SKKN Một số biện pháp giảm áp lực tăng hứng thú và hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh; Thường Xuân

SKKN Một số biện pháp giảm áp lực tăng hứng thú và hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh; Thường Xuân

Để đáp ứng mục tiêu của ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng, chúng ta đã và đang không ngừng tích cực đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Với mục tiêu chung là giáo dục đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, tự tin, năng động sáng tạo, biết chủ động khám phá tìm ra cái mới và phát huy những giá trị đích thực. Để thực hiện được điều đó, ở Tiểu học, môn Tiếng việt có vai trò hết sức quan trọng – Là thành phần không thể thiếu để kiến tạo nên những con người như thế. Sở dĩ như vậy là vì môn Tiếng việt hình thành ở học sinh cả bốn kĩ năng: Nghe; nói; đọc; viết và cung cấp cho các em những hiểu biết về Tiếng việt nhằm từng bước làm chủ ngôn ngữ để học tập và rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản; cung cấp cho các em những hiểu biết về xã hội về tự nhiên Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Trong đó phân môn Tập làm văn hết sức quan trọng và chiếm ưu thế. Để làm được bài văn hay, người làm phải sử dụng được cả bốn kĩ năng và phải sử dụng được các kiến thức Tiếng việt. Trong quá trình sử dụng kiến thức sẽ ngày được nâng lên. Làm văn góp phần hoàn thiện mục tiêu quan nhất của việc dạy học đặc biệt là giao tiếp.

Xuất phát từ thực tiễn dạy học phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học hiện nay:

- Rất nhiều học sinh cảm thấy không hứng thú và có phần áp lực khi học Tập làm văn.

- Đa số giáo viên có tâm lí “ngại” dạy vì nó đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, nó không chỉ cần có vốn sống, vốn kiến thức phong phú mà còn phải biết cách quan sát tinh tế và nhạy cảm.

- Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình sách khoa hiện hành.

- Đối tượng học sinh của chúng tôi là ở nông thôn đa số các em ít được giao tiếp và va chạm với môi trường xã hội rộng, các em ít được đi tham quan dã ngoại nên các em chưa mạnh dạn và ngôn ngữ cũng hạn chế; vốn sống thực tế và kinh nghiệm chưa phong phú.

Qua khảo sát chất lượng học sinh lớp 4; 5 những năm trước cho thấy kĩ năng làm văn kiểu bài miêu tả chưa cao.

Xuất phát từ những lí do trên, qua trải nghiệm thực tế, qua nghiên cứu tìm tòi; học hỏi; thực nghiệm, bản thân đã tìm ra một số biện pháp để giảm áp lực tăng hứng thú học tập mang lại hiệu quả cao hơn trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5. Bản thân đã mạnh dạn đưa ra SKKN “ Một số biện pháp giảm áp lực tăng hứng thú và hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh; Thường Xuân”

 

doc 16 trang thuychi01 13305
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giảm áp lực tăng hứng thú và hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh; Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
	1.1. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng mục tiêu của ngành Giáo dục nói chung và Giáo dục Tiểu học nói riêng, chúng ta đã và đang không ngừng tích cực đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Với mục tiêu chung là giáo dục đào tạo nên những con người phát triển toàn diện, tự tin, năng động sáng tạo, biết chủ động khám phá tìm ra cái mới và phát huy những giá trị đích thực. Để thực hiện được điều đó, ở Tiểu học, môn Tiếng việt có vai trò hết sức quan trọng – Là thành phần không thể thiếu để kiến tạo nên những con người như thế. Sở dĩ như vậy là vì môn Tiếng việt hình thành ở học sinh cả bốn kĩ năng: Nghe; nói; đọc; viết và cung cấp cho các em những hiểu biết về Tiếng việt nhằm từng bước làm chủ ngôn ngữ để học tập và rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản; cung cấp cho các em những hiểu biết về xã hội về tự nhiên  Góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Trong đó phân môn Tập làm văn hết sức quan trọng và chiếm ưu thế. Để làm được bài văn hay, người làm phải sử dụng được cả bốn kĩ năng và phải sử dụng được các kiến thức Tiếng việt. Trong quá trình sử dụng kiến thức sẽ ngày được nâng lên. Làm văn góp phần hoàn thiện mục tiêu quan nhất của việc dạy học đặc biệt là giao tiếp.
