SKKN Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại trường THCS Điện biên - Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại trường THCS Điện biên - Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt nam luôn là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, người thầy thực hiện chức năng dạy học bằng cả trách nhiệm, lương tâm, tấm lòng, tài năng sư phạm. Chính nhiệm vụ thiêng liêng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thực sự có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đặc biệt có khả năng về phương pháp truyền đạt. Đó là những con người chủ động, sáng tạo và tích cực trong công việc và cuộc sống.

 Vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên phải thường xuyên liên tục trong suốt cuộc đời dạy học của mình và có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên. Đại hội Đảng lần thứ 8 cũng nêu rõ: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước” mà muốn có nguồn lực con người thì con đường duy nhất là phải thông qua con đường giáo dục- đào tạo. Giáo dục đào tạo, giữ vai trò trọng yếu cho sự phát triển quốc gia.

 

doc 20 trang thuychi01 12541
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại trường THCS Điện biên - Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
PHẦN
NỘI DUNG
TRANG
1
 I
Phần mở đầu
1-2
2
 1
Lý do chọn đề tài
1
3
2
Mục đích nghiên cứu
3
4
3
Đối tượng nghiên cứu
3
5
4
Phương pháp nghiên cứu
3
5
II
Nội dung
5-16
6
1
Cơ sở lý luận
6
7
2
Thực trạng của vấn đề
7
8
3
Các giải pháp thực hiện
9
9
4
Kết quả nghiên cứu 
6
10
III
 Kết luận – Kiến nghị.
6
 I. MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt nam luôn là vấn đề được xã hội rất quan tâm. Khi bàn đến vai trò của những người thầy trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết “Thầy giáo là một nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, người thầy thực hiện chức năng dạy học bằng cả trách nhiệm, lương tâm, tấm lòng, tài năng sư phạm. Chính nhiệm vụ thiêng liêng đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải thực sự có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững vàng, đặc biệt có khả năng về phương pháp truyền đạt. Đó là những con người chủ động, sáng tạo và tích cực trong công việc và cuộc sống. 
 Vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên phải thường xuyên liên tục trong suốt cuộc đời dạy học của mình và có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên. Đại hội Đảng lần thứ 8 cũng nêu rõ: “ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước” mà muốn có nguồn lực con người thì con đường duy nhất là phải thông qua con đường giáo dục- đào tạo. Giáo dục đào tạo, giữ vai trò trọng yếu cho sự phát triển quốc gia.
 Song đổi mới như thế nào, kết quả ra sao ? Đó là cả một vấn đề lớn mà nghành giáo dục hết sức quan tâm, hướng học sinh đạt những yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới. So với các môn học khác trong nhà trường, môn ngữ văn là môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Văn chương vốn có khả năng nhanh nhạy nhất để đi sâu vào tâm linh bạn đọc. Nó lắng đọng, kết tinh trong tâm hồn họ, giúp họ hiểu con người , cuộc sống và khát vọng vươn tới chân thiện mỹ. Vì thế dạy văn là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm thụ cái đẹp và phô diễn cái đẹp. Giờ dạy văn bản văn chương phải có sức hấp dẫn, thuyết phục cao bằng chính cái đẹp trong văn bản, làm cho văn chương trở nên lung linh, diệu kỳ, đầy hấp dẫn và tạo sự say mê cho học sinh. Người Thầy phải biết gợi, biết mở ra những điều bí ẩn sau câu chữ , hình ảnh nằm chết cứng trên trang giấy để chúng lên tiếng đối thoại với mỗi học sinh. Muốn đạt được điều đó thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy. Nhưng đổi mới như thế nào để phát huy tính tích cực , chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học là vấn đề không phải là dễ. Thực tế Sở giáo dục Thanh hoá, Phòng giáo dục Thành phố Thanh hoá đã từng bước tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bộ môn ngữ văn để hướng học sinh đạt những yêu cầu của giáo dục trong thời đại mới. Là một người lãnh đạo trong nhà trường THCS phụ trách chuyên môn về bộ môn ngữ văn, tôi cho rằng việc đổi mới phương pháp dạy học phải được bắt đầu từ người giáo viên dạy văn. Sự đổi mới đó thể hiện trong phương pháp giảng dạy soạn bài, tổ chức giờ học cho học sinh. 
