SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non

SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, của nhân loại;

Vấn đề bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường (như khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên);

Bên cạnh việc giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích nhằm làm cho con người và cộng đồng quan đến các vấn đề của môi trường đó là sự hiểu biết về môi trường, thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường;

Như chúng ta đã nhận thấy môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi, các yếu tố về không khí, đất, nước và nguồn thực phẩm, tần suất thiên tai, thảm họa thiên nhiên gia tăng khó lường như lốc xoáy, sạt lở đất, cháy lớn,. nguồn tài nguyên suy thoái và cạn kiệt dần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Theo điều tra của Tổ chức y tế thế giới, hiện nay 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường, 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu có thể gây sang chấn động tâm thần mạnh với trẻ em khi các trẻ em phải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn, tỷ lệ mắc bệnh hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do ô nhiễm môi trường, 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét,.

 

doc 15 trang thuychi01 9275
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, của nhân loại;
Vấn đề bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường (như khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên);
Bên cạnh việc giáo dục bảo vệ môi trường là quá trình giáo dục có mục đích nhằm làm cho con người và cộng đồng quan đến các vấn đề của môi trường đó là sự hiểu biết về môi trường, thái độ, kỹ năng và hành vi tốt trong việc bảo vệ môi trường;
Như chúng ta đã nhận thấy môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề làm cho khí hậu toàn cầu bị biến đổi, các yếu tố về không khí, đất, nước và nguồn thực phẩm, tần suất thiên tai, thảm họa thiên nhiên gia tăng khó lường như lốc xoáy, sạt lở đất, cháy lớn,... nguồn tài nguyên suy thoái và cạn kiệt dần, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là trẻ em. Theo điều tra của Tổ chức y tế thế giới, hiện nay 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố về môi trường, 1/3 bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu có thể gây sang chấn động tâm thần mạnh với trẻ em khi các trẻ em phải chứng kiến cảnh mất đi người thân, nhà cửa bị tàn phá, mắc bệnh nhiễm khuẩn, tỷ lệ mắc bệnh hen toàn cầu đã tăng gấp đôi trong 15 năm qua do ô nhiễm môi trường, 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do bệnh sốt rét,...
Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết, chưa có ý thức bảo vệ môi trường của con người. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và mọi cá nhân cùng chung tay để bảo vệ môi trường, coi đó là vấn đề sống còn của đất nước, nhân loại và là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành nhiều văn bản, tạo điều kiện cho công tác cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân và giáo dục mầm non nói riêng. Trong Nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 15/11/2004 đã chỉ rõ cần phải bảo vệ môi trường với hy vọng mọi người, mọi nhà sẽ được sống trong môi trường trong sạch lành mạnh và hạnh phúc hơn;
Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Bộ Giáo dục & Đào tạo phê duyệt đề án "Đưa các nội dung Bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân", trong đó nhấn mạnh "Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải đảm bảo tính giáo dục toàn diện'' đối với giáo dục mầm non. Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của trẻ nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ đối với bậc học mầm non, cần chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con người từ những bước khởi đầu của cuộc đời. Chính vì lẽ đó, giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường là điều thiết yếu nhất;
Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 về tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường đã nhấn mạnh: "Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại". Trong đó đã đề ra nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục mầm non tham gia vào công tác giáo dục bảo vệ môi trường, giúp trẻ hiểu biết về môi trường, có hành vi thái độ ứng xử phù hợp với môi trường để giữ gìn bảo vệ môi trường, biết sống hòa nhập với môi trường nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh. Trẻ biết được môi trường xung quanh trẻ bao gồm những gì? Trẻ biết phân biệt được những việc tốt, xấu, những hành vi đúng sai đối với môi trường và biết cần phải làm gì để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cũng giáo dục trẻ cách chăm sóc, giữ gìn sức khỏe của bản thân, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, con vật nơi mình sinh sống, biết được một số ngành nghề, văn hóa phong tục tập quán địa phương, từ đó dần hình thành ở trẻ niềm tự hào, ý thức bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc;
