SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học

SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học

Với xu hướng phát triển con người một cách toàn diện mà ngành giáo dục đang từng bước đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học như một nhiệm vụ chính trong dạy và học. Việc hình thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người hiện đại. Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt để đáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. Vì thế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.

Trong những năm giảng daỵ tôi thấy môn khoa học lớp 5 giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, về con người và sức khỏe, giới tính, tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của con người, tìm hiểu về các chất cấm, về cách sử dụng thuốc, phòng tránh các bệnh về lây truyền, các bệnh xã hội, cách phòng chống bị xâm hại, an toàn giao thông, tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, về các vật liệu xây dựng về chất đốt, năng lượng sạch. tìm hiểu về sự sinh sản của động thực vật về môi trường Tìm hiểu về hỗn hợp, dung dịch, tìm hiểu sơ bộ về năng lượng, cách sử dụng năng lượng mặt trời, gió,nước, chất đốt, điện, pin, cách tiết kiệm năng lượng Tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật, quá trình hình thành và phát triển của cây con. Sự sinh sản và phát triển của động vật, côn trùng tất cả đều chú trọng đến việc hình thành các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan trọng trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học giúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị như giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả.

Vì vậy trong những năm qua nhất là với những năm gần đây kỹ năng sống luôn là nền tảng trong cuộc sống của các em vì thế tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và mạnh dạn đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học’’.

 

doc 17 trang thuychi01 33935
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
A- MỞ ĐẦU
1
2
1. Lý do chọn đề tài
2
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
4
3. Đối tượng nghiên cứu
3
5
4. Phương pháp nghiên cứu
3
6
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
7
1.Cơ sở lý cở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
8
2. Thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 5 hiện nay.
5
9
III CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN GDKNS CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT KHOA HỌC
6
10
Giải pháp1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học
6
11
 Giải pháp2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua những hình ảnh, mẫu vật cụ thể
10
12
Giải pháp3.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua quan sát tranh, hình ảnh
13
13
 Giải pháp4.Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua tìm hiểu, khai thác nội dung bài học
15
14
IV- KIỂM NGHIỆM
18
15
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
19
16
1. Kết luận
19
17
2. Ý kiến đề xuất
19
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Với xu hướng phát triển con người một cách toàn diện mà ngành giáo dục đang từng bước đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường học như một nhiệm vụ chính trong dạy và học. Việc hình thành và phát triển của kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng trong sự phát triển nhân cách con người hiện đại. Là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt để đáp ứng những thử thách của cuộc sống của mỗi cá nhân. Thực tế cho thấy, nếu con người có kiến thức, thái độ tích cực mới đảm bảo 50% sự thành công, 50% còn lại là những kĩ năng trong cuộc sống mà ta thường gọi là kĩ năng sống. Vì thế giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là nhiệm vụ hết sức cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường. Nhằm giúp học sinh có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các em có thể ứng xử hiệu quả trước những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em có thêm cơ hội thành công hơn trong cuộc sống.
Trong những năm giảng daỵ tôi thấy môn khoa học lớp 5 giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, về con người và sức khỏe, giới tính, tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của con người, tìm hiểu về các chất cấm, về cách sử dụng thuốc, phòng tránh các bệnh về lây truyền, các bệnh xã hội, cách phòng chống bị xâm hại, an toàn giao thông, tìm hiểu về sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, về các vật liệu xây dựng về chất đốt, năng lượng sạch... tìm hiểu về sự sinh sản của động thực vật về môi trườngTìm hiểu về hỗn hợp, dung dịch, tìm hiểu sơ bộ về năng lượng, cách sử dụng năng lượng mặt trời, gió,nước, chất đốt, điện, pin, cách tiết kiệm năng lượngTìm hiểu về sự sinh sản của thực vật, quá trình hình thành và phát triển của cây con. Sự sinh sản và phát triển của động vật, côn trùng  tất cả đều chú trọng đến việc hình thành các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc đặc biệt đến kĩ năng vận dụng kiến thức để xử lí thích hợp trong cuộc sống. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống là mục tiêu quan trọng trong dạy học môn khoa học. Giáo dục kĩ năng sống trong môn khoa học giúp các em tự nhận thức về bản thân, tự nhiên, xã hội và các giá trị như giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến sức khỏe bản thân; tư duy, phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên; ra quyết định phù hợp và giải quyết có hiệu quả. 