 Trong một phạm vi có hạn, tôi chỉ xin trình bày một vài kinh nghiệm về việc chỉ đạo nội dung: Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại trường THCS Điện biên - Thành phố Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa. Nội dung đề tài được thực hiện ở các khối 6,7,8,9 của nhà trường. Thực tế đã được thực hiện và rút kinh nghiệm qua tổ nhóm chuyên môn ngữ văn của nhà trường trong thời gian từ 2014 đến nay.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Tìm hiểu thực trạng về việc dạy học bộ môn ngữ văn trong nhà trường THCS Điện Biên. Từ đó tìm ra những giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn này của nhà trường, giúp công tác quản lý trường học hoạt động đúng mục đích và có hiệu quả, cùng thúc đẩy chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng có hệu quả hơn.
 	3. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo viên và học sinh trường THCS Điện Biên năm học 2015-2016.
 4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
	Trên cơ sở thực tại về chất lượng giáo dục của nhà trường về bộ môn ngữ văn, do yêu cầu đáp ứng của xã hội hiện nay về chất lượng đào tạo.
Dựa vào các văn bản, phương pháp đổi mới của bộ môn.
4.2.Phương pháp quan sát. 
 Nhìn nhận thực trạng về công tác giảng dạy của giáo viên nhà trường THCS Điện Biên. Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của các bộ môn trong nhà trường. Nhất là bộ môn ngữ văn trong giai đoạn hiện nay.
 II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận.
 Hiện nay Đảng ta đã và đang xây dựng chiến lược cán bộ, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát huy hoàn thiện vai trò nhiệm vụ của người giáo viên cho thập niên đầu của thế kỷ XXI. Trong xu thế mở cửa, trong tình hình khoa học và công nghệ trên thế giới phát triển như vũ bão làm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hoá ngày càng cao. Làm thế nào để chúng ta có đủ khả năng cạnh tranh và tham gia vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong hoàn cảnh đất nước phát triển mạnh mẽ.
 Vấn đề ai cũng thấy rõ là phải bắt đầu từ giáo dục đào tạo, đồng thời phải có một bộ phận giáo dục đào tạo chất lượng, quy mô nhỏ ưu tiên về nguồn lực và điều kiện chỉ đạo, quản lý nên hạt nhân về chất lượng của hệ thống và tiềm lực khoa học công nghệ của đất nước trong cạnh tranh quốc tế. Từ việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài, trong đó bồi dưỡng nhân tài là yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên so với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đạo hoá đất nước ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở mọi phương diện vẫn còn chưa đáp ứng theo yêu cầu xã hội.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
 Qua thực trạng về đội ngũ giáo viên trong nhà trường đạt chuẩn cao song vẫn chưa đồng đều về trình độ chuyên môn, vẫn còn chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay- nhất là trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Nhận thức của giáo viên trung học cơ sở về công tác bồi dưỡng chuyên môn còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ về vị trí. Nhất là bộ môn ngữ văn. Đây là môn học còn gặp nhiều khó khăn, ngay từ phía học sinh: Chưa ham thích và ham học văn. Vai trò phát triển nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy văn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 
 Công tác này trong nhà trường đôi khi còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu; hoặc việc tổ chức triển khai công tác này thiếu sự tuân thủ những nguyên tắc nhất định; nội dung của công tác bồi dưỡng chuyên môn nhiều khi thực hiện chưa đầy đủ, thiếu kế hoạch; biện pháp chỉ đạo triển khai công tác này chưa khoa học, không thường xuyên Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng mũi nhọn trong nhà trường còn nhiều hạn chế. 
 Trong các năm học qua, các trường trung học cơ sở nói chung và trường trung học cơ sở Điện Biên nói riêng đã luôn quan tâm chú ý đến việc bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn ngữ văn. Vì thế cho nên cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn trong nhà trường. 
2.3. Thực trạng về công tác nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy môn ngữ văn trong nhà trường THCS Điện Biên.
