SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống qua trò chơi cho học sinh trường THCS Luận Thành

SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống qua trò chơi cho học sinh trường THCS Luận Thành

Rèn luyện kỹ năng sống(KNS) cho học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của cà thế hệ trẻ. Chính vì vậy, học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.

Nội dung giáo dục KNS trong trường học lần đầu tiên được Bộ GD&ĐT

nhắc đến trong năm học 2008 – 2009 với chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Từ đó, việc giáo dục KNS đã được quan tâm sớm hơn một bước và đã trở thành một nội dung quan trọng trong các hoạt động giáo dục trong Nhà trường nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em rèn luyện KNS vững vàng trong cuộc sống.

Hiện nay xã hội càng ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhiều tệ nạn xã hội, học sinh lại đang rất thiếu hụt kỹ năng sống, đặc biệt là trẻ em thuộc khu vực miền núi khó khăn như xã Luận Thành. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tai nạn thương tích ở trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật cắn.), bạo lực học đường, trẻ em nữ bị xâm hại tình dục Học sinh THCS đang non nớt, kinh nghiệm sống chưa có, suy nghĩ và hành động thường bột phát, bốc đồng, nếu không có kỹ năng sống thì khó có khả năng ứng phó và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và học tập, từ đó dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Xã Luận Thành là một xã nằm ở trung tâm phía Nam của huyện, có đường Hồ Chí Minh chạy qua nên đời sống kinh tế tương đối phát triển. Gia đình học sinh có quan tâm đến việc học của con em nhưng vì lo phát triển kinh tế nên không dành nhiều thời gian và điều kiện giáo dục, quản lý con cái, thậm chí phó mặc cho Nhà trường.

 

doc 19 trang thuychi01 46135
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống qua trò chơi cho học sinh trường THCS Luận Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THƯỜNG XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG QUA TRÒ CHƠI CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS LUẬN THÀNH
Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Luận Thành
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục kỹ năng sống
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
Mục
Tên đề mục
Trang
Mục lục
1
Mở đầu
1
1.1
Lí do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
2
Nội dung
2
2.1
Cơ sở lí luận
2-3
2.2
Thực trạng vấn đề
3-4
2.3
Giải pháp thực hiện
4-12
2.4
Hiệu quả của sáng kiến
12-14
3
Kết luận, kiến nghị
14
3.1
Kết luận
14-15
3.2
Kiến nghị
15
Danh mục viết tắt
16
Tài liệu tham khảo
16
Danh mục SKKN đã được xếp loại
17
Phụ lục
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài.
Rèn luyện kỹ năng sống(KNS) cho học sinh là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của cà thế hệ trẻ. Chính vì vậy, học sinh, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS cần được trang bị kỹ năng sống để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. 
Nội dung giáo dục KNS trong trường học lần đầu tiên được Bộ GD&ĐT 
nhắc đến trong năm học 2008 – 2009 với chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Từ đó, việc giáo dục KNS đã được quan tâm sớm hơn một bước và đã trở thành một nội dung quan trọng trong các hoạt động giáo dục trong Nhà trường nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp các em rèn luyện KNS vững vàng trong cuộc sống. 
Hiện nay xã hội càng ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhiều tệ nạn xã hội, học sinh lại đang rất thiếu hụt kỹ năng sống, đặc biệt là trẻ em thuộc khu vực miền núi khó khăn như xã Luận Thành. Sự thiếu hụt này dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như tai nạn thương tích ở trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, điện giật, bỏng, ngộ độc, động vật cắn...), bạo lực học đường, trẻ em nữ bị xâm hại tình dục Học sinh THCS đang non nớt, kinh nghiệm sống chưa có, suy nghĩ và hành động thường bột phát, bốc đồng, nếu không có kỹ năng sống thì khó có khả năng ứng phó và giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và học tập, từ đó dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Xã Luận Thành là một xã nằm ở trung tâm phía Nam của huyện, có đường Hồ Chí Minh chạy qua nên đời sống kinh tế tương đối phát triển. Gia đình học sinh có quan tâm đến việc học của con em nhưng vì lo phát triển kinh tế nên không dành nhiều thời gian và điều kiện giáo dục, quản lý con cái, thậm chí phó mặc cho Nhà trường. 