Vì vậy trong những năm qua nhất là với những năm gần đây kỹ năng sống luôn là nền tảng trong cuộc sống của các em vì thế tôi đã đi sâu vào điều tra, nghiên cứu và mạnh dạn đề ra những giải pháp, biện pháp hợp lý sát thực với yêu cầu của bộ môn cũng như đặc điểm tình hình học sinh của nhà trường trong việc vận dụng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong từng tiết học khoa học và thấy kĩ năng sống của học sinh nói riêng và chất lượng học tập của học sinh nói chung thu được kết quả khá tốt. Từ kết quả đạt được, từ kinh nghiệm thực tiễn tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 qua tiết khoa học’’. 
2. Mục đích nghiên cứu:
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. 
Thông qua môn khoa học giáo dục cho các em các kĩ năng: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả. 
Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cho các em cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN. 
Kĩ năng sống có thể hình thành một cách tự nhiên, thông qua giáo dục và rèn luyện của con người trong môn khoa học. Rèn luyện KNS cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện KN ứng xử thân thiện trong mọi tình huống, thói quen và KN làm việc theo nhóm, KN hoạt động xã hội, Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khỏe, ý thức tự bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với HS tiểu học việc hình thành các KN cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh lớp 5A trường tiểu học Nga Thanh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 Điều tra, phân tích lấy tư liệu trong cuộc sống, đúc rút kinh nghiệm qua giảng dạy hằng ngày, tìm hiểu thêm thông qua các môn học đạo đức và các mô hình trong các hoạt động ngoài giờ.
Phương pháp tham khảo, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan.
Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Phương pháp thực nghiệm.
Phương pháp thống kê.
 II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
Thực hiện quyết định của Bộ GD&ĐT, các Sở GD&ĐT trong cả nước đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các trường học tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tăng cường nguồn lực trong và ngoài nhà trường cho giáo dục đạo đức, hình thành các chuẩn đạo đức, chú ý giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình bên cạnh giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc. Tập trung rèn luyện cho học sinh ý thức kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng, ngăn nắp, tăng cường giáo dục kỹ năng tự phục vụ, thói quen vệ sinh tốt, kỹ năng tự bảo vệ an toàn bản thân, mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, lễ phép với người lớn Việc giáo dục kỹ năng sống cho HS được thể hiện qua các cách thức hoạt động như:
- Tích hợp vào nội dung các bài học ở các môn học trên lớp.
- Thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Có thể khẳng định: kỹ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em học sinh tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai. Dạy trẻ kĩ năng sống là điều rất cần thiết đặc biệt đối với trẻ tiểu học, khi bắt đầu đi học cũng là lúc trẻ bắt đầu tiếp xúc với xã hội, rất cần hoàn thiện và phát triển các kĩ năng sống cho riêng mình. Chính những kĩ năng sống các em tiếp nhận được những năm đầu tiên đi học sẽ theo các em suốt cả cuộc sống sau này. Nếu ngay từ tiểu học các em đã có được những kĩ năng tốt, cuộc sống sau này sẽ rộng mở với các em hơn. Nếu ngược lại sau này các em sẽ rất khó khăn để sửa chữa những kĩ năng không tốt và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy việc dạy kỹ năng sống cho học sinh giúp các em biết làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, đảm bảo mục tiêu giáo dục KNS cho học sinh trong cộng đồng. Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn.
Việc giáo dục kỹ năng sống góp phần giải quyết tình trạng trẻ thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, thậm chí không biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ... Bên cạnh đó, các bài học về kỹ năng sống sẽ giúp trẻ hình thành những kỹ năng tâm lý - xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống. Đó là những kỹ năng chúng ta phải biết để có được sự điều chỉnh, ứng xử phù hợp với những thay đổi diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Qua học tập và rèn luyện các kỹ năng sống các em sẽ cảm nhận, thấu hiểu và trân trọng những giá trị căn bản của cuộc sống.
2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO häc Ở LỚP 5 HIỆN NAY.
