, hình thành kỹ năng ứng xử, cho các em. Có như vậy, các em mới có thể trở thành con người mới, con người phát triển một cách toàn diện trong thời buổi hiện nay. 
* Kết quả của thực trạng trước khi áp dụng biện pháp giáo dục.
Từ những ngày đầu của năm học, tôi thường xuyên đến trường sớm hơn 20 phút để tìm hiểu, trò chuyện trao đổi với các em. Cùng chơi, cùng trò chuyện với các em và trao đổi với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm năm học trước được biết khả năng học tập cũng như phẩm chất, năng lực đầu năm của các em lớp 5A với kết quả khảo sát như sau:
 Lớp 5A – Sĩ số 25 em. Năm học 2017- 2018
Thời điểm
Sĩ số
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
Đầu năm
25/25
8
32
10
40
7
28
Với kết quả nêu trên, bản thân tôi đã trăn trở và đề ra một số biện pháp để đưa chất lượng dạy và học của lớp mà trước hết là giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em thông qua việc: xây dựng nền nếp tự quản, ý thức tự giác, đi học đầy đủ, đúng giờ, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, tích cực, hợp tác trong lao động và học tập... Ngay từ đầu năm, tôi đã cho học sinh đang kí thi đua để các em có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện với kết quả 100% học sinh đã đăng kí danh hiệu thi đua như sau:
3. Các giải pháp để tổ chức thực hiện
3.1. Giáo viên tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình của từng em.
Đứng trước tình hình thực tế trên, sau những ngày đầu nhận lớp tôi đã tìm hiểu tâm lí, hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ của từng em. Thực tế qua những giờ học, giờ chơi với các em thì thấy các em có những biểu hiện nói năng thiếu lịch sự, gặp thầy, cô giáo, người lớn tuổi không biết chào hỏi lễ phép, các em nói tục, chửi bậy, nói tự do, nói câu thiếu chủ ngữ
Tôi cũng đã tìm hiểu trực tiếp qua giáo viên chủ nhiệm của các em năm học trước thì được biết những em chưa ngoan do môi trường giáo dục của gia đình và ảnh hưởng không nhỏ của môi trường xã hội. Như gia đình em Phạm Thị Cúc mẹ lỡ thì quá lứa, nên 42 tuổi mẹ em mới làm vợ lẽ bố em khi đó ông 68 tuổi. Sau 3 năm bố mất, mẹ một mình nuôi hai chị em. Suốt ngày bà nhặt nhạnh vài sợi bổi, sợi cói ngoài đồng về dóc quại nuôi hai chị em ăn học. Hoàn cảnh đã tạo nên tích cách của ba mẹ con. Bà không giao tiếp với bên ngoài chỉ quanh quẩn ở nhà nên em Cúc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới cá tính lầm lì, ít nói của mẹ. Đôi lúc, em lầm lì và mặc cảm tự ti. Gia đình em Bùi Thị Ngọc Ánh lại éo le hơn. Em sinh ra khi mẹ em chưa đủ tuổi kết hôn. Bị gia đình và xã hội lên án nên mẹ đã bỏ trốn để em ở lại cho cố ngoại tám mươi tuổi nuôi. Bà cháu rau cháo nuôi nhau suốt 10 năm nay.
Gia đình em Mai Sĩ Bằng thì may mắn hơn. Em có cả bố lẫn mẹ. Do nhu cầu cuộc sống, bố đi làm ăn xa cuối năm mới về, mẹ đi chợ suốt ngày nên không có thời gian chăm sóc đầy đủ cho bốn anh em nên các em thiếu hẳn đi sự quan tâm, chăm sóc ân cần của bố mẹ. Nhiều em khác cũng có hoàn cảnh tương tự như vậy. 
