SKKN Giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS

SKKN Giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS

 Mac xim Gooc Ki có nói: “con người với bản tính là nghệ sĩ. Bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống .”

Ngay từ buổi hoang sơ con người đã biết làm đẹp bằng cách vẽ nên người bằng màu sắc sẵn có trong thiên nhiên, đeo lên người những sâu chuỗi bằng vỏ ốc, lông chim.Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá, đồng.Từ hình dáng thô sơ đến tiện dụng thẩm mỹ. Cho đến ngày nay , trong cuộc sống hàng ngày từ ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí, giao tiếp và các phương tiện khác đều cần đẹp. Đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Cũng từ đó mỹ thuật gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển loài người và ngày càng đạt đến mức độ nghệ thuật cao.

 Mac nói: “ muốn được thưởng thức về nghệ thuật thì trước tiên phải được giáo dục về nghệ thuật “ Trong chiến lược phát triển con người một cách toàn diện, con người phải được giáo dục về nghệ thuật thì mới đủ năng lực thụ cảm và sáng tạo nghệ thuật. Ngoài yêu cầu học vẽ để giải trí về mặt thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết về nghệ thuật thì mỹ thuật còn gắn liền với các hoạt động thực tiễn. Dạy học sinh biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, con người, xã hội và cuộc sống quanh ta. Để học sinh có ý thức giữ gìn nhà cửa, trường lớp, thôn xóm, phố phường, giữ gìn cảnh quan sung quanh, bảo vệ môi trường thiên nhiên, biết yêu quý, bảo tồn những di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

 Thế kỷ 21 đất nước đang trên đà phát triển, mở cửa và hội nhập. Nhưng làm thế nào để thế hệ trẻ hôm nay bắt kịp su thế phát triển của loài người mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa. Đây là trách nhiệm chung của các nghành, các cấp. Trong đó, quan trọng nhất là nghành giáo dục.

 Với kinh nghiệm giảng dạy, nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Tôi luôn tìm tòi những phương pháp nâng cao chất lượng dạy học. Đứng trước tình trạng học sinh có biểu hiện ngày càng đi xuống về đạo đức, ăn mặc lố lăng, lối sống lai căng. tôi nhận thấy việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THCS là việc quan trọng và cần thiết. Vì vậy tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm về: Giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS.

 

doc 14 trang thuychi01 10021
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề.
1. Lý do chọn đề tài.
 	Mac xim Gooc Ki có nói: “con người với bản tính là nghệ sĩ. Bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống ...”
Ngay từ buổi hoang sơ con người đã biết làm đẹp bằng cách vẽ nên người bằng màu sắc sẵn có trong thiên nhiên, đeo lên người những sâu chuỗi bằng vỏ ốc, lông chim.Biết chế tạo công cụ lao động bằng đá, đồng.Từ hình dáng thô sơ đến tiện dụng thẩm mỹ. Cho đến ngày nay , trong cuộc sống hàng ngày từ ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí, giao tiếp và các phương tiện khác đều cần đẹp. Đó là nhu cầu thiết yếu của con người. Cũng từ đó mỹ thuật gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển loài người và ngày càng đạt đến mức độ nghệ thuật cao.
 	Mac nói: “ muốn được thưởng thức về nghệ thuật thì trước tiên phải được giáo dục về nghệ thuật “ Trong chiến lược phát triển con người một cách toàn diện, con người phải được giáo dục về nghệ thuật thì mới đủ năng lực thụ cảm và sáng tạo nghệ thuật. Ngoài yêu cầu học vẽ để giải trí về mặt thẩm mỹ, nâng cao trình độ hiểu biết về nghệ thuật thì mỹ thuật còn gắn liền với các hoạt động thực tiễn. Dạy học sinh biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, con người, xã hội và cuộc sống quanh ta. Để học sinh có ý thức giữ gìn nhà cửa, trường lớp, thôn xóm, phố phường, giữ gìn cảnh quan sung quanh, bảo vệ môi trường thiên nhiên, biết yêu quý, bảo tồn những di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
 	Thế kỷ 21 đất nước đang trên đà phát triển, mở cửa và hội nhập. Nhưng làm thế nào để thế hệ trẻ hôm nay bắt kịp su thế phát triển của loài người mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa. Đây là trách nhiệm chung của các nghành, các cấp. Trong đó, quan trọng nhất là nghành giáo dục. 