Xuất phát từ thực tiễn dạy học phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học hiện nay:
- Rất nhiều học sinh cảm thấy không hứng thú và có phần áp lực khi học Tập làm văn. 
- Đa số giáo viên có tâm lí “ngại” dạy vì nó đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, nó không chỉ cần có vốn sống, vốn kiến thức phong phú mà còn phải biết cách quan sát tinh tế và nhạy cảm.
- Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình sách khoa hiện hành. 
- Đối tượng học sinh của chúng tôi là ở nông thôn đa số các em ít được giao tiếp và va chạm với môi trường xã hội rộng, các em ít được đi tham quan dã ngoạinên các em chưa mạnh dạn và ngôn ngữ cũng hạn chế; vốn sống thực tế và kinh nghiệm chưa phong phú.
Qua khảo sát chất lượng học sinh lớp 4; 5 những năm trước cho thấy kĩ năng làm văn kiểu bài miêu tả chưa cao.
Xuất phát từ những lí do trên, qua trải nghiệm thực tế, qua nghiên cứu tìm tòi; học hỏi; thực nghiệm, bản thân đã tìm ra một số biện pháp để giảm áp lực tăng hứng thú học tập mang lại hiệu quả cao hơn trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5. Bản thân đã mạnh dạn đưa ra SKKN “ Một số biện pháp giảm áp lực tăng hứng thú và hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh; Thường Xuân”
	1.2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giảm áp lực tăng hứng thú và hiệu quả trong rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh; Thường Xuân.” nhằm giúp học sinh lớp 4; 5 nói chung và học sinh lớp 4; 5 của Trường Tiểu học Thọ Thanh nói riêng cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng hơn khi học. Mang lại kết quả học tập tốt hơn. Giúp học sinh có con đường cách thức để học tập phân môn. Nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học, đào tạo những con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo, đảm bảo mục tiêu mà ngành Giáo dục đề ra.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu 
- Nội chung chương trình sách giáo khoa môn Tiếng việt ở Tiểu học, đặc biệt là thể loại văn miêu tả trong phân tập làm văn.
- Phương pháp dạy tập làm văn ở Tiểu học.
- Việc dạy và học phân môn Tập làm văn và thể loại văn miêu tả ở lớp 4; 5 Trường Tiểu học Thọ Thanh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Như chúng ta đã biết, Tâm lí học Tiểu học đã chỉ rõ: Học sinh Tiểu học có những đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức đặc trưng khác với những cấp học khác. 
2.1.1. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học 
 Ở lứa tuổi tiểu học, học sinh có những đặc điểm tâm lí lứa tuổi đặc trưng. Một trong những đặc điểm đó là: Tiểu học là giai đoạn các em đang chuyển dần hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập vì thế khả năng điều khiển và kiểm soát chú ý còn kém, tư duy có chủ định chưa bền vững nhưng các em lại vô cùng hào hứng và cuốn hút theo các ý tưởng và kiến thức lí thú mới lạ. Các em chỉ quan tâm và hứng thú với những môn học, những tiết dạy mà các em cảm thấy hứng thú. Tư duy còn mang tính trực quan hình ảnh, nhanh nhớ chóng quên, dễ thèm chóng chán, giàu cảm xúc rất dễ bị tổn thương và đặc biệt rất thích được khen ngợi và động viên khuyến khích kịp thời.