Việc giáo dục cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường luôn luôn là một hoạt động mang tính giáo dục cao, đòi hỏi giáo viên phải nhạy bén, linh hoạt sáng tạo, chủ động, không gây quá tải cho trẻ, biết tận dụng nguồn nguyên vật liệu phế thải, sẵn có để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ được thực hành, khám phá, trải nghiệm,... một cách có hiệu quả;
Giáo dục bảo vệ môi trường đã được đưa vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và trở thành chuyên đề trọng tâm của các trường mầm non trên cả nước từ năm học 2005 - 2006. Thực hiện Chỉ thị chung của ngành, đưa vào tình hình thực tế của địa phương, của trường, của lớp, tỉ lệ trẻ có hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn rất ít và không thường xuyên và đặc biệt tại đơn vị tôi phụ trách đã được chú trọng, song kết quả chưa cao, phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục bảo vệ môi trường. Cho nên sự phối hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ còn khó khăn. Ví dụ ở lớp tôi phụ trách, ý thức của một số trẻ còn kém, trẻ chỉ làm khi người lớn yêu cầu, chưa có tính tự giác, như khi trẻ ăn bim bim, ăn bánh kẹo, uống sữa,... trẻ sẵn sàng tiện tay ném xuống lớp, ra sân trường hoặc một nơi nào đó mà không vứt vào thùng rác,... nên tôi rất lo lắng về vấn đề này và đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu của mình là "Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Qua đề tài nghiên cứu này giúp giáo viên hiểu hơn về bản chất và các vấn đề liên quan đến môi trường, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của các vấn đề môi trường nói chung, việc cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non nói riêng, từ đó giáo viên nắm được kiến thức, nội dung và tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ dựa trên tình hình thực tế của địa phương, trường lớp nơi trẻ ở.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường Mầm non tôi đang công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan);
- Phương pháp điều tra giáo dục;
- Phương pháp quan sát sư phạm;
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm;
- Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin;
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận 
Xuất phát từ những đặc điểm tâm lý trẻ Mầm non, ta thấy trẻ ở lứa tuổi này rất thích hoạt động khám phá thích tiếp xúc với thiên nhiên, để hình thành nề nếp thói quen, thái độ ứng xử đúng đắn có văn hóa,... đó là những yếu tố thuận lợi cho việc giáo dục bảo vệ môi trường và dựa vào kỹ năng của trẻ Mầm non ta lại thấy trẻ có khả năng tiếp nhận kiến thức hình thành những kỹ năng ban đầu đơn giản, trẻ đã có những kỹ năng như: Quan sát, phân tích, so sánh, phân loại các sự vật, hiện tượng, nhận biết được các mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên, động vật, thực vật và điều kiện sống của chúng, trẻ thích tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ xung quanh,...trẻ học tập ở dạng đơn giản, những tri thức trẻ lĩnh hội được là những tri thức tiền khoa học được lượm lặt từ đời sống hàng ngày, ở mọi lúc, mọi nơi, một cách tự nhiên thông qua hoạt động chia sẽ với bạn bè và người lớn,... trẻ lao động ở dạng sơ đẳng, đó là lao động tự phục vụ, chăm sóc thiên nhiên, vệ sinh môi trường, đây là phương tiện quan trọng giúp hình thành ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường cho trẻ. Các chuyên gia giáo dục đã khẳng định giáo dục bảo vệ môi trường là rất cần thiết và cấp bách, phải bắt đầu ngay từ bậc học Mầm non, nó có ý nghĩa to lớn góp phần đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người. Tuy nhiên, giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Mầm non không phải là môn học riêng biệt mà nó chỉ có thể lồng ghép, tích hợp vào các môn học trong chương trình giáo dục Mầm non và trong các hoạt động hàng ngày của trẻ. Mục tiêu của bảo vệ môi trường chính là vận dụng những kiến thức kỹ năng về môi trường vào bảo vệ môi trường (đó là môi trường trong lớp học và môi trường ngoài lớp học, nơi trẻ vui chơi, học tập và sinh hoạt hàng ngày). Môi trường tự nhiên ở trường Mầm non là các yếu tố tự nhiên bao quanh như đất, nước, cát, sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió bão, cây cối, hoa, quả, con vật, vườn trường, ... Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả những gì con người tạo nên, làm thành tiện nghi, phương tiện trong cuộc sống như phòng nhóm, lớp học, các phòng chức năng, bếp ăn, góc chơi, sân chơi, trang thiết bị, bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh phục vụ trẻ học tập, sinh hoạt và vui chơi,... Vì vậy, giáo viên cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động quan sát, tìm hiểu, khám phá môi trường, phải luôn đáp ứng nhu cầu ham thích, tò mò, tìm tòi khám phá của trẻ. Từ đó, giúp trẻ hiểu biết về môi trường và mong muốn được tham gia bảo vệ môi trường.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi
Khi có kế hoạch thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, chỉ đạo sát sao tạo điều kiện cho đi học tập bồi dưỡng, tổ chuyên môn, các đồng nghiệp tích cực hỗ trợ, chia sẽ kinh nghiệm cho nhau. Phụ huynh tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ;
- Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lâu năm có nhiều thời gian tiếp xúc và gần gủi với trẻ;
- Trẻ ngoan ngoãn đi học chuyên cần đạt 95%;
- Bản thân có kỹ năng tạo hình, khiếu thẩm mỹ, sáng tạo, luôn biết tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi, phục vụ dạy học và luôn luôn tiếp thu đầy đủ các chuyên đề;
- Về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, nhiều năm liền tập luyện cho trẻ tham gia các hội thi do ngành phát động như "Bé với an toàn giao thông và bảo vệ môi trường''; "Bé với tạo hình và bảo vệ môi trường'',...
- Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nên được các cấp, các ngành và phụ huynh quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện hỗ trợ trang thiết bị và cơ sở vật chất trong và ngoài lớp để trẻ được trải nghiệm sau các hoạt động chung, hoạt động góc và hoạt động ngoài trời.
b. Khó khăn
- Do nhận thức chưa đầy đủ của một số phụ huynh về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, nên công tác phối kết hợp với giáo dục còn hạn chế;
- Đa số trẻ ở trường là trẻ nông thôn rất ham chơi và chưa có ý thức bảo vệ môi trường trong lớp cũng như sân trường, chưa biết cách giữ gìn cẩn thận và sử dụng có hiệu quả các đồ dùng, đồ chơi thành thạo, để đảm bảo sản phẩm có độ bền đẹp;
- Vì trường lớp đang xây dựng, nên số trẻ trong lớp quá đông (40 cháu), ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục 
- Trẻ Mầm non nhanh nhớ, mau quên, trẻ chưa tự ý thức được việc cần phải bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường xung quanh.
Qua khảo sát thực trạng về kiến thức hành vi bảo vệ môi trường ở lớp vào đầu năm học 2016 - 2017, với 5 nội dung. Kết quả thu được như sau:
TT
Nội dung khảo sát
(Tổng số trẻ khảo sát: 40 cháu)
Trẻ đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Số cháu
Tỉ lệ
(%)
Số cháu
Tỉ lệ
(%)
Số cháu
Tỉ lệ
(%)
Số cháu
Tỉ lệ
(%)
1
Trẻ có những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người
8
20%
12
30%
10
25%
10
25%
2
Trẻ có thói quen sống gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ
5
12%
12
30%
8
20%
15
38%
3
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường lớp
7
17%
10
25%
13
33%
10
25%
4
Trẻ biết chia sẻ, hợp tác với bạn bè và những người xung quanh về công tác bảo vệ môi trường
5
12%
12
30%
13
33%
10
25%
5
Trẻ có phản ứng về các hành vi của con người, làm bẩn môi trường và phá hoại môi trường.
10
25%
10
25%
15
38%
5
12%
Từ những thực trạng chất lượng công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở lớp mình phụ trách. Như vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ.
2.3. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các thời điểm trong một ngày.
Biện pháp này tôi thường áp dụng các phương pháp như quan sát, trò chuyện, giả quyết tình huống thực tế để đưa các kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường đến với trẻ
1/. Đón trẻ chơi tự chọn
Đến sớm mở cửa thông thoáng lớp học, vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ;
Quan sát nhắc nhở trẻ tự cất đồ dùng cá nhân, nhặt rác thải bỏ vào thúng đúng nơi quy định. 
2/ Trò truyện với trẻ
Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đi học? Bố mẹ đưa các con bằng phương tiện gì? Khi được bố mẹ đưa đi học các con nhìn thấy hai bên đường có gì? (cây xanh), các con có biết cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm bụi, giảm tiếng ồn của xe cộ.