 	 Với kinh nghiệm giảng dạy, nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện. Tôi luôn tìm tòi những phương pháp nâng cao chất lượng dạy học. Đứng trước tình trạng học sinh có biểu hiện ngày càng đi xuống về đạo đức, ăn mặc lố lăng, lối sống lai căng. tôi nhận thấy việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THCS là việc quan trọng và cần thiết. Vì vậy tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm về: Giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS..
2. Mục đích ngiên cứu.
 	Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho học sinh nhằm đề suất và thử nghiệm những biện pháp giáo dục học sinh biết nhận thức cái hay, cái đẹp.Để vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập thường ngày. 
3. Đối tượng nghiên cứu.
 “Giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường THCS.. 
4. Giả thiết khoa học.
 	Nếu vận dụng được một số biện pháp giáo dục thẩm mỹ phù hợp, thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh thì sẽ thu hút được các em, qua đó giáo dục đạo đức, thẳm mỹ cho học sinh, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện trong nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu : Đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- về mặt lý luận chung đề tài sẽ nêu lên một số khái niệm về vấn đề giáo dục thẩm mỹ. 
- Mỹ thuật góp phần nâng cao giáo dục thẩm mỹ qua những hoạt động đặc trưng ở trường THCS. 
- Những giải pháp nhằm nâng cao giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh ở THCS Thạch lập.
6. Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu đề tài.
 	Trong quá trình thực hiện đề tài tôi tiến hành sử dụng các phương pháp chính sau đây.
6.1 Phương pháp điều tra quan sát.
- Điều tra thực trạng nhận thức thẩm mỹ của học sinh THCS ở một số trường đã học mỹ thuật và chưa được học mỹ thuật
- Điều tra về nhận thức thẩm mỹ của học sinh THCS Thạch Lập.
- Ở một số câu lạc bộ năng khiếu.
- Điều tra thực trạng giảng dạy mỹ thuật của giáo viên ở một số trường THCS trong cùng huyện.
6.2 Phương pháp đàm thoại pháp vấn.
- Trao đổi với cán bộ quản lý về thưc trạng giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy mỹ thuật.
- Trao đổi với giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Đật câu hỏi với học sinh để kiểm tra mức độ nhận thức về thẩm mỹ thông qua môn học mỹ thuật.
6.3 Phương pháp trắc nghiệm.
- Thực hiện qua một số tranh vẽ của học sinh
- Từ tranh đến nhận thức thẩm mỹ thực tiễn của học sinh.
6.4 Phương pháp phân tích tổng hợp.
 Trên cơ sơ điều tra thực tế sẽ tổng kết một số kết quả cụ thể.
7. Phạm vi nghiên cứu.
- Môn mỹ thuật gồm có bốn phân môn là: vẽ tranh, vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, thường thức mỹ thuât. Đề tài không đi vào tất cả bốn phần môn đó. Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu về giáo dục thẩm mỹ thông qua phân môn vẽ tranh.
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là đối tương học sinh lớp 8A1, 8A2 trường THCS Thạch lập. Năm học 2014 - 2015.
II. Nội dung
 Chương 1: Cơ sơ lý luận của việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THCS 
 1.1 Mục tiêu của môn mỹ thuật ở trường THCS 
 	Môn mỹ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo sáng tác hay những người chuyên làm về mỹ thuật mà nhằm giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu. Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen va thưởng thức cáiđẹp. Tập tạo ra cái đẹp và vận dụng vào sinh hoạt học tập hàng ngày.