2.1.2. Một số kiến thức, kĩ năng và biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả ở tiểu học
Ở đây, nói đến kiến thức, kĩ năng và biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả thì quả là vấn đề rộng nên tôi chỉ đề cập đến những vấn đề còn tồn tại chưa được thông suốt trong thực tế dạy học.
a, Miêu tả là gì? Một bài văn miêu tả hay, thành công là thế nào? 
Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh cá cảm xúc làm cho người đọc người nghe hình dung một các rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự vật, sự việc như vốn có của nó trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những chỉ thể hiện rõ nét, chính xác sinh động được đối tượng miêu tả mà còn phải thể hiện trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả mà thường để gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình.
b, Mục tiêu cơ bản và sự khác biệt giữa các kĩ năng sản sinh văn bản ở dạng nói và dạng viết.
+ Làm văn miệng (nói): Làm văn miệng nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng trình bày bài nói theo chủ đề đã cho. Nó góp phần phát triển ở học sinh tiểu học nói một bài theo hình thức đọc thoại và mang phong cách “khẩu ngữ”. Bài nói này có những điểm riêng về nhiều mặt so với “bút ngữ” từ cách triển khai ý cho đến các lựa chọn từ ngữ, kiểu câu cho đến cách lựa chọn các yếu tố phi ngôn ngữ và kể cả các yếu tố phụ trợ và đến cả cách thu hút người nghe. Bài tập làm văn nói không phải bài viết được nói nói lên. 
Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa danh giới giữa bài nói và bài viết. Làm hai bài văn này đều sử dụng hệ thống kĩ thuật như nhau trong giai đoạn chuẩn bị chỉ khác một số kĩ thuật trong giai đoạn thể hiện. Đặc biệt là sự khác nhau trong công việc lựa chọn từ ngữ, kiểu câu do sự chi phối giữa hai phong cách khẩu ngữ và bút ngữ.
Dạng bài văn nói giúp ích cho người học khi bước vào cuộc sống và học lên các cấp học trên. Khả năng độc thoại theo chủ đề là kĩ năng mà mỗi người thường gặp trong cuộc sống, trong học tập.
Điều cần quan tâm ở đây là hầu hết các bài văn miệng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là chúng ta chưa tạo được điều kiện, hoàn cảnh nói năng, khích thích nhu cầu của học sinh. Không có nhu cầu, không có hứng thú và động cơ thì hoạt động nói năng của các em trở nên gượng gạo, không tự tin.
+ Làm bài viết: Tập làm văn viết nhằm luyện cho các em viết theo đề tài đã cho. Trong hai dạng làm văn thì đây là dạng thành công hơn.
Bài tập làm văn viết là kết tinh nhiều mặt của năng lực sử dụng Tiếng việt của học sinh vì thế bài văn viết được dùng để đánh giá năng lực của học sinh. Trong thực tế giảng dạy đôi khi chúng ta vẫn quan niệm rằng : “Làm văn miệng là chuẩn bị cho làm văn viết”. Điều này đúng không? Như trên đã nói, mỗi dạng bài có yêu cầu, một nội dung và sản phẩm khác nhau. Chúng nhằm phát triển ở người học năng lực sử dụng Tiếng việt theo hai phong cách khẩu ngữ và bút ngữ. Xét về mặt ngôn ngữ học thì hai phong cách này tuy có điểm khác nhau nhưng chúng có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau bổ sung cho nhau. Vì thế không thể quan niệm rằng “Làm văn miệng là chuẩn bị cho làm văn viết”. Quan niệm như vậy là chưa hiểu rõ vai trò của làm văn miệng, ảnh hưởng đến phương pháp giảng dạy, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
c, Từng bước cụ thể, mức độ quan trọng của từng bước và vai trò của giáo viên trong việc mang lại hiệu quả qua từng bước dạy.