* Thực trạng
Qua những năm được nhà trường phân công giảng dạy lớp 5 và được dự giờ, trao đổi học tập lẫn nhau, được dự thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp cụm. Tôi thấy còn bộc lộ những hạn chế,tồn tại sau:
a, Hạn chế của giáo viên: 
- Một số giáo viên có dạy dạy kỹ năng sống cho học sinh, nhưng chưa thường xuyên rèn luyện, vận dụng trong các trường hợp, tình huống cụ thể cho học sinh.
- Có một số tiết học giáo viên có giáo dục kĩ năng sống cho các em nhưng còn hình thức.
- Nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc giáo dục cho các em các kĩ năng giao tiếp, ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể, chưa giúp học sinh biết xử lí những trường hợp có liên quan đến sức khỏe bản thân, nói đến giới tính còn e ngại, khi dạy cho học sinh cách vệ sinh tuổi dạy thì còn xấu hổ. 
- Một số giáo viên khác trong giờ học lại chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài nhưng không cho các em liên hệ với bản thân để hình thành và phát triển các kĩ năng sống cho các em. Sau mỗi bài học các em có cách hiểu rất mơ màng vì vậy giờ dạy chưa đạt được mục tiêu của tiết học. 
b, Hạn chế của học sinh:
 - Chưa được giáo dục, trang bị đầy đủ các kỹ năng chưa được luyện tập, rèn luyện kỹ năng sống nên chưa tự tin, chưa linh hoạt trong cách ứng xử các tình huống 
- Trình độ học sinh không đồng đều.
- Trong các tiết học không được hướng dẫn quan sát hình ảnh để liên hệ tạo điều kiện cho các em hiểu sâu, nắm chắc vấn đề một cách rõ ràng.
- Một số các gia đình học sinh kinh tế còn khó khăn chưa quan tâm đến rèn luyện cho con những thói quen, kỹ năng tốt, một số ít gia đình phụ huynh còn làm ảnh hưởng xấu đến con em như: bố mẹ còn nói tục, còn chửi bậy, còn xô xát với nhau.
Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5A. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát một số kỹ năng sống của học sinh ở tiết khoa học đầu năm. Cụ thể kết quả như sau:
Năm học
Số học sinh
KN tự nhận thức
KNgiao tiếpvà hợp tác
KN tư duy bình luận
KN ra quyết định & giải quyết vấn đề
KN làm chủ bản thân
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017-2018
26
6
23
4
15,4
4
15,4
5
19,2
7
26,9
Với kết quả thu được như trên tôi thấy kỹ năng sống của học sinh lớp tôi vào đầu năm học còn rất thấp, khi đi vào thực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, không giám tự giới thiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc không biết nói lời xin lỗi khi các em làm sai. Có nhiều em nói rất nhỏ nhiều khi không giám ngước mặt nhìn lên khi nói, luôn luôn sợ hãi.
 Chính vì vậy tôi đã suy nghĩ và đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tính tích cực tự giác, chủ động của học sinh nhằm cho các em tiếp cận với yêu cầu cao của việc học tập đó là giúp các em được hình thành những kỹ năng sống qua từng tiết học môn khoa học. 
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HIỆN gdkns CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA TIẾT khoa häc
 Giải pháp 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học.
 Để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo hướng tích cực cá thể người học phải có sự chuẩn bị tốt của giáo viên và học sinh theo các bước như sau: 
a) Khâu chuẩn bị của tôi và học sinh trước khi lên lớp
* Chuẩn bị của giáo viên
 Trước hết muốn giáo dục kỹ năng sống cho các em thì bản thân tôi phải có những kỹ năng sống đó. Để đạt được yêu cầu trên thì tôi phải rèn luyện bản thân mình từ việc nhận thức, qua giao tiếp, bình luận và giải quyết vấn đề đều thể hiện làm chủ được bản thân. Từ cử chỉ đến hành động đều phải gương mẫu thể hiện sự thân thiện với mọi người. Trước khi soạn bài tôi phải nghiên cứu, chọn lọc hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung bài học để vừa đảm bảo khai thác dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh được khiến thức đồng thời hình thành và phát triển những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh thông qua những hoạt động đó. Thầy phải chú ý đến giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. 
+ Tôi đã lựa chọn và xây dựng các hoạt động dạy – học để đạt được mục tiêu của bài, phù hợp với điều kiện của trường và với đối tượng HS lớp tôi.
 + Tham khảo nội dung sách hướng dẫn giảng dạy, để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức học tập cho phù hợp với đối tượng của lớp mình.