 	Môn mỹ thuật ở trường THCS góp phần nâng cao hơn năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng và khả năng sáng tạo của các em với một phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở các em phẩm chất của con người lao động mới, đáp ứng được đòi hỏi của một xã hội phát triển ngày càng cao.
 	Xuất phát từ mục tiêu trên, môn mỹ thuật ở trường THCS có nhiệm vụ:
- Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức phổ thông về mỹ thuật
- Giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về nền mỹ thuật dân tộc
- Tạo điều kiện cho các em tiếp thu tốt hơn các môn học khác
Trong các nhiệm vụ trên thì mục tiêu giáo dục thẩm mỹ được đặt lên hàng đầu. Vì nó sẽ góp phần bảo vệ môi trường thẩm mỹ cho xã hội. Để mọi người đều hướng đến cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo ý mình và sẽ làm cho cuộc sống đẹp hơn.
 1.2 Một số vấn đề về giáo dục thẩm mỹ.
 	Giáo dục nói chung là sự truyền thụ cho thề hệ trẻ những tri thức cơ bản nhất trong vốn kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được suốt hàng ngàn năm lịch sử. Giáo dục nói chung có nhiệm vụ đào tạo con người ở mọi lĩnh vực. Thẩm mỹ là nói đến sự cảm thụ của con người với cái đẹp khi có tác động tốt tới đời sống con người sẽ được thừa nhận là những giá trị thẩm mỹ. 
 	Như vậy nói tới giáo dục thẩm mỹ trong bài viết là nói tới sự cảm thụ cái đẹp của các em học sinh trước thực tế khách quan. Từ đó có những tác động tích cực trong suy nghĩ, hành động, tác động trở lại với tự nhiên, xã hội và loài người.
 	Một học sinh có khiếu thẩm mỹ là học sinh biết thụ cảm cái đẹp một cách trọn vẹn để cái đẹp nảy nở trong tư duy, thúc đẩy sự bộc lộ những hành động cử chỉ tốt đẹp có tính tích cực trong cuộc sống. 
 	 Vì vậy giáo dục thẩm mỹ là những hoạt động mang tính sư phạm của người thầy tác động tới học sinh. Để các em cảm thụ đầy đủ cái đẹp, biến nó thành giá trị thẩm mỹ thực sự cho mình. 
 	Nhiệm vụ của người thầy giáo là giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, giúp các em làm chủ những giá trị thẩm mỹ. Hình thành ở các em một quan hệ mang tính tích cực tuyệt đối với hiện thực cuộc sống. Tạo ra ở các em năng lực cảm thụ cái đẹp, thấy cái đẹp ở xung quanh mình gần gũi và đáng yêu, tạo nên những rung động thẩm mỹ và luôn có thói quen tạo ra cái đẹp ngay trong chính bản thân, cử chỉ, lời ăn tiến nói, giao tiếp ứng sử.Với cộng đồng xã hội.
 	Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THCS thông qua môn vẽ tranh là giúp học sinh hiểu về cái đẹp, sống, làm việc theo cái đẹp. Các em hào hứng học tập, luôn có ý thức vươn tới cái đẹp. Đó chính là mong muốn của toàn xã hội.
 	Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp. Nó đòi hỏi có sự tác động của nhiều môn học.Trong đó môn mỹ thuật bằng ngôn ngữ tạo hình độc đáo chiếm một vị trí quan trọng. 
1.3 Tầm quan trọng của môn mỹ thuật đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THCS.
 	Bác Hồ từng căn dặn chúng ta “ Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm phần tốt của con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi..
