SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học tập phân môn Âm nhạc thường thức cho học sinh trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước

SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học tập phân môn Âm nhạc thường thức cho học sinh trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước

Âm nhạc là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Ở đâu cũng cần, tập thể cần, cá nhân cần, gia đình cần, người lớn cần, trẻ em cũng cần, mọi lúc mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đất nước nào, dân tộc nào khi buồn, khi vui đều cần có âm nhạc. Âm nhạc có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần, kết nối cộng động, giao lưu văn hóa. Âm nhạc thể hiện truyền thống, văn hóa của mỗi dân tộc. Âm nhạc giúp cho người ta vơi đi những nỗi buồn, nhân đôi những niềm vui, và thể hiện được tâm tư tình cảm của con người với nhau. Trong chiến đấu, lúc hội họp, khi hò hẹn, tất cả đều cần đến âm nhạc.

Đối với các nhà trường THCS, âm nhạc gắn liền với các hoạt động bề nổi như nghi lễ chào cờ, hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, chúc mừng đại hội các tổ chức trong nhà trường vv. Âm nhạc tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, thúc giục các em học sinh cố gắng học tập, đem lại cho các em những giây phút thư giãn thật bổ ích. Tham gia hoạt động âm nhạc giúp các em đoàn kết, thân thiện, gần gũi với nhau hơn, sống có trách nhiệm hơn, âm nhạc cũng giúp các em giải tỏa những căng thẳng thường ngày, vui vẻ và tích cực hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

 Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ lớn mạnh về khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hệ thống giáo dục cũng không nằm ngoại lệ. Chính vì vậy mà những giáo viên đứng lớp phải làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh và đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác dạy và học. Nhiệm vụ này đòi hỏi giáo người viên cần tăng cường bồi dưỡng, tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng, kỹ xảo khi đứng lớp, luôn luôn sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu mục đích của bài dạy phù hợp với điều kiện xã hội trong thời đại mới.

Tuy nhiên trong thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học dành cho môn học âm nhạc ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung và trường THCS Tân Lập nói riêng đang còn thiếu thốn khá nhiều, có nhiều trường đến nay vẫn chưa có phòng học âm nhạc riêng, chưa có đàn phím điện tử (đàn Oorgan) để dạy. Chưa có các trang thiết bị nghe nhìn để phục vụ việc thực hành âm nhạc cho học sinh Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết

quả dạy và học Âm nhạc của mỗi trường.

 

doc 23 trang thuychi01 6470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp gây hứng thú học tập phân môn Âm nhạc thường thức cho học sinh trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
 1. Mở đầu
1
 1.1. Lý do chọn đề tài 
1
 1.2. Mục đích nghiên cứu
3
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
4
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
4
 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
5
 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề gây hứng thú học âm nhạc thường thức cho học sinh THCS.
7
 2.3.1. Phương pháp dạy và học hoạt động nhóm trong dạy môn Âm nhạc THCS.
8
 2.3.2. Phương pháp dạy và học bằng cách đặt và giải quyết vấn đề
10
 2.3.3. Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình hợp tác. 
12
 2.3.4. Phương pháp xử lý thông tin theo mô hình khảo sát khám phá.
13
 2.3.5. Phương pháp vấn đáp, thực hành âm nhạc. 
15
 2.3.6. Một số kinh nghiệm khai thác tư liệu và sử dụng nhạc cụ trong giảng dạy môn âm nhạc THCS.
17
 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với công tác giảng dạy, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18
 3. Kết luận và kiến nghị.
20
 3.1. Kết luận
20
 3.2. Kiến nghị
20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài: 
Âm nhạc là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt của con người. Ở đâu cũng cần, tập thể cần, cá nhân cần, gia đình cần, người lớn cần, trẻ em cũng cần, mọi lúc mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, đất nước nào, dân tộc nào khi buồn, khi vui đều cần có âm nhạc. Âm nhạc có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần, kết nối cộng động, giao lưu văn hóa. Âm nhạc thể hiện truyền thống, văn hóa của mỗi dân tộc. Âm nhạc giúp cho người ta vơi đi những nỗi buồn, nhân đôi những niềm vui, và thể hiện được tâm tư tình cảm của con người với nhau. Trong chiến đấu, lúc hội họp, khi hò hẹn, tất cả đều cần đến âm nhạc. 