Nhà trường THCS Luận Thành đã tổ chức một số hoạt động giáo dục KNS cho HS nhưng do nhiều hoạt động chuyên môn, số lượng học sinh đông, kinh phí eo hẹp không thể thường xuyên tổ chức được. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chỉ dựa chủ yếu vào việc lồng ghép vào hoạt động giáo dục và các tiết học trên lớp nhưng thời gian gò bó, các hình thức giáo dục chưa phong phú nên hiệu quả chưa cao.
Trong những năm gần đây, nhận thấy một bộ phận không nhỏ học sinh kỹ năng giao tiếp kém, nhiều học sinh có ý định bỏ học, ham chơi đua đòi, không chú tâm vào việc học, hay vi phạm ATGT, dễ bị tai nạn rủi ro do thiếu hụt KNS và thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đinh. Trước tình hình đó, cần đưa ra các biện pháp giáo dục KNS cho học sinh làm sao tiết kiệm được thời gian, kinh phí, thu hút được học sinh mà vẫn có thể linh hoạt sử dụng trong bất cứ hoạt động giáo dục nào. Và giáo dục KNS qua trò chơi là một lựa chọn tối ưu vì đây là hình thức giáo dục gây hứng thú mạnh mẽ cho học sinh. Các em vừa học, vừa chơi nhưng vẫn bổ ích, thiết thực. Từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Luận Thành qua một số trò chơi” để thực hiện. Với đề tài này, tôi mong muốn tạo thêm sân chơi bổ ích cho học sinh, góp phần tăng cường giáo dục KNS cho các em, giúp ích cho các em trong quá trình học tập và sinh sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Từ tình hình thực tế việc giáo dục KNS tại đơn vị, tôi đưa ra một số giải pháp rèn luyện, giáo dục KNS cho học sinh, giúp các em biết vận dụng nó để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, trong học tập một cách hiệu quả, giúp các em phát triển một cách toàn diện
Góp phần đa dạng hóa hình thức giáo dục KNS cho học sinh tại đơn vị, tiết kiệm thời gian, kinh phí, nâng cao hiệu quả giáo dục KNS nói riêng, giáo dục học sinh trong Nhà trường nói chung.
1.3. Đối tượng nghiên cứu	
Đề tài tập trung nghiên cứu về một số biện pháp rèn luyện KNS thông qua các trò chơi tập thể cho học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục của Nhà trường.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Giáo dục KNS cho học sinh có rất nhiều phương pháp. Nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc rèn luyện KNS cho học sinh qua trò chơi tại đơn vị nên chỉ sử dụng một số phương pháp như: 
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các tài liệu: Các văn bản của ngành về giáo dục KNS cho HS, các tài liệu về giáo dục KNS để làm căn cứ thực hiện đề tài.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu lí do học sinh thiếu KNS, số lượng và lí do học sinh hay vi phạm các nội quy, thiếu tự tin, chán học, hay chống đối, có hành động, suy nghĩ cực đoan 
+ Phương pháp thống kê: Sử dụng PP này để nắm được tỉ lệ có KNS của học sinh khi thực hiện khảo sát thực tế trước và sau khi thực hiện đề tài.
+ Phương pháp thực hành: Sử dụng phương pháp này trong quá trình rèn luyện kĩ năng cho HS, qua việc khảo sát kết quả việc thực hiện đề tài.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận	
Trong môi trường không ngừng biến động con người luôn đối diện với áp lực cuộc sống từ những yêu cầu ngày càng đa dạng, ngày càng cao trong quan hệ xã hội, trong công việc và cả trong quan hệ gia đình. Quá trình hội nhập với thế giới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngoài kiến thức chuyên môn, yêu cầu về các kỹ năng sống ngày càng trở nên quan trọng. Thiếu kỹ năng sống con người dễ hành động tiêu cực, nông nổi. Giáo dục cần trang bị cho người học những kỹ năng thiết yếu như ý thức về bản thân, làm chủ bản thân, đồng cảm, tôn trọng người khác, biết cách hợp tác và giải quyết hợp lý các mâu thuẫn, xung đột. [1 ]
Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học.
Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.
Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễnỞ Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục.[ 2]
Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục KNS cho học sinh phổ thông hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.[ 3]
Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên,  tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS.
2.2 Thực trạng vấn đề
2.2.1. Thuận lợi
 Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục KNS cho học sinh phổ thông; hướng dẫn tích hợp giáo dục KNS vào các địa chỉ qua một số môn học và hoạt động giáo dục ở các cấp học phổ thông nên cán bộ quản lý và giáo viên trong trường đã nắm được cơ bản việc giáo dục KNS cho học sinh.
 Một số hoạt động giáo dục KNS đã được Nhà trường chú ý thực hiện trong khuôn khổ và yêu cầu của Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Giáo dục KNS từ nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng đã thu hút được sự chú ý và hưởng ứng của xã hội, của phụ huynh học sinh.
Hình thức tổ chức giáo dục KNS đã bước đầu được thực hiện trong một số môn học, thông qua hoạt động ngoại khoá và các hoạt động trải nghiệm.
Việc giáo dục KNS cho HS trong Nhà trường được sự quan tâm và hỗ trợ của tổ chức “Tầm nhìn thế giới” nói chung và CT PTV Thường Xuân nói riêng.
2.2.2. Khó khăn, hạn chế
 Khi thực hiện giáo dục KNS, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có tài liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,). Tổ chức giáo dục KNS có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội dung giáo dục không chỉ diễn ra trong môn học mà còn thông qua một số hoạt động khác (hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,...) cho nên thiếu cơ sở vật chất, kinh phí để thực hiện.
Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh chưa được nhận thức một cách đúng mức trong ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục KNS, còn ngại suy nghĩ, đổi mới trong phương pháp giáo dục học sinh.
Giáo viên quen với việc tập trung cung cấp kiến thức mà không hoặc ít quan tâm giáo dục KNS cho học sinh. Mặt khác thời lượng tiết học là 45 phút rất nhanh nên giáo viên không có đủ thời gian lồng ghép giáo dục cho học sinh.
Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến giáo dục con em, còn phó mặc cho Nhà trường.
Ngoài ra, việc rèn luyện kĩ năng mềm cần tiến hành thông qua những hoạt động tích cực thực tiễn, trong khi nhiều học sinh vẫn quen với lối học thụ động. Học sinh của trường đa số xuất thân từ nông thôn nên khả năng thích ứng với xã hội hiện đại của các em còn yếu, các hiểu biết về kĩ năng mềm ở các em hầu như là chưa có.
Số lượng học sinh trong trường quá đông, gần 500 học sinh, mà giáo dục và rèn luyện KNS cần cho học sinh trải nghiệm nên việc giáo dục KNS cho toàn bộ học sinh là việc vô cùng khó và không có hiệu quả.
Hình thức giáo dục KNS cho HS còn nghèo nàn, chưa thu hút và hấp dẫn được học sinh do không đủ thời gian và kinh phí tổ chức.
Vì những khó khăn trên nên hiện nay việc triển khai các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh như thế nào cho hiệu quả là vấn đề trăn trở của nhà trường và các giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy và giáo dục. 
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Một số vấn đề chung
a. Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết về cuộc sống. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thử thách, những áp lực tiêu cực.
Nếu không được giáo dục kĩ năng sống, nếu thiếu kĩ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận học sinh phổ thông trong thời gian vừa qua chính là do các em thiếu những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng từ chối, kĩ  năng kiên định, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, kĩ năng thương lượng, kĩ năng giao tiếp. Vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hoà và lành mạnh. 
b. Một số phương pháp giáo dục KNS cho học sinh phổ thông thường được sử dụng:
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp động não
- Phương pháp sắm vai(trải nghiệm)
- Phương pháp trò chơi
- Phương pháp vẽ tranh
Có nhiều phương pháp giáo dục KNS cho học sinh, mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng. Trong các phương pháp trên thì phương pháp sắm vai và trò chơi là hai phương pháp học sinh rất yêu thích. Tuy nhiên phương pháp sắm vai để có hiệu quả thì phải xây dựng tình huống, có phục trang, đạo cụ phù hợp, số học sinh tham gia được ít nên việc sử dụng phương pháp trò chơi sẽ có hiệu quả hơn.
c. Sử dụng phương pháp trò chơi trong giáo dục KNS cho học sinh
* Mục đích:
Phương pháp trò chơi giúp cho quá trình học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động, không khô khan nhàm chán nhằm lôi cuốn học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú, có tinh thần trách nhiệm, đồng thời xua tan sự căng thằng trong học tập.