 	ở đây cái đẹp - xấu của con người và hiện thực được nằm trong phạm trù thẩm mỹ. Mỹ thuật là một trong những con đường làm phong phú thêm sự tiếp xúc của con người với hiện thực. Giáo dục thẩm mỹ thông qua việc dạy mỹ thuật chính là khai thác yếu tố tình cảm để giáo dục con người. Vì một điều quan trọng là “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm viêc gì cũng khó.. ( Hồ Chí Minh )
 	Môn mỹ thuật đưa vào nhận thức của các em kho tàng to lớn bất tận những tình cảm tốt đẹp đối với cha mẹ, bạn bè, các anh hùng liệt sĩ.cuộc sống xung quanh.
 	Bằng cách đó mỹ thuật nhân đạo hóa con người, làm cho tình cảm của họ phát triển đẹp đẽ hơn.Đó chính là mặt cảm xúc giáo dục thẩm mỹ của nghệ thuật.
 	Mỹ thuật truyền tải nội dung giáo dục thẩm mỹ thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật tạo hình như: Màu sắc, đường nét, hình khối, không gian.Giáo dục thẩm mỹ thông qua giáo dục mỹ thuật chủ yếu là giáo dục nhận thức 
thể hiện cụ thể qua tranh vẽ.
Giáo viên trong thời gian giảng dạy nhất định phải khơi được lên ở các em sự nảy nở về cảm xúc, xúc cảm đối với hiện thực cuộc sống. Để các em giãi bày những suy nghĩ tốt đẹp của mình bằng tranh vẽ, bằng hành động, lời nói. Đó chính là cách tạo ra các giá trị thẩm mỹ vốn đã được hình thành ở các em.
 	Giáo dục thẩm mỹ qua giảng dạy mỹ thuật là hình thành ở các em lập trường thẩm mỹ biểu lộ đối với tự nhiên, con người và cuộc sống xã hội. Biệu lộ tình cảm, quan điểm của mình với dân tộc và tình đoàn kết cộng đồng trên 
thế giới.
 	Như vậy mỹ thuật chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ của học sinh. Kết quả của quá trình giáo dục trên phụ thuộc vào cách dạy, cách học, môi trường điều kiên sống và mức độ nhận thức thẩm mỹ của từng học sinh trong những hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương.Vậy ta hãy cùng tìm hiểu cái riêng của trường Thạch Lập trong giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua giảng dạy môn mỹ thuật. 
Chương 2: Thực trạng của vấn đề giáo dục thẩm mỹ ở trường THCS 
 Thạch Lập.
2.1 Thực trạng dạy học môn mỹ thuật ở trường THCS
ở một số thành phố lớn việc dạy và học môn Mỹ thuật đã được đầu tư đúng mức. Nhưng ở các vùng nông thôn và miền núi thì mới chỉ thực hiện được ở những trường có giáo viên mỹ thuật. ở các vùng sâu, vùng xa còn để trống môn học này.
 	Một bộ phận giáo viên được đào tạo không chuyên nhưng vẫn được phân công giảng dạy môn mỹ thuật. Một số khác thì phương pháp giảng dạy nặng nề, bài bản, thiên về truyền thụ kiến thức, ít chú ý đến khai thác yếu tố thẩm mỹ của bài vẽ.
 2.2 Hoàn cảnh thực tế ở địa phương Thạch Lập
 	Trong cuộc sống ta thấy yếu tố môi trường chi phối rất lớn tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người . Mỗi vùng miền những yếu tố như địa lý, cảm quan, tập tục, truyền thống đã tạo nên ở con người những đặc điểm khác nhau. Như giọng nói, màu da, nét tính cách, sâu sắc hơn là vấn đề nhận thức.Từ đó đã tạo nên diện mạo văn hoá khác nhau để trở thành bản sắc dân tộc của mỗi vùng.
 	Không nằm ngoài quy luật chung ,học sinh ở Thạch lập cũng có những nét riêng độc đáo về nhiều mặt, mà ở đây trong phạm vi bài viết chỉ đề cập tới vấn đề nhận thức thẩm mỹ của học sinh với hoàn cảnh thực tế địa phương.