2.3.1. Thuận lợi.
- Về điều kiện xã hội: 
 Điện Biên là một phường trung tâm của Thành phố Thanh hóa. Trường THCS Điện Biên là ngôi trường nằm trên địa bàn trung tâm của phường. Năm 2007 trường đã được đón bằng công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn I. Năm học 2015-2016 nhà trường có một số đặc điểm sau: 
 Tổng số cán bộ giáo viên: 43. Trong đó, cán bộ quản lý: 03, 02 nhân viên hành chính và 36 giáo viên, cùng 710 học sinh trên 04 khối lớp. Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó Thạc sĩ: 03; Đại học: 34 ; Cao đẳng sư phạm: 06.
 Là trung tâm văn hoá xã hội cho nên điều kiện tiếp thu với sách báo tham khảo ngày càng phong phú cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công việc dạy và học bộ môn ngữ văn. Nhà trường luôn nhận được sự chỉ đạo chuyên môn kịp thời của Phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố Thanh Hóa. Bên cạnh đó, trường còn nhận được sự động viên và hỗ trợ tích cực của Đảng uỷ và UBND Phường Điện Biên và phụ huynh học sinh của trường.
- Về phía giáo viên: Nhìn chung đội ngũ giáo viên được chuẩn hoá về mặt đào tạo đang được trẻ hoá dần. Đa số các giáo viên nhiệt tình trong công tác. Có đội ngũ nòng cốt chuyên môn nhiệt tình. Đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, luôn đổi mới trong phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT linh hoạt có hiệu quả, nhiệt tình và có trách nhiệm cao để đạt hiệu quả tốt, phát huy được vai trò mũi nhọn trong công tác giảng dạy. 
 2.3.2. Khó khăn.
 Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh thì vẫn còn những hạn chế. Đó là mặc dù giáo viên dạy giỏi đều các môn chiếm đa số song nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của bản thân trong công tác bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cũng chưa thật sự đầy đủ, chưa mạnh, chưa nhận thức rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác của mình. Chính vì thế cho nên việc bồi dưỡng học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi hàng năm chưa phải nhiều. Nhất là các môn Khoa học xã hội.như môn ngữ văn. Đó chính là điều còn trăn trở đối với lãnh đạo và giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường. 
 Về phía nhà trường: Nhìn chung có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng về vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên song việc hướng dẫn và tổ chức hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên cho giáo viên còn gặp nhiều khó khăn vì đội ngũ giáo viên chưa thực sự đồng đều, một số môn còn thiếu. Cụ thể môn ngữ văn. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần bài bản, đề cập một cách khoa học hơn. 
 Nguyên nhân của thực trạng là: Do một số giáo viên chưa nhận thấy hết tầm quan trọng trong việc bồi dưỡng về chuyên môn ở nhiều nội dung, điều đó thể hiện cả ở chất lượng mũi nhọn trong nhà trường; Giáo viên chưa thực sự nhiệt tình và chịu khó học hỏi qua các hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ, qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi; còn nặng về dạy đại trà, còn yếu về CNTT; việc xây dựng kế hoạch thường dựa vào kinh nghiệm làm việc; trình độ, năng lực của giáo viên trong tổ khối chuyên môn KHXH vẫn còn một sooa hạn chế. 
2.3.3. Thực trạng về công tác nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên dạy bộ môn ngữ văn của trường THCS Điện Biên.
- Về chương trình: chương trình của bộ môn ngữ văn tương đối nặng, nhất là phần ngữ văn 9 số tiết tương đối nhiều( 5 tiết / tuần). Nội dung bài học tương đối khó – chương trình ngữ văn 7 nhiều bài khó : Phần văn học cổ, thơ Đường.
- Về sách tham khảo: 
Sách tham khảo nhiều, nhưng chất lượng chưa thực sự chọn lọc. Giáo viên sử dụng còn khó khăn. 
Đa số học sinh chỉ dùng sách để đọc chép, không mang tính tham khảo, học hỏi. 
 -Về đội ngũ giáo viên của nhà trường: Trình độ chuyên môn chuẩn, tuy nhiên sự đầu tư cho nội dung dạy chưa cao. Một số giáo viên đôi khi còn rơi vào giảng dạy kiểu cũ, giờ dạy văn còn mang tính diễn xuôi, chưa làm toát lên cái hay, cái đẹp của văn chương. Cho nên giờ dạy văn còn đơn điệu, chưa phát huy được khả năng tư duy của học sinh. Giáo viên chưa lôi cuốn được sự ham thích say mê của học sinh đối với bộ môn học này. giáo viên phải dạy nhiều lớp, kiêm nhiệm nhiều môn...