* Các bước thực hiện:
- Lựa chọn trò chơi phù hợp
- Chuẩn bị phương tiện(nếu cần)
- Lựa chọn không gian phù hợp
- Huy động sự tham gia của người chơi
- Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi
- Hướng dẫn chơi
- Chơi thử
- Tổ chức chơi
- Xử lý theo luật chơi
- Rút ra ý nghĩa của trò chơi(qua sử dụng các câu hỏi vấn đáp, gợi mở để học sinh rút ra được kỹ năng sống qua trò chơi)[4 ]
* Lưu ý khi sử dụng phương pháp trò chơi
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, đảm bảo mọi người đều có thể được tham gia
- Trò chơi phải phù hợp(với đặc điểm, trình độ học sinh, hoàn cảnh thực tế của lớp học, phù hợp với KNS cần giáo dục)
- Chú ý phát huy tính tích cực của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự tổ chức chơi.
- Cuối trò chơi phải có hệ thống câu hỏi để học sinh rút ra KNS cần giáo dục.[5]
* Những hoạt động giáo dục có thể sử dụng phương pháp trò chơi để giáo dục KNS
- Trong tiết học chính khóa trên lớp (đầu giờ, cuối giờ): nên sử dụng trò chơi ít phải vận động, gây tiếng ồn, số người trên một lượt chơi hạn chế và cần ít thời gian. Nên chọn trò chơi vừa giáo dục KNS vừa có tác dụng củng cố bài học(có liên quan đến bài học). Các tiết học Âm nhạc và Thể dục thuận lợi nhất để thực hiện trò chơi.
- Qua tiết ngoại khóa trên lớp: Với tiết học ngoại khóa thời gian và không gian thuận lợi hơn nhưng chú ý không quá ồn và vận động mạnh làm ảnh hưởng đến lớp khác.
- Qua các hoạt động ngoại khóa(sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động tập thể), không gian và thời gian không bị hạn chế nên chọn các trò chơi vận động, có nhiều người tham gia để tạo không khí thoải mái cho học sinh.
Tùy vào từng hoạt động mà giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp làm sao vừa khắc sâu nội dung hoạt động vừa kết hợp giáo dục KNS cho học sinh có hiệu quả.
2.3.2. Phương pháp giáo dục KNS cho học sinh qua một số trò chơi
Bất cứ trò chơi lành mạnh nào nếu vận dụng tốt đều có thể dùng để giáo dục KNS cho học sinh. Trong đây, tôi xin được giới thiệu một số trò chơi dễ thực hiện trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông.
a. Giáo dục “Kỹ năng hợp tác ” qua trò chơi “ Vượt biển”
Mục đích của trò chơi này là giúp học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của việc hợp tác, từ đó giáo dục kỹ năng hợp tác cho các em.
Chuẩn bị: Một số tờ giấy báo, không gian chơi đủ rộng
Trò chơi tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Giới thiệu luật chơi
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm(chia ngẫu nhiên qua trò chơi “Kết bạn”), chia cho mỗi nhóm một tờ báo cũ, quy định khoảng sân(lớp) là biển, tờ báo là thuyền để vượt biển.
Khi trò chơi bắt đầu, giáo viên cho các học sinh xung quanh sân vừa đi vừa hát. Giáo viên hô “Bão biển” thì tất cả học sinh phải chạy về đứng gọn trên thuyền, ai không đứng gọn trên thuyền thì bị loại. Khi giáo viên hô “Bão tan”, mọi học sinh lại đi xung quanh sân, lúc này thuyền bị rách nên chỉ còn lại một nửa tờ báo, khi có hiệu lệnh “Bão biển” thì lại phải chạy ngay về thuyền. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy càng về sau càng khó(thuyền càng ngày càng nhỏ). Nhóm nào bảo tồn được số người sau cùng sẽ thắng cuộc.