 	Thạch lập là huyện miền núi có các dân tộc sinh sống như người Mường, người Dao và người Kinh. Mỗi dân tộc đều mang đậm bản sắc văn hoá cùng phong tục độc đáo.
 	Từ nhỏ khi chưa cắp sách tới trường các em đã được lớn lên trong tiếng cồng chiêng rộn rã của người Mường, được tham gia vào những đêm hội tết nhảy của đồng bào Dao, ngắm dãy núi trùng điệp .từ mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa con người với con người trong cộng đồng được hoà quyện với thiên nhiên hùng vĩ .Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu để tạo nên một nét đẹp trong cảm thụ thẩm mỹ của các em.
 	Môi trường sống đó chính là cái nôi quý giá nuôi dưỡng nguồn cảm xúc mạnh mẽ để các em có khả năng cảm thụ, rung động trước những cái đẹp muôn màu ở xung quanh. Từ đó tạo ra những giá trị thẩm mỹ cho cuộc sống.
 	Trên đây là những điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục thẩm mỹ cho các em. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế gây khó khăn cho mục tiêu chính của môn học.
 	Thạch lập là một huyện miền núi nghèo xa trung tâm thành phố. Học sinh thiếu thông tin, sự giao lưu với các hoạt động lớn của đất nước. Những cái đẹp mang tính khách quan, cảm thụ quanh năm cũng trở nên nhàn chán. Thông tin đến các em ở mỗi trường, mỗi địa phương cũng ở nhiều mức độ khác nhau.Vì lẽ đó nhận thức thẩm mỹ của các em cũng có độ chênh lệch với các bạn miền suôi.
2.3 Thực trạng học tập bộ môn mỹ thuật ở trường Thạch lập
 	Học sinh học mỹ thuật chưa có nề nếp từ tiểu học. Kiến thức chưa có hệ thống, ít được thăm quan danh lam thắng cảnh và bảo tàng.Vì thế hiểu biết về mỹ thuật, về cái đẹp hầu như các em chưa có, nên không kích thích các em học tập.
 	Các em còn bị chi phối bởi các môn chính, coi môn Mỹ thuật là môn phụ. Phương tiện học tập thiếu thốn, đôi khi không có tranh cho học sinh quan sát. Bên cạnh đó cha mẹ các em chủ yếu đều làm nông nghiệp.Việc quan tâm,giáo dục học sinh đều phó thác cho nhà trường .
 	Khả năng tiếp thu sự giáo dục trong lĩnh vực thẩm mỹ của các em cũng còn nhiều vấn đề phải bàn trong một điều kiện chưa được đầy đủ như ở miền xuôi. Thì điều các em quan tâm vẫn gắn với điều kiện cụ thể hàng ngày. Phạm trù cái đẹp khi chưa có tác động thiết thực tới các em thì các em cũng khó cảm nhận.Từ đó, chúng chưa thể trở thành những giá trị thẩm mỹ trong các em hàng ngày.
Tôi có thực hiện một khảo sát về việc học tập môn Mỹ thuật ở hai lớp . Cho kết quả như sau:
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài ở hai lớp 8A1, 8A2
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A1
20
11
55
09
45
0
0
0
0
8A2
25
0
0
03
12
14
56
08
30
Tổng
45
11
24,44
12
26,67
14
31,11
08
17.77
Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy.
 Ở lớp 8A2 : Học sinh giỏi : 0 %
 Học sinh khá : 12%
 Học sinh yếu : 30%
 	Tỉ lệ này quá thấp so với mục tiêu và yêu cầu đặt ra của việc giáo dục thẩm mỹ thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh của môn mỹ thuật. Tại sao lớp lại không có học sinh giỏi ? số học sinh yếu quá nhiều. Một số em chán học. Qua hỏi lý do tôi nhận được câu trả lời : Em rất sợ môn vẽ tranh vì em không biết vẽ thế nào.