 Ngoài ra , trong thực tế vẫn còn có giáo viên chưa tự ý thức tự nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn: Ngại đọc, ngại cải tiến tìm tòi đổi mới, học sinh tiếp thu kiến thức từ phía giáo viên một cách thụ động, không hướng dẫn phương pháp học tập cho các em. Dạy học đôi khi còn tràn lan, chưa trọng tâm. Năng lực thẩm bình văn chương của giáo viên còn hạn chế. Chính điều đó làm giảm sự lôi cuốn của giờ học văn.
1. Hệ đào tạo:
Tổng số CBGV
Nữ
HỆ ĐÀO TẠO
Cao đẳng
Đại học
Thạc sĩ
Ghi chú
43
40
5
34
03
2. Giáo viên dạy giỏi và kết quả xếp loại giáo viên trong 4 năm gần đây:
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC
2012- 2013
2013- 2014
2014-2015
2015-2016
Cấp trường
30
30
30
35
Cấp huyện
07
05
04
05
Cấp tỉnh
01
0
0
01
XẾP LOẠI GIÁO VIÊN
NĂM HỌC
2012- 2013
2013-2014
2014-2015
2015-2016
Xuất sắc
25/30
26/30
20/37
37/43
Khá
5/30
6/30
08/37
06/43
Trung bình
0
0
0
0
 - Về phía học sinh: 
 Phải tiếp thu khối lượng kiến thức khá nặng nề từ nhiều môn học. Nhiều học sinh chưa quan niệm đúng trong việc học văn, không thích học văn. Cha mẹ cũng không thích cho con học văn. Trình độ viết văn của các em còn kém, trình bày bài cẩu thả, sai lỗi chính tả nhiều. Đứng trước thuận lợi và những khó khăn trên, bản thân là một giáo viên đã từng dạy và tâm huyết với bộ môn ngữ văn, với cương vị là quản lý chỉ đạo về chuyên môn của các bộ môn khoa học xã hội. Tôi xin được trình bày một số nội dung chỉ đạo về công tác : Đổi mới về phương pháp dạy và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy bộ môn ngữ văn trong nhà trường.
2.4. Một số nội dung chỉ đạo và biện pháp thực hiện.
 2.4.1. Công tác chỉ đạo.
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt thì: trước hết Ban lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở bộ môn này. Đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy học sinh giỏi. Cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng để đạt kết quả tốt và có hiệu quả nhất.
Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện việc tự học của giáo viên theo kế hoạch. Trong thực tế chỉ có tự học mới có điều kiện hoàn thiện bản thân, học tập là vấn đề thường xuyên và suốt đời. Trước hết trách nhiệm của người quản lý là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi bùng lên ngọn lửa của phong trào tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn giáo viên giỏi phải là một phần trọng tâm trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng từng bộ môn đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Hiệu trưởng đánh giá.
Trong thời gian ngắn cần có kế hoạch tìm hiểu tình hình chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy học sinh đại trà, phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường. Tổ chức hình thành các nhóm chuyên môn ở các tổ chuyên môn khoa học xã hội và tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ dạy ngữ văn. Lãnh đạo nhà trường cần triển khai nội dung kế hoạch tới từng giáo viên, lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Cụ thể như sau:
2.4.2. Kế hoạch công tác trong học kỳ I năm học 2015-2016
Các hoạt động và các công việc cụ thể
Thời gian bắt đầu
Thời gian hoàn thành
Người chịu trách nhiệm chính
Kết quả cần đạt được
1. Hoạt động 1:
 Họp BGH mở rộng
CV1: Hiệu trưởng xây dựng triển khai kế hoạch thao giảng.
CV2: Họp BGH mở rộng
Tuần 1
1 tuần
Hiệu trưởng
Triển khai đến các thành viên mục đích của công việc. chuẩn bị chia các nhóm chuyên môn 
2. Hoạt động 2:
Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và thảo luận về phương pháp dạy cơ bản.
Tuần 2
2 tuần
Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn
Giáo viên thấy được những vấn đề cần bổ sung trong phương pháp dạy. 
1. Hoạt động 1:
Chia nhóm chuyên môn
Tuần 3
1 tuần
Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn
Chia 3 nhóm chuyên môn thảo luận về ND kiến thức.