Để có một sản phẩm (một bài văn) đó là cả một quá trình. Quá trình đó được thể hiện qua từng bước như sau:
Bước 1: Tích lũy vốn sống, vốn kinh nghiệm – Quan sát, tìm ý.
Bước 2: Sắp xếp ý, lập dàn bài.
Bước 3: Trình bày bài văn miệng – Trình bày bài văn viết.
Bước 4: Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm.
Lẽ thường trong thực tế chúng vẫn thường chú trọng và dành sự quan tâm nhiều cho bước thể hiện bài làm (làm bài). Nhưng khoa học và công bằng thì cần phải quan tâm dẫn dắt, giúp đỡ, khuyến khích động viên các em qua từng bước một.
2.2. Thực trạng của việc dạy học thể loại văn miêu tả của bản thân nói riêng và của Trường Tiểu học Thọ Thanh nói chung
+ Rất nhiều học sinh cảm thấy không hứng thú và có phần áp lực khi học Tập làm văn bởi vì đôi khi đâu đó có còn có những quan niệm sai lệch đó là: Chỉ nhìn và đánh giá kết quả học sinh qua sản phẩm bài làm của các em chứ chưa quan tâm đến từng bước các em đã đi như thế nào, chưa để ý đến sự tiến bộ của các em trong từng bước nhỏ từng chi tiết nhỏ theo đúng nguyên tắc của giáo dục tiểu học nói chung và tinh thần của thông tư 30 và thông tư 22 nói riêng.
+ Đa số giáo viên có tâm lí “ngại” dạy vì nó đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, nó không chỉ cần có vốn sống, vốn kiến thức phong phú mà còn phải biết cách quan sát tinh tế và nhạy cảm.
+ Một số giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình sách khoa hiện hành đó là nội dung kiến thức được cung cấp thông qua các bài tập mà các bài tập lại rất đa dạng. Bên cạnh đó chương trình lại hình thành kiến thức kĩ năng theo kiểu cắt ngang chia nhỏ từng phần của bài văn để dạy như vậy tuy học sinh có thể nắm rõ cách làm từng phần riêng biệt nhưng nó lại rời rạc và không lo gíc không hệ thống vì thế tất cả đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng và linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
+ Đối tượng học sinh chưa mạnh dạn và ngôn ngữ cũng hạn chế; vốn sống thực tế và kinh nghiệm chưa phong phú.
Qua khảo sát chất lượng học sinh lớp 4; 5 những năm trước cho thấy kĩ năng làm văn kiểu bài miêu tả chưa cao, cụ thể.
2.2.1.Kết quả khảo sát:
Tổng số HS KS
Các tiêu chí khảo sát
Chất lượng khảo sát
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
25 học sinh
Hứng thú học tập, tích cực, tự giác.
18
72
7
28
Nắm vững kiến thức kĩ năng cơ bản.
20
80
5
16
Kĩ năng thực hành và khả năng sáng tạo.
9
36
16
64
Khả năng vận dụng.
10
40
15
60
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại
- Do học sinh tiểu học có những đặc điểm riêng về tâm lí mà đôi khi người dạy học chưa chú ý và quan tâm đúng mức, chưa tạo được hứng thú học tập, chưa quan tâm đến những khó khăn mà học sinh gặp phải, có lúc còn hạn chế lời khen chưa động viên khuyết khích kịp thời.
- Do đặc thù của làm văn là đòi hỏi rất nhiều kĩ năng, nó không chỉ cần có vốn sống, vốn kiến thức phong phú mà còn phải biết cách quan sát tinh tế và nhạy cảm.
- Do một số giáo viên còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình sách khoa hiện hành đó là nội dung kiến thức được cung cấp thông qua các bài tập mà các bài tập lại rất đa dạng. vì vậy tất cả đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng và linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Do đối tượng học sinh của chúng tôi là ở nông thôn đa số các em ít được giao tiếp và va chạm với môi trường xã hội rộng, các em ít được đi tham quan dã ngoạinên các em chưa mạnh dạn và ngôn ngữ cũng hạn chế; vốn sống thực tế và kinh nghiệm còn chưa phong phú. 