 	ở lớp 8A1 là lớp khá mà số học sinh giỏi chỉ đạt 55% chưa đạt chỉ tiêu nhà trường đề ra.
 	Từ đó tôi rất trăn trở : Làm thế nào để trang bị kiến thức về thẩm mỹ cho học sinh? Làm sao để các em yêu thích môn học và thể hiển được qua bài vẽ, hành động.
 	Từ suy nghĩ trên tôi đã từng bước tìm tòi và có các biện pháp sau :
Chương III : Một số biện pháp nhằm giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua dạy phân môn vẽ tranh của môn Mỹ thuật.
3.1 Giáo dục thẩm mỹ thông qua việc dạy-học môn mỹ thuật.
 	Nói đến dạy-học là nói đến hoạt động qua lại giữa thầy và trò, tác động hỗ trợ,bổ sung cho nhau để đạt được mục đích cuối cùng là học sinh lĩnh hội tri thức và vận dụng tri thức.
 	Giáo dục thẩm mỹ thông qua dạy mỹ thuật ở trường THCS có thành công hay không phụ thuộc vào việc xác định mục tiêu và nội dung của môn học. Giáo viên phải hiểu được đặc điểm đối tượng học sinh : Về phát triển tâm lý,sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình. Giáo viên phải tạo nên không khí hào hứng trong các giờ học, làm cho các em chờ đón, mong muốn được thể hiện cái mới,cái đẹp theo ý mình. Gắn với điều kiện cụ thể ở địa phương. Cái đẹp ở trong tranh phải luôn mong muốn trở thành cái đẹp trong cuộc sống. Hay nói cách khác tạo ra cái đẹp trong tranh đồng nghĩa với tạo ra cái đẹp cho đời.
 	Giáo viên không hướng dẫn chung chung cho tất cả các đối tượng học sinh mà phải có gợi ý cụ thể đối với học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Trong khi dạy, giáo viên áp dụng nhịp nhàng các phương pháp như : Quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập, liên hệ thực tế cuộc sống.Trong đó giáo viên nhấn mạnh vấn đề liên hệ thực tiễn với cuộc sống trong giáo dục thẩm mỹ là quan trọng hơn cả. Vì tri thức của môn học đều từ cuộc sống và phải trở lại phục vụ cuộc sống. Liên hệ bài dạy với địa phương làm cho giờ học sinh động gần gũi.Tạo cho học sinh sự liên tưởng gây thói quen quan sát, so sánh, móc nối giữa cái đang học với cái đang có, hướng các em đi tìm những điều tốt đẹp. Để vận dụng phương pháp này có hiệu quả, đòi hỏi giáo viên phải có tri thức rộng, tổng hợp, hiểu về địa phương. 
 	Phương pháp này giúp học sinh tự bổ sung nhận thức và phát huy óc tưởng tượng,tăng khả năng sáng tạo cho các em.Vì đây là chất men tạo nên cái mới, cái hoàn thiện.
 	Tìm ra mối quan hệ giữa bài học và thực tiễn từ đó phân tích mối quan hệ giữa bài học và cuộc sống, tìm ra ý nghĩa giáo dục cho con người.
3.2 Quy trình tìm hiểu các nội dung tích hợp giáo dục thẩm mỹ trong phân môn vẽ tranh.
3.2.1. Nội dung 1 
Thể hiện tình cảm yêu thương với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, trường lớp.
 	a. Lớp 6 
 	-Tiết 7 : Đề tài học tập.
 	Mục tiêu : Thông qua bài vẽ học sinh thể hiện được tình cảm đối với trường, lớp, bạn bè và thầy cô.
 Giáo viên gợi ý cho học sinh vẽ về các hoạt động cùng học với bạn, học trên lưng trâu khi ra đồng, giờ học trên lớp.Các hoạt động gắn liền với 
thực tiễn.