 + Sưu tầm đồ dùng dạy học, tranh ảnh minh hoạ phục vụ cho bài dạy để học sinh hứng thú học tập tiếp thu bài sâu hơn.
 + Chú ý đến yêu cầu của môn khoa học : Đó là học sinh tự rút ra nội dung bài học thông qua việc khai thác hình ảnh.
 * Chuẩn bị của học sinh
 + Yêu cầu học sinh xem kỹ trước bài ở nhà, có xem trước bài ở nhà học sinh mới biết được cần chuẩn bị những gì cho tiết học. Đồng thời có những thắc mắc cần được giải đáp mang đến lớp tham khảo ý kiến của bạn và của cô giáo. 
 b) Cách giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo cá thể người học
 Để thực hiện mục đích của việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức về bản thân, xã hội và các giá trị giao tiếp ứng xử thích hợp trong một số tình huống cụ thể có liên quan đến sức khỏe bản thân, cách phòng chống một số bệnh do muỗi đốt cách phòng tránh bị xâm hại, Biết tư duy phân tích và bình luận về các hiện tượng, sự vật đơn giản trong tự nhiên. Biết về sự sinh trưởng và phát triển của cây cối, của động thực vật, côn trùng, thú.. từ đó biết ra quyết định phù hợp giải quyết có hiệu quả. Tôi dạy theo hình thức cá thể hóa người học.
 Hướng dẫn học sinh động não, phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn tôi giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu tự nhận thức cho học sinh (đọc thầm câu hỏi nào, quan sát những hình ảnh nào, bao nhiêu thời gian) Giới hạn thời gian để tăng khả năng động não. Cách thực hiện biện pháp này là từng bước rút ngắn thời gian chiếm lĩnh kiến thức của học sinh và tăng dần khả năng tự nhận thức. 
Ví dụ1: Bài 7: “Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt” 
Những kĩ năng cần giáo dục cho các em: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp hiệu quả.
 Để biết được nguyên nhân và cách phòng một số bệnh lây truyền do muỗi đốt. Tôi yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1- Tìm hiểu về một số bệnh lây truyền do muỗi đốt:
Bằng kiến thức của mình hãy kể tên một số bệnh lây truyền do muỗi đốt
- Cá nhân học sinh được tự động não trong thời gian 1 phút và trả lời
- GV tổ chức cho HS được tự nêu tên các bệnh bệnh lây truyền do muỗi đốt theo hiểu biết và vốn sống của học sinh.
- Giáo viên chốt: Các bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh viêm não,là các bệnh lây truyền do muỗi đốt có thể gây ra chết người nếu không được chữa kịp thời và đúng cách.
2- Tìm hiểu về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt:
- Để thực hiện được yêu cầu trên tổ chức cho học sinh học nhóm 2 để trả lời câu hỏi:
- Quan sát tranh 2 đến tranh 8 nêu nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền do muỗi đốt.
- Học sinh được tự quan sát, tự lực tìm tòi, để phát hiện ra kiến thức mới sau đó trả lời trong nhóm rồi trả lời trước lớp.
- Từ việc HS hiểu biết được những nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền do muỗi đốt.
- Nêu cách đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi đốt?
- Mỗi cá thể được tự đặt câu hỏi - được trả lời theo suy nghĩ của mình. Mỗi nhóm gồm hai học sinh được tự trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.
- Tôi chốt: Để đề phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt cần: Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi, ngủ phải mắc màn, không để nước đọng trong các chum vại thường xuyên dọn dẹp phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh giữ vệ sinh môi trường.
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học trong sgk.
3- Qua đó tôi giáo dục kĩ năng tự nhận thức, và giao tiếp cho học sinh:
- Em cần làm những việc gì để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt?
- Cho học sinh được tự nêu những việc làm của mình để phòng bệnh lây truyền do muỗi đốt.
+ Em cần có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện 
+ Ngủ phải mắc màn.
+ Phum thuốc diệt trừ muỗi.
+ Không nên để nước đọng trong các lọ hoa, cần thay nước thường xuyên đối với các loại cây trồng trong nhà.
+ Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh xung quanh nhà ở, phát quang bờ bụt khơi thông cống rãnh quanh nhà để muỗi không có nơi trú ẩn và sinh sản.