2.3. Các biện pháp cụ thể:
Từ những cơ sở lí luận và thực tế ở Trường Tiểu học Thọ Thanh cùng với kết quả khảo sát tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm với các biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Thấu hiểu đặc điểm tâm lí học sinh, cảm nhận những khó khăn mà các em gặp phải để có cách thức giúp đỡ, tạo hứng thú cho các em qua từng bước, từng chi tiết khi thực hiện làm văn miêu tả. 
Cụ thể:
Bước tích lũy vốn sống và quan sát, tìm ý: Thực tế giảng dạy có hai vấn đề còn tồn tại.
Vấn đề thứ nhất: Học sinh chưa có ý thức chủ định trong việc tích lũy vốn sống, vốn hiểu biết cho mình về mảng kiến thức có liên quan.
Vấn đề thứ hai: Học sinh chưa biết cách quan sát.
- Để khắc phục vấn đề thứ nhất tôi có một số biện pháp nhỏ sau: Khi dạy các em phân môn khác hoặc môn học khác tôi luôn có ý thức dạy đầy đủ và giúp học sinh lưu tâm những kiến thức và mảng kiến thức có liên quan. Bên cạnh đó tuy nhà trường chưa có điều kiện tổ chức đi tham quan dã ngoại riêng biệt . Xong ở những lúc ngoài giờ có cơ hội gần gũi các em như: giờ giải lao, giờ lao động, giờ ngoại khóa... tôi đều tận dụng để giúp các em vừa học vừa chơi.
VD: Để thay đổi không khí trong giờ lao động, tôi có thể giúp học sinh quan sát bầu trời bằng cách gợi mở cho các em: “ Nói cho cô một câu về màu sắc của bầu trời lúc này!”. Hay khi đứng trên ban công cùng học sinh, trước một cây phượng nở hoa đột ngột, tôi có thể giúp học sinh quan sát: “ Các em nhìn kìa! Cây phượng kia hôm nay đã thay một chiếc áo mới!”. Hay trong những phút giải lao chuyển tiết, tôi có thể giúp học sinh quan sát gương mặt của mỗi người bằng: “ Đố các em tìm ra nét riêng khác biệt giữa gương mặt của bạn Ngọc Nhi và bạn Ngọc Huyền?” vv..
Với vấn đề thứ hai, để học sinh biết quan sát tôi đã dạy cho các em cách quan sát đó là: 
Quan sát không chỉ biết nhìn thấy mà phải biết nghe thấy, biết ngửi thấy, sờ thấy và cảm nhận thấy... Tức là phải quan sát bằng tất cả các giác quan.
Quan sát phải là một hoạt động có chủ định, có động cơ, có hứng thú để đi đến kết quả, kết quả trong quan sát để miêu tả đó là việc đem lại nhận thức mới, cảm xúc mới có tính thẩm mĩ trong cảm nhận về đối tượng. 
Quan sát không chỉ là cảm nhận bề ngoài mà là sự nhập thân hóa thân vào sự vật, sống đời sống của nhân vật.
Quan sát phải gắn liền với liên tưởng, tìm ra những nét đồng nhất, nét độc đáo của sự vật gắn liền với tình cảm thái độ của tác giả.
Điều hết sức quan trọng là quan sát phải có lựa chọn không phải thấy gì tả nấy, phải tìm ra nét đặc trưng, nét tiêu biểu của đối tượng tránh liệt kê kể lể khô khan, vô hồn...
Vấn đề này là cả một quá trình, ngoài việc giúp các em thấm nhuần các vấn đề trên qua các tiết học, bài học qua việc phân tích các câu văn, ý văn, đoạn văn điển hình của các tác giả thành công (Cảm thụ văn học) thì tôi luôn luôn theo sát, cận kề, giúp đỡ, khuyến khích các em khi các em quan sát.