 	-Tiết 27: Đề tài mẹ của em
 	Mục tiêu: học sinh thể hiện tình yêu thương, quý trọng cha mẹ.
Giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại các công việc mà mẹ thường làm hàng ngày. Những việc làm , hành động nào của mẹ làm em xúc động nhất.
 	b.lớp 8
 	-Tiết 13 : Đề tài gia đình.
 	Mục tiêu : Học sinh thể hiện tình yêu đố với ông bà, bố mẹ, anh em họ hàng dòng tộc.
Giáo viên gợi ý cho học sinh vẽ về bữa ăn gia đình , buổi lao động của cả nhà...để học sinh có ý thức giúp đỡ gia đình và thể hiện sự biết ơn, lòng kính trọng đối với ông bà, cha mẹ.
3.2.2. Nội dung 2
 Thể hiện lòng biết ơn đối với các chú bộ đội, anh hùng, liệt sĩ.
 	a.lớp 6
 	Tiết 13 : Đề tài bộ đội
 	Mục tiêu: Thể hiện tình yêu quý , biết ơn đối với anh bộ đội.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh về anh bộ đội trong học tập, sinh hoạt, chiến đấu, giúp đỡ nhân dân... để học sinh chọn được những nội dung mà mình yêu thích.
3.2.3. Nội dung 3
 	Giáo dục học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động thể thao văn nghệ, yêu lao động, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh và chấp hành luật lệ an toàn giao thông.
+ Lớp 7: Tiết 11: Đề tài cuộc sống xung quanh em.
 Mục tiêu: học sinh có ý thức làm đẹp quê hương, cuộc sống xung quanh
Giáo viên đặt câu hỏi:. Em đã làm gì để cuộc sống xung quanh em tốt đẹp hơn?.. Giáo viên cho học sinh nhớ lại các buổi lao động ở thôn xóm, trồng cây ngày đầu năm .
 -Tiết 29 An toàn giao thông
 Mục tiêu:học sinh hiểu hơn về mặt an toàn giao thông.Thấy được ý nghĩa của an toàn giao thông là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mọi người và xã hội .
Giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về tai nạn giao thông và hình ảnh về việc chấp hành luật an toàn giao thông.
Vì là địa phương miền núi, chưa có hệ thống báo hiệu đèn đường nên giáo viên trình chiếu một số bộ phim ngắn về việc chấp hành an toàn giao thông ở các thành phố lớn để các em hiểu và dễ dàng chọn nội dung phù hợp khi thể hiện tranh.
 -Tiết 34.Hoạt động trong những ngày hè.
 Mục tiêu: Hướng học sinh đến những hoạt động bổ ích và có ý nghĩa trong những ngày nghỉ hè.
Giáo viên gợi ý học sinh nhớ lại các hoạt động đã làm trong dịp hè như: hái chè giúp cha mẹ, trông em, học nhóm, sinh hoạt hè... các em chọn ra hoạt động mình yêu thích nhất.
3.2.4. Nội dung 4
Thể hiện tình yêu quê hương , đất nước, lòng tự hào , dân tộc.
	a.lớp 6
	Tiết 23: Đề tài ngày tết và mùa xuân.
	Mục tiêu: học sinh hiểu về bản sắc văn hóa , phong tục tập quán ở mỗi miền quê.
Giáo viên: gợi ý cho học sinh vẽ về các nội dung gần gũi như cùng gia đình gói bánh trưng, đi chợ hoa...
 	Tiết 33-34:Đề tài quê hương em.
 Mục tiêu: Thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước.
Giáo viên gợi ý cho học sinh có thể vẽ về phong cảnh của quê em , vẽ về những hoạt động đang diễn ra trên quê như những buổi hái chè trên lương, chăn trâu trên đồng...
 b.lớp 7
 Tiết 32. Đề tài trò chơi dân gian
 Mục tiêu :học sinh có thể ý 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_tham_my_thong_qua_giang_day_phan_mon_ve_tranh.doc