* Các kỹ năng được hình thành cho học sinh:
- Các em tự nêu được việc làm của chính mình trong sinh hoạt hằng ngày.
- Các em vận dụng kiến thức vào cuộc sống chính mình bằng những việc làm cụ thể.
Từ đó giúp các em tự tin hơn, có kiến thức phục vụ đời sống cá nhân cũng là cơ hội để các em rèn luyện kỹ năng sống cho bản thân.
Dọn vệ sinh quanh phòng học và sân trường
Ngủ ttrong màn
 Dưới sự hướng dẫn, gợi mở của giáo viên, các em đã tự nhận thức về bản thân, thể hiện được tính chủ động, say mê tìm tòi, được thể hiện mình và lĩnh hội tri thức. Giáo dục kỹ năng sống đã giúp các em có thêm vốn sống, kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tế khá tốt từ đó ứng xử nhanh và giải quyết vấn 
đề kịp thời, hợp lý, biết xử lý công việc được giao một cách tốt nhất thể hiện:
Ví dụ2: Bài 10: “Phòng tránh bị xâm hại tình dục” 
 Với bài học này tôi muốn giáo dục cho các em nắm được kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình. Vậy muốn nắm được cách phòng tránh thì mỗi học sinh đều phải nắm được :
 -Xâm hại tình dục là hành vi vi phạm quyền con người và là một tội ác mà pháp luật quy định. Mọi người đều có quyền được toàn vẹn về thân thể. Điều này có nghĩa là chúng ta có quyền quyết định khi nào và mức độ nào một ai đó có thể đụng chạm đến thân thể mình.Các em cần nắm được:
+ Trẻ em có quyền cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi xâm hại tình dục.
+ Trẻ em có quyền được giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ khỏi xâm hại tình dục.
+ Trẻ em không có lỗi khi các em bị xâm hại tình dục.
- Các em cần biết rằng bất kỳ ai đó có ý định hay sự tiếp xúc nào về tình dục đối với trẻ em đều là vi phạm pháp luật.
- Xâm hại tình dục tình dục là vi phạm pháp luật và các quyền con người, quyền trẻ em, do đó kẻ xâm hại là người có tội trẻ em không bao giờ là người có lỗi.
 - Biết tự mình báo cáo về việc bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại tình dục với cha mẹ, người có thẩm quyền một cách kịp thời có thể giúp bảo vệ và phòng tránh sự xâm hại tiếp theo.
Từ những kiến thức trên các em thảo luận trong nhóm để rut ra kỹ năng tự bảo vệ bản thân mình một cách tốt nhất. Biết ứng phó với các tình huống, các nguy cơ trong cuộc sống.
Giải pháp 2. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua những hình ảnh, mẫu vật cụ thể:
Đối với học sinh tiểu học việc được nhìn thấy, sờ ngắm quan sát là điều mà các em thích thú nhất. Vì không những các em dễ nắm bắt kiến thức mà còn có khả năng tự học, tự tìm tòi tri thức một cách thích thú nhất. Vì vậy không chỉ học sinh ở các lớp dưới mà đến học sinh lớp 5 khi được học tiết học mà cô giáo dạy có nhiều mẫu vật cụ thể thì chắc chắn học sinh rất say mê, hứng thú học bài và những tiết học ấy các em rất nhớ nội dung bài học bởi nó gắn với mô hình cụ thể. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi đã vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho các em thông qua hoạt động quan sát mẫu vật. Để thực hiện tốt được hoạt động này tôi đã thực hiện các bước như sau:
a, Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - Chuẩn bị của giáo viên
Sưu tầm mẫu vật gắn với nội dung bài học.
- Chẩn bị của học sinh
Xem bài trước ở nhà, sưu tầm vật mẫu có nội dung gắn với nội dung bài học. 
Để rèn kĩ năng tự nhận thức và tìm kiếm kiến thức. Tôi đã giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua một số mẫu vật trong bài học như sau:
Ví dụ 1: Bài 11: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ 
Đối với bài này cần chuẩn bị:
 a,Giáo viên: Mẫu vật như sách giáo khoa, các biển báo giao thông, biển hiệu đèn xanh đèn đỏ, tài liệu về luật giao thông, tranh ảnh về các loại xe lưu thông trên đường bộ, tranh ảnh của các em học sinh khi qua đường mỗi khi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.doc