VD: Trong giờ ra chơi tôi có thể hỏi các em: “ Bây giờ, trong không gian xung quanh đây, các em thấy những âm thanh gì, màu sắc gì và mùi vị gì?...”
Hay: Trong lớp, ngoài trời đang mưa to, cô có thể: “ Các em tìm cho cô một từ chính xác để tả tiếng mưa rơi lúc này.”
Hay: Nếu quan sát để tả một cây bóng mát thì các em quan sát kĩ bộ phận nào? Còn quan sát một cây hoa thì các em lại cần quan sát kĩ bộ phận nào? vv...
Bước sắp xếp ý, lập dàn bài: 
Đây là bước không có tầm quan trọng đặc biệt như các phần còn lại nhưng nó cũng góp phần không nhỏ vào thành công của bài văn. Đó là lúc mà cô cần giúp học sinh cần phải biết sắp xếp các ý mà mình quan sát được theo trình tự hợp lí về không gian hay thời gian. Từ gần đến xa hay từ xa đến gần, từ mới đến cũ hay cũ đến mới, từ rộng đến hẹp hay từ hẹp đến rộng, hoặc có thể theo mạch liên tưởng hay mạch cảm xúc của sự hồi tưởng, tưởng tượng.
	Bước diễn đạt - Trình bày bài làm của mình:
	Đây là bước quan trọng – Vấn đề không phải bàn cãi. Nó có vai trò đặc biệt hơn đối với dạng bài làm văn nói vì ở đây nó bao gồm cả bước nhận xét đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
	Như trên đã nói: Dạy làm văn miệng không chỉ với mục đích chuẩn bị cho làm văn viết mà còn có mục tiêu riêng. Đó là kĩ năng trình bày bài theo phong cách khẩu ngữ. Học sinh biết sử dụng từ ngữ, kiểu câu đúng với ngôn ngữ nói, ngoài ra còn phải sử dụng cả các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện nội dung, cảm xúc đó là điệu bộ, cử chỉ, nét mặt vv... Bên cạnh đó học sinh phải biết tự tin và tự nhiên và có nhiều cảm hứng khi nói. Vậy giáo viên phải là người giúp các em vượt qua điều này. Đó là tạo ra hoàn cảnh tự nhiên để các em cảm thấy hứng thú trong hoạt động nói của mình.
VD: Với đề bài: Tả một cảnh đẹp ở địa phương em. Tôi nói rằng: “ Khi bằng tuổi các em, thỉnh thoảng cô thường chợt nhận ra những cảnh thật đẹp ở xung quanh mình, cảm giác đó thật thích. Bây giờ do nhiều yếu tố chi phối nên ít tìm thấy cảm giác ấy. Vậy nên cô muốn các em sẽ thay nhau nói về một cảnh đẹp của quê hương để cô và các bạn cùng chia sẻ”
Tôi khuyến khích động viên các em kịp thời để các để tạo hứng thú cho các em. Để làm được điều này, hơn tất cả là thái độ lắng nghe của cô. Nếu cô lắng nghe các em một cách chăm chú, say sưa, cùng suy nghĩ, cùng cảm nhận với học sinh đó chính là nguồn động viên khuyến khích các em rất nhiều. Bên cạnh đó là cách nhận xét đánh giá, đối với những em làm tốt khen là đương nhiên nhưng đối với những em thực hiện chưa đạt thì cần phải thấy các em đã cố gắng thực hiện như thế nào? Ví dụ như: “ Tuy phần thể hiện của em chưa nói lên được vẻ đẹp của ảnh vật nhưng em đã có quan sát và mạnh dạn trình bày trước các bạn. Nếu lần sau em chú ý quan sát và sử dụng các từ ngữ phù hợp hơn thì em sẽ làm tốt đấy!”...