Đối với các nhà trường THCS, âm nhạc gắn liền với các hoạt động bề nổi như nghi lễ chào cờ, hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, chúc mừng đại hội các tổ chức trong nhà trường vv. Âm nhạc tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, thúc giục các em học sinh cố gắng học tập, đem lại cho các em những giây phút thư giãn thật bổ ích. Tham gia hoạt động âm nhạc giúp các em đoàn kết, thân thiện, gần gũi với nhau hơn, sống có trách nhiệm hơn, âm nhạc cũng giúp các em giải tỏa những căng thẳng thường ngày, vui vẻ và tích cực hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 
	Trong thời đại ngày nay, với sự bùng nổ lớn mạnh về khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hệ thống giáo dục cũng không nằm ngoại lệ. Chính vì vậy mà những giáo viên đứng lớp phải làm thế nào để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh và đây cũng chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác dạy và học. Nhiệm vụ này đòi hỏi giáo người viên cần tăng cường bồi dưỡng, tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng, kỹ xảo khi đứng lớp, luôn luôn sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy học nhằm đảm bảo yêu cầu mục đích của bài dạy phù hợp với điều kiện xã hội trong thời đại mới.
Tuy nhiên trong thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học dành cho môn học âm nhạc ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung và trường THCS Tân Lập nói riêng đang còn thiếu thốn khá nhiều, có nhiều trường đến nay vẫn chưa có phòng học âm nhạc riêng, chưa có đàn phím điện tử (đàn Oorgan) để dạy. Chưa có các trang thiết bị nghe nhìn để phục vụ việc thực hành âm nhạc cho học sinh  Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết
quả dạy và học Âm nhạc của mỗi trường. 
Ngoài ra, hiện nay vẫn còn có một bộ phận giáo viên chưa thực sự cố gắng hết mình trong việc giảng dạy môn âm nhạc, vẫn có người còn xem nhẹ việc học môn âm nhạc, coi đó là môn phụ không quan trọng. Việc này cũng mang lại cho học sinh những suy nghĩ không tích cực đối với môn học âm nhạc. Vì thế mà có nhiều em không chú trọng học nhạc. Điều này cũng đã làm cho một bộ phận giáo viên dạy môn âm nhạc có những biểu hiện tiêu cực nên đôi khi có người cũng xem nhẹ trọng trách của mình, chỉ làm cho hết nhiệm vụ chứ chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có cách truyền lửa cho các em để các em phát huy được khả năng âm nhạc.
Với những thực trạng nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp giảng dạy kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào phân môn âm nhạc thường thức nhằm giúp các em có hứng thú với môn âm nhạc và ý thức được tác dụng của âm nhạc đối với đời sống thường ngày của con người. Đó là việc khai thác triệt để đồ dùng dạy học có sẵn và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn âm nhạc THCS. Tránh sử dụng các phương pháp ít hiệu quả như là thông báo kiến thức định sẵn, cách học thụ động sách vở, mang nặng hình thức thuyết trình, giảng giải, giáo viên dạy quyết định toàn bộ quá trình dạy học. Học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ, nhắc lại, dập khuôn. Phương pháp dạy đó có thể làm cho học sinh có thể bắt chước, có thể đạt kết quả cao trong các kỳ thi kiểm tra kiến thức định kỳ, nhưng học sinh lại không ghi nhớ được lâu, dễ quên và đôi khi lại tỏ ra lúng túng, khi phải hoạt động sáng tạo, khi phải giải quyết những vấn đề mới của thực tiễn.