3/ Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ lao động tập thể, khi phát hiện trong luống rau có một số vỏ, hộp, hỏi trẻ và nhắc trẻ nhặt rác trong luống rau;
+ Trong luống rau có gì?
+ Việc gì sẽ xảy ra, nếu trong luống rau ngày càng nhiều vỏ hộp;
+ Thế vỏ, hộp, rác phải để ở đâu?
+ Ai có thể giúp cô nhặt vỏ hộp sữa nào? (Sau đó cô cùng trẻ nhặt rác ở luống rau bỏ vào thùng rác. Như vậy, trẻ đã học được cách bảo vệ môi trường.)
4/ Vệ sinh trước khi vào lớp học
Tôi luôn nhắc trẻ cần rửa sạch tay trước khi vào lớp, khi rửa tay cần hỏi trẻ làm như thế nào để tiết kiệm nước? Vì sao phải tiết kiệm nước (giúp trẻ hiểu được tiết kiệm nước là đã tham gia bảo vệ môi trường).
5/ Hoạt động chung
Trong giờ hoạt động có chủ đích, tôi cùng trẻ trao đổi về nội dung hoạt động
Ví dụ: Giờ thơ: ''Cái bát xinh xinh" bằng cách đặt ra câu hỏi
+ Ai đã làm ra cái bát?
+ Cái bát được làm ra từ nguyên liệu gì?
+ Ăn xong chúng ta phải làm gì?...
* Hoạt động góc: 
Hoạt động này mang tính tích hợp cao trong giáo dục, thông qua trò chơi này thể hiện và mô tả lại toàn bộ cuộc sống đời thường mà xung quanh trẻ trải nghiệm, các công việc của mình làm công tác bảo vệ môi trường như; trò chơi phân vai biết trồng cây, chăm sóc cây, gom rác, xử lý các chất thải. Vai Bác sĩ, y sĩ (khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh phòng khám, xử lý các chất thải y tế). Vai cảnh sát giao thông, trẻ đi bắt xử lý người vi phạm, lấn chiếm vỉa hè, đi sai đường, bán hàng rong (đồng thời giáo dục trẻ luật lệ giao thông và bảo vệ môi trường). Vai gia đình, trẻ biết dọn dẹp lau chùi nền nhà ngăn nắp, đồ dùng gia đình sắp đặt gọn gàng, không làm rơi vỡ, tiết kiệm trong sinh hoạt, giúp trẻ biết nấu các món ăn đơn giản, vệ sinh dụng cụ nhà bếp. Do vậy tôi luôn luôn lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ, tạo cho trẻ nhiều góc mở để trẻ thể hiện hết khả năng của mình, đây là lúc tôi luôn quan sát những hành vi và thao tác vai chơi của trẻ, để tự đó kịp thời uốn nắn cũng như khích lệ trẻ chơi tốt hơn, trong khi chơi nhắc nhở trẻ không nói to, quăng, ném đồ chơi, không tranh giành và biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. Đây cũng là những hành vi tốt đối với môi trường và cũng cho trẻ biết những hành vi không tốt đối với môi trường như sau:
+ Góc học tập cho trẻ xem tranh và phân biệt những hành vi làm ô nhiễm môi trường như ném rác xuống ao, hồ, dòng chảy, bẻ hoa, bẻ cành, vặn vòi nước to, quên không tắt khóa vòi. Và những hành vi tốt như; lau bàn ghế, lau nhà, vứt rác đúng nơi quy định, tưới cây (hoặc cho trẻ gạch chéo những hành vi sai, tô màu những hành vi đúng), khi tô không tẩy xóa, không làm quăn rách mép vở,...
+ Góc tạo hình: Cho trẻ tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu vỏ hộp, lá cây khô;
+ Góc tự nhiên: Cho trẻ quan sát và xem sự phát triển của cây thực hành, khả năng chăm sóc cây; lau lá, bắt sâu, nhổ cỏ, nhặt lá vàng, lá rụng, tưới cây,...
6/ Giờ ăn
Nhắc nhở trẻ ăn hết xuất, không bỏ dỡ cơm, nhặt cơm rơi vào đĩa, không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn, khi ho phải biết che miệng, ăn xong cất bát thìa đúng nơi quy định. Nhắc trẻ tự lau miệng sạch sẽ, đi vệ sinh, rửa tay, đánh răng trước khi đi ngủ.