Ngoài ra, cô còn phải linh hoạt và nhạy cảm trong việc chấm chữa bài và nhận xét cho học sinh, giáo viên cần có kĩ năng phân tích tổng hợp nhạy bén để kịp thời nhận xét sửa chữa cho các em.
Đối với dạng bài viết, ở bước này cô có thể nhàn hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tạo điều kiện cho các em có sức tập trung cao độ, tạo không khí yên tĩnh cho học sinh làm bài, tránh tình trạng học sinh đang làm bài mà cô vẫn hướng dẫn nhắc nhở các em khác quá to.
Bước nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm:
Bước này nằm chủ yếu ở tiết trả bài. Đây cũng là bước đặc biệt quan trọng. Đó là lúc mà học sinh nhìn nhận đánh giá và rút kinh nghiệm cho bài làm của mình. Lúc này cô có điều kiện giúp các em tự điều chỉnh, tự học tập tiến bộ. Để có tiết trả bài hiệu quả giáo viên cần:
- Đánh giá chung về việc thực hiện yêu cầu đề bài: Cho học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài: Thể loại, nội dung trọng tâm.
 - Nêu những ưu nhược điểm cho học sinh về việc thực hiện các yêu cầu trên. Dẫn chứng cụ thể qua bài làm của các em do cô chuẩn bị (chỉ nên tên các em có ưu điểm, những em có nhược điểm thì nên nhận xét riêng)
- Nhận xét lỗi bố cục (3 phần): Chữa các lỗi phổ biến về các mở bài, kết bài, cách sắp xếp ý phần thân bài.
	- Chữa lỗi về nội dung: Sai, chưa chính xác, thiếu ý, hoặc các chi tiết chưa hợp lí...
	- Nhận xét về lỗi dùng từ đặt câu: Cô nêu những nhược điểm dùng từ đặt câu, chính tả,... có minh họa bài làm của các em và kết hợp với sửa lỗi lỗi biến trong bài.
- Thực hiện trả bài cho học sinh và giúp các em chữa lỗi trong bài.
Như vậy tiết trả bài cần được cô chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài. Cô phải thống kê phân tích, phân loại lỗi phổ biến, chuẩn bị các dẫn chứng cụ thể để minh họa. Cô cần phải soạn giáo án chi tiết cho tiết trả bài có sự gợi mở dẫn dắt ứng sử linh hoạt trên lớp. Ngoài yêu cầu chuyên môn, việc chấm chữa bài còn cần sự thấu hiểu về đặc điểm lứa tuổi, là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm, là lúc thể hiện cái tâm của người thầy theo đúng tinh thần của thông tư 30 và thông tư 22 của Bộ Giáo dục Đào tạo. Điều này có lẽ ai cũng có xong việc thể hiện thế nào và mang lại hiệu quả ra sao chưa hẳn ai cũng làm tốt được. Vậy nên ở vấn đề này tôi xin đưa ra một số biện pháp nhỏ như sau:
* Khi chấm chữa bài cho học sinh cô phải là chính các em hoặc ít nhất cũng là người đồng hành cùng các em, có như thế thì việc nhận xét sửa chữa mới làm cho các em thấy phấn khởi, thấy thỏa đáng và mang lại hiệu quả dạy học cao hơn.
VD: Trong trường hợp: Khi tả cây ăn quả học sinh có câu văn “ Đây là lúc hoa xoài nở rộ, cả cây xoài như một mái nhà lợp bằng màu vàng đậm của hoa”. Lẽ thường trong tư duy của chúng ta, cả cây xoài phải được so sánh như một cái ô khổng lồ hoặc là ngôi nhà chứ sao lại là một mái nhà? Nếu như giáo viên không phải là người cũng đã từng quan sát cây cây xoài như thế hoặc hỏi em câu hỏi Tại sao? Thì làm sao biết được quả đúng trong vườn nhà em có một cây 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giam_ap_luc_tang_hung_thu_va_hieu_qua.doc