Mặt khác, với sự tiếp cận âm nhạc tân tiến của học sinh thông qua nhiều kênh như: truyền hình, báo, đài, mạng Internet, máy vi tính, điện thoại thông minh  rất phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và đạt trình độ chất lượng nghệ thuật cao thì việc dạy môn âm nhạc ở trường THCS như hiện nay rất khó đáp ứng được những gì mà các em nhận thấy qua các phương tiện đại chúng nêu trên. Đây cũng là thách thức lớn nhất đối với việc giảng dạy phân môn Âm nhạc thường thức. Bởi nội dung dạy âm nhạc thường thức là để giúp học sinh hiểu được sự cống hiến cho nền âm nhạc thế giới và trong nước của một số nghệ sĩ trong và ngoài nước. Đồng thời cũng giúp các em biết cách cảm thụ hết giá trị nghệ thuật của những tác phẩm âm nhạc đã đi vào lịch sử và có sức sống mãnh liệt cùng năm tháng của các nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng.
	Nếu cứ tiếp tục dạy và học thụ động như thế thì giáo dục không thể đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức trước nguy cơ tụt hậu đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp dạy học.
	Luật giáo dục 2005, Điều 24.2 đã ghi: Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. [1]
	Âm nhạc THCS là bộ môn đặc thù, khác hẳn với các bộ môn học khác. Âm nhạc còn mang tính “trừu tượng”, cảm thụ và thực hành âm nhạc chủ yếu là qua tai nghe. Nói là “trừu tượng” là vì âm nhạc được cảm nhận qua tai nghe và từ tai nghe học sinh có thể thực hành âm nhạc. Đối với những học sinh có năng khiếu âm nhạc thì việc thực hành rất dễ dàng, ngược lại đối với những học sinh không có năng khiếu âm nhạc thì việc yêu cầu thực hành âm nhạc ví như là đang “bắt” các em phải làm công việc quá sức mình. Chính vì vậy mà người giáo viên dạy môn Âm nhạc cần phải khéo léo kết hợp nhiều phương pháp dạy học để giúp các em biết cách cảm thụ và thực hành âm nhạc, tránh tình trạng các em có ác cảm, sợ sệt dẫn đến xem nhẹ môn học. Để làm được việc này không khó nhưng đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu bài dạy, luyện tập tay đàn, luyện tập bài hát, trau dồi kiến thức nghiệp vụ sư phạm và nhất là rèn luyện kỹ năng khai thác đồ dùng dạy học và nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy. Điều này có ảnh hưởng tích cực rất lớn đến kết quả tiếp thu bài học của học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em, giúp các em có kỹ năng thực hành âm nhạc, tự tin trước mọi người, hiểu được ý nghĩa nhân văn, giá trị nghệ thuật và tác dụng lan truyền của từng tác phẩm âm nhạc.
	Để có kết quả dạy tốt – học tốt trong dạy học Âm nhạc thì việc dạy học Âm nhạc phải được tiến hành thông qua các hoạt động của học sinh và muốn đổi mới cách học của học sinh thì phải đổi mới cách dạy của giáo viên. Đó chính là đổi mới phương pháp dạy học.
	Trong đề tài này, tôi đưa ra một số phương pháp dạy học Âm nhạc mới, ở
đây, vai trò của giáo viên là tạo điều kiện thuân lợi cho học sinh họat động, kích thích hứng thú học tập của học sinh, hướng dẫn tổ chức và giúp đỡ để học sinh có thể thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, nắm bắt được kiến thức trong bài học. Không nên làm thay học sinh những gì mà học sinh có thể tự lực làm được, rèn luyện cho học sinh làm việc tự lực, trở thành chủ thể của hoạt động nhận thức, tìm tòi khám phá ra các kiến thức mới, phát triển năng lực trí tuệ.
 Trong quá trình nghiên cứu, tìm tòi cách giải quyết vấn đề trên tôi đã tích cực sưu tầm tài liệu về các phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học Âm nhạc nói riêng, nghiên cứu cách sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả nhất, tham khảo ý kiến của đồng nghiệp qua các tiết dạy thao giảng, sự giúp đỡ của đồng nghiệp cộng với việc đúc rút kinh trong quá trình giảng dạy và mạnh dạn viết thành đề tài: Một số biện pháp gây hứng thú học tập phân môn Âm nhạc thường thức cho học sinh trường THCS Tân Lập, huyện Bá Thước.