Qua tìm hiểu những kênh thông tin về các em ở nhiều góc độ khác nhau, tôi đã lên kế hoạch chủ nhiệm theo từng tuần, theo từng tháng. Có kế hoạch thi đua và khen thưởng theo từng tháng. Ngoài ra, tôi còn cho các em đăng kí chỉ tiêu thi đua trong năm học. Phân công và giao nhiệm vụ cho lớp trưởng và các tổ trưởng theo dõi và ghi chép vào một cuốn sổ cuối tuần sinh hoạt lớp, các em thấy được những gì mình đã làm và chưa làm được. Từ đó, các em có thể điều chỉnh được việc của mình đã làm và thực hiện tốt hơn trong những ngày tiếp theo.
3.2. Giáo dục phẩm chất, năng lực cho các em thông qua việc xây dựng nội quy của lớp.
Sau khi ổn định tổ chức lớp, lựa chọn đội ngũ cán bộ Tự quản của lớp, tôi tổ chức cho các em tiến hành Đại hội Chi đội theo kế hoạch của Liên Đội, xây dựng một số nội quy của lớp. Trong buổi Đại hội Chi Đội các em đã thống nhất 100% nội dung của Đại hội và nội dung đại hội đi vào thực hiện ngay sau đó. Cùng với nội dung của Đại hội thì nội quy của lớp cũng được các em xây dựng, thống nhất cao.
Cuối tuần, tôi cùng các em tổ chức tốt các tiết sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp, để các em bình xét thi đua giữa các cá nhân với cá nhân, giữa các tổ với nhau xem trong tuần các em đã thực hiện như đúng nội quy trên chưa, hay có em còn vi phạm. Mục đích của việc làm này là giúp các em tự thấy những gì mình đã làm được và chưa làm được trong tuần. Từ đó, các em có ý thức phấn đấu vươn lên trong mọi mặt và đồng thời cũng thúc đẩy được phong trào thi đua trong học tập. Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn các em sinh hoạt ngoại khoá do Nhà trường tổ chức thông qua các chủ điểm 20-11, 22-12, 26-3 nhằm giáo dục ý nghĩa truyền thống, hình thành ý thức và tình yêu quê hương đất nước.Qua đó, các em có dịp được trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng sống được bộc lộ và hình thành ở các em thói quen, văn hoá ứng xử trong sinh hoạt, giao tiếp với mọi người xung quanh tốt hơn.
Việc tiếp theo là tôi hướng cho các em theo dõi lẫn nhau bạn nào trong tuần vi phạm nội quy sẽ tổng hợp và báo cáo trước lớp vào cuối mỗi tuần. Lớp sẽ có biện pháp xử lí. Trong quá trình thực hiện, nếu em nào vi phạm nội quy của lớp thì đều được các bạn nhẹ nhàng nhắc nhở, hoặc yêu cầu đọc đi đọc lại nhiều lần nội quy của lớp. Nếu tiếp tục sai phạm thì tổ trưởng sẽ ghi vào sổ theo dõi thi đua cuối tháng các bạn bình xét xếp loại thi đua chung. Nếu em nào cố tình không thực hiện nghiêm túc cô sẽ trao đổi trực tiếp với phụ huynh để có biện pháp phối kết hợp. Bởi nội quy đó là do chính các em xây dựng nên, được cả lớp đồng thuận thống nhất cao và được dán ở ngay cửa lớp nơi tất cả các em ngày nào cũng dễ thấy, dễ đọc.