Bước 2: Chơi thử: Giáo viên cho học sinh chơi thử 2-3 lượt cho học sinh nắm rõ luật chơi.
Bước 3: Tổ chức chơi
Giáo viên cho học sinh chơi khoảng 3-5 lượt, tìm ra đội chơi thua nhanh nhất để “thưởng” bằng một hình thức vui nào đó.
Bước 4: Rút ra ý nghĩa của trò chơi(giáo dục KNS):
- Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên đưa ra một số câu hỏi để học sinh rút ra ý nghĩa trò chơi:
? Để giành được thắng lợi trong trò chơi vừa rồi thì mội thành viên trong nhóm cần phải làm gì?( cần nhanh chóng chạy về thuyền, bám chặt vào nhau, chung sức giữ cho nhau đứng vững trên thuyền)
? Nếu trong nhóm có 1 người không bám chắc hoặc đứng không vững thì nhóm có đứng vững được không? Nhóm sẽ làm gì để đứng vững trên thuyền?(nhóm không thể đứng vững nếu một thành viên không kết hợp tốt, những thành viên còn lại sẽ hỗ trợ giúp cho bạn bám chắc và đứng vững )
? Thuyền muốn đứng vững thì các em nên phân công nhiệm vụ như thế nào?(bạn to khỏe đứng giữa làm trụ, các bạn nhỏ, yếu đứng xung quanh, tất cả trong và ngoài đều giữ chặt lấy nhau thành một khối)
? Trò chơi vừa rồi có liên quan đến kỹ năng sống nào? (kỹ năng hợp tác)
Giáo viên kết luận: 
Kỹ năng hợp tác là một kỹ năng rất quan trọng với mội chúng ta, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. 
Kỹ năng hợp tác là cùng chung sức, giúp đỡ, hỗ trợ nhau để đạt đến một mục đích chung. 
Hợp tác giúp chúng ta có thêm sức mạnh, vượt qua khó khăn, có được nhiều thành công.
Muốn hợp tác tốt mỗi người cần phải biết tôn trọng, chia sẻ, lắng nghe các thành viên khác trong nhóm, có tinh thần trách nhiệm, luôn hỗ trợ mọi người trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ chung.
b. Giáo dục kỹ năng “Tự nhận thức” qua trò chơi “Soi gương”
Mục đích của trò chơi này là học sinh nhận thức được rằng muốn thấy được vẻ bề ngoài của bản thân thì rất dễ bằng cách soi gương, nhưng để nhận biết được bên trong mỗi người thì cần có kỹ năng tự nhận thức bản thân.
Trò chơi tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Phổ biến luật chơi
- GV cho học sinh đứng thành vòng tròn xung quanh mình. Cử ra hai người quan sát để phát hiện người làm không đúng(luân phiên)
- Luật chơi: Người quản trò đứng giữa vòng tròn làm động tác nào thì những người xung quanh phải làm theo nhưng làm ngược chiều(giống hình ảnh trong gương). Nếu ai làm cùng chiều với người quản trò thì sẽ được “thưởng” 
Bước 2: Chơi thử: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thử để học sinh nắm rõ luật chơi
Bước 3: Tổ chức trò chơi: 
Giáo viên thực hiện các động tác( ví dụ như chải đầu soi gương, đánh răng, trang điểm, dắt xe. ) khoảng 3-5 lượt để tìm ra những người chơi chưa đúng để “thưởng” bằng một hình thức vui nào đó.
Bước 4: Rút ra ý nghĩa của trò chơi(giáo dục KNS):
- Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên đưa ra một số câu hỏi để học sinh rút ra ý nghĩa trò chơi:
? Để nhận ra vẻ bề ngoài của bản thân thì chúng ta phải làm gì?(soi gương)
? Việc soi gương có giúp chúng ta nhìn thấy đặc điểm bên tro

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_qua_tro_choi_cho.doc