 1.2. Mục đích nghiên cứu.
 	Qua nghiên cứu thực tiễn tình hình chung của việc dạy và học bộ môn âm nhạc trên toàn huyện Bá Thước và trường THCS Tân Lập. Đề tài nhằm mục đích tìm và chọn ra một số phương pháp dạy học tích cực cơ bản, phù hợp đặc trưng của bộ môn Âm nhạc THCS, trong đó có sự kết hợp với các phương pháp khác nhau, cách sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học cũng như cách khai thác Internet và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, qua đó giúp bản thân tôi có cơ sở và định hướng tốt và vững vàng, tự tin hơn khi dạy học Âm nhạc. Áp dụng đề tài này thường xuyên sẽ tạo cho học sinh có thói quen học tập tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập, nhận thức được nhiệm vụ học tập, giúp các em hứng thú hơn khi học Âm nhạc, tạo phong thái tự tin khi thực hành và cảm thụ Âm nhạc. 
 	Ngoài ra tôi hy vọng đề tài còn là tài liệu tham khảo cho việc dạy Âm nhạc của giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 	Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy học tích cực, cách phát huy triệt để đồ dùng dạy học và cách khai thác tư liệu trên Internet trong dạy học Âm nhạc thường thức cho học sinh các lớp 6, 7, 8, 9 ở trường THCS Tân Lập.
Cụ thể: 
- Phương pháp dạy và học hoạt động nhóm trong dạy học Âm nhạc
 	- Phương pháp dạy và học đặt và giải quyết vấn đề.
 	- Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình hợp tác
- Phương pháp xử lí thông tin theo mô hình khảo sát khám phá
- Phương pháp vấn đáp, thực hành. 
- Một số kinh nghiệm khai thác tư liệu qua internet và sử dụng nhạc cụ trong giảng dạy âm nhạc ở trường THCS.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu 
 	- Tham khảo, nghiên cứu tài liệu hướng dẫn về phương pháp dạy học tích
cực nói chung và phương pháp dạy học tích cực trong Âm nhạc nói riêng. 
(Module 18 – THCS của các tác giả: Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thủy và Phan Thị Luyến) [2]
 	- Tham khảo SGV, tài liệu liên quan, SGK các khối 6,7,8,9. [3]
- Khai thác tư liệu trên internet. [4]
 	- Áp dụng dạy thử vào giờ dạy trên lớp.
 	- Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, thăm dò ý kiến của học học sinh sau mỗi giờ dạy để rút kinh nghiệm.
	- Nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp dạy môn âm nhạc ở bậc Tiểu học và THCS của tác giả Anh Tuấn trang “Giáo dục âm nhạc ở Việt Nam” www.music.edu.vn [5]
 	- Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ của đồng nghiệp.
 	- So sánh chất lượng giờ dạy, kết quả học tập của học sinh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm (các lớp 6A, 7A, 8A, 9A là các lớp đối chứng, các lớp 6B, 7B, 8B, 9B là các lớp thực nghiệm).
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề gây hứng thú học âm nhạc thường thức cho học sinh THCS:
Hiện nay, với sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa khọc và ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức hoạt động âm nhạc phong phú và đa dạng, nhiều nghệ sĩ, ca sĩ, nhạc công nổi tiếng trong nước và thế giới được đăng tải trên mạng Internet, các kênh truyền hình, máy nghe nhạc, điện thoại thông minh  chỉ cần vài thao tác là chúng ta (cả học sinh) có thể được xem một chương trình trình diễn âm nhạc theo yêu cầu, sở thích. Vì vậy, nếu giáo viên không năng động, thay đổi phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong việc cập nhật những kiến thức xã hội và trào lưu hiện đại sẽ gây cho học sinh sự nhàm chán trong học tập âm nhạc. Bởi lẽ, những kiến thức trong SGK chưa phong phú, thời gian lại ít, chỉ có 45 phút/tuần, giáo viên dạy trên lớp không hấp dẫn bằng những kiến thức mà các em được nghe, thấy và cảm nhận thông qua các kênh truyền hình, internet.
 Mặt khác, với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn như hiện nay thì việc giảng dạy môn âm nhạc ở các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Bá Thước nói chung, trường THCS Tân Lập nói riêng đang gặp phải không ít khó khăn.