2. Hoạt động 2:
Giáo viên nghiên cứu lại kỹ thuật bồi dưỡng theo chuyên đề
Tuần 4
2 tuần
Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn
3. Hoạt động 3:
Triển khai nội dung kế hoạch tới từng giáo viên
Tuần 4
1 tuần
Hiệu trưởng và toàn thể CB giáo viên nhà trường
Họp hội đồng nhà trường định hướng những việc cần làm chuẩn bị kế hoạch thao giảng.
2.4.3. Các hoạt động dự kiến thực hiện trong học kỳ I:
a. Mục tiêu:
- Xây dựng, triển khai kế hoạch đến các tổ và toàn thể cán bộ giáo viên, tiến hành kiểm tra dự giờ dạy thường xuyên của giáo viên theo kế hoạch ( 2 tiết/ tuần), nhận xét đánh giá tổng kết.
- Mua tài liệu, sách giáo khoa, các chuyên đề nâng cao về các bộ môn học theo kế hoạch. Thực tế nhà trường đã đặt mua cho mỗi giáo viên dạy các môn Ngữ văn một số tài liệu nâng cao về chuyên môn bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Các thành viên trong nhóm chuyên môn thực hiện công tác thao giảng, dự giờ đúng kế hoạch đã đề ra.
- Nắm bắt tình hình chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém của nhà trường, qua đó có kế hoạch điều chỉnh bổ sung kịp thời.
 b. Chỉ tiêu (Số lượng và chất lượng):
- Đồi với giáo viên dạy các khối 6,7 chủ yếu nâng cao chất lượng đại trà và phụ đạo học sinh yếu kém.
- Đồi với học sinh khối 8, 9 tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Phân công các đồng chí lãnh đạo trong Ban giám hiệu phụ trách các tổ chuyên môn, theo dõi công tác bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra thường xuyên giáo án dạy chính và dạy thêm. Thảo luận, góp ý về nội dung rút kinh nghiệm kịp thời. Phân công giáo viên làm nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi ở các khối lớp theo môn học. Cần có sự kiểm tra đánh giá thường xuyên.
c. Biện pháp thực hiện:
Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt thì:
- Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
- Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả.
 Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Hiệu trưởng đánh giá.
2.4.4. Kế hoạch công tác trong học kỳ II năm học 2015-2016:
Các hoạt động và các công việc cụ thể
Thời gian bắt đầu
Thời gian hoàn thành
Người chịu trách nhiệm chính
Kết quả cần đạt được
3. Hoạt động 3:
Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
Tuần 1
 1tuần 
Hiệu trưởng
Định ra cho từng tổ chuyên môn, từng giáo viên mức danh hiệu cần đạt được.
4. Hoạt động 4:
Công bố kế hoạch đến từng giáo viên, tổ chuyên môn.
CV1: Họp hội đồng nhà trường.
CV2: 
Ý kiến phản hồi của giáo viên
CV3: Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Tuần 2
 2 tuần 
Hiệu trưởng
Mỗi giáo viên, nhóm, tổ chuyên môn nắm được kế hoạch chung và công việc của mình
5. Hoạt động 5: Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy.
CV1: Chia nhóm chuyên môn
CV2: Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy
CV3: Giáo viên nghiên cứu lại kỹ thuật bồi dưỡng theo chuyên đề
Tuần 2
Tuần 3
2 tuần 
Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn
Chia 2 tổ CM
 Bàn bạc việc thực hiện chương trình, việc giảng dạy những bài khó, cách sử dụng đồ dùng, phương tiện CNTT dạy học sao cho hiệu quả 
6. Hoạt động 6: Tổ chức các chuyên đề
CV1: Nghiên cứu các chuyên đề để đưa ra cách dạy học sinh giỏi
CV2: Mua sách giáo khoa nâng cao dể bổ trợ cho các chuyên đề trong dạy học
Tuần 4
Tuần 4
 2 tuần 
Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn
Đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo nâng cao cho các nhóm bộ môn
7. Hoạt động 7:
Đẩy mạnh công tác viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học
Tuần 5
Theo học kỳ
Hiệu trưởng và toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường
Toà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_doi_moi_phuong_phap_va_nang_cao_chat_luong_day_hoc_mon.doc