Ví dụ như em Phạm Thị Cúc hay đi học muộn. Khi cả trường đã vào học, lớp đã ổn định nề nếp vào học được 5 phút em Cúc mới lễ mễ xin phép cô vào lớp. Khi em bước chân vào đến cửa lớp, thì tất cả 24 ánh mắt đều đổ dồn về phía em làm ồn ào mất trật tự ảnh hưởng trực tiếp việc cả lớp đang chăm chú nghe cô giảng bài. Mặt khác, vào đến chỗ ngồi, em còn phải lấy sách vở, đồ dùng ra học tập cũng đã làm ảnh hưởng ít nhất 2 bạn ngồi bên cạnh. Em đi học muộn liên tiếp cả tuần như thế. Sang tuần thứ hai buộc cô phải đến nhà tìm hiểu lý do vì sao em hay đi học muộn, thì được biết em thường thức xem phim khuya, đi ngủ muộn, dậy muộn, nên đến lớp thường muộn hơn các bạn ít nhất là từ 5 đến 10 phút. Sau buổi học em Cúc được các bạn mời phải đọc đi đọc lại 5 lần nội quy của lớp, cùng với sự nhắc nhở của giáo viên chủ nhiệm. Từ đó trở đi, em Cúc không còn thức khuya để xem phim và có thói quen đi học đúng giờ. 
Còn Em Phạm Văn Điệp ở lớp tôi thì lại khác.
Về học tập: Em tiếp thu rất nhanh, khá thông minh, nhưng em rất hiếu động, hay nói tự do và trêu chọc bạn khi tan học, em Điệp thường theo các anh cấp hai bỏ học đi chơi điện tử. Chính vì thế, em hay có biểu hiện đánh lại các bạn với lí do rất đơn giản. Em thường bướng bỉnh nhưng cũng rất hay mau nước mắt. Vì vậy, cuối giờ học, tôi thường ngồi tâm sự với em, lấy nội dung của các bài học và những tấm gương trong trường để giáo dục em và nói để em hiểu: “Nếu em hay trêu chọc bạn, xô đẩy bạn ngã, túm tóc giật bạn khóc như vậy làm cô rất buồn. Tôi cũng phân tích để em thấy tác hại của việc bỏ học đi chơi điện tử, la cà chơi dọc đường, dễ bị kẻ xấu bắt cóc  nếu em ở vị trí của cha, hoặc mẹ thì em sẽ nghĩ như thế nào về người con như em? Gia đình em khó khăn, bố mẹ cũng chẳng sung sướng gì khi phải đi làm ăn xa để lấy tiền nuôi em ăn học. Bố mẹ em rất khổ tâm khi phải để con cái ở nhà để đi làm ăn xa. Cô có đứa con như em thì cô cũng rất buồn chứ không riêng gì bố mẹ em. Em nghĩ gì về việc làm của mình khi bỏ học theo các anh lớp lớn đi chơi game? Cô tin rằng, một người con hiếu thảo, thông minh, nhạy bén và biết thương bố mẹ thì em sẽ sớm bỏ những việc mà em đã và đang làm. Những ngày tiếp theo tôi thường xuyên chở em về đến tận nhà, thăm hỏi tình hình sinh hoạt của hai bà cháu ra sao, sau đó dặn dò em phụ giúp việc gia đình với bà. Ở lớp, tôi thường gọi em lên bảng làm những bài tập vừa sức em. Khi làm đúng, tôi đã khen, động viên em trước lớp. Cả lớp vỗ tay khen ngợi để em thấy rằng cô và các bạn luôn gần gũi, yêu quí và quan tâm tới mình. Cuối tuần sinh hoạt lớp, tôi đã nêu tên những em có tiến bộ và khen gợi bằng tràng vỗ tay. Tôi cũng đã nhìn thấy trong ánh mắt em loé lên niềm vui, niềm phấn khởi. Sau đó, tôi luôn tìm cách để lôi cuốn em tham gia vào hoạt động vui chơi bổ ích như đá cầu,đá bongTôi còn đưa chuyện để em mang về nhà đọc  tất cả những hoạt đó khiến em quên đi không còn thì giờ nghĩ đến việc đi theo kẻ xấu chơi điện tử. Vì những hoạt động này có tác dụng thư giãn, kích thích gây được tình cảm, tạo mối giao tiếp giữa em với các bạn và từ đó em học được nhiều lời hay ý đẹp từ các bạn. Được sự giúp đỡ của tôi và tập thể lớp, hiện nay em Phạm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_pham_chat_va_nang_luc_cho_hoc.doc