Muốn nâng cao chất lượng dạy – học môn âm nhạc THCS trong thời đại hiện nay, đòi hỏi người giáo viên thứ nhất là luôn luôn trau dồi nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng kiến thức mới, luôn tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, thứ hai là cần phải luyện tập thường xuyên để có những “ngón nghề” sao cho học sinh cảm nhận được học âm nhạc với thầy (cô) thực sự là bổ ích và lý thú; có ý nghĩa khơi dậy niềm đam mê và khám phá được những khả năng âm nhạc của các em. Có nghĩa là giáo viên phải để cho học sinh có được sự cảm mến, khâm phục thực sự - Thầy (cô) phải nói được làm được, chỉ cho học sinh thấy được cái đúng cái sai và biết cách sửa sai cho các em. Để làm được việc này, người giáo viên âm nhạc phải thực sự tâm huyết với nghề, cố gắng nỗ lực để có những phương pháp kỹ năng giảng dạy tốt nhất đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của học sinh và hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục trong giai đoạn mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
Môn âm nhạc THCS bao gồm 3 phân môn: Học hát - Tập đọc nhạc -Âm nhạc thường thức. Trong đó, phân môn âm nhạc thường thức là phân môn sử dụng kiến thức tổng hợp. Từ kiến thức nhạc lí cơ bản đến kiến thức lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới. Kế đến là việc thành thạo sử dụng các thiết bị dạy học (Máy nghe nhạc, trình chiếu Powerpoint, khai thác tư liệu trên Internet..). Từ lý thuyết đến thực hành âm nhạc, các kỹ năng sử dụng nhạc cụ, kỹ năng hát, kỹ năng xướng âm vv. Tất cả những thứ đó người giáo viên cần phải thực hiện thật tốt để làm mẫu cho học sinh, để đệm đàn cho học sinh hát, để hướng dẫn các em các động tác, kỹ năng thực hành âm nhạc. 
Âm nhạc là môn học mang đậm tính đặc thù, chỉ khi thực sự nỗ lực, tâm huyết với nghề người giáo viên mới có thể vượt qua những thử thách hiện tại để mang lại cho học sinh những kiến thức bổ ích, những kỹ năng sống tích cực, giúp các em ngày càng hoàn thiện nhân cách con người mới trong thời đại mới.
2.2. Thực trạng vấn đề gây hứng thú học âm nhạc thường thức cho học sinh THCS:
 	Với mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo học sinh. Phương pháp dạy học tích cực có vai trò quan trọng trong việc phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Tính ưu việt của phương pháp dạy học này đã được thừa nhận, được đông đảo anh chị em giáo viên nồng nhiệt hưởng ứng. Song trong thực tế đó cách dạy học truyền thống vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của một số giáo viên, do tính bảo thủ hoặc hạn chế khả năng thích ứng. Đối với một số giáo viên có ý thức vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng kết quả chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được tinh thần thực sự “đổi mới”. Nguyên nhân của tình trạng trên đựơc thể hiện ở một số điểm sau:
	- Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được việc dạy và học Âm nhạc cho giáo viên và học sinh. Hiện nay trường THCS Tân Lập, có giáo viên dạy Âm nhạc đã 16 năm nhưng vẫn chưa có đàn phím điện tử. Các đồ dùng dạy học thì chỉ lớp 8 có bảng phụ các bài hát, lớp 9 có bảng phụ các bài TĐN, còn các lớp 6, 7 hầu như không có gì.
 	- Do giáo viên chưa thực sự tích cực trong việc trau dồi kỹ năng sử dụng nhạc cụ: Ví dụ như giáo viên được đào tạo sử dụng đàn phím điện tử (Oorgan) nhưng nhà trường không có đàn phím điện tử (đàn nhiều tiền nhà trường không thể đầu tư) thì giáo viên có thể luyện tập sử dụng đàn Ghi ta (đàn ít tiền – nhà trường có thể đầu tư được) để giảng dạy. Âm nhạc mà dạy chay thì chắc chắn không thể sinh động và lôi cuốn học sinh được (Chưa kể đến khả năng xướng âm và khả năng hát của giáo viên). Giáo viên có khả năng xướng âm và hát tốt thì còn có thể thu hút học sinh ngược lại giáo viên yếu kém về các kỹ năng xướng âm và hát thì rất cần đến sự hỗ trợ của nhạc cụ trong việc dạy âm nhac. 