7/ Giờ ngủ
Nhắc nhở trẻ không nói chuyện to, ngủ đúng giờ, đủ giấc, ngủ dậy biết thu dọn chăn gối cùng cô vào đúng nơi quy định.
8/ Hoạt động chiều
Đây là hoạt động nhằm hình thành các nề nếp, thói quen trong sinh hoạt nên tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau bàn ghế, giá góc, đồ chơi hoặc cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải. Sau mỗi việc trẻ làm phải giải thích giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của việc làm đó, như vệ sinh lớp học, giúp cho không khí lớp học trong lành, đồ dùng sạch sẽ giúp các con phòng bệnh tay, chân, miệng, tiêu chảy,... để cơ thể các con khỏe mạnh. 
9/ Hoạt động nêu gương và trả trẻ
- Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giúp trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất (như giúp cô biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô với bạn biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn;
- Luôn luôn động viên khen ngợi những trẻ có hành tốt đã thực hiện bảo vệ môi trường như; tiết kiệm nước khi rửa tay chân, chơi xong biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, xếp đặt đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng và nhắc nhở trẻ có những hành vi chưa tốt, còn nói chuyện;
- Tuyên dương và khích lệ trẻ kịp thời bằng cách cho trẻ cắm cờ bé ngoan
Biện pháp 2: Tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các chủ đề
Mỗi ngày đến trường trẻ được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau: Khám phá khoa học, làm quen với chữ cái, làm quen với toán, làm quen với tác phẩm văn học, âm nhạc, tạo hình, thể dục,... mỗi hoạt động đều có những đặc điểm riêng và có ưu thế khác nhau như; trẻ quan sát, đàm thoại, thực hành trải nghiệm, chơi các trò chơi,... và đặc biệt khi nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tính hợp lồng ghép vào các hoạt động một cách khéo léo, giúp trẻ nhận ra được những việc làm tốt, không tốt, những hành động đúng, không đúng, để kích thích trẻ suy nghĩ bộc lộ tình cảm. Vì vậy, tôi cần phải lựa chọn nội dung giáo dục bảo vệ môi trường sao cho phù hợp với nội dung của từng chủ đề một cách có hiệu quả, sáng tạo, linh hoạt, tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung tích hợp với nội dung chính của từng hoạt động, dựa trên khả năng của trẻ, tình hình thực tế của nhóm lớp, địa phương, chủ đề đang thực hiện trên cơ sở nhận thức của trẻ đảm bảo tính hợp lý lôgic trong quá trình khám phá, có hệ thống, hấp dẫn thiết thực gần gũi với trẻ, giúp trẻ có biểu tượng, khái niệm đúng về sự vật, hiện tượng xung quanh làm cơ sở tạo ra thái độ đúng cho trẻ.
* Ở chủ đề "Trường mầm non''. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào dạy trẻ là:
Ngoài việc cung cấp kiến thức về chủ đề cho trẻ, tôi còn giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không hái hoa, bẻ cành cây xung quanh trường lớp và khi tổ chức cho trẻ làm quen bài thơ ''Rửa tay'' của tác giả Phạm Mai Chi, tôi cho trẻ thể hiện các động tác minh họa theo nội dung của bài thơ, trong khi tổ chức hoạt động để tránh nhàm chán, tôi cho trẻ múa minh họa bài hát ''Rửa tay" theo nhạc hay chơi trò chơi ''Tay đẹp", nhằm giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, ý thức tiết kiệm nước khi rửa tay và đánh răng;
Chủ đề này trẻ nhận biết môi trường sạch - bẩn và sự ảnh hưởng đến sức khỏe con người; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở trong trường học; các phòng tránh khi môi trường bị ô nhiễm; cách giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ; tiết kiệm trong tiêu dùng, sinh hoạt; sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
* Ở chủ đề "Bản thân''. Khi thực hiện chủ đề này tôi đã lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động, mục đích là giáo dục trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường đối với sức khỏe con người. Trẻ có hành vi và thói quen tốt trong ăn uống, biết mời cô, mời bạn, không làm rơi vãi cơm, biết dùng khăn lau tay và khăn ướt để lau 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_cho_tre_5_6.doc