- Một phần giáo viên chưa thật sự thay đổi phương pháp dạy học âm nhạc hợp lí hoặc vẫn máy móc không cải biến cho phù hợp với loại bài dạy, phần dạy. Trong phương pháp cụ thể nào đó giáo viên chưa xác định chính xác các bước lên lớp, giáo viên chưa khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học.
 	- Trong quá trình dạy giáo viên chưa thực sự là người điều khiển dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em còn đang “mơ hồ” về cách tự giải quyết các kiến thức âm nhạc: ví dụ về cách đọc chuẩn cao độ giữa các nốt, chưa nắm rõ tác dụng của các ký hiệu âm nhạc nên còn ngại thể hiện trước các bạn. Kế đến là sự thiếu tự tin vào khả năng của mình nên các em học sinh chưa có thói quen phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển tư duy mới.
 	- Kết quả của sự dạy và học đó làm cho giáo viên không có thói quen và kĩ năng trong phương pháp dạy học tích cực còn học sinh học tập chưa trở thành chủ thể của việc tiếp nhận thức kiến thức mới.
 	Khi chưa áp dụng đề tài vào giảng dạy âm nhạc ở trường tôi nhận thấy học sinh tiếp nhận kiến thức rất thụ động, máy móc, không được phát triển về tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo. Học sinh có thể nhớ và thuộc kiến thức nhưng không hiểu sâu bản chất của kiến thức, vận dụng kiến thức không linh hoạt, nhạy bén, khả năng thực hành của các em chưa cao.
 Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện khảo sát mức độ hứng thú học nội dung âm nhạc thường thức và chất lượng của học sinh vào đầu năm học 2016 – 2017. 
 	Kết quả cụ thể như sau: 
	Bảng 1: Tổng hợp kết quả học tập của học sinh đầu năm học 2016 - 2017.
Lớp
Tổng số HS
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
6A
26
20
76.9
6
23.1
6B
25
20
80.0
5
20.0
7A
27
27
100
0
0
7B
29
29
100
0
0
8A
31
31
100
0
0
8B
32
32
100
0
0
9A
29
29
100
0
0
9B
28
28
100
0
0
Tổng
227
216
95.2
11
4.8
- Ngày 12/12/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 58). Bộ GDĐT đã có Công văn số 8382/CV-BGDĐT ngày 14/12/2011 hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh từ học kì 2 năm học 2011-2012. Bộ GD&ĐT qui định, môn âm nhạc không cho điểm mà giáo viên chỉ nhận xét đánh giá học sinh ở 2 mức độ: Đạt và chưa đạt. Với cách đánh giá này thì khó có thể nói lên thực lực cụ thể của từng học sinh. [6] 
- Trước đây (từ năm 2011 trở về trước) khi còn đánh giá học sinh bằng cách cho điểm, Bộ GD&ĐT còn gợi mở là không nên cho học sinh điểm dưới 5 (thang điểm 10), điều này cũng đã gây nên nhiều những ý kiến trái chiều. 
Giả sử khi đánh giá một học sinh A có năng khiếu âm nhạc tốt, học tập chuyên cần và luôn tích cực tham gia cá hoạt động âm nhạc của nhà trường (Thành viên đội văn nghệ của trường) và một học sinh B không có năng khiếu thể hiện âm nhạc, các hoạt động âm nhạc khác chỉ đạt mức độ bình thường. Kết quả chung là cả học sinh A và B đều ở mức độ đạt. Với cách đánh giá như thế thì vô hình chung là năng lực của 2 học sinh A và B này bằng nhau.
- Để đánh giá học sinh ở môn âm nhạc được chính xác hơn, giáo viên âm nhạc nên thực hiện cách đánh giá học sinh bằng hình thức ghi nhận mức độ hứng thú học tập của các em. Hình thức này sẽ chỉ ra được sự năng động và ý thức tích cực trong việc tiếp thu kiến thức môn học trên lớp. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_tap_phan_mon_am_nhac.doc